Luận án Nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong điều trị ghép xương ổ răng tự thân cho bệnh nhân có khe hở cung hàm
Khe hở môi và vòm miệng (KHM-VM) là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt
thường gặp ở Việt Nam và thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 1/1000 -
2/1000 [1], [2], [3]. KHM – VM cần được điều trị toàn diện, bắt đầu từ những
tháng đầu sau sinh, phối hợp nhiều quy trình và kéo dài trong suốt 20 năm đầu
của cuộc đời [4].
Dị tật bẩm sinh KHM-VM gây ra những biến đổi về giải phẫu môi, mũi,
cung hàm trên và vòm miệng [5]. Điều trị cho các bệnh nhân KHM-VM cần có sự
phối hợp toàn diện. Theo một số tác giả, tạo hình môi được thực hiện vào thời
điểm 3 tháng tuổi và tạo hình vòm miệng vào thời điểm 18 tháng tuổi [6], [7], [8].
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì sẹo sau mổ vùng vòm miệng có thể
gây nên hạn chế sự mở rộng cung hàm trên theo chiều ngang, làm tăng nguy cơ
gây ra cắn chéo răng sau [9]. Cánh mũi bên khe hở vẫn sập xuống, do chân cánh
mũi không được đặt trên nền xương đầy đủ [8], [10]. Sau phẫu thuật vẫn còn khe
hở xương cung hàm và thiếu khối lượng xương hai bên bờ khe hở, nhiều trường
hợp vẫn còn đường rò mũi miệng. Để phục hồi hình thái giải phẫu của xương
hàm, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về việc ghép xương ổ răng: Năm 1908,
Lexer đã thử ghép xương ổ răng ở khe hở cung hàm đồng thời với việc phẫu
thuật tạo hình môi và vòm miệng. Từ đó liên tục xuất hiện các báo cáo sử dụng
kỹ thuật ghép xương sườn, xương chậu, đầu trên xương mác, hoặc vỏ hộp sọ để
đóng khe hở cung hàm vùng ổ răng ngay thì đầu cùng với việc phẫu thuật tạo
hình môi và vòm miệng [11], [12], [13]. Năm 1972 Boyne và Sands lần đầu tiên
thực hiện ghép xương mào chậu đóng kín khe hở cung hàm, bên cạnh đó còn có
nhiều tác giả cũng sử dụng xương mào chậu để điều trị cho bệnh nhân có khe hở
cung hàm như Waite và Kersten (1980), Abyholm, Bergland, Semb và cộng sự
(1981), Olekas J và Zaleckas L (2003) [14], [15], [16].
Ghép xương ổ răng ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo hình KHM – VM giúp
đóng kín khe hở xương vùng ổ răng, phục hồi hình thái giải phẫu của cung hàm
[16], [17]. Tuy nhiên nhiều tác giả cho thấy xảy ra sự tiêu xương tự thân sau2
ghép xương, điển hình như nghiên cứu của Merkx và cộng sự, sự tiêu xương sau
ghép bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau ghép, các mảnh ghép bắt đầu tiêu
đi và để lại các hốc rỗng [18]. Câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để giảm mức
độ tiêu của xương ghép, sau ghép xương khe hở cung hàm? Đó chính là việc sử
dụng xương tự thân phối hợp với các yếu tố tăng trưởng được chiết tách từ chính
cơ thể của bệnh nhân [19], [20].
Đã có một số nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của ghép xương khe hở
cung hàm bằng xương tự thân phối hợp với huyết tương giầu yếu tố tăng trưởng
hoặc ghép xương tự thân phối hợp với xương nhân tạo và với huyết tương giàu yếu
tố tăng trưởng như: Camilo Roldan và cộng sự (2004), Alireza Akbarzadeh và cộng
sự (2009) [21], Eriko Marukawa và cộng sự (2011) [22], Chandan Gupta và cộng
sự (2013) [23], Ruiter và cộng sự (2013) [24], Gholamreza Shirani và cộng sự
(2017) [25]. Các nghiên cứu cho thấy mức độ tiêu xương ghép trong quá trình lành
thương đều giảm, khối lượng xương đạt được đã đáp ứng kỳ vọng của các nhà phẫu
thuật khi có sử dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng.
Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về ghép xương khe hở cung hàm
bằng xương tự thân [10], [26], [27]. Nhưng chưa có nghiên cứu một cách khoa học
đề cập tới ghép xương khe hở cung hàm bằng xương tự thân, phối hợp với huyết
tương giàu yếu tố tăng trưởng. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong điều trị ghép xương ổ răng tự thân
cho bệnh nhân có khe hở cung hàm“ với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và X quang của bệnh nhân khe hở cung hàm
có chỉ định ghép xương ổ răng tự thân tại Bệnh viện RHM TW HN và
Bệnh viện ĐHY HN từ năm 2014-2019.
2. Đánh giá kết quả điều trị giữa hai nhóm có và không sử dụng huyết
tương giàu yếu tố tăng trưởng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong điều trị ghép xương ổ răng tự thân cho bệnh nhân có khe hở cung hàm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TẠ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ GHÉP XƯƠNG Ổ RĂNG TỰ THÂN CHO BỆNH NHÂN CÓ KHE HỞ CUNG HÀM LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TẠ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ GHÉP XƯƠNG Ổ RĂNG TỰ THÂN CHO BỆNH NHÂN CÓ KHE HỞ CUNG HÀM Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DƯƠNG CHÂU HÀ NỘI – 2021 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo & QLKH, Bộ môn Bệnh lý miệng và PTHM, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khoa Phẫu thuật hàm mặt - Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Dương Châu, Phó hiệu trưởng, trưởng khoa Răng hàm mặt, trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Ngô Văn Toàn, TS. Đặng Triệu Hùng đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng QLĐT Sau đại học - Trường Đại học Y Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong những năm qua. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu, những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Tạ Anh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi là Tạ Anh Tuấn, nghiên cứu sinh khóa 33, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Dương Châu. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN NCS. Tạ Anh Tuấn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT bFGF : Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi BMP : Protein tạo dạng xương Col : Collagen CPC : Calcium phosphate cements CPD : Citrate phosphate dextrose CS : Calcium sulphate DBM : Xương khử khoáng DFDBAs : Xương đông khô đã khử khoáng EGF : Yếu tố tăng trưởng biểu bì FDBAs : Xương đông khô FGF : Yếu tố tăng trưởng mạch máu GFs : Các yếu tố tăng trưởng HA : Hydroxyapatite IGF : Yếu tố tăng trưởng Insulin KHM : Khe hở môi KHM- VM : Khe hở môi- vòm miệng KHM- VMTB : Khe hở môi- vòm miệng toàn bộ KHVM : Khe hở vòm miệng MTB : Kém phát triển hàm trên theo chiều ngang ONF : Lỗ thông mũi miệng PDGF : Yếu tố tăng trưởng chuyển hoá từ tiểu cầu PMMA : Polymethyl methacrylate PPP : Huyết tương nghèo tiểu cầu PRP : Huyết tương giầu yếu tố tăng trưởng RBC : Hồng cầu RPE : Nong nhanh vòm miệng RPM : Vòng trên phút SPT : Sau phẫu thuật TB : Tế bào TCP : Tricalcium phosphate TGF-b1 : Yếu tố tăng trưởng biến đổi bê ta 1 VEGF : Yếu tố tăng trưởng màng nội mạch MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Đại cương giải phẫu vùng vòm miệng .................................................... 3 1.1.1. Vòm miệng........................................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu cần chú ý của xương ổ răng hàm trên............... 5 1.1.3. Liên quan giải phẫu của mũi, môi và vòm miệng. ........................... 6 1.1.4. Mô học của xương ổ răng. ................................................................ 6 1.2. Các rối loạn sau phẫu thuật dị tật KHM- VM. ....................................... 6 1.2.1. Các sai lệch hình thái. ....................................................................... 6 1.2.2. Rối loạn về răng, sự mọc răng và khớp cắn...................................... 8 1.2.3. Lỗ thông mũi miệng. ....................................................................... 10 1.3. Cơ chế tái tạo xương và lành thương. ................................................... 11 1.3.1. Cơ chế của tái tạo xương ................................................................ 