Luận án Nghiên cứu biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, việc chăm sóc sức khỏe được
nâng cao, vì vậy tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng. Trong đó,
ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi cần can thiệp
ngoại khoa cũng tăng lên [87]. Tuy nhiên, người cao tuổi có nguy cơ biến
chứng và tử vong do phẫu thuật cao gấp 2-5 lần so với người trẻ [115]. Người
cao tuổi có nhiều thay đổi về sinh lý, giải phẫu so với tuổi trẻ, trong đó hầu
hết sự thay đổi là suy giảm chức năng các cơ quan do quá trình lão hóa gây
nên. Cùng với đó là sự gia tăng các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, tiểu
đường, suy tim, COPD dẫn tới tăng tỷ lệ các tai biến, biến chứng trong quá
trình gây mê và phẫu thuật trên người cao tuổi [6].
Có nhiều phương pháp vô cảm trong phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp
gây mê nội khí quản vẫn được lựa chọn cho các phẫu thuật lớn, can thiệp vào
nhiều tổ chức có thời gian phẫu thuật kéo dài như các phẫu thuật lớn vào ổ
bụng .[8]. Đây là phương pháp vô cảm có ưu điểm, đặc biệt là trong trường
hợp cần kiểm soát huyết động và hô hấp trên người bệnh. Tuy nhiên, việc đặt
ống nội khí quản và thở máy trong quá trình gây mê có tác động lên hệ hô hấp
do thông khí trong thở máy hoàn toàn khác so với thông khí tự nhiên. Thời gian
thở máy càng lâu, sự thay đổi càng lớn và đây là yếu tố nguy cơ gây ra các biến
chứng về hô hấp sau phẫu thuật. Cùng với các yếu tố khác như sử dụng thuốc
họ opioid, thuốc giãn cơ, tổn thương các cơ hô hấp như cơ thành bụng, cơ liên
sườn do phẫu thuật Đây là các nguyên nhân chính dẫn tới các tai biến và
biến chứng về hô hấp [8], [26], [82], [102]. Các biến chứng hô hấp đều gây ra
giảm oxy và tăng CO2 trong máu động mạch. Giảm các chỉ số về chức năng hô
hấp như thể tích khí lưu thông, thể tích khí cặn chức năng [44], [63], [127].
Nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và ứng dụng để làm giảm nguy
cơ xẹp phổi trong quá trình thông khí nhân tạo.Trong đó có phương pháp như2
thở dài (sigh), kiểm soát áp lực và PEEP (extended sigh) và áp lực đường thở
dương liên tục. Các phương pháp trên đã được nhiều tác giả nghiên cứu đã
cho kết quả tốt để dự phòng xẹp phổi trong gây mê có thông khí nhân tạo, đặc
biệt là với các phẫu thuật có thời gian kéo dài hoặc có nguy cơ gây xẹp phổi
cao [1], [24], [25], [41].
Kiểm soát áp lực để mở phổi đã được nghiên cứu, với mức áp lực mở
phổi +40 cmH2O cho thấy có khả năng huy động phế nang tốt [1]. Giúp tăng tỷ
lệ phế nang tham gia vào quá trình trao đổi khí. Cùng với đó, việc duy trì mức
PEEP + 5cmH2O hỗ trợ cho việc huy động phế nang bằng kiểm soát áp lực
trong quá trình thở máy đạt hiệu quả tốt hơn. Huy động phế nang bằng áp lực
cũng như các phương pháp khác đều có ảnh hưởng trên bệnh nhân, tuy nhiên
việc ảnh hưởng cũng chưa rõ ràng, đặc biệt là trên người cao tuổi [94], [95].
Tại Việt Nam, các phương pháp huy động phế nang (HĐPN) trong gây
mê đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về sử
dụng kiểm soát áp lực để HĐPN trên bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật mở
vào ổ bụng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu biến đổi các chỉ số
khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế
nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi
áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang kết hợp PEEP +5cmH2O trong gây
mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi.
