Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa

Gãy đầu trên xương cánh tay bao gồm gãy cổ giải phẫu, mấu động lớn,

mấu động bé và gãy cổ phẫu thuật của xương cánh tay. Loại gãy này chiếm

khoảng từ 30 đến 40% các gãy xương cánh tay [1] và là gãy xương thường

gặp đứng thứ ba ở người trên 65 tuổi sau gãy đầu trên xương đùi và đầu dưới

xương quay. Có khoảng 70% số trường hợp gặp ở người trên 60 tuổi và có

đến 75% là phụ nữ [2], [3].

Đã có nhiều cách phân loại gãy đầu trên xương cánh tay (ĐTXCT) được

đề xuất như phân loại của Neer, AO, Kocher, Boler nhưng phân loại của

Neer đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cách phân loại của Neer dựa

trên hình ảnh chụp X-quang quy ước khớp vai ở hai tư thế thẳng và nghiêng

trong nhiều trường hợp không đánh giá được đầy đủ về số phần gãy và mức

độ di lệch; phần gãy mấu động lớn, mấu động bé có thể bị che lấp do chồng

hình. Do đó nhiều trường hợp tổn thương giải phẫu ghi nhận trong mổ không

phù hợp với tổn thương trên phim X-quang trước mổ phẫu thuật viên mất chủ

động và kết quả cũng bị ảnh hưởng.

Phương pháp chụp CLVT ra đời, đặc biệt nhờ có phần mềm dựng hình

3D nên việc đánh giá thương tổn giải phẫu sát với thực tế hơn, giúp cho các

phẫu thuật viên chủ động chọn đường mổ, phương tiện kết xương, vị trí đặt

nẹp phù hợp và việc nắn chỉnh trong mổ cũng thuận lợi hơn [4].

Theo y văn, có đến 85% số gãy đầu trên xương cánh tay được điều trị

bảo tồn, bao gồm chủ yếu là các trường hợp gãy không di lệch (gãy loại I theo

phân loại của Neer C.S.) và gãy vững [5]. Đối với các gãy đầu trên xương

cánh tay có di lệch lớn, gãy không vững thì chỉ định điều trị phẫu thuật kết

hợp xương được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Mục đích của điều trị phẫu thuật

là nắn chỉnh phục hồi hình thể giải phẫu, cố định ổ gãy vững chắc giúp cho

người bệnh tập vận động phục hồi chức năng sớm, tránh các biến chứng do

phải bất động khớp vai lâu ngày [6], [7].2

Nẹp khóa ra đời từ đầu những năm 90 và cho đến nay vẫn đang là

phương tiện kết xương được sử dụng rộng rãi nhất. Điểm khác biệt của nẹp

khóa là giữa lỗ trên nẹp và đầu vít có ren để khi kết xương, vít sẽ khóa chặt

vào nẹp theo một hướng nhất định. Giữa nẹp và vít được liên kết thành một

khối tương tự như khung cố định ngoài bên trong đã làm cho khả năng cố

định ổ gãy vững chắc hơn, tránh được di lệch thứ phát do lỏng và tuột vít,

nhất là các trường hợp thưa loãng xương. Do không cần phải áp sát nẹp lên bề

mặt xương nên không cần phải lóc cốt mạc, nhờ vậy bảo vệ tối đa các mạch

máu nuôi dưỡng xương [8], [9], [10]. Khi kết xương đầu trên xương cánh tay,

nẹp khóa có tác dụng giữ cố định góc chỏm xương - thân xương vì thế khi

vận động khớp vai sớm sẽ không xảy ra tình trạng di lệch thứ phát gây biến

dạng khép, đặc biệt là các bệnh nhân cao tuổi có thưa loãng xương.

