Tiểu luận Thực trạng và các biện pháp tổ chức thực hiên quy chế dân chủ trong trường mầm non

Phần 1 MỞ ĐẦU

 1) Lý do chọn đề tài

 1.1- Về lý luận ;

 Ngày 09 tháng 9 năm 1945 mãi mãi là mốc son đánh dấu sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, ngay từ những ngày đầu lập quốc, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại điều 1 chương I đã khẳng định “Nước Việt nam là nước Dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam , không phân biệt nòi giống , gái trai, giàu nghèo , giai cấp , tôn giáo “ .

 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân.Người khẳng định:“Nước ta là nước dân chủ , bao nhiêu lợi ích cũng vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Việc xây dựng một nhà nước của dân , do dân, vì dân cũng chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm làm cho nhân dân lao động quyền làm chủ về mọi mặt . Dân chủ chỉ thực sự khi có chế độ xã hội tạo ra được cơ chế thực hiện quyền làm chủ cho tất cả mọi công dân. Dân chủ gắn liền với bình đẳng, tự do, công bằng xã hội .

 Đất nước ta đang trên đường đổi mới và đã đạt được một số thành tựu to lớn về các lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hoá xã hội; Một trong những nhân tố phát huy nội lực của đất nước là phát huy dân chủ là khai thác sức mạnh vô tận của quần chúng và thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam , tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi người sống và làm việc theo pháp luật; dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân

 Để xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng , Đảng đã khẳng định :

“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta . Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm dân biết , dân bàn , dân làm , dân kiểm tra đối với các chủ trương ,chính sách lớn của Đảng và Nhà nước .Thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua các tổ chức, cơ quan đại diện, làm chủ trực tiếp trong các hình thức tự quản tại cơ sở “. (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII- trang 44 ) . Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ, Đảng ta đã rất coi trọng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó không chỉ là những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là quy luật phát triển của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là sự thống nhất biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm . Dân chủ vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, của công cuộc đổi mới của nước ta đã được ghi trong Hiến pháp 1992:“Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”( Điều 3, chương I ). Những mục tiêu trên có mối quan hệ gắn bó với nhau: dân có giàu thì nước mới mạnh, có dân chủ thì mới tạo ra được xã hội công bằng, khi đất nước giàu mạnh thì người dân mới có cuộc sống đầy đủ, văn minh. Trong tình hình thực tiễn hiện nay thì vấn đề dân chủ càng được Đảng và Nhà nước coi trọng hơn bao giờ hết, tại Đại hội Đảng TQ lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định:”Thực hiện quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội “ (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX-trang . )

 

doc 46 trang chauphong 20/08/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Thực trạng và các biện pháp tổ chức thực hiên quy chế dân chủ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thực trạng và các biện pháp tổ chức thực hiên quy chế dân chủ trong trường mầm non

