Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng

Tìm kiếm và sử dụng các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học là một

trong những xu hướng phát triển của ngành Dược hiện nay. Theo thống kê mới nhất

ở các nước phát triển, hơn một nửa số chế phẩm lưu hành trên thị trường có nguồn

gốc từ dược liệu [25]. Sự gia tăng này xuất phát từ sự nâng cao nhận thức về vai trò

của hoạt chất có nguồn gốc từ dược liệu trong việc hỗ trợ nâng cao sức khỏe hay hỗ

trợ điều trị các bệnh mạn tính, bệnh thông thường.

Quercetin là một flavonoid tự nhiên được chứng minh có nhiều tác dụng sinh

học khác nhau như chống viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa hình thành khối u Đặc

biệt, hoạt chất này còn được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh ngay cả ở

nồng độ thấp [54]. Tuy nhiên, do những đặc tính bất lợi xuất phát từ tính chất của

hoạt chất này, hầu như không tan trong nước, bị chuyển hóa, thải trừ nhanh khi

dùng đường uống, đã hạn chế khả năng ứng dụng quercetin trên lâm sàng [32], [47].

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến một số biện pháp cải

thiện sinh khả dụng của quercetin dùng đường uống bao gồm hệ tiểu phân nano

lipid rắn [76], hệ tiểu phân nano polyme [135]. Trong số các biện pháp trên, bào

chế hoạt chất dưới dạng tạo phức hợp với phospholipid (phytosome) được xem là

một hướng nghiên cứu bào chế hiện đại, có hiệu quả trong việc nâng cao sinh khả

dụng đường uống của quercetin. Trong phytosome, hoạt chất sẽ liên kết với

phospholipid (PL) thông thường là phosphatidyl cholin (PC) tạo thành cấu trúc tiểu

phân hình cầu có tính chất lưỡng tính, qua đó vừa cải thiện độ tan của hoạt chất

trong dịch ruột vừa tăng vận chuyển hoạt chất qua lớp màng lipid kép. Mặt khác,

phytosome được hấp thu theo cơ chế chủ động nhờ tế bào M ở ruột non vào tuần

hoàn chung qua hệ lympho, qua đó giảm chuyển hóa bước 1 qua gan và tăng sinh

khả dụng của quercetin [78]. Hoạt chất sau khi bào chế dưới dạng phytosome có thể

dễ dàng ứng dụng vào các dạng viên như viên nén, viên nang. với quy trình bào

chế đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao và thiết bị đặc biệt.

Tại Việt Nam, các chế phẩm chứa hoạt chất bào chế dưới dạng phytosome

mới bắt đầu được đưa vào nghiên cứu và sản xuất, nguồn nguyên liệu phytosome

chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao. Do đó, việc tiến hành nghiên2

cứu bào chế phytosome quercetin là cần thiết, góp phần phát triển công nghệ

phytosome trong bào chế thuốc.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế phytosome

quercetin ứng dụng vào viên nang cứng” được thực hiện với các mục tiêu chính

như sau:

1. Xây dựng được công thức và quy trình bào chế phytosome quercetin.

2. Bước đầu đánh giá tác dụng chống oxy hoá in vitro và tác dụng bảo vệ gan

in vivo của phytosome quercetin.

3. Xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nang cứng chứa

phytosome quercetin.

pdf 209 trang chauphong 17/08/2022 15220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng

Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI 
 NGUYỄN HỒNG TRANG 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ 
PHYTOSOME QUERCETIN 
ỨNG DỤNG VÀO VIÊN NANG CỨNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC 
HÀ NỘI, NĂM 2020 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI 
 NGUYỄN HỒNG TRANG 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ 
PHYTOSOME QUERCETIN 
ỨNG DỤNG VÀO VIÊN NANG CỨNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC 
 CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM 
 VÀ BÀO CHẾ THUỐC 
 MÃ SỐ: 62720402 
 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang 
 GS.TS. Phạm Thị Minh Huệ 
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết 
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công 
trình nào khác 
Tác giả 
 NCS. Nguyễn Hồng Trang 
LỜI CẢM ƠN 
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi luôn được sự 
quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học 
cùng với sự động viên của bạn bè đồng nghiệp và gia đình. 
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: 
GS.TS. Phạm Thị Minh Huệ 
PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang 
Những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hết lòng giúp đỡ và trực 
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án này. 
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên, 
các anh chị học viên, các bạn sinh viên của Bộ môn Bào chế, Trường Đại học Dược 
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi có thể hoàn thành luận án này. 
Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Đỗ Thị Thảo, ThS. Đỗ Thị Phương cùng các 
kiểm nghiệm viên của Viện Công Nghệ Sinh Học, Viện Hàn Lâm Khoa Học và 
Công Nghệ Việt Nam. 
Lời cảm ơn tiếp theo, tôi xin gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo, bạn bè đông 
nghiệp, các anh chị kỹ thuật viên của Bộ môn Bào chế - Công nghiệp Dược thuộc 
Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi 
trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường cùng các chuyên viên 
phòng Đào tạo Sau Đại học đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và 
nghiên cứu tại Trường Đại học Dược Hà Nội. 
Lời cảm ơn cuối cùng tôi muốn dành tặng tới những người thân trong gia 
đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ để tôi có thể yên tâm học tập, 
nghiên cứu. 
Hà Nội, ngày tháng năm 
 NCS. Nguyễn Hồng Trang 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3 
1.1. Quercetin ......................................................................................................... 3 
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 3 
1.1.2. Công thức hóa học .................................................................................. 3 
1.1.3. Tính chất lý hóa ...................................................................................... 4 
1.1.4. Độ ổn định .............................................................................................. 5 
1.1.5. Các phương pháp định lượng quercetin .................................................. 5 
1.1.6. Tác dụng dược lý .................................................................................... 5 
1.1.7. Dược động học ........................................................................................ 7 
1.1.8. Chỉ định ................................................................................................... 8 
1.1.9. Liều dùng ................................................................................................ 8 
1.1.10. Tương tác thuốc ....................................................................................... 9 
1.1.11. Một số biện pháp cải thiện sinh khả dụng đường uống của quercetin .... 9 
1.2. Tổng quan về phytosome ............................................................................. 11 
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 11 
1.2.2. Thành phần cấu tạo ............................................................................... 11 
1.2.3. Phân biệt phytosome với liposome ....................................................... 13 
1.2.4. Ưu, nhược điểm của phytosome ........................................................... 13 
1.2.5. Kỹ thuật bào chế phytosome ................................................................. 16 
1.2.6. Phương pháp đánh giá một số đặc tính lý hóa của phytosome ............. 19 
1.2.7. Một số nghiên cứu về phytosome ở Việt Nam ..................................... 24 
1.2.8. Ứng dụng phytosome trong lĩnh vực dược phẩm ................................. 26 
1.3. Một số mô hình đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào gan ............................... 28 
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 31 
2.1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu ............................................................. 31 
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................... 31 
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu ............................................................................... 32 
2.1.3. Động vật thí nghiệm ............................................................................. 33 
2.1.4. Địa điểm thực hiện nghiên cứu ............................................................. 33 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 34 
2.2.1. Phương pháp bào chế phytosome quercetin ......................................... 34 
2.2.2. Phương pháp bào chế viên nang cứng chứa phytosome quercetin ....... 36 
2.2.3. Phương pháp đánh giá một số đặc tính lý hóa của quercetin và 
phytosome quercetin ........................................................................................... 37 
2.2.4. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nang cứng 
chứa phytosome quercetin .................................................................................. 47 
2.2.5. Nghiên cứu độ ổn định của bột phytosome quercetin và viên nang chứa 
phytosome quercetin ........................................................................................... 49 
2.2.6. Phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của phytosome 
quercetin ............................................................................................................. 50 
2.2.7. Phương pháp đánh giá tác dụng bảo vệ gan in vivo .............................. 51 
2.2.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu................................................. 54 
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 55 
3.1. Xây dựng/thẩm định một số phƣơng pháp đánh giá ................................ 55 
3.1.1. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC ................................... 55 
3.1.2. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-Vis ........................................ 58 
3.1.3. Phương pháp xác định tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa .................... 61 
3.2. Xây dựng công thức và quy trình bào chế phytosome quercetin ................ 66 
3.2.1. Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin ............................................ 66 
3.2.2. Nghiên cứu nâng quy mô bào chế phytosome quercetin lên 500 g/mẻ 
và dự kiến tiêu chuẩn chất lượng........................................................................ 80 