Từ năm 2013 đến nay, tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, đối

với các trường hợp gãy đầu trên xương cánh tay, ngoài chụp X-quang quy

ước, chúng tôi còn chụp cắt lớp vi tính có dựng hình 3D để đánh giá chính

xác tổn thương và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các bệnh

nhân gãy xương di lệch lớn, chúng tôi đã chọn phương pháp kết xương nẹp

khóa và bước đầu cho kết quả khả quan. Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy

đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa”

Đề tài nghiên cứu có hai mục tiêu:

1. Nhận xét đặc điểm tổn thương gãy đầu trên xương cánh tay trên phim

chụp X-quang quy ước và trên phim chụp cắt lớp vi tính.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu trên xương cánh tay

bằng kết xương nẹp khóa tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

pdf 188 trang chauphong 17/08/2022 14980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa

Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
NGUYỄN ĐỨC VƯƠNG 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG 
GIẢI PHẪU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN 
XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG NẸP KHÓA 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2021
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
NGUYỄN ĐỨC VƯƠNG 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG 
GIẢI PHẪU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN 
XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG NẸP KHÓA 
Chuyên ngành: Ngoại khoa 
Mã số: 9720104 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
 Hướng dẫn khoa học: 
 1. GS.TS. Nguyễn Tiến Bình 
 2. PGS.TS. Phạm Đăng Ninh 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. 
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công 
bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. 
 Tác giả luận văn 
Nguyễn Đức Vương 
LỜI CẢM ƠN 
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc! 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, 
Học viện Quân y, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện 
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô Bộ môn – Trung tâm Chấn 
thương chỉnh hình- Bệnh viện Quân y 103; Khoa Chấn thương chỉnh hình - 
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ 
tôi thu thập số liệu nghiên cứu. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Tiến Bình, PGS.TS.Phạm 
Đăng Ninh những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi, luôn tin tưởng, khích 
lệ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và làm luận án. 
Tôi xin được gửi lời biết ơn tới những người thân trong gia đình đã 
luôn động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình 
học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, 
động viên và hỗ trợ cho tôi. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các bệnh nhân đã đồng ý và tạo điều kiện 
cho tôi thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu. 
 Hà Nội – 2021 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Đức Vương 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt 
Danh mục bảng 
Danh mục hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 
1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng đầu trên xương cánh tay và vùng vai ............. 3 
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp vai ............................................................ 3 
1.1.2. Biên độ vận động khớp vai ............................................................... 9 
1.2. Phân loại gãy đầu trên xương cánh tay ................................................. 10 
1.2.1. Phân loại theo Kocher T. ................................................................ 10 
1.2.2. Phân loại theo Bohler J ................................................................... 10 
