Đề tài Thế nào là tích tụ và tập trung tư bản? Phân biệt tích tụ và tập trung tư bản. Vai trò của tập trung tư bản trong chủ nghĩa tư bản hiện đại ý nghĩa nghiên cứu

1.1. Tích tụ tư bản:

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản

hóa một phần giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích

lũy tư bản. Nó phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và từng doanh

nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và lao động.

Chẳng hạn, một tư bản 1.000 đôla cộng thêm 100 đôla giá trị thặng dư tư

bản hóa thành một tư bản lớn hơn là 1.100 đôla.

Vì sao xảy ra tích tụ tư bản? Bởi vì:

Thứ nhất, tích tụ tư bản là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật.

Thứ hai, SX TBCN ngày càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư

ngày càng tăng. Đồng thời trình độ bóc lột và khối lượng giá trị thặng dư

bóc lột được ngày càng tăng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản

là điều kiện vật chất làm cho khả năng tư bản hóa giá trị thặng dư biến

thành hiện thực tích tụ tư bản.

Đặc điểm: Tích tụ luôn phụ thuộc vào lợi nhuận và diễn ra nhanh trong

thời kỳ cạch tranh tự do.

Kết quả: Tích tụ hình thành nên đại công ty, mở rộng qui mô sản xuất.

1.2. Tập trung tư bản:

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản bằng cách kết hợp

nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản lớn hơn.Trang 3

Thí dụ: một tư bản 3.000 đôla hợp lại với một tư bản 2.000 đôla thành

một tư bản lớn hơn là 5.000 đôla.

Tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng hơn tích tụ tư bản, thực hiện bằng

cách liên doanh liên kết & vay mượn tư bản. Cạnh tranh và tín dụng là

những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản vì nó giúp huy động

được những nguồn vốn. Tập trung tư bản đóng vai trò quan trọng đối với

sự phát triển của CNTB: đó là điều kiện, biện pháp giúp tư bản tăng nhanh

về lượng. Nhờ đó mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ

thuật và công nghệ hiện đại.

Tập trung tư bản thường diễn ra bằng hai phương pháp: phương pháp

cưỡng bức và phương pháp tự nguyện.

 Phương pháp cưỡng bức thể hiện ở chỗ: trong quá trình cạnh tranh, các

nhà tư bản lớn thôn tính các nhà tư bản nhỏ phá sản.

 Ở phương pháp tự nguyện trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản

không phân thắng bại, họ liên hiệp lại và tổ chức các công ty cổ phần

để tránh khỏi sự phá sản và có đủ sức mạnh cần thiết cho cạnh tranh

trên phạm vi mới.

Phạm vi: Toàn xã hội, không giới hạn. Có thể diễn ra trên từng ngành,

từng lĩnh vực .

Đặc điểm: Là biểu hiện của tập trung hoá sản xuất là điều kiện để xã hội

hoá nền kinh tế.