Tiểu luận Thực trạng và các biện pháp tổ chức thực hiên quy chế dân chủ trong trường mầm non
Thực trạng và các biện pháp tổ chức thực hiên quy chế dân chủ trong trường mầm non 
 Phần 1 MỞ ĐẦU 
 1) Lý do chọn đề tài 
 1.1- Về lý luận ;
 Ngày 09 tháng 9 năm 1945 mãi mãi là mốc son đánh dấu sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, ngay từ những ngày đầu lập quốc, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại điều 1 chương I đã khẳng định “Nước Việt nam là nước Dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam , không phân biệt nòi giống , gái trai, giàu nghèo , giai cấp , tôn giáo “ .
 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân.Người khẳng định:“Nước ta là nước dân chủ , bao nhiêu lợi ích cũng vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Việc xây dựng một nhà nước của dân , do dân, vì dân cũng chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm làm cho nhân dân lao động quyền làm chủ về mọi mặt . Dân chủ chỉ thực sự khi có chế độ xã hội tạo ra được cơ chế thực hiện quyền làm chủ cho tất cả mọi công dân. Dân chủ gắn liền với bình đẳng, tự do, công bằng xã hội . 
 Đất nước ta đang trên đường đổi mới và đã đạt được một số thành tựu to lớn về các lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hoá xã hội; Một trong những nhân tố phát huy nội lực của đất nước là phát huy dân chủ là khai thác sức mạnh vô tận của quần chúng và thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam , tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi người sống và làm việc theo pháp luật; dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân 
 Để xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng , Đảng đã khẳng định :
“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta . Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm dân biết , dân bàn , dân làm , dân kiểm tra đối với các chủ trương ,chính sách lớn của Đảng và Nhà nước .Thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua các tổ chức, cơ quan đại diện, làm chủ trực tiếp trong các hình thức tự quản tại cơ sở “. (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII- trang 44 ) . Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ, Đảng ta đã rất coi trọng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó không chỉ là những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là quy luật phát triển của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là sự thống nhất biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm . Dân chủ vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, của công cuộc đổi mới của nước ta đã được ghi trong Hiến pháp 1992:“Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”( Điều 3, chương I ). Những mục tiêu trên có mối quan hệ gắn bó với nhau: dân có giàu thì nước mới mạnh, có dân chủ thì mới tạo ra được xã hội công bằng, khi đất nước giàu mạnh thì người dân mới có cuộc sống đầy đủ, văn minh. Trong tình hình thực tiễn hiện nay thì vấn đề dân chủ càng được Đảng và Nhà nước coi trọng hơn bao giờ hết, tại Đại hội Đảng TQ lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định:”Thực hiện quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội “ (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX-trang ... )
 Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội và đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân , thu hút nhân dân vào tham gia quản lý Nhà nước đã đạt được một số thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, tuy nhiên quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi còn bị vi phạm, hoặc bị coi nhẹ, một số nơi đã xảy ra tình trạng mất dân chủ dẫn đến việc khiếu kiện phức tạp ; tiêu biểu là Thái Bình, Đồng Nai, Bắc Ninh.... những sự việc đó đã làm một bộ phận những người dân đã mất lòng tin vào cán bộ, bộ máy chính quyền ở địa phương ; một số nơi vẫn còn tình trạng tham nhũng , sách nhiễu dân, hiệu lực quản lý còn thấp, pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị buông lỏng, Đảng đã nhận thấy những khuyết, tồn tại đó; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 6-1997) đã khẳng định: để khắc phục tình trạng mất dân chủ và nạn tham nhũng hiện nay thì “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước”. Để đáp ứng yêu cầu đó, Nhà nước cần ban hành các quy chế dân chủ ở cơ sở để đảm bảo tính pháp lý cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân .
- Ngày 18 tháng 02 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 30 /CT-TƯ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Căn cứ vào chỉ thị số 30 /CT-TƯ của Bộ chính trị , Ngày 11 tháng 5 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/ NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã .
- Ngày 08 tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/ NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
- Ngày 13 tháng 02 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 1/1999/ NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước .
Căn cứ vào thông tư 10/1998/TTCP-TCBC ngày 5 tháng12 năm 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ .Các Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ khoa học công nghệ , Bộ tài chính , Bộ y tế , Bộ tư pháp , Bộ Giáo dục & ĐT ..., đã tiến hành tổ chức triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở . 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 hướng dẫn “Quy chế dân chủ trong hoạt động của trường học “.