2. So sánh sự biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi
giữa 2 nhóm có hoặc không huy động phế nang kết hợp PEEP +5cmH2O
trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi.
3. Khảo sát một số tác dụng không mong muốn trên tuần hoàn, hô hấp
của nghiệm pháp huy động phế nang kết hợp PEEP +5cmH2O trong gây mê
phẫu thuật bụng ở người cao tuổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ******* LẠI VĂN HOÀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH VÀ CƠ HỌC PHỔI KHI ÁP DỤNG NGHIỆM PHÁP HUY ĐỘNG PHẾ NANG TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BỤNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ******* LẠI VĂN HOÀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH VÀ CƠ HỌC PHỔI KHI ÁP DỤNG NGHIỆM PHÁP HUY ĐỘNG PHẾ NANG TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BỤNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI Chuyên ngành : Gây mê hồi sức Mã số : 62.72.01.22 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CÔNG QUYẾT THẮNG PGS.TS. LÊ THỊ VIỆT HOA HÀ NỘI - 2021 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nỗ lực học tập và nghiên cứu tôi đã hoàn thành luận án này với sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Phòng Sau đại học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108; Bộ môn Gây mê - Hồi sức thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời tri ân tới Thầy Cô giáo, PGS.TS Công Quyết Thắng và PGS.TS Lê Thị Việt Hoa; các Thầy Cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành PGS.TS. Nguyễn Minh Lý, TS.Tống Xuân Hùng, PGS.TS. Nguyễn Phương Đông , PGS.TS. Lê Lan Phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Xin cảm ơn tập thể Khoa Gây mê – Hồi sức; Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin dành một lời tri ân đặc biệt gửi tới toàn thể gia đình hai bên nội ngoại, anh em bạn bè, vợ và con tôi đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Lại Văn Hoàn LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lại Văn Hoàn, nghiên cứu sinh năm 2015 - 2021, Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108, chuyên ngành Gây mê hồi sức, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Công Quyết Thắng; PGS.TS. Lê Thị Việt Hoa. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ luận văn, luận án nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Người viết cam đoan Lại Văn Hoàn CÁC TỪ VIẾT TẮT A/C Assist/Control Ventilation - Thông khí hỗ trợ /kiểm soát. ACP American College of Physicians - Hiệp hội bác sỹ Hoa Kỳ ARS Alveolar Recruitment Strategy - Chiến lược huy động phế nang BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể BN Bệnh nhân CPAP Continous Positive Airway Pressure Áp lực đường thở dương liên tục Compliance Độ giãn nở phổi. CO2 Carbon dioxide - Carbon dioxid. COPD Chronic Obstructive Pulmona - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CT Computerized tomography - Chụp cắt lớp vi tính CVP Central Venus Pressure - Áp lực tĩnh mạch trung tâm EtCO2 Nồng độ khí CO2 thì thở ra F Frequency - Tần số thở. FRC Functional Residual Capacity - Dung tích cặn chức năng FiO2 Fractional inspired oxygen - Phân suất oxy trong khí thở vào. HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HATB Huyết áp trung bình HCO3 Bicarbonate - Bicarbonat hay dự trữ kiềm. HĐPN Huy động phế nang I:E Inspiration ratio:Expiration ratio Tỷ lệ thời gian thở vào/thời gian thở ra. MAC Nồng độ khí mê tối thiểu trong phế nang MVexp Thay đổi thông khí phút thì thở ra Nhóm CT Nhóm can thiệp NMCT Nhồi máu cơ tim NKQ Nội khí quản NYHA New York Heart Association - Phân độ suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York PaCO2 Partial pressure of carbon dioxide in arterial blood Áp lực riêng phần (phân áp) của CO2 trong máu động mạch. PaO2 Partial pressure of oxygen in arterial blood Áp lực riêng phần của O2 trong máu động mạch. PEEP Positive End-Expiratory Pressure - Áp lực dương cuối thì thở ra. P.peak Pressure peak- Áp lực đỉnh. PIP Peak Inspiratory Pressure - Áp lực đỉnh thở vào. Pplateau Plateau pressure - Áp lực cao nguyên P.mean Áp lực trung bình PO2 Pressure of oxygen - Áp lực oxy. SaO2 Arterial oxygen saturation - Độ bão hoà oxy máu động mạch. SO2 Oxygen saturation - Độ bão hoà oxy SpO2 Oxygen saturation measured by pulse oxymetry Độ bão hòa oxy đo qua đầu dò mạch nảy hay độ bão hòa oxy máu mao mạch. TBMN Tai biến mạch não TKNT Thông khí nhân tạo VCV Volume - Controlled Ventilation Phương thức thông khí kiểm soát thể tích. Vt Tidal volume - Thể tích lưu thông. VTe Tital volume leaving expiration valve Thể tích lưu thông đo qua van thở ra. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1 Giải phẫu và sinh lí bộ máy hô hấp ......................................................... 3 1.1.1 Giải phẫu bộ máy hô hấp .................................................................... 3 1.1.2 Cơ học hô hấp ..................................................................................... 3 1.1.3 Vận chuyển và trao đổi khí................................................................. 5 1.1.4 Thay đổi về hô hấp trên người cao tuổi .............................................. 7 1.2 Ảnh hưởng của gây mê - phẫu thuật ổ bụng lên hô hấp .......................... 9 1.2.1 Phẫu thuật vào ổ bụng ........................................................................ 9 1.2.2 Ảnh hưởng của gây mê lên hô hấp ................................................... 10 1.2.3 Cơ chế gây xẹp phổi trong gây mê - phẫu thuật. .............................. 13 1.2.4 Chiến lược giảm biến chứng hô hấp sau phẫu thuật ........................ 15 1.3 Phương pháp huy động phế nang ........................................................... 17 1.3.1 Định nghĩa ........................................................................................ 17 1.3.2 Lịch sử .............................................................................................. 18 1.3.3 Các phương pháp HĐPN .................................................................. 20 1.3.4 Chỉ định ............................................................................................ 25 1.3.5 Chống chỉ định ................................................................................. 26 1.3.6 Thời điểm huy động phế nang .......................................................... 26 1.3.7 Biến chứng của huy động phế nang ................................................. 27 1.4 Một số nghiên cứu về huy động phế nang ............................................. 28 1.4.1 Nghiên cứu huy động phế nang trên thế giới ................................... 28 1.4.2. Nghiên cứu ứng dụng huy động phế nang ở Việt Nam. ................. 35 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 37 2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 37 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu .............................. 