Kết quả: Làm tăng vốn tập trung

pdf 15 trang chauphong 19/08/2022 81360
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thế nào là tích tụ và tập trung tư bản? Phân biệt tích tụ và tập trung tư bản. Vai trò của tập trung tư bản trong chủ nghĩa tư bản hiện đại ý nghĩa nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thế nào là tích tụ và tập trung tư bản? Phân biệt tích tụ và tập trung tư bản. Vai trò của tập trung tư bản trong chủ nghĩa tư bản hiện đại ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài Thế nào là tích tụ và tập trung tư bản? Phân biệt tích tụ và tập trung tư bản. Vai trò của tập trung tư bản trong chủ nghĩa tư bản hiện đại ý nghĩa nghiên cứu
 Trang 1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
Đề Tài: 
THẾ NÀO LÀ TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN ? 
PHÂN BIỆT TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN 
VAI TRÒ CỦA TẬP TRUNG TƯ BẢN TRONG 
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI 
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 
TP.HCM, 2011 
 Trang 2 
 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH TỤ TƯ BẢN VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN 
1.1. Tích tụ tư bản: 
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản 
hóa một phần giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích 
lũy tư bản. Nó phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và từng doanh 
nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và lao động. 
 Chẳng hạn, một tư bản 1.000 đôla cộng thêm 100 đôla giá trị thặng dư tư 
bản hóa thành một tư bản lớn hơn là 1.100 đôla. 
 Vì sao xảy ra tích tụ tư bản? Bởi vì: 
Thứ nhất, tích tụ tư bản là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng 
dụng tiến bộ kỹ thuật. 
Thứ hai, SX TBCN ngày càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư 
ngày càng tăng. Đồng thời trình độ bóc lột và khối lượng giá trị thặng dư 
bóc lột được ngày càng tăng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản 
là điều kiện vật chất làm cho khả năng tư bản hóa giá trị thặng dư biến 
thành hiện thực tích tụ tư bản. 
Đặc điểm: Tích tụ luôn phụ thuộc vào lợi nhuận và diễn ra nhanh trong 
thời kỳ cạch tranh tự do. 
Kết quả: Tích tụ hình thành nên đại công ty, mở rộng qui mô sản xuất. 
1.2. Tập trung tư bản: 
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản bằng cách kết hợp 
nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản lớn hơn. 
 Trang 3 
Thí dụ: một tư bản 3.000 đôla hợp lại với một tư bản 2.000 đôla thành 
một tư bản lớn hơn là 5.000 đôla. 
Tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng hơn tích tụ tư bản, thực hiện bằng 
cách liên doanh liên kết & vay mượn tư bản. Cạnh tranh và tín dụng là 
những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản vì nó giúp huy động 
được những nguồn vốn. Tập trung tư bản đóng vai trò quan trọng đối với 
sự phát triển của CNTB: đó là điều kiện, biện pháp giúp tư bản tăng nhanh 
về lượng. Nhờ đó mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ 
thuật và công nghệ hiện đại. 
Tập trung tư bản thường diễn ra bằng hai phương pháp: phương pháp 
cưỡng bức và phương pháp tự nguyện. 
 Phương pháp cưỡng bức thể hiện ở chỗ: trong quá trình cạnh tranh, các 
nhà tư bản lớn thôn tính các nhà tư bản nhỏ phá sản. 
 Ở phương pháp tự nguyện trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản 
không phân thắng bại, họ liên hiệp lại và tổ chức các công ty cổ phần 
để tránh khỏi sự phá sản và có đủ sức mạnh cần thiết cho cạnh tranh 
trên phạm vi mới. 
Phạm vi: Toàn xã hội, không giới hạn. Có thể diễn ra trên từng ngành, 
từng lĩnh vực . 
Đặc điểm: Là biểu hiện của tập trung hoá sản xuất là điều kiện để xã hội 
hoá nền kinh tế. 
Kết quả: Làm tăng vốn tập trung 
1.3. Giá trị thặng dư 
Giá trị thặng dư được Mac xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa 
và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư 
 Trang 4 
bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để 
thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã 
đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư 
bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư. Tức là sản 
lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả 
cho công nhân và mức chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư. 
Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động có 
trong tay giá trị nguyên vật liệu là 1000 đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ 
ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có giá trị 1100 đồng. Số 
tiền 100 chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà 
tư bản chỉ trả lương cho anh ta 50 đồng/1 sản phẩm, có nghĩa 50 đồng còn 
lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động. 
1.4. Mối quan hệ tích tụ tư bản và tập trung tư bản? 
 Tích tụ và tập trung tư bản Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ 
nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập 
