Luận án Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

Bệnh động mạch vành là bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân gây tử

vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở Việt

Nam, tỉ lệ bệnh động mạch vành tăng dần qua các năm: năm 1991 là 3%, năm

1999 là 9,5%, đến năm 2003 tăng lên 11,2%, năm 2007 lên đến 24% [1],[2].

Phẫu thuật cầu nối chủ vành có tuần hoàn ngoài cơ thể là một trong số

phương pháp điều trị cơ bản bệnh động mạch vành, tuy nhiên vẫn còn các

biến cố tim mạch và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra sau phẫu thuật [3]. Các rối

loạn nhịp tim hay xảy ra sau phẫu thuật bao gồm rung nhĩ (5 – 40%), nhanh

thất (26,6%) và rung thất (2,7%) . [4],[5],[6]. Rối loạn nhịp tim chiếm 30 –

50% các nguyên nhân tử vong sau phẫu thuật [7],[8],[9]. Trong các rối loạn

nhịp tim, rối loạn nhịp thất và rung nhĩ sau phẫu thuật cầu nối chủ vành được

quan tâm nghiên cứu nhiều nhất [10], [11]. Tuy nhiên, cho đến nay các tác giả

vẫn chưa đưa ra quan điểm thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng cũng như giá

trị tiên lượng ở bệnh nhân có rối loạn nhịp thất và rung nhĩ sau phẫu thuật.

Một số tác giả cho rằng rối loạn nhịp thất sau phẫu thuật không có tiên lượng

xấu, rung nhĩ xuất hiện sau phẫu thuật mới là điều đáng quan tâm [11], [12].

Tình trạng rung nhĩ sau phẫu thuật làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm hoạt

động thể lực, góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong, đột quỵ não và các biến cố tắc

mạch khác. Khoảng 10% bệnh nhân rung nhĩ sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

bị đột quỵ não [11], [12].

Trong các rối loạn nhịp tim kể trên, chỉ có 5 – 10% phát hiện được

bằng điện tâm đồ 12 chuyển đạo thường quy, tăng lên 40 – 60% nếu áp dụng

Holter điện tim 24 giờ. Người ta thấy rằng hệ thống thần kinh tự chủ đóng vai

trò như là một yếu tố nguy cơ hình thành các rối loạn nhịp tim [13]. Holter

điện tim có vai trò không chỉ đánh giá rối loạn nhịp tim mà còn gián tiếp đánh

giá hoạt động thần kinh tự chủ thông qua biến thiên nhịp tim. Đây là một

trong những chỉ số dự báo rối loạn nhịp tim và biến cố tim mạch [14], [15].2

Các nghiên cứu về bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành cho thấy có

tình trạng giảm biến thiên nhịp tim trước và sau phẫu thuật giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, kết quả về mối liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim với rối

loạn nhịp tim và biến cố tim mạch vẫn chưa có sự thống nhất. Một số tác giả

thấy giảm biến thiên nhịp tim có mối liên quan với rối loạn nhịp tim và biến

cố tim mạch [15], [16] và sự giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật có giá

trị tiên lượng sự xuất hiện rối loạn nhịp tim [18], [19]. Trong khi đó, một số

tác giả khác chưa thấy có mối liên quan này [17]. Như vậy, cần làm sáng tỏ

hơn nữa đặc điểm của rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân được

phẫu thuật cầu nối chủ vành. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về rối

loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành được

điều trị nội khoa và can thiệp động mạch vành qua da [20], [21]. Tuy nhiên,

đối với bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cầu nối chủ vành các

đặc điểm này chưa được nghiên cứu. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

này với các mục tiêu sau:

1. Tìm hiểu đặc điểm rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng Holter

điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành.