Mục đích của việc ban hành các văn bản trên nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động , nhằm khơi dậyvà phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc đổi mới của đất nước và thu hút nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, quan liêu, mất dân chủ và tệ nạn tham nhũng đang diễn ra hiện nay.
 1.2- Về thực tiễn .
Trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu to lớn của đất nước về đổi mới kinh tế, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực xã hội, về phát huy dân chủ của nhân dân; Chủ trương mở rộng và phát huy dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống phục vụ sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã từng bước phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế xã hội và kịp thời khắc phục những biểu hiện mất dân chủ ở địa phương , cơ sở .
 Ngày 18 tháng 2 năm 1998 Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt nam đã ra Chỉ thị 30 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở . Sau khi có Nghị định số 71/NĐ-CP, NĐ số 29/ NĐ-CP, số 07/NĐ-Chính phủ... các ban ngành , các tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các ban ngành, tổ chức , cơ sở đã căn cứ trên tình hình thực tế và đặc thù của ngành, của cơ sở để thể chế thành các quy chế phù hợp với ngành, cơ sở của mình như : Bộ Công an đã xây dựng 12 quy chế cho lực lượng Công an, việc ban hành các quy chế dân chủ cơ sở đã dánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức tư tưởng, biến thành hành động cụ thể của cả lực lượng Công an; Bộ quốc phòng đã ban hành “Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân ở cơ sở " trong Quân đội nhân dân Việt nam , những quy chế đó nhằm thực hiện quyền dân chủ về quân sự, chính trị, kinh tế và đời sống của mọi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh và toàn quân .
Đối với xã, phường, thị trấn.. thì việc thực hiện quy chế dân chủ đã được các cấp nghiêm túc thực hiện và đã đạt được một số thành tựu :
 Tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước, Quy chế dân chủ làm chuyển biến phong cách làm việc của cán bộ gần dân và tôn trọng dân hơn .
 Thực hiện quy chế dân chủ đã thực sự phát huy được quyền làm chủ , sức sáng tạo của nhân dân động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh .
 Quán triệt Chỉ thị 30 và Nghị quyết 71, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 04 về “Quy chế dân chủ trong trường học”. Tất cả các ngành học, bậc học đã quán triệt và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học . Qua 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học đã bộc lộ nhiều vấn đề ưu điểm, tồn tại cần phải khắc phục, đó là: các trường đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức cho cán bộ GV, nhân viên... được quyền tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của nhà trường như xây dựng kế hoạch cho 1 năm học, được quyền kiểm tra giám sát một số công việc của nhà trường, bên cạnh đó những biểu hiện chuyên quyền, độc đoán ... đã giảm đối với cán bộ quản lý, nhưng lại xuất hiện những hình thức dân chủ giả hiệu, đó là việc cán bộ quản lý có đưa ra tập thể bàn bạc một số vấn đề , xong đó chỉ là giả tạo, vì “các xếp “vẫn quyết theo ý mình , chính vì vậy đã có tình trạng bàn để mà bàn, còn quyết thì cứ quyết theo ý chí của cán bộ quản lý tình trạng đó đã diễn ra khá phổ biến hiện nay ở một số nhà trường . Thực tiễn cũng chứng minh ở nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ ở nơi đó cán bộ công chức tự giác làm việc , cơ quan hoạt động có kỷ cương nề nếp và việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, vì khi các quy chế, các nội quy nhà trường đã được các thành viên trong tập thể sư phạm hiểu và tự giác thực hiện sẽ là điều kiện thúc đẩy tổ chức bộ máy trong nhà trường hoạt động tốt, công tác quản lý của Ban giám hiệu sẽ đạt hiệu quả cao. Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học còn nhằm phát huy tốt nhất quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ giáo viên, đội ngũ công chức trong nhà trường để xây dựng nhà trường nề nếp kỷ cương , đảm bảo cho hoạt động dạy và học đạt chất lượng , hiệu quả mong muốn .
 Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học hiện nay là vấn đề cần được nghiên cứu để việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trường học đạt hiệu quả.
 Đặc biệt trong các trường mầm non việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường càng đòi hỏi các nhà quản lý phải vận dụng hệ thống các quy chế phù hợp với đặc thù ngành học của mình và chỉ đạo tốt việc thực hiện quy chế dân chủ tại trường của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi .
 Ngà ... của nhà trường, thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp , dân chủ đại diện đảm bảo cho công dân , cơ quan tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân .
 2.5. 1. Một số nguyên tắc đảm bảo thực hiện dân chủ trong nhà trường .
 *Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với nhà trường .
 *Hiêu trưởng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm của mình .( theo đúng quy định của Điều lệ trường MN )