11 1.3.2. Sinh lý lành thương của mảnh ghép. .............................................. 12 1.3.3. Sinh lý tạo xương của mảnh ghép. ................................................. 13 1.4. Huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng. ................................................... 16 1.4.1. Khái niệm. ....................................................................................... 16 1.4.2. Độ tập trung của tiểu cầu trong huyết tương. ................................. 16 1.4.3. Các yếu tố sinh học trong huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng .... 17 1.5. Vật liệu ghép. ........................................................................................ 21 1.5.1 Xương tự thân .................................................................................. 21 1.5.2. Xương đồng loại. ............................................................................ 24 1.5.3. Xương ghép dị loại ......................................................................... 25 1.5.4. Ceramics. ........................................................................................ 25 1.5.5. Các vật liệu có yếu tố tăng trưởng .................................................. 28 1.6. Một số nghiên cứu trên thế giới về ghép xương KHCH ....................... 28 1.7. Sự tiêu xương sau phẫu thuật ghép xương KHCH. .............................. 30 1.8. Thời điểm ghép xương. ......................................................................... 33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 36 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. ........................................................... 36 2.2.1. Thời gian nghiên cứu. ..................................................................... 36 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 37 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 37 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. ..................................................... 37 2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và cách thu thập số liệu. ...................... 39 2.6. Kỹ thuật ghép xương có sử dụng PRP. ................................................. 47 2.6.1. Chỉ định chỉ và chống chỉ định. ...................................................... 47 2.6.2. Quy trình kỹ thuật ........................................................................... 48 2.6.3. Chăm sóc sau phẫu thuật. ............................................................... 59 2.7. Công cụ, quy trình thu thập số liệu. ...................................................... 59 2.8. Xử lí và phân tích số liệu. ..................................................................... 61 2.9. Sai số và cách khắc phục. ..................................................................... 62 2.9.1. Sai số. .............................................................................................. 62 2.9.2. Cách khắc phục ............................................................................... 62 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu. .................................................................. 63 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 64 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................... 64 3.1.1. Một số đặc điểm chung ................................................................... 64 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật ................................... 66 3.1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật ............................ 70 3.2. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật ............................................... 72 3.2.1. Đánh giá kết quả lâm sàng sau phẫu thuật ...................................... 72 3.2.2. Đánh giá kết quả cận lâm sàng ....................................................... 77 3.2.3. Đánh giá một số biến chứng sau phẫu thuật ................................... 90 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 93 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có KHCH. .............. 93 4.1.1. Tuổi - giới. ...................................................................................... 