2. Đánh giá mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim

với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính

trong vòng 6 tháng ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành.

pdf 175 trang chauphong 17/08/2022 18080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

Luận án Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 
NGỌ VĂN THANH 
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM, BIẾN THIÊN NHỊP TIM 
BẰNG HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN 
TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CẦU NỐI CHỦ VÀNH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 
=========== 
NGỌ VĂN THANH 
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM, BIẾN THIÊN NHỊP TIM 
BẰNG HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN 
TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CẦU NỐI CHỦ VÀNH 
Chuyên ngành : Nội tim mạch 
Mã số : 62.72.01.41 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Hướng dẫn khoa học: 
1. GS.TS. NGUYỄN QUANG TUẤN 
2. TS. PHẠM TRƯỜNG SƠN 
HÀ NỘI – 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng 
dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. 
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần 
trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì 
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
 Tác giả 
 Ngọ Văn Thanh 
LỜI CẢM ƠN 
Với tất cả tình cảm chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, 
Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bộ môn Tim mạch, 
Phòng Sau đại học - Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 đã 
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. 
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Quang 
Tuấn – Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và TS. 
Phạm Trường Sơn – Chủ nhiệm Khoa nội Tim mạch, Viện Tim mạch – Bệnh viện 
Trung ương Quân đội 108 đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu 
khoa học và hoàn thành luận án. Bằng lao động miệt mài và đam mê nghiên cứu, 
các thầy đã cho tôi hoài bão, ước mơ và động lực để tôi thực hiện đề tài này. 
Tôi trân trọng cảm ơn thiếu tướng, PGS. TS. Phạm Nguyên Sơn, Chủ 
nhiệm Bộ môn Tim mạch, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
và PGS. TS. Vũ Điện Biên, nguyên viện trưởng Viện Tim mạch - Bệnh viện 
Trung ương Quân đội 108 đã truyền dạy phương pháp làm việc khoa học, đóng 
góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài 
nghiên cứu. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng ủy – Ban Giám đốc, đặc biệt là 
PGS.TS. Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc bệnh viện, Trung tâm Hồi sức, Khoa 
Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Các bệnh mạch máu, Khoa Bệnh tim mạch chuyển 
hóa, Khoa Nội, Khoa Quốc tế cùng tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện Tim 
Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu. 
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân với những người bệnh mà tôi đã từng điều trị 
cũng như những người bệnh trong nghiên cứu. 
Xin cảm ơn gia đình, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn 
cổ vũ, động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và công tác. 
Hà Nội, 21 tháng 11 năm 2021 
Ngọ Văn Thanh 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 
ASDNN or SDNN index: (mean of the standard deviations of all normal to 
normal intervals for 5 minutes of entire recording) Trung bình độ 
lệch chuẩn của các thời khoảng R – R bình thường mỗi đoạn 5 
phút trên toàn bộ bản ghi Holter điện tim 24 giờ 
BMI: (Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể 
BTNT: Biến thiên nhịp tim 