1.2.3. Phân loại theo AO ........................................................................... 11 
1.2.4. Phân loại theo Neer C.S. ................................................................. 12 
1.3. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh gãy đầu trên xương cánh tay .......... 16 
1.3.1. Chụp X-quang ................................................................................. 16 
1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính ......................................................................... 19 
1.3.3. Chụp cộng hưởng từ ....................................................................... 23 
1.4. Các phương pháp điều trị gãy đầu trên xương cánh tay ....................... 23 
1.4.1. Chỉ định điều trị gãy đầu trên xương cánh tay ............................... 23 
1.4.2. Điều trị bảo tồn ............................................................................... 24 
1.4.2. Điều trị bảo tồn ............................................................................... 25 
1.5. Kết xương bằng nẹp khóa ..................................................................... 29 
1.5.1. Đặc điểm cơ học của nẹp khóa ....................................................... 29 
1.5.2. Đặc điểm sinh học của kết xương nẹp khóa ................................... 31 
1.6. Điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa ..................... 33 
1.6.1. Trên thế giới .................................................................................... 33 
1.6.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 35 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 37 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 37 
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn .............................................................................. 37 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 37 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 39 
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 39 
2.2.2. Phương pháp phẫu thuật ................................................................. 41 
2.3. Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ................................................ 47 
2.4 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 51 
2.4.1 Các biến số chung ............................................................................ 51 
2.4.2 Mục tiêu 1 ........................................................................................ 51 
2.4.3. Mục tiêu 2 ....................................................................................... 53 
2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 59 
2.6. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 59 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 62 
3.1. Đặc điểm tổn thương gãy đầu trên xương cánh tay .............................. 62 
3.1.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ............................................................ 62 
3.1.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu ....................................................... 65 
3.1.3. Tổn thương kết hợp ......................................................................... 73 
3.2. Kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa .............. 74 
3.2.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ............................................................ 74 
3.2.2. Điều trị kết xương bên trong nẹp khóa ........................................... 77 
3.2.3. Kết quả điều trị ............................................................................... 80 
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 92 
4.1. Đặc điểm tổn thương gãy đầu trên xương cánh tay .............................. 92 