3.2.3. Theo dõi độ ổn định của phytosome quercetin ................................... 101 
3.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của phytosome quercetin thông 
qua khả năng trung hòa gốc tự do của DPPH .................................................. 104 
3.4. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột bị gây độc bằng 
carbon tetraclorid ................................................................................................ 105 
3.5. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng chứa phytosome quercetin ........... 111 
3.5.1. Xây dựng công thức bào chế .............................................................. 111 
3.5.2. Dự kiến tiêu chuẩn cơ sở của viên nang cứng chứa phytosome 
quercetin ........................................................................................................... 118 
3.5.3. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan in vivo của viên nang cứng chứa 
phytosome quercetin ......................................................................................... 118 
3.6. Theo dõi độ ổn định của viên nang chứa phytosome quercetin ............. 119 
3.6.1. Theo dõi hàm lượng ............................................................................ 120 
3.6.2. Theo dõi độ hòa tan ............................................................................ 121 
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 122 
4.1. Về xây dựng công thức và quy trình bào chế phytosome quercetin ..... 122 
4.1.1. Về phương pháp bào chế .................................................................... 122 
4.1.2. Về công thức bào chế .......................................................................... 122 
4.1.3. Về thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế ..................................... 125 
4.1.4. Về nâng cấp quy mô bào chế .............................................................. 126 
4.1.5. Về phương pháp đánh giá một số đặc tính của phytosome quercetin .. 127 
4.1.6. Về theo dõi độ ổn định của bột phytosome quercetin ........................ 139 
4.2. Về đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của phytosome quercetin ..... 
 .............................................................................................................. 139 
4.3. Về đánh giá tác dụng bảo vệ gan in vivo của phytosome quercetin ...... 140 
4.4. Về bào chế viên nang cứng chứa phytosome quercetin .......................... 143 
4.4.1. Về công thức bào chế .......................................................................... 143 
4.4.2. Về phương pháp bào chế .................................................................... 145 
4.4.3. Về tiêu chuẩn chất lượng của viên nang chứa phytosome quercetin .. 146 
4.4.4. Về đánh giá tác dụng bảo vệ gan in vivo của viên nang cứng chứa 
phytosome quercetin ......................................................................................... 147 
4.4.5. Về theo dõi độ ổn định ........................................................................ 147 
4.5. Đóng góp mới của luận án ............................ ... than (b) Cloroform (c) n-Hexan 
Hình PL 4.3. Hình ảnh các mẫu bào chế với các dung môi kết tủa khác nhau 
sau 10 ngày bảo quản 
- Dung môi kết tủa được lựa chọn trong nghiên cứu này là n-hexan. 
4.3. Nghiên cứu cải thiện độ ổn định vật lý của hỗn dịch phytosome quercetin 
4.3.1. Lựa chọn các thông số quy trình bào chế phytosome quercetin 
 Tỷ lệ thể tích pha ethanol/pha nước 
Tiến hành bào chế hỗn dịch phytosome quercetin trong dung môi kết tủa là 
nước cất với nhiệt độ phối hợp pha ethanol vào pha nước là 60oC. 