37 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 37 2.1.3 Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu .................................................. 38 2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 38 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 38 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................... 38 2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 40 2.2.4 Phương tiện nghiên cứu .................................................................... 40 2.2.5 Các bước tiến hành nhiên cứu. ......................................................... 42 2.2.6 Các chỉ số nghiên cứu....................................................................... 47 2.2.7 Thời điểm thu thập số liệu ................................................................ 48 2.2.8 Một số tiêu chuẩn và định nghĩa ...................................................... 49 2.2.9 Xử lý số liệu ..................................................................................... 53 2.2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................. 53 2.2.11 Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................ 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 56 3.1 Đặc điểm chung ..................................................................................... 56 3.1.1 Đặc điểm chung về người bệnh ........................................................ 56 3.1.2 Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng trước phẫu thuật ....................... 59 3.1.3 Đặc điểm chung về gây mê và phẫu thuật ........................................ 60 3.2. Đặc điểm thông khí và cơ học phổi trong huy động phế nang ............. 63 3.2.1 Số lần huy động phế nang ................................................................ 63 3.2.2 Thay đổi thể tích khí thở ra trước và sau huy động phế nang .......... 63 3.2.3 Thay đổi áp lực đường thở ............................................................... 65 3.2.4 Thay đổi áp lực đỉnh sau huy động phế nang ................................... 66 3.2.5 Thay đổi áp lực cao nguyên sau huy động phế nang ....................... 67 3.2.6 Thay đổi độ giãn nở phổi sau huy động phế nang ........................... 68 3.2.7 Thay đổi thông khí phút thì thở sau huy động phế nang. ................. 70 3.3 Thay đổi chỉ số cơ học phổi của hai nhóm trong gây mê ...................... 71 3.3.1 Thay đổi thể tích khí thở ra của 2 nhóm ........................................... 71 3.3.2 Thay đổi độ giãn nở phổi 2 nhóm .................................................... 72 3.3.3. Thay đổi áp lực đỉnh trước và sau huy động phế nang 2 nhóm ...... 73 3.3.4. Thay đổi thông khí phút thì thở ra 2 nhóm ..................................... 73 3.4. Biến đổi các chỉ số khí máu động mạch ............................................... 74 3.4.1. Thay đổi chỉ số PaO2 của hai nhóm ................................................ 74 3.4.2. Thay đổi tỉ lệ PaO2/FiO2 của hai nhóm ............... ... ediction of postoperative complications in gastrointestinal cancer patients: a meta-analysis", Clinical Interventions in Aging. 13, pp. 723–736. 120. Chun Kevin Yang (2015), "Pulmonary complications after major abdominal surgery: National surgical quality improvement program analysis", Journal of Surgical Research. 