4.1.1. Tuổi và giới ..................................................................................... 92 
4.1.2. Về nguyên nhân và cơ chế chấn thương ......................................... 93 
4.1.3. Vai trò của chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán 
và điều trị gãy đầu trên xương cánh tay ............................................ 94 
4.1.4. Khảo sát đặc điểm tổn thương gãy đầu trên xương cánh tay ......... 96 
4.2. Điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay ........................................... 100 
4.2.1. Về chỉ định điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay .................. 100 
4.2.2. Chụp cắt lớp vi tính khớp vai và xây dựng kế hoạch điều trị. ...... 101 
4.2.3. Điều trị bảo tồn ............................................................................. 102 
4.2.4. Phẫu thuật kết xương nẹp khóa ..................................................... 103 
4.2.5. Lý do chọn nẹp khóa ..................................................................... 105 
4.2.6. Thời điểm phẫu thuật .................................................................... 106 
4.2.7. Kỹ thuật mổ kết xương nẹp khóa .................................................. 108 
4.2.8. Về kết quả điều trị ......................................................................... 117 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 127 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 129 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................ 130 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Tên đầy đủ 
AO Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynthesefragen 
CLVT 
MRI 
Chụp cắt lớp vi tính 
Chụp cộng hưởng từ - Magnetic Resonance Imaging 
CPTXCT Cổ phẫu thuật xương cánh tay 
ĐTXCT Đầu trên xương cánh tay 
XCT 
TNGT 
TNLĐ 
TNSH 
MĐL 
MĐB 
C-arm 
Xương cánh tay 
Tai nạn giao thông 
Tai nạn lao động 
Tai nạn sinh hoạt 
Mấu động lớn 
Mấu động bé 
Màn hình tăng sáng 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng Tên bảng Trang 
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá góc chỏm - thân xương cánh tay ......................... 55 
2.2. Bảng điểm đánh giá kết quả chức năng khớp vai theo Neer C.S ......... 56 
3.1. Phân bố theo tuổi và giới ..................................................................... 62 
3.2. Phân bố theo giới - nguyên nhân .......................................................... 64 
3.3. Phân bố theo cơ chế chấn thương ........................................................ 64 
3.4. Bệnh lý nội khoa kết hợp ..................................................................... 65 
3.5. Phân loại gãy theo Neer C.S. dựa trên X-quang .................................. 66 
3.6. Phân loại theo Neer C.S. trên cắt lớp vi tính ....................................... 67 
3.8. Đối chiếu phân loại nhóm gãy theo Neer C.S. với cắt lớp vi tính ........ 69 
3.9. Liên quan giữa phân loại nhóm tổn thương trên CLVT và tuổi ........... 70 
3.10. Phân loại số phần gãy trên CLVT theo độ tuổi ................................... 71 
3.11. Liên quan giữa nguyên nhân và phân nhóm gãy theo Neer C.S. trên 
CLVT ................................................................................................... 72 
3.12. Liên quan giữa nguyên nhân và số phần gãy trên cắt lớp vi tính ......... 72 
3.13. Tổn thương kết hợp .............................................................................. 73 
3.14. Phương pháp xử trí gãy xương phối hợp .............................................. 74 
3.15. Phân loại theo tuổi và giới nhóm phẫu thuật ....................................... 75 
3.16. Nguyên nhân gãy xương ...................................................................... 75 