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0
50
100
150
200
250
300
350
Ban đầu Sau 1 tuần Ban đầu Sau 1 tuần Ban đầu Sau 1 tuần 
KTTP
(d.nm)
PDI
PDI KTTP (nm) 
 Dicloromethan Cloroform n-Hexan 
PL 4 
Bảng PL 4.4. Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin 
bào chế với tỷ lệ thể tích pha ethanol/pha nước khác nhau (n = 3) 
Hình PL 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích ethanol/nước đến kích thước tiểu phân, 
phân bố kích thước tiểu phân của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế 
- Lựa chọn tỷ lệ thể tích pha ethanol/pha nước là 3 ml ethanol/50 ml nước. 
 Phương pháp phối hợp pha ethanol vào pha nước 
Bảng PL 4.5. Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin 
bào chế với phương pháp phối hợp pha ethanol vào pha nước khác nhau (n = 3) 
Phƣơng pháp KTTP (nm) PDI Thế Zeta (mV) 
Phối hợp toàn bộ (3 ml/1 đợt) 339,5 ± 0,9 0,278 ± 0,023 -19,5 ± 0,2 
Phối hợp theo đợt (3 ml/ 3 đợt) 252,0 ± 4,7 0,265 ± 0,004 -20,7 ± 0,1 
- Lựa chọn phương pháp phối hợp từng đợt pha ethanol vào pha nước. 
 Tốc độ khuấy trộn pha nước 
Bảng PL 4.6. Đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin 
bào chế với tốc độ khuấy trộn pha nước khác nhau (n = 3) 
Tốc độ khuấy (vòng/phút) KTTP (nm) PDI Thế Zeta (mV) 
200 336,2 ± 5,3 0,264 ± 0,010 -20,1 ± 0,4 
400 252,0 ± 4,7 0,265 ± 0,004 -20,7 ± 0,1 
750 223,2 ± 2,5 0,235 ± 0,026 -21,3 ± 0,5 
1000 457,1 ± 5,1 0,349 ± 0,008 -12,8 ± 0,1 
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0
100
200
300
400
500
600
M1 M2 M3
PDI KTTP (nm) 
Mẫu phytosome bào chế 
KTTP
PDI
Mẫu Thể tích pha 
ethanol (ml) 
Thể tích pha 
nƣớc (ml) 
KTTP (nm) PDI Thế Zeta 
(mV) 
M1 1 50 290,3 ± 0,4 0,268 ± 0,051 -14,3 ± 0,3 
M2 3 50 339,5 ± 0,9 0,278 ± 0,023 -19,5 ± 0,2 
M3 5 50 514,2 ± 11,6 0,368 ± 0,013 -11,3 ± 0,2 
PL 4 
Hình PL 4.5. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn pha nước đến kích thước tiểu phân, 
phân bố kích thước tiểu phân của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế 
- Tốc độ khuấy trộn pha nước được lựa chọn trong nghiên cứu này là 750 
vòng/phút. 
4.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của chất ổn định hỗn dịch tới đặc tính của phytosome 
Bảng PL 4.7. Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin 
bào chế với một số chất ổn định khác nhau (n = 3) 
Chất gây thấm Lƣợng (mg/ml nƣớc) 
KTTP 
(nm) 
PDI 
Thế Zeta 
(mV) 
NaCMC 0,2 241,8 ± 7,9 0,260 ± 0,017 -32,0 ± 0,6 
Gôm Arabic 0,2 295,5 ± 6,3 0,235 ± 0,007 -24,3 ± 0,3 
Na laurylsulfat 0,2 573,3 ± 5,5 0,347 ± 0,037 -27,2 ± 0,8 
- Môi trường kết tủa phytosome được lựa chọn trong nghiên cứu này là dung 
dịch NaCMC 0,2 mg/ml. 
 Từ kết quả của các phần khảo sát, một số thông số của giai đoạn phân lập 
phytosome quercetin như sau: 
 Tỷ lệ thể tích pha ethanol/pha nước: 3 ml ethanol/50 ml nước. 
 Phương pháp phối hợp pha ethanol vào pha nước: Phối hợp theo đợt (1 
ml/đợt) và kết hợp khuấy trộn thêm 10 phút. 
 Môi trường kết tủa: dung dịch NaCMC 0,2 mg/ml. 
 Tốc độ khuấy khi kết tủa dung môi: 750 vòng/phút. 
 Nhiệt độ phối hợp pha ethanol vào pha nước: 60oC. 
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0
100
200
300
400
500
200 400 750 1000
PDI KTTP (nm) 
Mẫu phytosome bào chế 
KTTP
PDI
PL 5 
5. PHỤ LỤC 5 
NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA HỖN DỊCH PHYTOSOME QUERCETIN 
Bảng PL 5.1. Một số đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin (n = 3) 
Điều kiện Mẫu Thời gian 
KTTP 
(d.nm) 
PDI 
Zeta 
(mV) 
EE 
(%) 
Hàm 
lƣợng 
HC 
(mg/ml) 
15 - 35
o
C; 
RH: 
60 - 90 % 
1 
Ban đầu 470,6 ± 4,1 0,364 ± 0,044 -21,6 94,7 1,184 
Sau 1 tháng 470,8 ± 2,6 0,364 ± 0,026 -21,1 94,7 1,184 
