Đề tài So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế và tư bản ứng trước; Lợi nhuận với giá trị thặng dư; Tỉ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu

I. CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (TBCN) VỚI CHI PHÍ THỰC

TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC

1. Các khái niệm:

1.1 Tư bản ứng trước:

- Tư bản ứng trước: là chi phí tư bản mà nhà tư bản ứng trước để mua TLSX

và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa.

- Tư bản ứng trước bao gồm: Tư bản bất biến là tư bản ứng trước để mua

TLSX(máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu ) , trong quá trình sản

xuất, giá trị của TLSX được bảo toàn (bằng lao động cụ thể của công nhân, giá

trị của TLSX được chuyển vào sản phẩm mới). Ký hiệu là C;

- Tư bản khả biến là tư bản ứng trước của nhà tư bản để mua sức lao động, bằng

sức lao động của mình thì người lao động không chỉ tạo ra giá trị để bù đắp cho

sức lao động của họ mà còn tạo ra giá trị mới , giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Ký hiệu là V

1.2 Chi phí thực tế:

- Chi phí thực tế: là chi phí để tạo ra giá trị của hàng hóa, được biểu thị bởi công

thức W=c+v+m.

- Chi phí thực tế bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố của TLSX

(như máy móc , công cụ, nguyên vật liệu ) và lao động sống bị hao phí trong

quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới.