93 4.1.2. Loại khe hở ..................................................................................... 96 4.1.3. Lỗ thông mũi – miệng. .................................................................... 97 4.1.4. Sự hình thành và mọc răng cửa bên và răng nanh. ......................... 99 4.1.5. Vật liệu ghép. ................................................................................ 102 4.1.6. Kỹ thuật tạo vạt và ghép xương .................................................... 104 4.1.7. Hình thái khe hở xương cung hàm trước phẫu thuật .................... 107 4.2. Đánh giá kết quả điều trị giữa hai nhóm có và không sử dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng .................................................................... 110 4.2.1. Kết quả sau 1 tuần ......................................................................... 110 4.2.2. Kết quả sau 3 tháng ....................................................................... 111 4.2.3. Kết quả sau 6 tháng ....................................................................... 112 4.2.4. Kết quả sau 1 năm ......................................................................... 113 4.3. Biến chứng trong và sau lấy xương mào chậu. ................................... 119 4.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 121 KẾT LUẬN .................................................................................................. 124 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 126 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯ ... spired synthesis of bone-like composite: Self-assembled collagen fibers/hydroxyapatite nanocrystals. Journal of Biomedical Materials Research - Part A, 67(2), 618–625. 74. Urist M.R., Mikulski A., and Boyd S.D. (1975). A chemosterilized antigen-extracted autodigested alloimplant for bone banks. Arch Surg, 110(4), 416–428. 75. Lane J.M. (2005). Bone Morphogenic Protein Science and Studies. Journal of Orthopaedic Trauma, 19(10), S17. 76. Dabra S., Chhina K., Soni N. et al. (2012). Tissue engineering in periodontal regeneration: A brief review. Dent Res J (Isfahan), 9(6), 671–680. 77. Garrison K.R., Donell S., Ryder J. et al. (2007). Clinical effectiveness and cost-effectiveness of bone morphogenetic proteins in the non- healing of fractures and spinal fusion: a systematic review. Health Technol Assess, 11(30), 1–150, iii–iv. 78. Mussano F., Ciccone G., Ceccarelli M. et al. (2007). Bone morphogenetic proteins and bone defects: a systematic review. Spine (Phila Pa 1976), 32(7), 824–830. 79. Pola E. (ORCID:0000-0001-5350-3910), Nasto L.A., Tampieri A. et al. (2011). Bioplasty for vertebral fractures: preliminary results of a pre- clinical study on goats using autologous modified skin fibroblasts. 80. Bergland O., Semb G., and Abyholm F.E. (1986). Elimination of the residual alveolar cleft by secondary bone grafting and subsequent orthodontic treatment. Cleft Palate J, 23(3), 175–205. 81. Hynes P.J. and Earley M.J. (2003). Assessment of secondary alveolar bone grafting using a modification of the Bergland grading system. British Journal of Plastic Surgery, 56(7), 630–636. 82. Kindelan J.D., Nashed R.R., and Bromige M.R. (1997). Radiographic assessment of secondary autogenous alveolar bone grafting in cleft lip and palate patients. Cleft Palate Craniofac J, 34(3), 195–198. 83. Long R.E., Spangler B.E., and Yow M. (1995). Cleft width and secondary alveolar bone graft success. The Cleft Palate-Craniofacial Journal, 32(5), 420–427. 84. Witherow H., Cox S., Jones E. et al. (2002). A new scale to assess radiographic success of secondary alveolar bone grafts. Cleft Palate Craniofac J, 39(3), 255–260. 85. Stellmach R. (1993). Historical development and current status of osteoplasty of lip-jaw-palate clefts. Fortschr Kiefer Gesichtschir, 38, 11–14. 86. Kortebein M.J., Nelson C.L., and Sadove A.M. (1991). Retrospective analysis of 135 secondary alveolar cleft grafts using iliac or calvarial bone. J Oral Maxillofac Surg, 49(5), 493–498. 87. Theologie-Lygidakis N., Chatzidimitriou K., Tzerbos F. et al. (2014). Development of surgical techniques of secondary osteoplasty in cleft patients following 12 years experience. J Craniomaxillofac Surg, 42(6), 839–845. 