CNCV: Cầu nối chủ vành 
ĐM: Động mạch 
ĐMV: Động mạch vành 
ĐTĐ: Đái tháo đường 
EF: (Ejection Fraction) Phân suất tống máu 
LF: (Low frequency) Độ lớn của biến thiên nhịp tim trong dải tần số 
thấp, từ 0,04 – 0,15Hz 
NMCT: Nhồi máu cơ tim 
NTT: Ngoại tâm thu 
HF: (High frequency) Độ lớn của biến thiên nhịp tim trong dải tần số 
cao, từ 0,15 – 0,04Hz 
pNN50: (percent of normal to normal intervals > 50 ms) Tỉ lệ phần trăm 
của những thời khoảng R – R bình thường đi sát nhau có chênh 
lệch hơn 50 mili giây 
RLLP: Rối loạn lipid 
RLNT: Rối loạn nhịp tim 
RLDT: Rối loạn dẫn truyền 
RN: Rung nhĩ 
rMSSD: (the square root of the mean of the sum of the squares of 
differences between adjacent normal to normal intervals) Căn 
bậc hai số trung bình tổng các bình phương của sự khác biệt giữa 
những thời khoảng R – R bình thường đi liền nhau 
SDANN: (standard deviation of averages of normal to normal intervals in 
all 5 minute segments of entire recording) Độ lệch chuẩn của các 
thời khoảng R – R bình thường trong mỗi đoạn 5 phút trên Holter 
điện tim 24 giờ 
SDNN: (standard deviation of all normal to normal intervals) Trung bình 
của độ lệch chuẩn của tất cả các thời khoảng R – R bình thường 
THA: Tăng huyết áp 
THNCT: Tuần hoàn ngoài cơ thể 
TKTC: Thần kinh tự chủ 
TKGC: Thần kinh giao cảm 
TKPGC: Thần kinh phó giao cảm 
TP: (total power) Tổng độ lớn của biến thiên nhịp tim theo phổ tần số 
từ 0 – 0,4Hz 
ULF: (ultra low frequency) Độ lớn của biến thiên nhịp tim trong dải tần 
số cực thấp, từ 1,15 x 10-5 – 0,0033Hz 
VLF: (very low frequency) Độ lớn của biến thiên nhịp tim trong dải tần 
số rất thấp, từ 0,0033 – 0,04Hz 
YTNC: Yếu tố nguy cơ 
MỤC LỤC 
Trang 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 
Mục lục 
Danh mục bảng 
Danh mục biểu đồ 
Danh mục hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 
1.1. Bệnh động mạch vành mạn tính, chẩn đoán và điều trị .......................... 3 
1.1.1. Khái niệm bệnh động mạch vành mạn tính ...................................... 3 
1.1.2. Chẩn đoán bệnh động mạch vành mạn tính ...................................... 3 
1.1.3. Các phương pháp điều trị bệnh động mạch vành mạn tính .............. 6 
1.1.4. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật cầu nối chủ vành .................. 8 
1.2. Holter điện tim ...................................................................................... 13 
1.2.1. Lịch sử ra đời và nguyên lý hoạt động của Holter điện tim ........... 13 
1.2.2. Chỉ định, chống chỉ định và kỹ thuật ghi Holter điện tim .............. 13 
1.2.3. Đánh giá rối loạn nhịp tim trên Holter điện tim 24 giờ .................. 14 
1.2.4. Đánh giá thần kinh tự chủ qua biến thiên nhịp tim bằng Holter 
điện tim 24 giờ ................................................................................ 15 
1.3. Rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối 
chủ vành đối .......................................................................................... 24 
1.3.1. Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành ......... 24 
1.3.2. Biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành ...... 28 
1.4. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới .......................................... 30 
1.4.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................... 30 
1.4.2. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 31 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 34 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 34 
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu .................................... 34 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 34 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 35 