3.17. Phân loại theo Neer C.S. dựa trên phim chụp CLVT .......................... 76 
3.18. Các phương p ... tổn thương ổ chảo và xương bả vai phải 
 V. CHẨN ĐOÁN 
 Đa chấn thương: Gãy đầu trên xương đùi phải - gãy đầu trên xương 
cánh tay phải nhóm V - Vết thương phần mềm cung mày phải. 
VI. ĐIỀU TRỊ 
 Ngày 13/01/2020, bệnh nhân được phẫu thuật xử trí vết thương cung 
mày phải. 
 Ngày 17/01/2020, bệnh nhân được đồng thời phẫu thuật kết hợp xương 
nẹp khóa đầu trên xương cánh tay phải và kết hợp xương nẹp DHS đầu trên 
xương đùi phải. 
 Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định. 
 Kết thúc điều trị ra viện ngày 27/01/2020. 
Đường mổ dự kiến Hình ảnh sau khi đặt nẹp và bắt 
vít 
 Kiểm tra C-arm trong mổ X-quang kiểm tra sau mổ 
 Ngày 14/3/2020, bệnh nhân tái khám lần thứ nhất. 
Ngày 01/07/2020, bệnh nhân tái khám lần 2, kết quả: 
 - Sẹo nhỏ, mềm mại 
 - Đau, hạn chế vận động khớp vai phải. 
 - X quang: Còn nẹp vít đầu trên xương đùi phải, đầu trên xương cánh 
tay phải. 
 - Điểm kết quả phục hồi chức năng (điểm Neer): 65 điểm, kết quả kém. 
Nguồn: Trường hợp nghiên cứu số 84 (SLT 3800) 
 BỆNH ÁN SỐ 4 
I. PHẦN HÀNH CHÍNH 
 Họ và tên: Nguyễn Thị H. 64 tuổi 
Giới : Nữ 
Mã BN : 58583 
Địa chỉ : khối Quang Tiến, phường Hưng Bình, TP vinh, tỉnh Nghệ An 
Ngày vào viện: 28/10/2017 
Ngày ra viện : 08/11/2027 
II. TIỀN SỬ 
 1. Bản thân 
 2. Gia đình 
III. QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ 
 Theo lời kể của bệnh nhân và người nhà, cách vào viện 01 giờ, bệnh 
nhân bị trượt chân ngã chống tay xuống nền cứng, sau ngã sưng đau biến 
dạng cánh tay phải, mất khả năng vận động tay phải nên vào viện. 
 Thăm khám khi vào viện: 
 Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, Glasgow 15 điểm 
Thể trạng trung bình 
Sưng đau, biến dạng đầu trên cánh tay phải 
Hạn chế vận động cánh tay phải 
Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường 
IV. CẬN LÂM SÀNG 
1. X-quang 
 Gãy đầu trên xương cánh tay phải 
 Gãy mấu động lớn xương cánh tay phải 
 2. Chụp CLVT 
 Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay phải di lệch 12mm 
 Gãy mấu động lớn xương cánh tay phải 
 Không thấy tổn thương ổ chảo, xương bả vai phải 
V. CHẨN ĐOÁN 
 Gãy đầu trên xương cánh tay phải nhóm IV (theo Neer) 
VI. ĐIỀU TRỊ 
 Ngày 01/11/2017, bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa 
đầu trên xương cánh tay phải 
 Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, ra viện ngày 08/11/2017. 
Kiểm tra C-arm trong mổ Hình ảnh kiểm tra sau mổ 
 Ngày 03/01/2018, bệnh nhân tái khám lần thứ nhất, kết quả: 
 Vết mổ liền sẹo tốt, sẹo mềm mại 
 Vận động khớp vai phải hạn chế, đau khi vận động 
 X quang: Còn nẹp vít đầu trên xương cánh tay phải, có hình ảnh can xương 
Ngày 15/12/2018, bệnh nhân tái khám lần 2, kết quả: 
 Sẹo mổ mềm mại, không phì đại 
 Vận động khớp vai phải hạn chế, còn đau khi vận động 
 X-quang: Còn nẹp vít đầu trên xương cánh tay phải, can xương vững chắc. 
Điểm phục hồi chức năng khớp vai (điểm Neer): 75 điểm, kết quả trung bình. 
 Nguồn: Bệnh nhân nghiên cứu số 36 - SLT: 58583 
 BỆNH ÁN SỐ 5 
I. PHẦN HÀNH CHÍNH 
 Họ và tên: Nguyễn Trung L. 89 tuổi 
 Giới : Nam 
 Địa chỉ : khối 17, phường Hà Huy Tập, TP Vinh 
 Mã bệnh nhân: 43179 
 Ngày vào viện: 27/4/2019 
 Ngày ra viện : 08/5/2019 
II. TIỀN SỬ 
 1. Bản thân: Tăng huyết áp 
 2. Gia đình 
III. QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ 
 Bệnh nhân nam, 89 tuổi, tiền sử tăng huyết áp. Cách vào viện 1 giờ, 
bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt - ngã chống tay phải xuống nền cứng, sau tai 
nạn sưng đau và mất vận động vai phải nên vào viện. 
 Thăm khám khi vào khoa: 
 Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, Glasgow 15 điểm 
 Thể trạng trung bình 
 Huyết động trong giới hạn bình thường 
 Sưng đau, biến dạng vùng vai phải 
