Tiểu luận Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm ở trường THPT Vũ Đình Liệu, thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

1.1. Lý do pháp lý:

Căn cứ vào:

- Điều 16 Luật giáo dục (2005 sửa đổi, điều chỉnh 2009) quy định về vai trò và

trách nhiệm của người quản lý giáo dục “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò trong

việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục thì việc nâng cao chất lượng,

kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên là điều cần biết”

- Điều 28 Luật giáo dục (2005 sửa đổi, điều chỉnh 2009) ghi rõ “phương pháp

giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học

sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự

học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. tác

động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Người giáo viên

muốn phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng làm việc nhóm của học sinh thì

bản thân phải nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm.

- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,

trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ngày 28/03/2011

của Bộ giáo dục và đào tạo;

- Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và

trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TTBGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) ở tiêu chí

16 về tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ “Hiệu trưởng xây dựng tổ chức bộ máy nhà

trường hoạt động hiệu quả”. Đây cũng là căn cứ để Hiệu trưởng nâng cao kỹ năng làm

việc nhóm cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT của Trường cán bộ quản lý

giáo dục TP. Hồ Chí Minh ( Chuyên đề 18: Kỹ năng làm việc nhóm thuộc Module 5:

Các kỹ năng hỗ trợ quản lý nhà trường)

- Kế hoạch năm học 2018- 2019 của trường THPT Vũ Đình Liệu, huyện Châu

Thành, Tỉnh Trà Vinh

1.2. Lý do lý luận:

Theo Marvin Shaw:

Nhóm là cộng đồng từ hai người trở lên, giữa họ có sự tương tác và ảnh hưởng

lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định và trong quá trình hoạt động chung.

Theo David D.Myers:

Nhóm là tập hợp các thành viên có nhu cầu cần thiết phải gặp gỡ nhau trong

một thời gian, cùng chung mục đích

Như vậy, có thể hiểu nhóm là tập hợp gồm hai hay nhiều người cùng làm việc

với nhau để hoàn thành một mục tiêu chung. Trong nhóm, mỗi thành viên có sở5

trường, năng lực, kỹ năng khác nhau và được phân công vào những công việc, vị trí,

nhiệm vụ khác nhau phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân để cùng hoàn

thành mục tiêu chung của nhóm. Trong quá trình đó, các thành viên trong nhóm sẽ gắn

kết với nhau, bổ sung cho nhau để thực hiện mục tiêu của nhóm mình, thông qua đó,

thúc đẩy nhóm phát triển đồng thời tìm được sự phát triển cho bản thân mỗi thành viên

trong nhóm.

Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở

thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án,

nhóm làm việc trong tổ chức.

Dù hình thức nào thì nhóm đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng

và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà

các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác

và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các

thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng

đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có khó khăn gây ảnh

hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định

rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.