- Trong quá trình lao động, lao động cụ thể(trong lao động sống) của người sản

xuất có nhiệm vụ bảo toàn và chuyển dịch nguyên vẹn giá trị cũ của tư liệu sản

xuất vào sản phẩm. Lao động trừu tượng (trong lao động sống) mới chính là

nguyên nhân tạo ra giá trị mới của sản phẩm hàng hóa

pdf 11 trang chauphong 19/08/2022 23220
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế và tư bản ứng trước; Lợi nhuận với giá trị thặng dư; Tỉ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế và tư bản ứng trước; Lợi nhuận với giá trị thặng dư; Tỉ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế và tư bản ứng trước; Lợi nhuận với giá trị thặng dư; Tỉ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu
 1 
1. LỜI MỞ ĐẦU 
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn: 
Thầy Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình truyền đạt và hướng dẫn chúng em 
trong suốt quá trình môn học. 
Ban chủ nhiệm khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế TP.HCM 
đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập tại trường. 
Sự hợp tác, hòa đồng và nhiệt tình trao đổi giữa các thành viên nhóm. 
Sau đây là phần trình bày tiểu luận của nhóm 16 về đề tài: 
“SO SÁNH: CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI PHÍ 
THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC; LỢI NHUẬN VỚI GIÁ TRỊ THẶNG 
DƯ; TỶ SUẤT LỘI NHUẬN VỚI TỶ SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. Ý NGHĨA 
NGHIÊN CỨU.” 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
LỚP VB2 - K14 – QUẢN TRỊ KINH DOANH 
ĐỀ TÀI 16 
SO SÁNH: CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI 
PHÍ THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG T ƯỚC; LỢI NHUẬN VỚI 
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ; TỶ SUẤT LỘI NHUẬN VỚI TỶ SUẤT 
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 
MÔN HỌC 
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 
HỌC PHẦN 2-NÂNG CAO 
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 11 năm 2011 
GVHD: THẦY NGUYỄN MINH TUẤN 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
2 
I. CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (TBCN) VỚI CHI PHÍ THỰC 
TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC 
1. Các khái niệm: 
1.1 Tư bản ứng trước: 
- Tư bản ứng trước: là chi phí tư bản mà nhà tư bản ứng trước để mua TLSX 
và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa. 
- Tư bản ứng trước bao gồm: Tư bản bất biến là tư bản ứng trước để mua 
TLSX(máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu) , trong quá trình sản 
xuất, giá trị của TLSX được bảo toàn (bằng lao động cụ thể của công nhân, giá 
trị của TLSX được chuyển vào sản phẩm mới). Ký hiệu là C; 
- Tư bản khả biến là tư bản ứng trước của nhà tư bản để mua sức lao động, bằng 
sức lao động của mình thì người lao động không chỉ tạo ra giá trị để bù đắp cho 
sức lao động của họ mà còn tạo ra giá trị mới , giá trị thặng dư cho nhà tư bản. 
Ký hiệu là V 
1.2 Chi phí thực tế: 
- Chi phí thực tế: là chi phí để tạo ra giá trị của hàng hóa, được biểu thị bởi công 
thức W=c+v+m. 
- Chi phí thực tế bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố của TLSX 
(như máy móc , công cụ, nguyên vật liệu) và lao động sống bị hao phí trong 
quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới. 
- Trong quá trình lao động, lao động cụ thể(trong lao động sống) của người sản 
xuất có nhiệm vụ bảo toàn và chuyển dịch nguyên vẹn giá trị cũ của tư liệu sản 
xuất vào sản phẩm. Lao động trừu tượng (trong lao động sống) mới chính là 
nguyên nhân tạo ra giá trị mới của sản phẩm hàng hóa 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
3 
1.3 Chi phí sản xuất TBCN: 
- Chi phí sản xuất TBCN là chi phí về tư bản mà nhà tư bản ứng ra để mua 
TLSX (c) và mua sức lao động (v) để sản xuất ra hàng hóa. 
- Chi phí sản xuất TBCN được ký hiệu là k, khi đó: k=c+v 
- Nếu đưa khái niệm chi phí sản xuất TBCN vào thì giá trị hàng hóa được 
chuyển hóa thành W=k+m 
2. Sự khác nhau giữa Chi phí sản xuất TBCN và Chi phí thực tế: 
Về chất, thì chi phí sản xuất TBCN phản ánh chi phí của nhà tư bản , nên 
không có quan hệ với sự hình thành giá trị của hàng hóa còn chi phí thực tế phản ánh 
đúng, đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa. 
Về mặt lượng thì: 
- Chi phí sản xuất TBCN k = c+v 
- Chi phí thực tế W = c+v+m 
 Chi phí sản xuất TBCN nhỏ hơn chi phí thực tế : (c+v) < (c+v+m) 
So Sánh CP Sản xuất TBCN (k) CP Thực tế (c+v+m) 
Về chất 
Chi phí phản ánh hao phí tư bản 
của nhà tư bản, nên không có 
mối quan hệ với sự hình thành 
giá trị hàng hóa. 
Phản ánh đúng, đủ hao phí lao 
động xã hội cần thiết để sản xuất 
và tạo ra giá trị hàng hóa. 
Về lượng k = (c+v) < (c+v+m) 
3. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất TBCN và Tư bản ứng trước: 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
4 
Trên thực tế thì tư bản sản xuất được chia thành tư bản lưu động và tư bản cố 
định cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước. 
Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định ( c1 ) là 
1200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động ( c2 và v ) là 480 đơn vị tiền tệ ( trong đó giá 
trị của nguyên, nhiên, vật liệu ( c2 ) là 300, tiền công ( v ) là 180 ). Nếu tư bản cố định 
hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ thì: Chi phí sản 
xuất ( k ) là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ Tư bản ứng trước ( K ) là: 1200 + 480 = 
1680 đơn vị tiền tệ Tức là: K › k 
So sánh Chí phí sản xuất TBCN (k) Tư bản ứng trước (K) 
Về chất 
Chỉ tính đến hao mòn máy móc nhà 
xưởng, mua nguyên vật liệu, sức 
lao động. 
Toàn bộ chi phí mà nhà tư bản ứng 
trước để mua TLSX và sức lao động. 
Về lượng 
k < K 
k = K khi thời gian lao động là 1 năm 
4. Ý nghĩa thực tiễn: 
- Các nhà tư bản rất quan tâm đến tư bản ứng trước và chi phí đã đầu tư, họ luôn 
tìm mọi cách để tiết kiệm chúng, giảm chi phí sản xuất và bảo toàn chúng để 
có giá trị thặng dư ngày càng nhiều. 
- Qua phân tích trên ta khẳng định rằng: phạm trù chi phí sản xuất và tư bản ứng 
trước không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không 
có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Chỉ có chi phí lao 
động sống mới tạo ra giá trị mới của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa tăng 
lên, tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. 
- Việc phân tích trên giúp chúng ta càng làm rõ được thực chất bóc lột của 
CNTB là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê tạo ra trong quá trình 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
5 
sản xuất; không phải là K hay k là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư cho 
CNTB. 
II. LỢI NHUẬN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: 