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu ...................................................... 35 
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 37 
2.2.4. Ghi Holter điện tim 24 giờ và phân tích kết quả ............................ 38 
2.2.5. Điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật ....................................... 41 
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và đánh giá ..................................................... 42 
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 42 
2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................... 47 
2.3.3. Đánh giá rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim bằng Holter điện 
tim 24 giờ ........................................................................................ 52 
2.3.4. Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật ................................................ 55 
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 56 
2.5. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 58 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 60 
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phẫu thuật, điều trị và theo 
dõi sau phẫu thuật của bệnh nhân nghiên cứu ...................................... 60 
3.2. Đặc điểm rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim 24 
giờ trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành ....................................... 67 
3.2.1. Đặc điểm rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ và Holter điện tim 24 
giờ ................................................................................................... 67 
3.2.2. Đặc điểm biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim 24 giờ ............. 72 
3.3. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim với một số đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính trong vòng 6 
tháng ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành ................................... 76 
3.3.1. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim với một số đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính ........................................ 76 
3.3.2. Mối liên quan giữa biến thiên nhịp tim với một số đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính ............................... 81 
3.3.3. Mối liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim với rối loạn nhịp tim 88 
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 93 
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 93 
4.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ....................................... 94 
4.1.2. Đặc điểm phẫu thuật, điều trị và theo dõi sau phẫu thuật............... 97 
4.2. Đặc điểm rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim 
trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành ........................................... 102 
4.2.1. Đặc điểm rối loạn nhịp tim trên Holter điện tim 24 giờ ............... 102 
4.2.2. Đặc điểm biến thiên nhịp tim trên Holter điện tim 24 giờ ........... 108 
4.3. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim với một số đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính trong vòng 6 
tháng ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành ................................. 113 
4.3.1. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim với m ... goài viện. 
C. CẬN LÂM SÀNG 
C1. Kết quả thông tim chụp mạch vành qua da 
1. Thân chung ĐMV trái (LM): %, CTO; 
2. ĐM LTTr đoạn gần: %, CTO; 
3. ĐM LTTr đoạn giữa: %, CTO; 