 Mất cơ năng vai - cánh tay phải 
 Ấn đau chói đầu trên cánh tay phải 
 Vận động khớp khuỷu, cẳng bàn tay phải bình thường 
 Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường 
IV. CẬN LÂM SÀNG 
 1. X-quang 
 Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay phải 
 Gãy mấu động lớn xương cánh tay phải 
 2. Chụp CLVT 
 Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay phải di lệch 11mm 
 Gãy mấu động lớn xương cánh tay phải di lệch nhiều 
 Không thấy tổn thương ổ chảo trái 
V. CHẨN ĐOÁN 
 Gãy đầu trên xương cánh tay phải nhóm IV (theo Neer)/ tăng huyết áp 
 VI. ĐIỀU TRỊ 
 Ngày 30/4/2019, bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa 
đầu trên xương cánh tay phải 
Kiểm tra C-arm trong mổ Kiểm tra X-quang sau mổ 
 Sau phẫu thuật bệnh nhân được điều trị kháng sinh, chăm sóc vết mổ, 
tập phục hồi chức năng. Bệnh nhân ổn định, ra viện ngày 08/5/2019. 
 Ngày 05/8/2019, bệnh nhân tái khám lần thứ nhất, kết quả: 
 Còn đau vùng vai phải, đau nhiều về đêm, vận động đau tăng. 
 Sẹo mổ liền tốt, nhỏ, mềm mại 
 Hạn chế vận động 
 X-quang: Còn nẹp vít đầu trên xương cánh tay phải, can xương chưa 
hoàn toàn. 
 Ngày 7/11/2019, bệnh nhân tái khám lần thứ 2, kết quả 
 Còn đau vùng khớp vai phải 
 Sẹo mổ nhỏ, mềm mại 
 Vận động khớp vai được nhưng còn hạn chế do đau tăng khi vận động. 
 X-quang: Còn nẹp vít xương cánh tay phải, can xương tốt 
Đánh giá kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm Neer: 72 điểm - Trung 
bình. 
 Nguồn bệnh nhân nghiên cứu số 72 - SLT: 43179 
Số NC Số BA Số lưu trữ 
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN 
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY 
 Không phẫu thuật Phẫu thuật kết hợp KHX nẹp khóa 
I. Hành chính: 
1. Họ và tên:Tuổi:.. 
 2. Nhóm tuổi: 
 Từ 18 - 30 Từ 31 - 40 Từ 41 - 50 Từ 51 - 60 
 Từ 61 – 70 Từ 71 - 80 Trên 80 
3. Giới: Nam Nữ 
 4. Nghề nghiệp: 
 Cán bộ Học sinh Công nhân 
 Nông dân Khác 
 5. Địa chỉ :     
 Số điện thoại:........ 
 6. Ngày vào viện:. 
 7. Ngày ra viện:.. 
 8. Ngày phẫu thuật:. 
 9. Chẩn đoán trước mổ: 
... 
 10. Chẩn đoán sau mổ:............................................... 
II. Lâm sàng: 
11.Thời điểm vào viện sau tai nạn: 
 Trước 6h 6- 12h >12- 24h Sau24h 
12. Nguyên nhân: 
 TNGT TNLĐ TNSH Khác 
13. Cơ chế chấn thương: 
 Trực tiếp Gián tiếp Không rõ 
14. Bên bị tổn thương: 
 Trái Phải 
15. Vận động khớp vai: 
 Bình thường Hạn chế Bất lực vận động 
16. Tổn thương kết hợp: Có Không 
 Gãy xương đòn cùng bên Xương bả vai cùng bên 
 Xương cẳng tay cùng bên Xương đùi Xương cẳng chân 
 Gãy xương vị trí khác CTSN CT ngực 
 Ch/thg bụng Cơ quan khác 
Xử trí:. 
III. Cận lâm sàng: 
 17. Tổn thương theo phân độ của Neer C.S. 1970 
17.1. Trên phim X-quang khớp vai 
 Nhóm I Nhóm II Nhóm III 
 Nhóm IV Nhóm V Nhóm VI 
 Gãy 2 phần Gãy 3 phần Gãy 4 phần Lún mặt khớp 
Vị trí gãy 
 Mấu động lớn Mấu động bé Chỏm xương Cổ PT 
Mức độ loãng xương Có Không 
17.2. Tổn thương theo phân độ của Neer C.S. 1970, trên phim CLVT 3D 
 Nhóm I Nhóm II Nhóm III 
 Nhóm IV Nhóm V Nhóm VI 
 Gãy 2 phần Gãy 3 phần Gãy 4 phần Lún mặt khớp 
Vị trí gãy 
 Mấu động lớn Mấu động bé Chỏm xương Cổ PT 
18. Điều trị tuyến trước: 
 Chưa điều trị Đeo áo Desault Nắn chỉnh bó bột 
 Bó thuốc nam 
19. Bệnh nội khoa kèm theo: 
20. Phương pháp điều trị: 
 Không phẫu thuật Phẫu thuật 
IV. Phẫu thuật: 
21. Thời điểm phẫu thuật: 
 Trong 24h Ngày 2- 5 Ngày 6-10 > 10 ngày 
22. Phương pháp vô cảm: 
 Tê đám rối Mê NKQ Khác 
 23. Đường mổ: 
 Rãnh Delta ngực Neer cải biên 
24. Thời gian phẫu thuật: phút 
 90p 
25. Loại nẹp khóa: 
 Nẹp AO Nẹp Mediox 
V. Kết quả điều trị 
V. 1. Kết quả gần 
26. Diễn biến gần tại vết mổ: 
 Liền kỳ đầu Nhiễm khuẩn nông Nhiễm khuẩn sâu kéo dài 
27. Kết quả chỉnh trục xương sau mổ trên X-Quang 
 Hết di lệch Ít di lệch Di lệch nhiều 