198(2), pp. 441-449. 121. Yujiao Yang (2021), "Effect of lung recruitment maneuvers on reduction of atelectasis determined by lung ultrasound in patients more than 60 years old undergoing laparoscopic surgery for colorectal carcinoma: A prospective study at a single center", Med Sci Monit. 27, pp. e926748. 122. Shinichiro Yokota (2020), "Preoperative pulmonary function tests do not predict the development of pulmonary complications after elective major abdominal surgery: A prospective cohort study", Int J Surg. 73, pp. 65-71. 123. Hyun-Kyu Yoon (2021), "The effect of ventilation with individualized positive end-expiratory pressure on postoperative atelectasis in patients undergoing robot-assisted radical prostatectomy: A randomized controlled trial", J. Clin. Med. 10, pp. 850-63. 124. Ann Hee You (2019), "Effects of positive end-expiratory pressure on intraocular pressure and optic nerve sheath diameter in robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy A randomized, clinical trial", Medicine. 98(14), pp. e15051. 125. Christopher C. Young (2019), "Lung-protective ventilation for the surgical patient: international expert panel-based consensus recommendations", British Journal of Anaesthesia. 123(6), pp. 898-913 126. Bill Zafiropoulos (2001), "Physiological responses to the early mobilisation of the intubated, ventilated abdominal surgery patient", Australian Journal of Physiotherapy. 50, pp. 95–100. 127. Zhongheng Zhang (2015), "Lung protective ventilation in patients undergoing major surgery: a systematic review incorporating a Bayesian approach", BMJ Open. 5, pp. e007473. 128. Chen Zhu (2020), "Effects of intraoperative individualized PEEP on postoperative atelectasis in obese patients: study protocol for a prospective randomized controlled trial", Trials. 21, pp. 618. 129. Silvia Coppola (2014), "Protective lung ventilation during general anesthesia: is there any evidence?", Critical Care. 18, pp. 210. 130. Kun Liu (2019), "PEEP guided by electrical impedance tomography during one-lung ventilation in elderly patients undergoing thoracoscopic surgery", Ann Transl Med 2019;7(23):757 7(23), pp. 757-69. DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH GIỚI MÃ Y TẾ SỐ BỆNH ÁN NAM NỮ 1. Phạm Văn T. 1952 x 19001343 1902819 2. Nguyễn Văn Ch. 1948 x 08001959 1902291 3. Nguyễn Ngọc Kh. 1940 x 09029507 1902531 4. Phạm Xuân Ph. 1923 x 09009884 1902079 5. Vũ Đình D. 1936 x 09031026 1902288 6. Đinh Ngọc L. 1938 x 10013312 1900327 7. Hoàng Bá Ch. 1939 x 09026606 1900014 8. Phan Thị T. 1929 x 17009301 1900485 9. Nguyễn Văn G. 1952 x 09021875 1900936 10. Lưu Thị T. 1943 x 09005330 1822720 11. Phí Thanh A. 1940 x 12002187 1900010 12. Nguyễn Đức Ng. 1931 x 18013852 1822550 13. Hồ Văn Ph. 1940 x 08000030 1821493 14. Lê Quang T. 1951 x 18013380 1821557 15. Trịnh Long B. 1948 x 16011147 1822266 16. Nguyễn Văn L. 1933 x 10002254 1821565 17. Đặng Đức H. 1937 x 08002480 1821733 18. Chu Quang C. 1949 x 18012238 1820743 19. Nguyễn Thị Ng. 1955 x 18006494 1818391 20. Võ Văn K. 1938 x 16004762 1818905 21. Phạm Thanh G. 1957 x 18012614 1820407 22. Nguyễn Xuân Ph. 1938 x 08009627 1818410 23. Phạm Như B. 1935 x 09020725 1819932 24. Vũ Hải Kh. 1942 x 18012189 1819740 25. Nguyễn Thị Nh. 1938 x 09031565 1819277 26. Nguyễn Thị T. 1958 x 18008882 1818097 27. Phạm Quang L. 1944 x 17011826 1815861 28. Tạ Thị Ch. 1945 x 18010765 1817743 29. Đinh Kim H. 1939 x 