4. ĐM LTTr đoạn xa: %, CTO; 
5. Nhánh chéo 1: %, CTO; 
6. Nhánh chéo 2: %, CTO; 
7. ĐM mũ đoạn gần: %, CTO; 
8. ĐM mũ đoạn xa: %, CTO; 
9. Nhánh bờ 1: %, CTO; 
10. Nhánh sau bên: %, CTO; 
11. ĐMV phải đoạn gần: %, CTO; 
12. ĐMV phải đoạn giữa: %, CTO; 
13. ĐMV phải đoạn xa: %, CTO 
C2. Bảng theo dõi một số xét nghiệm 
Thời điểm 
Thông số 
Trước mổ Sau mổ N1 Ghi chú 
Na+ (mmol/l) 
K+ (mmol/l) 
CK 
CK – MB 
Troponin T hs 
NTproBnP 
Creatinin 
GFR (ml/ph) 
C3. Siêu âm tim và thuốc dùng trước mổ, sau mổ 1 tuần, 3 và 6 tháng 
Thời điểm 
Thông số 
Trước mổ 
Sau mổ 1 
tuần 
Sau mổ 3 
tháng 
Sau mổ 6 
tháng 
Nhĩ trái (mm) 
EF (%) 
Dd (mm) 
Ds (mm) 
RLVĐ vùng 
HoHL 
Thuốc đang dùng 
ức chế men chuyển, 
chẹn canxi (có/không) 
Chẹn beta (có/không) 
Khác: 
D. BIẾN CỐ TIM MẠCH CHÍNH (Theo dõi 6 tháng) 1. Có; 0. Không 
1. Tử vong 2. TBMM não 3. NMCT can thiệp (3.1. nong, stent 3.2 mổ lại 
CABG) 4. Suy tim 
D1. Theo dõi đến tháng thứ 3 nhập viện: 
1. Suy tim NYHA III, IV: thời gian số lần 
2. Rối loạn nhịp: 2.1. Rung nhĩ 2.2. Suy nút xoang 2.3. BAV III 
2.4. RLNT phải can thiệp điều trị bằng RF 2.5. Cấy máy ICD 
3. Đau thắt ngực: 0. Không; 1. Có 
3.1. Điển hình 3.2. Không điển hình 
4. Nong, đặt stent: thời gian số lần; 
5. Mổ lại CABG: thời gian số lần 
6. TBMMN thời gian: 
7. Tử vong: thời gian 
Khác : 
D2. Theo dõi từ 3 đến 6 tháng nhập viện: 
1. Suy tim NYHA III, IV: thời gian số lần 
2. Rối loạn nhịp: 2.1. Rung nhĩ 2.2. Suy nút xoang 2.3. BAV III 
2.4. RLNT phải can thiệp điều trị bằng RF 2.5. Cấy máy ICD 
3. Đau thắt ngực: 0. Không; 1. Có 
3.1. Điển hình 3.2. Không điển hình 
4. Nong, đặt stent: thời gian số lần; 
5. Mổ lại CABG: thời gian số lần 
6. TBMMN thời gian: 
7. Tử vong: thời gian 
Khác : 
E. ĐIỆN TIM 
E1. Bảng theo dõi các RLNT trên monitor sau mổ tại Khoa hồi sức 
RLNT Thời gian xuất hiện Xử trí Ghi chú 
Rung nhĩ 
NTT thất 
Nhịp thất 
Rung thất 
Xoắn đỉnh 
Ngừng tim 
Cơn nhịp nhanh 
Nhịp min-max 
Ghi chú: 
E2. Bảng theo dõi điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo 
Thời điểm 
Thông số 
Trước mổ 
Sau mổ ngày 1 
(N1) 
Ghi chú 
Tần số (lần/p) 
Loại nhip 
NTT thất 
PQ 
QRS 
QT 
QTc 
E3. Các giá trị ghi nhận trên Holter điện tim 24 giờ 
 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 
Duration: 
Tần số TB (ck/p) 
Tần số tim tối thiểu 
Tần số tim tối đa 
Loại nhịp cơ bản 
Tổng QRS 
Tổng Số NTT trên thất 
Tổng Số NTT thất 
NTT trên thất (n, %) 
Rung nhĩ 
Nhịp nhanh (>= 100) % 
Nhịp chậm (<=60) % 
NTT thất (n, %) 
Tim nhanh thất 
 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 
Phân độ Lown 
Độ 0 
Độ 1 
Độ 2 
Độ 3 
Độ 4ª 
Độ 4b 
Độ 5 
E4. Biến thiên nhịp tim theo thời gian trên Holter điện tim 24 giờ 
Time domain Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 
ASDNN 
r MSSD 
p NN 50 
SDNN 
SDANN 
Mean NN 
E5. Biến thiên nhịp tim theo tần số trên Holter điện tim 24 giờ 
Spectral power Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 
VLF 
LF 
HF 
(LF/HF) 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI 
STT HỌ VÀ TÊN TUỔI 
NGÀY 
VÀO VIỆN 
NGÀY PHẪU 
THUẬT 
SỐ LƯU TRỮ 
1 Nguyễn Trọng T 1949 21/06/2016 04/07/2016 10144016.3505 
2 Đỗ Thị N 1947 22/06/2016 04/07/2016 10144016.3546 
3 Nguyễn Văn H 1955 24/06/2016 06/07/2016 10122016.3574 
4 Đinh Thị L 1956 08/07/2016 18/07/2016 10144016.3876 
5 Mai Thị P 1953 12/07/2016 18/07/2016 10144016.3945 
6 Đoàn Huy H 1953 13/07/2016 18/07/2016 10144016.3171 
7 Nguyễn Đức Q 1962 05/08/2016 18/08/2016 10144016.4450 
8 Hà Xuân T 1942 24/08/2016 01/09/2016 10144016.3490 
9 Trần Văn C 1937 04/10/2016 12/10/2016 10144016.5833 
10 Nguyễn Thị T 1952 10/10/2016 24/10/2016 10144016.5942 