Góc chỏm – thân : ...... độ 
 Đánh giá kết quả : Tốt Khá Xấu 
28. Vị trí đặt nẹp so với xương cánh tay: 
 Cao Thấp Ra trước Đúng vị trí 
29. Tình trạng vít: 
 Đủ vít Thiếu vít đầu trên Thiếu vít đầu dưới nẹp 
 Vít xuyên thủng chỏm Thiếu vít cả hai đầu nẹp 
30. Tập luyện sau mổ bắt đầu từ : 
 Ngày thứ 2 Ngày thứ 5 Ngày thứ 10 Sau 14 ngày 
V. 2. Kết quả xa: 
- Kết quả tái khám sau 03 tháng: 
+Tình trạng phần mềm: vết mổ liền sẹo : Tốt Không tốt 
 + X-quang kiểm tra : Góc chỏm – thân : ...... 
 Đánh giá : Tốt Khá Xấu 
 + Đánh giá kết quả liền xương 
 Tình trạng liền xương Có Không 
 Mức độ liền xương: Độ I □ ; Độ II ; Độ III 
 Hoại tử chỏm 
 Viêm 
- Bệnh nhân tập phục hồi chức năng sau mổ tại cơ sở y tế : Có Không 
* Đánh giá chức năng khớp vai (Dựa theo bảng đánh giá kết quả PHCN theo 
tiêu chuẩn của Neer tại thời điểm tái khám): 
 - Đánh giá mức độ đau : điểm 
 - Chức năng khớp vai : + Sức cơ : điểm 
 + Tầm với : điểm 
 + Độ vững : điểm 
 - Biên độ vận động : + Gấp : °( điểm) + Duỗi : °( điểm) 
+ Dạng: °( điểm) + Xoay ngoài : °( điểm) + Xoay trong : °( điểm) 
- Đặc điểm giải phẫu : điểm. 
 Tổng số điểm phục hồi chức năng theo thang điểm Neer: 
 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng theo Neer: 
 Tốt ; Khá ; Trung bình ; Kém 
- Kết quả tái khám sau 12 tháng: 
Đánh giá kết quả liền xương 
 Tình trạng liền xương Có Không 
 Mức độ liền xương: Độ I □ ; Độ II □ ; Độ III 
 Hoại tử chỏm 
 Viêm xương 
* Đánh giá chức năng khớp vai (Dựa theo bảng đánh giá kết quả PHCN theo 
tiêu chuẩn của Neer tại thời điểm tái khám): 
- Đánh giá mức độ đau : điểm 
- Chức năng khớp vai : + Sức cơ : điểm 
 + Tầm với : điểm 
 + Độ vững : điểm 
 - Biên độ vận động : + Gấp : °( điểm) + Duỗi : °( điểm) 
+ Dạng: °( điểm) + Xoay ngoài : °( điểm) + Xoay trong : °( điểm) 
- Đặc điểm giải phẫu : điểm. 
 Tổng số điểm phục hồi chức năng theo thang điểm Neer: 
 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng theo Neer: 
 Tốt ; Khá ; Trung bình ; Kém 
 Biến chứng muộn: Có Không 
- Teo cơ hạn chế vận động khớp vai. 
- Khớp giả. 
- Tiêu chỏm. 
- Tổn thương TK 
- Gãy nẹp. 
- Trôi vít. 
- Viêm xương tủy xương mãn tính. 
 Ngày thu thập / /20 
 Người thu thập 
 Nguyễn Đức Vương 
Đánh giá kết quả PHCN theo tiêu chuẩn của Neer. 
Tiêu chuẩn - Mức độ Điểm Tiêu chuẩn - Mức độ Điểm 
BS cùng khám BS đánh giá về CDHA Xác nhận Ban giám đốc 
 1. Đau (35 điểm) 
- Không đau, đau thoáng qua. 
- Đau nhẹ, không thường xuyên, 
không ảnh hưởng đến sinh hoạt. 
- Đau nhẹ thường xuyên, không 
ảnh hưởng đến sinh hoạt 
- Đau vừa phải, chịu đựng được 
những ảnh hưởng đến sinh hoạt, có 
khi phải sử dụng thuốc giảm đau. 
- Đau nhiều, liên tục và có những 
hạn chế nghiêm trọng. 
- Đau mất chức năng của chi thể. 
2. Chức năng (30 điểm) 
-Trương lực cơ: 
.Như bên lành. 
.Tốt 
.Khá 
.Trung bình 
.Kém 
.Không có trương lực 
-Tầm với tay: 
.Tới đỉnh đầu 
.Tới miệng 
.Tới khóa thắt lưng 
.Tới nách đối diện 
.Tới móc áo con 
-Sự vững vàng: 
.Nâng 
.Ném 
.Đập 
.Ấn 
.Giữ trên đầu 
35 
30 
25 
15 
5 
0 
10 
8 
6 
4 
2 
0 
2 
2 
2 
2 
2 
2 
2 
2 
2 
2 
3. Biên độ (25 điểm) 
- Gấp: .180o 
 .170o 
 .130o 
 .100o 
 .80o 
 .Dưới 80o 
- Duỗi: .45o 
 .30o 
 .15o 
 .Dưới 15o 
- Dạng: .180o 
 .170o 
 .140o 
 .100o 
 .80o 
 .Dưới 80o 
- Xoay ngoài: .60o 
 .30o 
 .10o 
 .Dưới 10o 
- Xoay trong: .90o 
 .70o 
 .50o 
 .30o 
 .Dưới 30o 
4. Hình thể giải phẫu (10 điểm) 
- Không biến đổi 
- Biến đổi nhẹ 
- Biến đổi vừa phải 
- Biến đổi rõ rét 
6 
5 
4 
2 
1 
0 
3 
2 
1 
0 
6 
5 
4 
2 
1 
0 
5 
3 
1 
0 
5 
4 
3 
2 
0 
10 
8 
4 
0-2 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_ton_thuong_giai_phau_va_ket_qua.pdf
  • pdfbản dịch Tóm tắt LA .A. Vương 26.8.pdf
  • pdfTóm tắt LA. A. Vương T Viêt 26.8.pdf
  • docTrang thông tin Bs Vương T Viêt 26.8.doc
  • doctrang thông tin Bs Vương. T. Anh 26.8.doc