pdf 17 trang chauphong 15520
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm ở trường THPT Vũ Đình Liệu, thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm ở trường THPT Vũ Đình Liệu, thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Tiểu luận Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm ở trường THPT Vũ Đình Liệu, thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
NĂM 2018 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 
Ở TRƯỜNG THPT VŨ ĐÌNH LIỆU 
Thị Trấn Châu Thành, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh 
Học viên: VƯƠNG THỊ MINH THƯ 
Đơn vị công tác: Trường THPT Vũ Đình Liệu, Thị trấn Châu Thành, 
Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh 
Trà Vinh, tháng 9/2018 
2 
Lời cảm ơn 
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể quý thầy 
cô trường CBQLGD Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và 
nghiên cứu tài liệu. 
Tôi xin chân thành biết ơn sự tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức 
trong công tác quản lý, giúp tôi hiểu rõ để vận dụng vào thực tế cho công tác nâng cao 
kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên đạt hiệu quả hơn để góp phần phát triển toàn 
diện cho giáo viên THPT tại trường. 
Tôi cũng xin cám ơn Sở Giáo dục – Đào tạo Tỉnh Trà Vinh, Hiệu trưởng trường 
THPT Vũ Đình Liệu đã tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp học bổ ích này. 
 Chân thành cảm ơn! 
3 
MỤC LỤC 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................................ 4 
1.1. Lý do pháp lý: .......................................................................................... 4 
1.2. Lý do lý luận: ........................................................................................... 4 
1.3 Lý do thực tiễn: ........................................................................................ 5 
2. THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở TRƯỜNG THPT VŨ 
ĐÌNH LIỆU, THỊ TRẤN CHÂU THÀNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ 
VINH ............................................................................................................................... 6 
2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Vũ Đình Liệu: ......................... 6 
2.2.Thực trạng hoạt động nhóm ở Trường THPT Vũ Đình Liệu: ............ 8 
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất 
lượng làm việc nhóm ở trường THPT Vũ Đình Liệu, Huyện Châu Thành, Tỉnh 
Trà Vinh ................................................................................................................... 10 
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC 
NHÓM CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THPT VŨ ĐÌNH LIỆU: .................. 12 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ............................................................................... 16 
4.1. Kết luận: ................................................................................................. 16 
4.2. Kiến nghị: ............................................................................................... 16 
4 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
1.1. Lý do pháp lý: 
Căn cứ vào: 
- Điều 16 Luật giáo dục (2005 sửa đổi, điều chỉnh 2009) quy định về vai trò và 
trách nhiệm của người quản lý giáo dục “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò trong 
việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục thì việc nâng cao chất lượng, 
kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên là điều cần biết” 
- Điều 28 Luật giáo dục (2005 sửa đổi, điều chỉnh 2009) ghi rõ “phương pháp 