trung tư bản. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng 
cách tư bản hoá giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả 
trực tiếp của tích luỹ tư bản. Tích luỹ tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy 
mô của tư bản cá biệt là tích tụ tư bản. Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu 
của tái sản xuất mở rộng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng 
lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất 
tư bản chủ nghĩa tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản. Tập trung tư 
bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư 
bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh 
tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh mẽ nhất thúc đẩy tập trung tư 
bản. Cạnh tranh buộc các tư bản, nhất là tư bản có quy mô nhỏ phải liên kết 
hay sát nhập với nhau để đứng vững được trên thị trường. Tín dụng tư bản 
chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội 
vào tay các nhà tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là 
chúng đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có 
những điểm khác nhau: Một là, nguồn của tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, 
do đó tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng 
quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản 
cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của 
tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội. Hai là, tích tụ 
 Trang 5 
tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản 
tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. 
Còn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ 
giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa 
tư bản và lao động. 
Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản 
làm tăng thêm quy mô và sức cạnh tranh của tư bản cá biệt, do đó cạnh 
tranh găy gắt hơn dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại tập trung tư bản 
tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy 
nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư 
bản làm cho tích luỹ tư bản ngày càng mạnh. 
Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến tích tụ tập trung sản xuất, sản xuất 
qui mô lớn ra đời, quá trình này diễn ra thông qua cạnh tranh, trong đó tín 
dụng giữ vai trò đòn bẩy để thúc đẩy tập trung sản xuất. 
 Như vậy quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư 
bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản 
xuất xã hội hoá cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư 
bản ngày càng sâu sắc hơn.Quá trình tập tích tụ, tập trung tư bản biểu hiện 
qua sự sáp nhập giữa các công ty lớn hay mua lại các công ty nhỏ là một 
trong những nét mới của CNTB hiện đại. Tích tụ và tập trung tư bản cao 
dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền la đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa 
đế quốc. Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức,Anh, Pháp đều có tình hình là 
các xí nghiệp lớnn chỉ chiếm khỏang 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 
¾ tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản 
xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung đến mức cao 
như vậy đã trực tiếp đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, 
do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau, 
mặt khác, các xí nghiệp có qui mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất 
gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng 
thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền. 
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập 
trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa 
nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao 
 Trang 6 
CHƯƠNG 2. SO SÁNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG 
TƯ BẢN 
2.1. Điểm giống: 
Tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt qua 
đó thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản gia tang. 
2.2. Điểm khác: 
Một là: nguồn của tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản 
làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản 
xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong 
xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà 
không làm tăng quy mô của tư bản xã hội. 
Hai là: tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao 
động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của 
tích tụ tư bản. Còn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh 
trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối 
quan hệ giữa tư bản và lao động. Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật 
thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư 
bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. 
Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá 
trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. ảnh hưởng qua lại nói trên của 
tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích luỹ tư bản ngày càng mạnh. Tập 
trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ 
nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử 
dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại, do đó nền sản xuất tư bản chủ 
 Trang 7 
Tích 
Tích 
Tích 
nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế 
cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm. 
Ví dụ: 
Tư bản A 100 200 
Tư bản B 200 300 
Tư bản C 300 400 
TB XH 600 900 
 Tích Tụ Tư Bản 
Bảng tóm tắt điểm khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản: 
 Tích tụ tư bản tập trung tư bản 
Nguồn gốc 
Từ giá trị thặng dư 
được tư bản hoá 
Tư bản đã hình 
thành sẵn trong xã hội. 
Qui mô 
Tư bản cá biệt tăng 
và tư bản xã hội tăng 
Bố trí lại tư bản xã 
hội, qui mô tư bản xã 
hội vẫn như cũ. 
Quan hệ 
Nhà tư bản với lao 
động 
Nhà tư bản với nhà 
tư bản. 
Giới hạn 
Khối lượng giá trị 
thặng dư có được. 
 Tư bản tập trung 
từng ngành, khác 
ngành, toàn xã hội 
 Trang 8 
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA TÍCH TỤ VÀ TẬP 
TRUNG TƯ BẢN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA 
TBCN 
Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao 
động 
hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành thành quá trình 
sản xuất phối hợp theo qui mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây 
dựng được những công trình công nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và 
công nghệ hiện đại. 
Tập trung tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên, nhờ đó năng 
suất lao động tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn 
bẩy mạnh mẽ của tích luỹ tư bản. 
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản 
xuất 
TBCN cũng ngày càng trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao độ, làm cho 
mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB càng sâu sắc thêm. 
Tóm lại: 
Tích tụ tư bản: làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, làm nhà tư bản có 
điều kiện mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. 
Thúc đẩy gia tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản, từ đó thúc đẩy quá trình hình 
thành nền sản xuất lớn TBCN. 
Tập trung tư bản giúp nhà tư bản có thể thực hiện những công trình lớn, 
những hợp đồng lớn 
 Trang 9 
CHƯƠNG 4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU GIỮA TÍCH 
TỤ TƯ BẢN VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN? 
4.1. Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 
4.1.1. Các hình thức tập trung kinh tế 
Dựa vào mức độ liên kết, hành vi tập trung kinh tế được chia thành hai 
loại là tập trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp) và tập trung kinh tế không chặt 
chẽ. 
Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các 
cấp độ kinh doanh của ngành kinh tế - kỹ thuật, tập trung kinh tế thường 
được phân chia thành tập trung theo chiều ngang, tập trung theo chiều dọc 
hoặc tập trung dạng hỗn hợp (hay tập đoàn - conglomerate). 
(i) Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại 
hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong cùng một thị trường liên quan 
(sản phẩm và địa lý). Sự gia tăng tập trung theo chiều ngang đến một mức 
độ nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa 
các doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo giá và giảm 
động lực sáng tạo, gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh và tiềm ẩn nguy cơ 
gây thiệt hại cho người tiêu dùng. 
(ii) Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại 
hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người bán 
với nhau. 
(iii) Tập trung kinh tế dạng hỗn hợp (conglomerate): là sự hợp nhất, sáp 
nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên 
một thị trường sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng 
 Trang 10 
với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là nhằm phân tán rủi ro 
vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường 
của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. 
4.1.2. Khái niệm tập trung kinh tế ở Việt Nam 
Tập trung kinh tế ở Việt Nam được xem xét theo ba cách tiếp cận cơ bản: 
(1) Với tính chất là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của 
cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế được hiểu là quá trình mà số lượng các 
doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các 
hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của 
doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất. 
Cách nhìn nhận này đã làm rõ nguyên nhân và hậu quả của tập trung 
kinh tế đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, dường như quan 
điểm trên đã coi hiện tượng tích tụ tư bản là một phần của khái niệm tập 
trung kinh tế. 
(2) Với tính chất là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung kinh tế (còn 
gọi là tập trung tư bản) được hiểu là sự gia tăng tư bản do hợp nhất nhiều 
tư bản2 lại hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác3. Khái niệm này 