14006193 1818352 30. Nguyễn Hữu Kh. 1937 x 08006579 1818367 31. Phạm Văn T. 1934 x 08004219 1818115 32. Nguyễn Tiến Th. 1960 x 18001106 1818269 33. Nguyễn Xuân Đ. 1933 x 10001180 1817305 34. Nguyễn Đình G. 1944 x 10003335 1817319 35. Trần Văn T. 1933 x 08008745 1817608 36. Đào Thị B. 1951 x 16016578 1816179 37. Nguyễn Hữu Q. 1952 x 09012836 1815671 38. Lê Quốc B. 1953 x 15013554 1815765 39. Nguyễn Thị Th. 1949 x 08001725 1812861 40. Hoàng Thọ L. 1940 x 09037126 1815245 41. Nguyễn Sĩ D. 1955 x 10011057 1814578 42. Nguyễn Văn Th. 1957 x 18002711 1804929 43. Nguyễn Thị Ph. 1946 x 18002671 1805785 44. Nguyễn Đắc V. 1952 x 18003538 1806260 45. Phạm Văn Th. 1948 x 08005513 1805954 46. Nguyễn Văn Ch. 1940 x 18003262 1805832 47. Phạm Văn Th. 1949 x 18003303 1805890 48. Lê G. 1938 x 09007268 1806396 49. Nguyễn Bá Ch. 1950 x 15009632 1804680 50. Phạm Văn Ng. 1955 x 18003791 1806633 51. Nguyễn Sĩ M. 1940 x 10004569 1806696 52. Vũ Thành M. 1936 x 08002613 1807242 53. Trịnh Phú S. 1934 x 08007928 1807124 54. Nguyễn Hữu Th. 1937 x 13009782 1808495 55. Nguyễn Mạnh C. 1932 x 09025203 1808147 56. Mai Xuân M. 1939 x 09010950 1807621 57. Nguyễn Thị T. 1956 x 18004766 1808207 58. Phan Hữu Ng. 1934 x 09017618 1809195 59. Ngô Đức H. 1937 x 09009447 1809183 60. Nguyễn Văn Ch. 1951 x 18005466 1809282 61. Nguyễn Ngọc Kh. 1930 x 08004734 1809225 62. Lê Nh. 1953 x 13002057 1809451 63. Nguyễn Thị H. 1928 x 12007935 1804750 64. Nguyễn Đức Ng. 1954 x 18003082 1805532 65. Vũ Thị Ng. 1953 x 18002965 1805318 66. Lê Bình Th. 1956 x 18002728 1804971 67. Lê Thị L. 1947 x 09005153 1809239 68. Dương Văn H. 1946 x 18003311 1806061 69. Trần Tiến H. 1924 x 16004036 1810848 70. Phan Tử Ph. 1933 x 18005292 1811014 71. Nguyễn Văn Ch. 1934 x 08009154 1810632 72. Phạm Gia H. 1954 x 18005136 1808753 73. Nguyễn Cảnh N. 1951 x 08004581 1808760 74. Huỳnh Mạnh C. 1949 x 08004487 1808538 75. Đỗ Đắc V. 1935 x 18004095 1808379 76. Trịnh Văn T. 1938 x 09015590 1808730 77. Lê Ngọc T. 1942 x 09016107 1812439 78. Lê L. 1936 x 14002779 1813419 79. Đỗ Tất Th. 1947 x 09011435 1813360 80. Nguyễn Kim T. 1932 x 15006468 1813033 81. Trung Thị Nh. 1931 x 19001325 1902772 82. Nguyễn Thị L. 1946 x 19001654 1903344 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ XÁC NHẬN: Nghiên cứu sinh Lại Văn Hoàn đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả cải thiện trao đổi khí và cơ học phổi của nghiệm pháp huy động phế nang kết hợp PEEP trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi.” trên 82 bệnh nhân có trong danh sách tại Bệnh viện Hữu Nghị. Bệnh viện đồng ý cho nghiên cứu sinh được sử dụng các số liệu có liên quan trong bệnh án để công bố trong công trình luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG LƯU TRỮ HỒ SƠ Bác sỹ Lại Văn Hoàn đã nghiên cứu 82 bệnh án có tên và mã lưu trữ như trên CN. Nguyễn Thị Ngọc Hoa BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU (Đề tài Huy động phế nang) Nhóm can thiệp: 01 Số bệnh án: Mã Y tế: I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Tuổi: .. Giới: 1. Nam 2. Nữ 3. Nghề nghiệp: 1. Cán bộ 2. Hưu trí 3. Nghề khác :. 4. Địa chỉ: 1. Hà Nội 2. Khác 5. Điện thoại liên hệ:........................................................... 6. Ngày vào viện: .giờ..phút, ngày...tháng...năm. II. TÌNH TRẠNG LÚC VÀO VIỆN 1. Lý do vào viện .. 