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học 
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự 
học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. tác 
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Người giáo viên 
muốn phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng làm việc nhóm của học sinh thì 
bản thân phải nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm. 
- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, 
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ngày 28/03/2011 
của Bộ giáo dục và đào tạo; 
- Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-
BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) ở tiêu chí 
16 về tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ “Hiệu trưởng xây dựng tổ chức bộ máy nhà 
trường hoạt động hiệu quả”. Đây cũng là căn cứ để Hiệu trưởng nâng cao kỹ năng làm 
việc nhóm cho đội ngũ giáo viên nhà trường. 
 - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT của Trường cán bộ quản lý 
giáo dục TP. Hồ Chí Minh ( Chuyên đề 18: Kỹ năng làm việc nhóm thuộc Module 5: 
Các kỹ năng hỗ trợ quản lý nhà trường) 
- Kế hoạch năm học 2018- 2019 của trường THPT Vũ Đình Liệu, huyện Châu 
Thành, Tỉnh Trà Vinh 
1.2. Lý do lý luận: 
Theo Marvin Shaw: 
Nhóm là cộng đồng từ hai người trở lên, giữa họ có sự tương tác và ảnh hưởng 
lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định và trong quá trình hoạt động chung. 
Theo David D.Myers: 
Nhóm là tập hợp các thành viên có nhu cầu cần thiết phải gặp gỡ nhau trong 
một thời gian, cùng chung mục đích 
Như vậy, có thể hiểu nhóm là tập hợp gồm hai hay nhiều người cùng làm việc 
với nhau để hoàn thành một mục tiêu chung. Trong nhóm, mỗi thành viên có sở 
5 
trường, năng lực, kỹ năng khác nhau và được phân công vào những công việc, vị trí, 
nhiệm vụ khác nhau phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân để cùng hoàn 
thành mục tiêu chung của nhóm. Trong quá trình đó, các thành viên trong nhóm sẽ gắn 
kết với nhau, bổ sung cho nhau để thực hiện mục tiêu của nhóm mình, thông qua đó, 
thúc đẩy nhóm phát triển đồng thời tìm được sự phát triển cho bản thân mỗi thành viên 
trong nhóm. 
Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở 
thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, 
nhóm làm việc trong tổ chức... 
Dù hình thức nào thì nhóm đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng 
và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà 
các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác 
và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các 
thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng 
đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có khó khăn gây ảnh 
hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định 
rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người. 
 1.3 Lý do thực tiễn: 
“ Không ai có thể làm gì một mình. Mỗi chúng ta sinh ra trong một nhóm và 
không thể sống nếu không có nhóm” 
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu 
làm việc nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế chỉ ra rằng sự hợp tác trong nhóm 
mang lại năng suất lao động và hiệu quả làm việc cao hơn gấp nhiều lần. Khi làm việc 
nhóm, nhiều người cùng làm sẽ phát huy thế mạnh của từng người và bổ sung cho 
nhau những thiếu sót. Mỗi thành viên sẽ có cơ hội học tập từ các thành viên khác khi 
nghe họ trình bày và cả khi họ phản biện ý kiến của mình. Như vậy, kết quả công việc 
sẽ tốt hơn là mỗi người làm việc rời rạc rồi mới ráp nối lại. 
Trong xã hội hiện đại, làm việc nhóm, ekip là một mô hình phổ biến trong mọi 
lĩnh vực hoạt động. Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó 
còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội. 
Đặc biệt, trong nhà trường làm việc nhóm vừa là yêu cầu, vừa là nhu cầu của mỗi 
thành viên. Trong các hoạt động trong nhà trường thì làm việc nhóm có một vai trò hết sức 
quan trọng bởi vì có thể nói đơn vị cơ sở trong nhà trường là các nhóm: tổ chuyên môn, các 
lớp học, câu lạc bộ... Hội đồng sư phạm nhà trường cũng là một nhóm lớn. 
Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, 
thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt 
động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. 
6 
Tuy nhiên, hoạt động của các nhóm trong nhà trường hiệu quả vẫn chưa cao. Do 
đó việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động của nhà trường là hết sức cần 
thiết. 
Để xây dựng và phát triển “kỹ năng làm việc nhóm” trong nhà trường, đòi hỏi 
nhiều yếu tố, nguồn lực, Trong đó, làm sao để toàn thể giáo viên hiểu rõ được lợi 
ích và ý nghĩa của làm việc nhóm và những ảnh hưởng của nó đến với giáo viên là một 
yếu tố hết sức quan trọng. Đặc biệt, để thực hiện thành công “kỹ năng làm việc nhóm” 
đòi hỏi sự đóng góp, hợp tác từ nhiều thành viên trong nhóm dưới sự dẫn dắt của 
nhóm trưởng có tham mưu với Hiệu trưởng. Bởi lẽ nếu thiếu sự hỗ trợ này thì khó có 
thể thực hiện “kỹ năng làm việc nhóm” đạt hiệu quả cao được. 
Thực tế cho thấy, hiệu quả làm việc nhóm ở Trường THPT Vũ Đình Liệu, 
huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh là khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt 
chưa đạt kết quả như mong muốn nên tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kỹ năng làm 
việc nhóm ở trường THPT Vũ Đình Liệu, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, 
tỉnh Trà Vinh” với mong muốn nâng cao hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm- cụ thể là 
kỹ năng hợp tác giữa các thành viên trong các tổ bộ môn tại trường THPT Vũ Đình 
Liệu trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
2. THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở TRƯỜNG THPT VŨ 
ĐÌNH LIỆU, THỊ TRẤN CHÂU THÀNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ 
VINH 
2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Vũ Đình Liệu: 
Trường được thành lập vào ngày 28 tháng 7 năm 1981 theo Quyết định số 
1079-QĐ/UBT của Chủ tịch UBND tỉnh Cửu Long. tọa lạc tại khóm 2, Thị Trấn Châu 
Thành, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh. 
Từ năm đầu thành lập (1981), trường chỉ có 02 lớp với số học sinh lớp 10 là 80 
học sinh và chỉ có 09 cán bộ, giáo viên. Cơ sở vật chất ban đầu của trường rất thiếu và 
vô cùng khó khăn. 
Từ năm học tiếp theo, quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân 
viên và học sinh không ngừng phát triển. Đến tháng 9/1992 cùng với việc tái lập tỉnh 
Trà Vinh, trường trung học phổ thông Châu Thành sáp nhập với trường trung học cơ 
sở Đa Lộc thành trường PTTH cấp 2-3 Châu Thành với số học sinh hai cấp là 843 học 
sinh và cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 47 người. 
Tháng 9/2004, để tạo điều kiện cho nhà trường tập trung vào công tác giáo dục 
và giảng dạy học sinh THPT, được sự thống nhất của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 
Trà Vinh và Lãnh đạo Huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành, trường được 
phép không tuyển sinh học sinh trung học cơ sở, mà tiếp tục thực hiện công tác giảng 
dạy và giáo dục học sinh trung học phổ thông trong toàn huyện ( các học sinh THCS 
7 
được chuyển đến các trường THCS của huyện, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho 
học sinh đến trường và học tập). Thời điểm lúc đó, học sinh trung học phổ thông của 