không đưa ra các biểu hiện cụ thể của tập trung kinh tế, nhưng lại cho thấy 
bản chất và phương thức của hiện tượng. 
(3) Dưới góc độ pháp luật, Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định các hành 
vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 quy định tập trung 
kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh. Chỉ có các trường hợp 
tập trung kinh tế tạo ra trên 50% thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 
mới tiềm ẩn nguy cơ hạn chế cạnh tranh, tương ứng với quy định tại Điểm 
 Trang 11 
2.a – Điều 11 về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị 
trường. Như vậy, không phải trường hợp tập trung kinh tế nào cũng gây 
hạn chế cạnh tranh. Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của 
doanh nghiệp bao gồm: 
 (i) Sáp nhập doanh nghiệp; 
 (ii) Hợp nhất doanh nghiệp; 
(iii) Mua lại doanh nghiệp; 
(iv) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 
(v) Các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật. 
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng tập trung kinh tế bao gồm: 
tăng trưởng nội sinh; hiện tượng rút lui khỏi thị trường của một số doanh 
nghiệp; hiện tượng gia nhập thị trường của một số doanh nghiệp; hiện 
tượng sáp nhập của một số doanh nghiệp (tăng trưởng ngoại sinh)... Cho dù 
được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và diễn tả bằng những ngôn 
ngữ pháp lý khác nhau, song các nhà khoa học đều thống nhất với nhau về 
bản chất của tập trung kinh tế bằng những nội dung sau: 
Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động 
trên thị trường. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các 
doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan. 
Thứ hai, hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua 
lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia tập 
trung kinh tế đã chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, 
kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh... mà chúng đang nắm giữ 
riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất hoặc phối hợp hình thành các 
nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Dấu hiệu này giúp khoa học 
 Trang 12 
pháp lý phân biệt tập trung kinh tế với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. 
Tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến 
một phần giá trị thặng dư thành tư bản. 
Có thể thấy rằng, tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của một 
doanh nghiệp theo thời gian bằng kết quả kinh doanh. Một doanh nghiệp 
có thể tích tụ tư bản để có được vị trí đáng kể trên thị trường, song để điều 
đó xảy ra đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài. 
Trong khi đó, tập trung kinh tế cũng có dấu hiệu của sự tích tụ nhưng 
không từ kết quả kinh doanh mà từ hành vi của doanh nghiệp. 
Thứ ba, tập trung kinh tế đã hình thành nên doanh nghiệp có năng lực 
cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh 
tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có 
trên thị trường. 
4.2. Ý nghĩa nghiên cứu: 
Tích tụ và tập trung tư bản là các con đường làm cho qui mô vốn tăng 
lên. 
Việc tập trung tư bản có ý nghĩa to lớn đối với CNTB trong việc tăng 
nhanh 
qui mô tư bản để cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học công 
nghệ mới, tăng năng suất lao động để giành thắng lợi trong cạnh tranh. 
Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có qui mô vốn 
lớn, từ 
đó, nước ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội 
nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. 
 Trang 13 
Qui mô vốn lớn còn là điều kiện, tiền đề nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH ở 
nước 
ta hiện nay 
Hiện tại, việc nghiên cứu phân biệt hai phạm trù này khá hấp dẫn. Phát 
triển dựa theo tích tụ tư bản hay tập trung tư bản sẽ giúp phát triển tốt hơn? 
Hiểu được việc này bạn sẽ hiểu được tại sao bây giờ người ta hay chê các 
tập đoàn lớn của Trung Quốc tuy to nhưng ko mạnh. Bản chất của tư bản là 
tự tăng lên không ngừng, và càng tăng nhiều thì càng khỏe. 
Tích tụ và Tập trung tư bản có thể hiểu như hai mặt của tư bản, như hai cặp 
phạm trù nội dung - hinh thức, bản chất - hiện tượng vậy. 
Nếu chỉ có hiện tượng là tập trung được tư bản thành tư bản lớn mà không 
có bản chất là tăng được tư bản lên mạnh mẽ thì tư bản vẫn yếu. 
 Trang 14 
Tài liệu tham khảo 
1. CácMác quyển I - tập 3 Nhà xuất bản Hà Nội - 1963 
2. Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX. 
3. Văn bản pháp luật: Luật tổ chức doanh nghiệp, Luật đầu tư nước 
ngoài. 
4. Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nhà xuất bản Thống kê - 1998. 
5. Giáo trình Kinh tế Chính trị - Tập I - Nhà xuất bàn Giáo dục 
6. Tạp chí - Kinh tế và phát triển: 
- Tài chính 
- Kinh tế và dự báo 
 - Phát triển kinh tế 
- Kinh tế Châu á 
7. Báo doanh nghiệp Việt Nam 
 Trang 15 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_the_nao_la_tich_tu_va_tap_trung_tu_ban_phan_biet_tich.pdf