11 Lại Văn T 1949 30/11/2016 02/12/2016 10144016.7007 
12 Lê Văn D 1954 25/11/2016 07/12/2016 10144016.6924 
13 Trần Anh Đ 1956 21/12/2016 28/12/2016 10144016.7470 
14 Lê Văn C 1965 26/12/2016 30/12/2016 10144016.2327 
15 Tô Xuân N 1942 27/12/2016 16/01/2017 10144016.7588 
16 Nguyễn Thị H 1962 08/02/2017 14/02/2017 10144017.0577 
17 Nguyễn Hà T 1956 13/02/2017 20/02/2017 10144017.0671 
18 Nguyễn Thị A 1959 10/02/2017 22/02/2017 10144017.0273 
19 Nguyễn Trọng L 1952 15/02/2017 22/02/2017 10144017.0744 
STT HỌ VÀ TÊN TUỔI 
NGÀY 
VÀO VIỆN 
NGÀY PHẪU 
THUẬT 
SỐ LƯU TRỮ 
20 Phạm Thị L 1941 22/02/2017 22/02/2017 10144017.0938 
21 Nguyễn Tiến T 1944 24/02/2017 06/03/2017 10144017.1006 
22 Phạm Thị T 1950 02/03/2017 09/03/2017 10144017.1159 
23 Trần Văn L 1954 27/02/2017 09/03/2017 10144017.1036 
24 Lê Thanh T 1949 07/03/2017 14/03/2017 10144017.1287 
25 Trần Văn H 1960 08/03/2017 15/03/2017 10144017.1307 
26 Nguyễn T 1950 08/03/2017 21/03/2017 10144017.0606 
27 Lê Huy S 1936 13/03/2017 22/03/2017 10144017.1426 
28 Nguyễn Văn B 1958 20/03/2017 28/03/2017 10144017.0745 
29 Vũ Thanh H 1939 07/03/2017 03/04/2017 10144017.1281 
30 Trần Đình T 1955 30/03/2017 07/04/2017 10144017.1858 
31 Nguyễn Văn C 1949 20/03/2017 05/04/2017 10144017.1611 
32 Nguyễn Văn H 1956 05/04/2017 10/04/2017 10144017.1991 
33 Tống Hồng H 1959 30/03/2017 11/04/2017 10144017.0184 
34 Đặng Thị Q 1956 31/03/2017 14/04/2017 10144017.1885 
35 Đặng Thị N 1953 05/04/2017 20/04/2017 10144017.1997 
36 Đặng Duy C 1953 10/04/2017 20/04/2017 10144017.2082 
37 Phạm Xuân H 1968 19/04/2017 28/04/2017 10144017.2363 
38 Vũ Việt D 1979 15/05/2017 25/05/2017 10144017.2937 
39 Nguyễn Khắc N 1955 18/05/2017 29/05/2017 10144017.3079 
STT HỌ VÀ TÊN TUỔI 
NGÀY 
VÀO VIỆN 
NGÀY PHẪU 
THUẬT 
SỐ LƯU TRỮ 
40 Vương Đắc T 1953 23/05/2017 30/05/2017 10144017.3176 
41 Phạm Đức T 1947 24/05/2017 01/06/2017 10144017.3206 
42 Phạm Văn P 1951 25/05/2017 9/06/2017 10144017.3216 
43 Nguyễn Thị N 1942 14/06/2017 19/06/2017 10144017.4090 
44 Sử Thị Bích N 1948 19/06/2017 27/06/2017 10144017.4706 
45 Hoàng Văn K 1960 20/06/2017 29/06/2017 10144017.4753 
46 Bùi Đức G 1940 03/07/2017 10/07/2017 10144017.1693 
47 Lê Xuân T 1954 04/07/2017 18/07/2017 10144017.1722 
48 Đinh Văn N 1953 19/07/2017 25/07/2017 10144017.1869 
49 Đào Thị Hòa B 1951 26/07/2017 01/08/2017 10144017.5566 
50 Lê Thị K 1959 24/07/2017 03/08/2017 10144017.5497 
51 Nguyễn Hữu L 1940 01/08/2017 07/08/2017 10144017.5692 
52 Khổng Văn T 1957 31/07/2017 08/08/2017 10144017.5681 
53 Chu Sơn H 1957 07/08/2017 16/08/2017 10144017.5893 
54 Nguyễn Ngọc T 1957 24/08/2017 29/08/2017 10144017.6293 
55 Nguyễn Trọng C 1948 13/09/2017 18/09/2017 10144017.6710 
56 Phạm Văn N 1953 06/09/2017 22/09/2017 10144017.6515 
57 Trương Xuân M 1954 13/09/2017 22/09/2017 10144017.6689 
58 Nguyễn Trần Đ 1944 15/09/2017 25/09/2017 10144017.6754 
59 Nguyễn Văn H 1956 21/09/2017 28/09/2017 10144017.6901 
STT HỌ VÀ TÊN TUỔI 
NGÀY 
VÀO VIỆN 
NGÀY PHẪU 
THUẬT 
SỐ LƯU TRỮ 
60 Bùi Thị T 1964 11/10/2017 16/10/2017 10144017.2899 
61 Vũ Văn O 1959 05/10/2017 16/10/2017 10144017.7189 
62 Nguyễn Trung T 1946 27/09/2017 17/10/2017 10144017.7019 
63 Phùng Quang T 1955 12/10/2017 20/10/2017 10144017.7347 
64 Đỗ Minh T 1956 14/10/2017 26/10/2017 10144017.2947 
65 Đặng Đình T 1946 23/10/2017 01/11/2017 10144017.7529 
66 Nguyễn Văn Đ 1949 20/10/2017 09/11/2017 10144017.3000 
67 Nguyễn Thị B 1954 31/10/2017 10/11/2017 10144017.7876 
68 Hoàng Văn M 1948 06/11/2017 13/11/2017 10144017.8009 
69 Hồ Tiến Đ 1960 06/11/2017 16/11/2017 10144017.3153 
70 Trần Văn V 1954 16/11/2017 27/11/2017 10144017.8375 
71 Nguyễn Hữu T 1942 17/11/2017 01/12/2017 10144017.3300 