Sau 2 tháng 473,3 ± 2,2 0,362 ± 0,009 -20,9 94,8 1,183 
Sau 3 tháng 486,4 ± 2,5 0,465 ± 0,023 -20,5 91,9 1,184 
2 
Ban đầu 465,5 ± 3,2 0,361 ± 0,051 -21,5 93,8 1,190 
Sau 1 tháng 465,7 ± 2,5 0,362 ± 0,023 -21,7 93,9 1,190 
Sau 2 tháng 467,3 ± 2,4 0,371 ± 0,014 -20,4 92,1 1,188 
Sau 3 tháng 489,3 ± 2,8 0,372 ± 0,004 -20,7 91,1 1,189 
3 
Ban đầu 464,5 ± 2,3 0,367 ± 0,013 -21,9 95,0 1,182 
Sau 1 tháng 464,8 ± 2,8 0,365 ± 0,024 -21,5 95,1 1,183 
Sau 2 tháng 465,5 ± 2,6 0,371 ± 0,026 -21,1 94,7 1,182 
Sau 3 tháng 499,3 ± 2,2 0,478 ± 0,009 -20,9 91,8 1,182 
5 ± 3
o
C 
1 
Ban đầu 470,6 ± 4,1 0,364 ± 0,044 -21,6 94,7 1,184 
Sau 1 tháng 470,7 ± 2,5 0,361 ± 0,008 -21,5 94,6 1,185 
Sau 2 tháng 471,3 ± 1,5 0,361 ± 0,007 -21,6 94,3 1,184 
Sau 3 tháng 473,4 ± 4,0 0,366 ± 0,014 -21,9 94,7 1,183 
2 
Ban đầu 465,5 ± 3,2 0,361 ± 0,051 -21,5 93,8 1,190 
Sau 1 tháng 465,3 ± 4,0 0,373 ± 0,014 -21,9 93,9 1,191 
Sau 2 tháng 466,2 ± 1,5 0,368 ± 0,007 -21,6 94,3 1,184 
Sau 3 tháng 467,8 ± 2,3 0,370 ± 0,006 -21,8 93,6 1,190 
3 
Ban đầu 464,5 ± 2,3 0,367 ± 0,013 -21,9 95,0 1,182 
Sau 1 tháng 464,3 ± 2,3 0,367 ± 0,009 -21,8 94,5 1,182 
Sau 2 tháng 465,4 ± 2,5 0,371 ± 0,008 -21,7 95,6 1,182 
Sau 3 tháng 466,2 ± 1,5 0,388 ± 0,007 -21,6 94,3 1,181 
PL 5 
Hình PL 5.1. Hình ảnh các mẫu hỗn dịch phytosome quercetin bào chế 
được bảo quản ở các điều kiện khác nhau tại thời điểm ban đầu và sau 3 tháng. 
Ban đầu 
Sau 3 tháng 
PL 6 
6. PHỤ LỤC 6 
ĐỒ THỊ KTTP, PHÂN BỐ KTTP CỦA HỖN DỊCH PHYTOSOME QUERCETIN 
Hình PL 6.1. KTTP và chỉ số đa phân tán PDI 
của mẫu phytosome bào chế theo phương pháp kết tủa trong dung môi 
Hình PL 6.2. KTTP và chỉ số đa phân tán PDI 
của mẫu phytosome bào chế với tỷ lệ mol quercetin : HSPC khác nhau 
PL 6 
Hình PL 6.3. KTTP và chỉ số đa phân tán PDI 
của mẫu phytosome bào chế với tỷ lệ mol quercetin : HSPC : cholesterol (1:1:0,2) 
Hình PL 6.4. KTTP và chỉ số đa phân tán PDI 
của mẫu phytosome được hydrat hóa từ bột phytosome quercetin 
PL 7 
7. PHỤ LỤC 7 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC PHỔ 
Phổ IR 
Hình PL 7.1. Phổ IR của quercetin 
Hình PL 7.2. Phổ IR của HSPC 
PL 7 
Hình PL 7.3. Phổ IR của cholesterol 
Hình PL 7.4. Phổ IR của hỗn hợp vật lý 
PL 7 
Hình PL 7.5. Phổ IR của phytosome quercetin 
PL 7 
Phổ X-Ray 
Hình PL 7.6. Giản đồ nhiễu xạ tia X của HSPC 
Hình PL 7.7. Giản đồ nhiễu xạ tia X của quercetin dihydrat 
Hình PL 7.8. Giản đồ nhiễu xạ tia X của hỗn hợp vật lý 
PL 7 
Hình PL 7.9. Giản đồ nhiễu xạ tia X của phytosome quercetin (1:1) 
PL 8 
8. PHỤ LỤC 8 
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA 
CỦA PHYTOSOME QUERCETIN 
Thẩm định phƣơng pháp trung hòa gốc tự do DPPH 
8.1. Độ đặc hiệu 
Chuẩn bị các mẫu sau: mẫu chuẩn: dung dịch DPPH chuẩn có nồng độ 100 
µg/ml. Mẫu thử: quercetin, phytosome quercetin, acid ascorbic có nồng độ 100 
µg/ml. Mẫu trắng: nước khử ion. 
Kết quả đo độ hấp thụ quang của mẫu thử và mẫu trắng ở bước sóng 517 nm 
cho thấy các mẫu đều cho độ hấp thụ không đáng kể ở bước sóng trên. Vì vậy, các 
dung dịch này không ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang học của DPPH. 
8.2. Độ thích hợp 
Tiến hành đo lặp lại 6 lần trên một dung dịch DPPH chuẩn có nồng độ 50 
µg/ml tại λ = 517 nm. Kết quả thu được cho thấy phương pháp có độ chính xác cao 
với độ lệch chuẩn tương đối < 2% đạt tiêu chuẩn theo quy định. 
8.3. Độ tuyến tính 
Tiến hành khảo sát khoảng nồng độ từ 5 g/ml đến 60 g/ml với 7 mẫu 
chuẩn DPPH pha trong methanol và định lượng bằng phương pháp UV - VIS. Kết 
quả được trình bày ở bảng PL 8.2. 
Bảng PL 8.1. Độ hấp thụ quang của dãy dung dịch DPPH chuẩn tại λ = 517 nm 
Nồng độ (µg/ml) 5 10 20 30 40 50 60 