88. Semb G. (2012). Alveolar Bone Grafting. Frontiers of oral biology, 16, 124–36. 89. Feng B., Jiang M., Xu X. et al. (2017). A new method of volumetric assessment of alveolar bone grafting for cleft patients using cone beam computed tomography. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology and Oral Radiology, 124(2), e171–e182. 90. AO Surgery Reference Alveolar bone grafting of bilateral cleft lip and palate – CLP. 91. Guo J., Li C., Zhang Q. et al. (2011). Secondary bone grafting for alveolar cleft in children with cleft lip or cleft lip and palate. Cochrane Database Syst Rev, (6), CD008050. 92. Nesrin Saruhan (2017), The Evaluation of Gender Effect in Treatment of Alveolar Cleft with Iliac Bone Graft By Means of Volumetric Analysis, Middle Black Sea Journal of Health Science. 93. Liao Y.-F. and Huang C.-S. (2015). Presurgical and postsurgical orthodontics are associated with superior secondary alveolar bone grafting outcomes. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 43(5), 717–723. 94. Murthy A.S. and Lehman J.A. (2006). Secondary alveolar bone grafting: An outcome analysis. Can J Plast Surg, 14(3), 172–174. 95. Nguyễn Việt Thành (2016), Hiệu quả của vạt lưỡi trong phẫu thuật đóng kín lỗ thủng vòm miệng ở bệnh nhân sau phẫu thuật tạo hình vòm miệng, Luận văn Cao học, Đại học Y Hà Nội, Viện đào tạo Răng hàm mặt. 96. Paris M., Paquin R., and Valcourt A.-C. (2015). Sulcular translation flap in secondary bone grafting: retrospective study of 72 alveolar clefts. Int J Oral Maxillofac Surg, 44(8), 965–970. 97. Brattström V. and McWilliam J. (1989). The influence of bone grafting age on dental abnormalities and alveolar bone height in patients with unilateral cleft lip and palate. Eur J Orthod, 11(4), 351–358. 98. Jia Y.L., Fu M.K., and Ma L. (2006). Long-term outcome of secondary alveolar bone grafting in patients with various types of cleft. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 44(4), 308–312. 99. Dissaux C., Bodin F., Grollemund B. et al. (2016). Evaluation of success of alveolar cleft bone graft performed at 5 years versus 10 years of age. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 44(1), 21–26. 100. Susarla S.M., Andrews R., Hilal N. et al. (2015). Is Canine Eruption Velocity Affected by the Presence of Allograft Within a Repaired Alveolar Cleft?. J Oral Maxillofac Surg, 73(10), 1888–1893. 101. Herford A.S., Dean J.S. (2011). Complications in Bone Grafting. Oral and Maxillofacial Surgery Clinics of North America, 23(3), 433–442. 102. Wu C., Pan W., Feng C. et al. (2018). Grafting materials for alveolar cleft reconstruction: a systematic review and best-evidence synthesis. Int J Oral Maxillofac Surg, 47(3), 345–356. 103. Han K., Jeong W., Yeo H. et al. (2017). Long-term results of secondary alveolar bone grafting using a technique to harvest pure calvarial cancellous bone: Evaluation based on plain radiography and computed tomography. J Plast Reconstr Aesthet Surg, 70(3), 352–359. 104. Takemaru M., Sakamoto Y., Sakamoto T. et al. (2016). Assessment of bioabsorbable hydroxyapatite for secondary bone grafting in unilateral alveolar cleft. J Plast Reconstr Aesthet Surg, 69(4), 493–496. 105. Melek L.N. and El Said M.M. (2017). Evaluation of “Autogenous Bioengineered Injectable PRF – Tooth graft” combination (ABIT) in reconstruction of maxillary alveolar ridge defects: CBCT volumetric analysis. The Saudi Journal for Dental Research, 8(1), 86–96. 106. Nguyễn Tấn Văn (2020), Đánh giá hiệu quả ghép xương cho bệnh nhân có khe hở cung hàm, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 107. Nandagopal Vura (2013). Donor Site Evaluation: Anterior Iliac Crest Following Secondary Alveolar Bone Grafting. Journal of Clinical & Diagnostic Reserch, 7(11), 2627–2630. 108. Emily Liu (2017). Recovery and complications after iliac crest bone harvest for alveolar cleft bone grafting. Inter Paediatric Surgery. 16–20. 109. Van Nhan V., Van Son L., Tuan T.A. et al. (2018). A New Technique in Alveolar Cleft Bone Grafting for Dental Implant Placement in Patients With Cleft Lip and Palate. Cleft Palate Craniofac J, 55(2), 180–188. 