72 Nguyễn Quý S 1954 23/11/2017 06/12/2017 10144017.8558 
73 Trần Quang M 1946 25/11/2017 08/12/2017 10144017.8594 
74 Cù Quang D 1954 22/11/2017 08/12/2017 10144017.8349 
75 Nguyễn Thị K 1953 07/12/2017 12/12/2017 10144017.3482 
76 Nguyễn Văn H 1956 07/12/2017 18/12/2017 10144017.3489 
77 Trần Quang T 1957 04/12/2017 19/12/2017 10144017.8681 
78 Nguyễn Văn C 1959 08/12/2017 20/12/2017 10144017.3499 
79 Phạm Văn K 1940 28/12/2017 02/01/2018 10144017.9201 
STT HỌ VÀ TÊN TUỔI 
NGÀY 
VÀO VIỆN 
NGÀY PHẪU 
THUẬT 
SỐ LƯU TRỮ 
80 Nguyễn Thị V 1944 05/01/2018 12/01/2018 10144018.0100 
81 Đào Văn S 1942 16/01/2018 19/01/2018 10144018.0339 
82 Nguyễn Đức T 1953 17/01/2018 23/01/2018 10144018.0358 
83 Nguyễn Phan H 1943 19/01/2018 24/01/2018 10144018.0400 
84 Đinh Hồng V 1958 21/01/2018 29/01/2018 10144018.0445 
85 Trần Sỹ N 1954 24/1/2018 30/1/2018 10144018.0554 
86 Trịnh Văn T 1957 25/01/2018 07/02/2018 10144018.0280 
87 Chu Duy T 1948 01/02/2018 08/02/2018 10144018.0705 
88 Đinh Hải Q 1956 31/01/2018 08/02/2018 10144018.0692 
89 Trần Văn C 1949 21/02/2018 27/02/2018 10144018.0936 
90 Lê Quang K 1952 27/02/2018 01/03/2018 10144018.1083 
91 Bùi Văn V 1953 27/02/2018 05/03/2018 10144018.0607 
92 Bùi Quốc T 1963 28/2/2018 06/03/2018 10144018.1119 
93 Trần Văn K 1954 07/03/2018 12/03/2018 10144018.1300 
94 Phan Văn T 1948 24/02/2018 13/03/2018 10144018.1016 
95 Hà Văn T 1957 05/03/2018 13/03/2018 10144018.1262 
96 Hoàng Văn L 1955 06/03/2018 15/03/2018 10144018.0715 
97 Nguyễn Hữu H 1956 05/03/2018 15/03/2018 10144018.0692 
98 Hoàng Văn M 1967 12/03/2018 20/03/2018 10144018.1414 
99 Vũ Văn C 1969 13/03/2018 21/03/2018 10144018.0790 
STT HỌ VÀ TÊN TUỔI 
NGÀY 
VÀO VIỆN 
NGÀY PHẪU 
THUẬT 
SỐ LƯU TRỮ 
100 Trần Văn B 1951 09/03/2018 21/03/2018 10144018.0756 
101 Nguyễn Ngọc D 1942 23/03/2018 26/03/2018 10144018.1757 
102 Nguyễn Thị L 1942 13/03/2018 28/03/2018 10144018.0000 
103 Hoàng Duy N 1959 07/03/2018 28/03/2018 10144018.1319 
104 Trần Minh K 1940 22/03/2018 30/03/2018 10144018.1740 
105 Cao Xuân P 1944 05/04/2018 11/04/2018 10144018.1089 
106 Lê Xuân H 1948 26/03/2018 11/04/2018 10144018.1813 
107 Đinh Quang P 1951 07/04/2018 16/04/2018 10144018.2122 
108 Nguyễn Thị H 1944 06/04/2018 18/04/2018 10144018.2108 
109 Nguyễn Hữu T 1959 10/04/2018 23/04/2018 10144018.2223 
110 Vũ Đức L 1952 20/04/2018 23/04/2018 10144018.2503 
111 Bùi Đức X 1950 16/04/2018 24/04/2018 10144018.2371 
112 Nguyễn Quốc C 1944 17/04/2018 09/05/2018 10144018.2405 
113 Cao Văn D 1962 26/04/2018 11/05/2018 10144018.1332 
114 Đặng Bá T 1956 03/05/2018 14/05/2018 10144018.2747 
115 Vũ Văn H 1964 02/05/2017 16/05/2017 10144018.2714 
116 Đoàn Quốc T 1947 07/05/2018 16/05/2018 10144018.2868 
117 Hoàng Văn T 1952 08/06/2018 26/06/2018 10144018.1834 
118 Nguyễn Thị Kim L 1951 22/06/2018 03/07/2018 10144018.4096 
119 Bùi Văn H 1948 17/06/2018 05/07/2018 10144018.1945 
BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI XÁC NHẬN: 
Nghiên cứu sinh NGỌ VĂN THANH đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu 
rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân 
trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành” trên 119 bệnh nhân có trong danh sách 
tại Bệnh viện Tim Hà Nội. 
Bệnh viện đồng ý cho nghiên cứu sinh được sử dụng các số liệu có liên 
quan trong bệnh án để công bố trong công trình luận án. 
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2021 
GIÁM ĐỐC 
(ký tên, đóng dấu) 
PGS.TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_roi_loan_nhip_tim_bien_thien_nhip_tim_ban.pdf
  • pdfLuan an tom tat - Eng.pdf
  • pdfLuan an tom tat - Viet.pdf
  • docxTom tat diem moi cua luan an.docx