2. Tiền sử bệnh [ có không không rõ ] Bệnh phổi mạn tính Đái thái đường Suy thận mạn Suy tim Tăng huyết áp Hút thuốc lá NMCT cũ TBMM não 3. Khám lúc vào viện Nhiệt độ: Mạch: Huyết áp: Tần số thở: BMI: Glasgow: ASA: CẬN LÂM SÀNG KẾT QUẢ ĐƠN VỊ XQ Tim phổi Bình thường Không bình thường Đo CN Hô hấp Bình thường RLTK nhẹ RLTK TB XN huyết học Bạch cầu Hồng cầu Hb Tiểu cầu III. GÂY MÊ PHẪU THUẬT 1. Chẩn đoán trước phẫu thuật .. 2. Chẩn đoán sau phẫu thuật .. 3. Phẫu thuật ngàytháng.năm. 4. Thời gian gây mê.phút; Thời gian phẫu thuật.phút..... 5. Số lần HĐPN... 6. Tình trạng sau phẫu thuật Nhiệt độ: Mạch: Huyết áp: Tần số thở: Glasgow: 7. Kết quả phẫu thuật 7.1. Thành công 7.2. Không thành công IV. BẢNG THEO DÕI CHỈ SỐ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH Thông số Trước HĐPN Sau 5ph HĐPN lần 1 Kết thúc TM Sau 30ph rút NKQ KHÍ MÁU PH PaCO2 PaO2 BE HCO3 TCO2 SO2 Lactac Biến chứng ([ có không) Tràn khí MP Nhịp chậm Loạn nhịp tim Tụt HA Chảy máu Giảm SpO2 B/chứng khác Người thực hiện Lại Văn Hoàn V. BẢNG THEO DÕI CƠ HỌC PHỔI VÀ HUYẾT ĐỘNG CHỈ SỐ LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 LẦN 4 LẦN 5 LẦN 6 Trước Sau 1 phút Sau 5 phút Trước Sau 1 phút Sau 5 phút Trước Sau 1 phút Sau 5 phút Trước Sau 1 phút Sau 5 phút Trước Sau 1 phút Sau 5 phút Trước Sau 1 phút Sau 5 phút CƠ HỌC PHỔI TVexp Pmean Ppeak Ppv lat Complian EtCO2 MVexp MAC HUYẾT ĐỘNG SpO₂ MẠCH HATT HATTR HATB Người thực hiện Lại Văn Hoàn CHỈ SỐ Sau đặt NKQ Sau HĐPN lần 1 Lúc đóng bụng Trước khi Rút NKQ CƠ HỌC PHỔI TVexp Pmean Ppeak Plat Complian EtCO2 MVexp MAC HUYẾT ĐỘNG SpO₂ MẠCH HATT HATTR HATB Người thực hiện Lại Văn Hoàn MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU (Đề tài Huy động phế nang) Nhóm chứng: 02 Số bệnh án: Mã Y tế: I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Tuổi: .. Giới: 1. Nam 2. Nữ 3. Nghề nghiệp: 1. Cán bộ 2. Hưu trí 3. Nghề khác : 4. Địa chỉ: 1. Hà Nội 2. Khác 5. Điện thoại liên hệ:....................................................... 6. Ngày vào viện: .giờ..phút, ngày...tháng...năm. II. TÌNH TRẠNG LÚC VÀO VIỆN 1. Lý do vào viện . 2. Tiền sử bệnh [ có không không rõ ] Bệnh phổi mạn tính Đái thái đường Suy thận mạn Suy tim Tăng huyết áp Hút thuốc lá NMCT cũ TBMM não 3. Khám lúc vào viện Nhiệt độ: Mạch: Huyết áp: Tần số thở: BMI: Glasgow: ASA: CẬN LÂM SÀNG KẾT QUẢ ĐƠN VỊ XQ Tim phổi bình thường không bình thường Đo CN Hô hấp Bình thường RLTK nhẹ RLTK TB XN huyết học Bạch cầu Hồng cầu Hb Tiểu cầu III. GÂY MÊ PHẪU THUẬT 1. Chẩn đoán trước phẫu thuật 2. Chẩn đoán sau phẫu thuật: 4. Phẫu thuật ngày tháng...năm. 5. Thời gian gây mê.....phút; Thời gian phẫu thuật.phút.. 6. Tình trạng sau phẫu thuật Nhiệt độ: Mạch: Huyết áp: Tần số thở: Glasgow: 7. Kết quả phẫu thuật 7.1. Thành công 7.2. Không thành công IV. BẢNG THEO DÕI CHỈ SỐ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH Thông số Trước HĐPN Sau 5ph HĐPN lần 1 Kết thúc TM Sau 30ph rút NKQ KHÍ MÁU PH PaCO2 PaO2 BE HCO3 TCO2 SO2 Lactac Biến chứng ([ có không) Tràn khí MP Nhịp chậm Loạn nhịp tim Tụt HA Chảy máu Giảm SpO2 B/chứng khác Người thực hiện Lại Văn Hoàn V. BẢNG THEO DÕI CƠ HỌC PHỔI VÀ HUYẾT ĐỘNG CHỈ SỐ Sau đặt NKQ Sau HĐPN lần 1 Lúc đóng bụng Trước khi Rút NKQ CƠ HỌC PHỔI TVexp Pmean Ppeak Plat Complian EtCO2 MVexp MAC HUYẾT ĐỘNG SpO₂ MẠCH HATT HATTR HATB Người thực hiện Lại Văn Hoàn
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bien_doi_cac_chi_so_khi_mau_dong_mach_va.pdf
- Đóng góp mới của luan án.docx
- Luan an tom tat - Eng.pdf
- Luan an tom tat - Viet.pdf