110. Mikoya T., Inoue N., Matsuzawa Y. et al. (2010). Monocortical mandibular bone grafting for reconstruction of alveolar cleft. Cleft Palate Craniofac J, 47(5), 454–468. 111. Omar A.M. Osman (2019). Effect of Platelet Rich Plasma (PRP) on Bone Graft in Alveolar Cleft Repair. Egypt, J. Plast. Reconstr. Surg. 417–424. 112. Chang C.-S., Wallace C.G., Hsiao Y.-C. et al. (2016). Difference in the Surgical Outcome of Unilateral Cleft Lip and Palate Patients with and without Pre-Alveolar Bone Graft Orthodontic Treatment. Sci Rep, 6, 23597. 113. Forte A.J.V., Freitas R. da S., and Alonso N. (2012). Use of Three- Dimensional Computed Tomography to Classify Filling of Alveolar Bone Grafting. Plastic Surgery International, 2012. 114. Dobbyn L.M., Gillgrass T.J., and Devlin M.F. (2012). Reliability of the Kindelan scoring system for alveolar bone grafting with and without a pre-graft occlusal radiograph in patients with cleft lip and palate. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 50(7), 617–620. 115. Oley M.C., Islam A.A., Hatta M. et al. (2018). Effects of platelet-rich plasma and carbonated hydroxyapatite combination on cranial defect Bone Regeneration: An animal study. Wound Medicine, 21, 12–15. 116. Marukawa E., Oshina H., Iino G. et al. (2011). Reduction of bone resorption by the application of platelet-rich plasma (PRP) in bone grafting of the alveolar cleft. J Craniomaxillofac Surg, 39(4), 278–283. 117. Segura-Castillo J.L., Aguirre-Camacho H., González-Ojeda A. et al. (2005). Reduction of bone resorption by the application of fibrin glue in the reconstruction of the alveolar cleft. J Craniofac Surg, 16(1), 105–112. 118. Shawky H. và Seifeldin S.A. (2016). Does Platelet-Rich Fibrin Enhance Bone Quality and Quantity of Alveolar Cleft Reconstruction?. Cleft Palate Craniofac J, 53(5), 597–606. 119. Toscano D., Baciliero U., Gracco A. et al. (2012). Long-term stability of alveolar bone grafts in cleft palate patients. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 142(3), 289–299. 120. McIntyre G.T. và Devlin M.F. (2010). Secondary alveolar bone grafting (CLEFTSiS) 2000-2004. Cleft Palate Craniofac J, 47(1), 66–72. 121. Shirani G., Abbasi A.J., and Mohebbi S.Z. (2012). Need for Revision Surgery After Alveolar Cleft Repair. Journal of Craniofacial Surgery, 23(2), 378–381. 122. Hamada Mahran (2018). Complications after Use of Iliac Bone Graft for Post Cleft Alveolar Bone Defect. American Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 5(1), 22–28. 123. McCulloch P., Taylor I., Sasako M. et al. (2002). Randomised trials in surgery: problems and possible solutions. BMJ, 324(7351), 1448–1451. PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRƯỜNG HỢP 1 Ảnh 1: Tình trạng trong miệng và phim Panorama của bệnh nhân trước phẫu thuật. Ảnh 2: Quá trình lấy xương mào chậu và tạo nền xương ghép Ảnh 3: Ghép xương mào chậu vào khe hở cung hàm TRƯỜNG HỢP 2 Ảnh 4: Phẫu thuật ghép xương ổ răng sử dụng xương mào chậu và PRP Ảnh 5: Ảnh sau 6 tháng sau phẫu thuật Ảnh 6: Tháo nẹp vít sau phẫu thuật 6 tháng cho thấy xương ghép lành thương tốt và che kín khe hở cung hàm TRƯỜNG HỢP 3 Ảnh 7: Ảnh trong miệng bệnh nhân trước và trong phẫu thuật Ảnh 8: Ảnh thì phẫu thuật và ghép xương ổ răng Ảnh 9: Ảnh khâu kín đóng vạt phẫu thuật TRƯỜNG HỢP 4 Ảnh 10: Ảnh trong miệng bệnh nhân trước phẫu thuật và CBCT của bệnh nhân trước phẫu thuật Ảnh 11: Ảnh trong miệng bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng và CBCT sau phẫu thuật 6 tháng Ảnh 12: Ảnh trong miệng bệnh nhân sau phẫu thuật 12 tháng và CBCT sau phẫu thuật 12 tháng Ảnh 13: CBCT của bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng Ảnh 14: CBCT của bệnh nhân sau phẫu thuật 12 tháng TRƯỜNG HỢP 5 Ảnh 15: Ảnh trong miệng bệnh nhân trước và trong phẫu thuật Ảnh 16: Ghép xương và khâu kín vạt phãu thuật -Ảnh 17: Phẫu thuật đặt Implant và phục hình răng giả 4-7,10,14,22,23,29,31,38,47,49-56,58-61,63,69,74-
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_huyet_tuong_giau_yeu_to_tang_tru.pdf
- 2. Tóm tắt (Tiếng Việt).pdf
- 3. SUMMARIZING NEW CONCLUSIONS.docx
- 3. Thông tin TT kết luận mới - Tiếng Việt.doc
- 3. Tóm tắt (Tiếng Anh).pdf
- 4. Trích yếu LA.docx