trường là 1771 học sinh với 44 lớp, học viên bổ túc trung học phổ thông là 631 với 13 
lớp và đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên là 106 ( chưa đạt chuẩn 09 GV c ... i gian để được tập huấn về việc đổi mới phương 
pháp dạy học. 
- Trong các cuộc họp tổ, một số giáo viên còn ngại đóng góp ý kiến (sợ đụng 
chạm đến đồng nghiệp). 
11 
- Một số ít giáo viên thờ ơ với công việc chung của tổ làm việc qua loa cầm 
chừng thiếu nhiệt huyết dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa như mong muốn. 
- Một số tổ trưởng chuyên môn còn chưa có kỹ năng quản lý tốt tổ bộ môn. 
- Kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên còn hạn chế. 
2.3.3. Cơ hội: 
- Nghị Quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu 
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị Trung Ương 8 (Khóa XI) thông qua 
tạo tiền đề để ngành Giáo dục và Đào tạo đổi mới. 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một hệ thống văn bản chỉ đạo và tổ chức các 
cuộc tập huấn một cách có hệ thống nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho việc 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
- Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh thường xuyên phối hợp với trường cán bộ 
quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng về công tác thanh tra, lớp 
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nang cao trình độ chung cho đội ngũ giáo viên 
trong diện qui hoạch làm công tác quản lý. 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các 
cấp lãnh đạo, Ủy ban nhân dân Huyện Châu Thành, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh, 
chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường 
quân luôn sát cánh cùng nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngày càng có 
hiệu quả, động viên hỗ trợ cho phong trào dạy và học của thầy và trò nhà trường. 
2.3.4 Thách thức. 
- Do trường tọa lạc ở một huyện còn nhiều khó khăn, ít doanh nghiệp và đa số 
cha mẹ học sinh đều là những nông dân có cuộc sống vất vả nên việc vận động hỗ trợ 
cho các hoạt động khen thưởng, hỗ trợ cho giáo viên còn hạn chế. 
- Chất lượng đầu vào của nhà trường thấp, một bộ phận học sinh thiếu tính chủ 
động, tự giác và trách nhiệm trong học tập và rèn luyện. Một số phụ huynh ít quan tâm 
đến con em mình, chủ yếu giao cho nhà trường. Một bộ phận cha mẹ học sinh là dân 
lao động nghèo, làm thuê, làm mướn, một bộ phận đi làm ăn xa nên việc phối hợp 
giáo dục từ phía gia đình đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh chưa mang lại hiệu 
quả cao.
12 
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THPT VŨ ĐÌNH 
LIỆU: 
(Kế hoạch thực hiện dự kiến từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2019) 
Nội dung 
công việc 
Mục tiêu 
cần đạt 
Người 
thực 
hiện 
Người 
phối hợp 
Điều kiện 
thực hiện 
Cách thức thực 
hiện 
Dự kiến khó khăn, rủi 
ro 
Biện pháp khắc 
phục 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 
I. Lập kế hoạch nâng cao kĩ năng làm việc nhóm. 
Căn cứ kiến thức 
đã được học và 
tình hình thực tiễn 
đơn vị, HT đề ra 
kế hoạch bồi 
dưỡng KNLVN 
cho đội ngũ GV. 
Đề ra được kế 
hoạch dự thảo. 
HT Các phó 
HT 
Tài liệu về 
kỹ năng làm 
việc nhóm 
HT chỉ đạo Phó 
HT soạn ra dự thảo 
kế hoạch. 
Kế hoạch đưa ra có thể 
trùng với Kế hoạch cấp 
trên. 
Kinh phí chưa đủ. Có 
những tài liệu không 
chuẩn về KNLVN trên 
internet 
Chủ động, Linh hoạt 
thay đổi thời gian. 
Bổ sung kinh phí từ 
nguồn khác. 
Chọn lọc nội dung 
thông tin trên 
internet. 
Triển khai dự thảo 
kế hoạch đến các 
bộ phận liên quan 
đóng góp ý kiến. 
Thống nhất ý 
kiến để kế hoạch 
hoàn thiện hơn. 
HT Phó HT 
TTCM Đội 
ngũ GV 
cốt cán. 