Độ hấp thụ quang (D) 0,076 0,146 0,284 0,424 0,563 0,739 0,842 
Hình PL 8.1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang (D) 
với nồng độ (C) của dung dịch DPPH trong methanol 
y = 0,0142x + 0,0027 
R² = 0,9981 
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
0 10 20 30 40 50 60 70
Đ
ộ
 h
ấ
p
 t
h
ụ
 q
u
a
n
g
 (
D
) 
Nồng độ DPPH (g/ml) 
PL 8 
Giá trị R2 xấp xỉ bằng 1 chứng tỏ trong môi trường methanol, độ hấp thụ 
quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ DPPH trong khoảng khảo sát. 
8.4. Độ lặp lại 
Tiến hành xác định nồng độ DPPH sau khi cho mẫu phytosome quercetin 
nồng độ 100 µg/ml trung hòa gốc tự do của DPPH, thử nghiệp được lặp lại 6 lần. 
Kết quả được trình bày ở bảng PL 8.3. 
Bảng PL 8.2. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp 
STT Độ hấp thụ quang (D) Nồng độ DPPH (µg/ml) 
1 0,172 11,92 
2 0,173 11,99 
3 0,176 12,20 
4 0,171 11,85 
5 0,174 12,06 
6 0,173 11,99 
TB 12,00 
RSD (%) 1,01 
Với giá trị RSD < 2,0% chứng tỏ phương pháp có độ lặp lại cao phù hợp 
trong việc đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của mẫu thử. 
8.5. Độ đúng 
Thực hiện bằng cách thêm DPPH chuẩn (nồng độ DPPH tăng thêm là 5, 25 
và 40 µg/ml) vào phép thử với mẫu thử là phytosome quercetin có nồng độ 100 
µg/ml. Tiến hành đo độ hấp thụ quang của các dung dịch này, kết quả được trình 
bày ở bảng sau: 
Bảng PL 8.3. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp. 
STT 
Nồng độ 
DPPH tăng 
thêm (µg/ml) 
Độ hấp 
thụ 
quang 
Nồng độ 
DPPH trong 
mẫu (µg/ml) 
Nồng độ 
DPPH thu hồi 
(µg/ml) 
% Thu hồi 
1 5 0,240 16,72 4,72 94,4 
2 5 0,242 16,82 4,82 96,4 
3 5 0,243 16,89 4,89 97,8 
4 25 0,518 36,30 24,30 97,2 
5 25 0,526 36,84 24,84 99,4 
6 25 0,518 36,28 24,28 97,1 
7 40 0,731 51,30 39,30 98,3 
8 40 0,729 51,12 39,12 97,8 
PL 8 
9 40 0,726 50,92 38,92 99,2 
TB 97,5 
RSD 1,55 
Tỷ lệ % thu hồi nằm trong khoảng 95,0 % - 105,0 % với RSD < 2,0 % chứng 
tỏ phương pháp đạt yêu cầu về độ đúng. 
* Qua kết quả đánh giá các tiêu chí trên, phương pháp xác định hoạt tính trung hòa 
gốc tự do của DPPH đạt yêu cầu về thẩm định và có thể sử dụng trong phân tích 
hoạt tính chống oxy hóa của các mẫu thử. 
Hình PL 8.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang (D) 
với hàm lượng MDA 
Hình PL 8.3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang (D) 
với hàm lượng GSH 
y = 0.0636x + 0.001 
R² = 0.9981 
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
0 5 10 15 20 25
Đ
ộ
 h
ấ
p
 t
h
ụ
 q
u
a
n
g
 (
D
) 
Hàm lƣợng MDA (nM/ml) 
y = 2.3339x - 0.2107 
R² = 0.998 
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4
Đ
ộ
 h
ấ
p
 t
h
ụ
 q
u
a
n
g
 (
D
) 
Hàm lƣợng GSH (nM/ml) 
PL 8 
Hình PL 8.4. Đồ thị biểu diễn phần trăm trung hòa gốc tự do của DPPH 
theo nồng độ quercetin dihydrat 
Hình PL 8.5. Đồ thị biểu diễn phần trăm trung hòa gốc tự do của DPPH 
theo nồng độ quercetin trong phytosome 
Nồng độ (µg/ml) 
P
h
ầ
n
 t
ră
m
 t
ru
n
g
 h
ò
a
g
ố
c 
tự
 d
o
 c
ủ
a
 D
P
P
H
Nồng độ (µg/ml) 
P
h
ầ
n
 t
ră
m
 t
ru
n
g
 h
ò
a
g
ố
c 
tự
 d
o
 c
ủ
a
 D
P
P
H
PL 8 
Hình PL 8.6. Đồ thị biểu diễn phần trăm trung hòa gốc tự do của DPPH 
theo nồng độ acid ascorbic 
Nồng độ (µg/ml) 
P
h
ầ
n
 t
ră
m
 t
ru
n
g
 h
ò
a
g
ố
c 
tự
 d
o
 c
ủ
a
 D
P
P
H

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bao_che_phytosome_quercetin_ung_dung_vao.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an Phytosome quercetin.pdf
  • pdf3. Danh muc cong trinh lien quan den LA.pdf
  • pdf4. Thong tin nhung dong gop moi cua LA.pdf
  • pdf5. New informations of PhD Dissertation.pdf
  • pdf6. Trich yeu luan an bang Tieng Viet.pdf
  • pdf7. Brief informations of PhD Dissertation.pdf