1. Khái niệm: 
- Giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra ngoài 
giá trị sức lao động, là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà 
tư bản 
- Sau khi bán hàng ( giá trị hàng hóa W = c+v+m) , nhà tư bản không những 
đủ bù đắp tư bản ứng trước, mà còn thu được số tiền lời ngang bằng với m, 
và được họ quan niệm là lợi nhuận( ký hiệu là p) . 
- Vậy, Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư khi giá trị 
thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Với 
quan niệm này, công thức W = c+v+m được chuyển hóa thành W = k+p 
2. So sánh lợi nhuận và giá trị thặng dư: 
Lợi nhuận và giá trị thặng dư có sự giống nhau là đều là kết quả lao 
động không công của công nhân làm thuê. Nhưng khác nhau là giá trị thặng dư 
là nội dung bên trong, phản ánh đúng bản chất của nó và mang tính trừu tượng 
còn, lợi nhuận là hình thái biểu hiện bên ngoài và cụ thể. 
So sánh m p 
Giống nhau 
Là kết quả lao động không công 
của công nhân làm thuê. 
Là kết quả lao động không công 
của công nhân làm thuê. 
Khác nhau 
-Là nội dung bên trong. 
-Trừu tượng 
-Phản ánh đúng bản chất 
(m do v sinh ra) 
-La hình thái thể hiện bên ngoài 
-Cụ thể 
Hiện tượng xuyên tạc bản chất 
(m do k sinh ra) 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
6 
Lưu ý 
- Vì thay c+v = k , nên p được quan niệm là con đẻ của k. 
- Nhà tư bản cho rằng p do tài kinh doanh của họ mà có. Biểu 
hiện cụ thể là: 
 Khi nhà TB bán được hàng = giá trị của nó thì p = m 
 Khi nhà TB bán được hàng < giá trị của nó thì p < m 
 Khi nhà TB bán được hàng > giá trị của nó thì p > m 
- Tuy nhiên, vì tổng giá cả = tổng giá trị nên tổng lợi nhuận tư 
bản xã hội luôn luôn bằng tổng giá trị thặng dư. 
III. TỶ SUẤT LƠI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: 
1. Khái niệm: 
1.1 Tỷ suất giá trị thặng dư: 
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả 
biến. 
- Tỷ suất giá trị thặng dư kí hiệu là m, được xác định bằng công thức: 
m’ = m/v .100% 
- Tỷ suất giá trị thặng dư vạch rõ trình độ bóc lột của Nhà tư bản đối với lao 
động làm thuê, đồng thời nó cũng nói lên ngày lao động được phân chia thành 
2 phần: thời gian lao động sản xuất cần thiết và thời gian lao động thặng dư. 
1.2 Tỷ suất lợi nhuận: 
- Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, 
kí hiệu là p’ 
p’ = m(c+v).100% 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
7 
- Trong thực tế người ta thường tính p’ hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa 
tổng số lợi nhuận thu được trong năm p và tổng tư bản ứng trước k, p’ hàng 
năm = p/k * 100% 
2 So sánh tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận: 
Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỉ suất giá trị thặng dư: 
p’ < m’ (vì p’ = m/ (c+v) còn m’ = m/v) 
So sánh m’ p’ 
Về chất 
Phản ánh trình độ bóc lột 
của nhà tư bản đối với công 
nhân làm thuê 
Phản ánh hiệu quả kinh 
doanh, tu bản đầu tư vào đâu 
thì có lợi 
Về lượng 
p’ < m’ 
Vì p’= (m/(c+v)) x 100% còn m’ = (m/(c+v)) x 100% 
Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà 
tư bản đối với lao động. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh thu của 
việc đầu tư vào đâu thì có lợi hơn (ngành nào có p’ lớn hơn). Do đó tỷ suất lợi 
nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà 
tư bản. 
Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất 
giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết 
kiệm tư bản bất biến. 
Ta biết rằng, nhà tư bản bỏ ra tư bản bao gồm tư bản bất biến c và tư 
bản khả biến v để sản xuất ra giá trị thặng dư m. Nhưng các nhà tư bản đã đưa 
ra một khái niệm mới là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa K– đó là phần giá trị 
bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất © và giá cả sức lao động (v) đã tiêu 
dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản, nghĩa là K = (c + v). 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
8 
Khi c + v chuyển thành K như vậy thì số tiền nhà tư bản thu được trội 
hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là lợi nhuận P. Như vậy, 
lợi luận thực chất là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư 
bản ứng trước. Khi đó, giá trị hàng hoá G = (c + v + m) biến thành G = (K + 
P). 
Về bản chất thì P chính là m nhưng cái khác nhau ở chỗ, m hàm ý so 
sánh với v còn P lại hàm ý so sánh nó với K = (c + v). P và m thường không 
bằng nhau. P có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả hàng hoá 
do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng 
lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư. 
Do đó, khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị 
thặng dư cũng chuyển thành tỷ suất lợi nhuận. 
IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN: 
- Các phạm trù chi phí sản xuất tư bản, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là 
biểu hiện cụ thể, thực tế bên ngoài của sản xuất kinh doanh nói chung và 
sản xuất TBCN nói riêng. 
- Qua nghiên cứu nội dung trên ta thấy được mối liên hệ giữa bản chất với 
hiện tượng bên ngoài cùa sản xuất, kinh doanh TBCN. 
- Các phạm trù chi phí sản xuất tư bản, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận phản 
ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm 
thuê, bởi vì nó che dấu quan hệ bóc lột lao động làm thuê. 
- Nhận thức sự vận động của các quy luật kinh tế, tạo nền tảng cơ sở lý 
luận cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 
- Nhận thức chính xác về sự hình thành, phát triển và diệt vong của nền 
kinh tế tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
9 
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện sâu sắc và gay gắt hơn. 
Đó là mâu thuẫn giữa tính xã hội của quá trình sản xuất và trình độ phát 
triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với hình thức sở hữu tư liệu 
sản xuất tư nhân và phân chia sản phẩm xã hội bất bình đẳng. Sản phẩm 
xã hội tăng lên nhưng lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái không được thực 
hiện. Đó là điều kiện kinh tế-xã hội cho sự xuất hiện của chủ nghĩa 
Mác và chủ nghĩa Mác xuất hiện. 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
10 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Tài liệu học tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin học phần 
II– Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Khoa lý luận chính trị - 2011 
2. Tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- 
Lênin học phần II– Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Khoa lý luận chính trị - 
2011 
3. Tham khảo từ c 
4. 
ác trang web 
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nhóm 16 – VB2 K14 – Quản trị Kinh doanh 
11 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_so_sanh_chi_phi_san_xuat_tu_ban_chu_nghia_voi_chi_phi.pdf