Kế hoạch 
dự thảo 
Phòng họp 
Họp trao đổi để đi 
đến thống nhất kế 
hoạch cùng thực 
hiện. 
Còn giáo viên chưa 
mạnh dạn, thẳng thắng 
đóng góp ý kiến. 
HT nên phân tích 
để GV hiểu và khích 
lệ, lắng nghe mọi 
người nêu ý kiến 
II. Tổ chức thực hiện. 
Thành lập các tổ 
chuyên môn, nhóm 
theo các môn, các 
tổ hợp thi TN 
THPT. 
Thành lập được 
nhóm theo tổ hợp 
thi TN THPT 
Giao nhiệm vụ 
cho nhóm 
trưởng. 
HT Phó HT 
TTCM 
GV 
Các quyết 
định thành 
lập. 
Hội trường 
để họp. 
Tổ chức họp, chia 
tổ CM thành các 
nhóm có tổ hợp thi 
tốt nghiệp 12: Tổ 
hợp các môn tự 
nhiên, tổ hợp các 
Có GV không đồng ý 
với cơ cấu nhóm, 
không thích trưởng 
nhóm. 
HT phân tích giúp 
GV hiểu dựa trên 
nhu cầu, năng lực, 
phiếu tín nhiệm và 
các tiêu chí về nhóm 
trưởng. 
13 
Nội dung 
công việc 
Mục tiêu 
cần đạt 
Người 
thực 
hiện 
Người 
phối hợp 
Điều kiện 
thực hiện 
Cách thức thực 
hiện 
Dự kiến khó khăn, rủi 
ro 
Biện pháp khắc 
phục 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 
môn xã hội; Phân 
công nhóm trưởng, 
nhóm phó, thư ký. 
Công bố quyết 
định. 
III. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch nâng cao kĩ năng làm việc nhóm. 
HT chỉ đạo các 
nhóm xây dựng kế 
hoạch làm việc 
cho nhóm. 
Các nhóm xây 
dựng KH làm 
việc cho nhóm từ 
đầu đến cuối 
năm học. 
Kế hoạch chi tiết, 
cụ thể, có tính 
khả thi. 
HT PHT 
TTCM 
GV 
Tài liệu 
Kế hoạch 
Tổng hợp 
PHT chỉ đạo. Họp 
nhóm lấy ý kiến; 
Nhóm trưởng thống 
nhất ý kiến xây 
dựng kế hoạch, 
trong quá trình thực 
hiện có thể điều 
chỉnh cho phù hợp. 
Các thành viên thực 
hiện vai trò, nhiệm 
vụ được giao. 
Các thành viên ít đóng 
góp ý kiến. 
Có thể nhóm chưa 
thống nhất được một số 
vấn đề nào đó. 
Nhóm trưởng chuẩn 
bị nội dung gợi ý để 
các thành viên phát 
biểu. Cần tìm đúng 
nguyên nhân và phát 
huy năng lực từng 
cá nhân. 
Tìm hiểu nguyên 
nhân, cần bố trí buổi 
sinh hoạt để giải 
quyết, thống nhất. 
HT chỉ đạo các 
nhóm làm việc 
theo đúng kế 
hoạch. 
Tổ chức được 
các buổi trao đổi 
kinh nghiệm đạt 
hiệu quả. 
Các thành viên 
HT PHT 
TTCM 
Nhóm 
trưởng 
GV 
Phòng họp. 
Kinh phí 
thực hiện 
cho từng 
hoạt động 
Thông qua các 
phong trào thi đua 
dạy giỏi các cấp, 
thao giảng, Hội 
giảng, hội thảo 
Các thành viên không 
tích cực trong hoạt 
động của nhóm. 
Nhóm trưởng cần 
phát huy vai trò 
từng thành viên, sử 
dụng, khai thác tiềm 
năng cho các thành 
14 
Nội dung 
công việc 
Mục tiêu 
cần đạt 
Người 
thực 
hiện 
Người 
phối hợp 
Điều kiện 
thực hiện 
Cách thức thực 
hiện 
Dự kiến khó khăn, rủi 
ro 
Biện pháp khắc 
phục 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 
tích cực tham gia 
đóng góp ý kiến. 
Nhóm trưởng 
tổng hợp được ý 
kiến chung và 
thực hiện. 
Các Thành viên 
hỗ trợ nhau để 
đạt được mục 
đích. 
 cụ thể. 
Cơ sở vật 
chất, tài liệu 
có liên 
quan. 
chuyên đề 
Các thành viên 
đóng góp ý kiến để 
công tác dạy học 
của bộ môn và việc 
sử dụng kiến thức 
liên môn hiệu quả 
hơn, đáp ứng được 
nhu cầu thi tổ hợp 
các môn. 
Kinh phí khen thưởng 
hạn chế. 
viên, thực hiện dân 
chủ, công bằng. 
Vận động, quyên 
góp từ các nguồn 
khác. 
IV. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch. 
HT cần xây dựng 
ra các tiêu chí để 
đánh giá. 
Có bộ tiêu chí 
đánh giá cụ thể, 
rõ ràng, dễ thực 
hiện. 
HT - PHT 
- TTCM 
-Nhóm 
trưởng 
- GV 
Các HD của 
BGDĐT có 
liên quan 
đến tiêu chí 
đánh giá. 
Phòng họp. 
HT chỉ đạo 
Phó HT chủ trì họp 
trao đổi, thống nhất. 
Thư kí hội đồng 
soạn tài liệu có liên 
quan. 
Bản kế hoạch không 
phù hợp với một số tiêu 
chí của BGDĐT và 
thực tế. 
Chỉnh sửa kế hoạch 
cho phù hợp với tài 
liệu của BGDĐT có 
liên quan đến các 
tiêu chí đánh giá và 
thực tế. 
HT kiểm tra hiệu 
quả làm việc của 
tổ, nhóm. 
Biết tình hình, 
cách thức làm 
việc của tổ, 
nhóm. 
Nắm được kết 
HT PHT 
TTCM 
Các nhóm 
trưởng 
Hồ sơ sổ 
sách của tổ 
chuyên 
môn. 
Bản tiêu chí 
Kiểm tra trên hồ sơ 
sổ sách của tổ. 
Trao đổi thông tin 
với các thành viên. 
Tham gia đột xuất 
GV chưa dám thẳng 
thắn khi trao đổi với 
lãnh đạo. 
Lãnh đạo phải dân 
chủ, tạo điều kiện 
trao đổi khi có vấn 
đề phát sinh. HT 
phải tạo được lòng 
15 
Nội dung 
công việc 
Mục tiêu 
cần đạt 
Người 
thực 
hiện 
Người 
phối hợp 
Điều kiện 
thực hiện 
Cách thức thực 
hiện 
Dự kiến khó khăn, rủi 
ro 
Biện pháp khắc 
phục 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 
quả của nhóm 
làm việc. 
đánh giá đã 
được tập thể 
nhất trí. 
các buổi sinh hoạt 
chuyên môn tổ. 
tin thật sự trong tập 
thể giáo viên. 
Vào cuối năm học 
khi tổng kết năm 
học, có kết quả thi 
tốt nghiệp, HT 
tổng kết, rút kinh 
nghiệm. 
Tổng kết chỉ ra 
những mặt đã 
làm được, chưa 
được. Nguyên 
nhân của từng 
mặt. 
Rút ra bài học 
kinh nghiệm cho 
những năm học 
sau. 
HT PHT 
TTCM 
GV 
Nhóm 
trưởng 
Bản tiêu chí 
đánh giá. 
Các biên 
bản xét thi 
đua. 
Nhóm trưởng báo 
cáo bằng văn bản 
về quá trình thực 
hiện làm việc theo 
nhóm. 
HT đánh giá theo 
tiêu chí. 
Khen thưởng nhóm 
làm việc tốt, hiệu 
quả trong thời gian 
qua. 
Thiếu kinh phí khen 
thưởng. 
HT chuẩn bị trước 
kinh phí khen 
thưởng. HT vận 
động từ các nguồn 
khác thông qua các 
mối quan hệ. 
16 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 
4.1. Kết luận: 
 a) Tính cần thiết và cấp bách: 
 - Kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết cho mọi người giáo viên và có ảnh hưởng 
trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo 
dục của toàn trường. 
 - Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và đổi mới 
cách thức làm việc nhóm cho giáo viên. 
 b) Các giải pháp để làm việc nhóm thành công: 
 - Các thành viên trong nhóm phải hiểu mục tiêu của nhóm. 
 - Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Tất cả các 
thành viên trong nhóm đều có lòng tin vào các thành viên khác trong nhóm. 
 - Khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên trong nhóm để giải 
quyết. 
 - Trưởng nhóm luôn là người hướng các thành viên của mình vào những điều 
quan trọng nhất để tạo nên thành công. 
 - Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. 
 - Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của nhau. 
 - Các thành viên trong một nhóm phải biết giúp đỡ nhau. 
 - Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho cả nhóm. 
 - Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. 
 - Hiệu trưởng và các giáo viên trong nhà trường phải tự nghiên cứu tài liệu về 
hoạt động nhóm và kỹ năng làm việc nhóm qua tài liệu, cổng thông tin điện tử. 
4.2. Kiến nghị: 
 - Với Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng 
chuyên môn và đặc biệt là về hoạt động nhóm để giáo viên và cán bộ quản lý có cơ hội 
học tập và rèn luyện. 
 - Với Trường THPT Vũ Đình Liệu: Nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn 
nữa để giáo viên có cơ hội làm việc nhóm. Tham mưu các nguồn lực từ xã hội để đầu 
tư cơ sở vật chất cho nhà trường để thuận lợi cho công tác giáo dục. 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường THCS ngày 
28/03/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo. 
- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Phổ Thông của trường Cán Bộ Quản 
Lý Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh 
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019. Trường THPT Vũ Đình 
Liệu, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_giai_phap_nang_cao_ky_nang_lam_viec_nhom_o_truong.pdf