 *Phát huy dân chủ trong các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường .( như Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM , Hội liên hiệp PN Việt Nam , Hội cha mẹ học sinh ... ).
 *Thực hiện dân chủ nhưng phải xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, gây thiệt hại đến tài sản, uy tín, danh dự của nhà trường . 
 2.5. 2 . Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường .
 *Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ .
 Để thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường cần thành lập Ban chỉ đạo thực hiện do Hiệu trưỏng hoặc Bí thư chi bộ nhà trường làm Trưởng ban; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS HCM, Trưởng ban Thanh tra nhân dân .....sẽ là các thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện . 
 * Ban chỉ đạo sẽ lên kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường 
 -Lập kế hoạch 
 -Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường 
 -Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường 
 -Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường 
 * Phổ biến quy chế dân chủ trong nhà trường :
Việc phổ biến quy chế dân chủ trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng bởi việc phổ biến các quy chế dân chủ giúp cho từng thành viên trong nhà trường nắm và hiểu được quyền hạn và trách nhiệm cả mình 
 1- Đối với Hiệu trưởng .
 - Hiệu trưởng cần phải thực hiện được trách nhiệm của mình trong đó có :
 Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, đúng với nội quy, Quy chế, Điều lệ của nhà trường, phù hợp với nhiệm vụ , quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng .
 Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Nhà nước , công khai các quyền lợi , chế độ , chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo , cán bộ, công chức , người học .
 Phối hợp với tổ chức Công đoàn nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ , công chức mỗi năm một lần theo quy định của Nhà nước .
 Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo đúng thẩm quyền được giao .
 -Hiệu trưởng phải lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng vào các công việc của nhà trường .
 Kế hoạch phát triển của nhà trường, kế hoạch tuyển sinh, dạy học , nghiên cứu khoa học , quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng , nhiệm vụ của tổ chức bộ máy trong nhà trường, kế hoạch tuyển dụng , đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo cán bộ công chức, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ sản xuất của nhà trường, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua khen thưởng hàng năm lề lối làm việc , xây dựng nội quy , quy chế trong nhà trường, các báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ trong năm học .
 2- Các nhà giáo , cán bộ, công chức phải có trách nhiệm :
 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục , Điều lệ trường MN; Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề của nhà trường theo quy định tại điều 5 của quy chế này . Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái ,mất đoàn kết cửa quyền ,quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ ,kỷ cương nền nếp trong nhà trường 
 Thực hiện đúng những quy định về nhiệm vụ và quyền của cán bộ, công chức, những điều cán bộ, công chức không được làm đã được ghi nhận trong Pháp lệnh cán bộ công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng ; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm .
 Giữ gìn phẩm chất uy tín danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức ; tôn trọng đồng nghiệp và người học , bảo vệ uy tín của nhà trường .
 3- Đối với nhà giáo, cán bộ , công chức được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra ...thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường :
 - Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo , cán bộ công chức .
 - Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường 
 - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại ,tố cáo 
 - Công khai các khoản đóng góp của người học ,việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu ,chi quyết toán theo quy định hiện hành 
 - Giải quyết các chế độ ,quyền lợi đời sống vật chất tinh thần cho nhà giáo cán bộ công chức cho người học 
 - Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật ....
 - Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học
 Báo cáo sơ kết .tổng kết ,nhận xét ,đánh giá công chức hàng năm 
 4- Đối với người học (với mầm non thì đối tượng là học sinh và phụ huynh học sinh )
 - Người học (cha mẹ ,học sinh )được biết :
 - Chủ trương,chế độ,chính sách của nhà nước,của ngành và những quy định của nhà trường ;
 - Kế hoạch tuyển sinh ,kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm ;
 - Những thông tin có liên quan đến học tập ,rèn luyện sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định ;
 -Người học (cha mẹ học sinh )được tham gia ý kiến về :
 - Nội quy , quy định của nhà trường có liên quan đến người học ;
 - Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan tới người học;
 - Việc tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi của người học;
 5- Đối với các đoàn thể trong nhà trường :
 - Tham mưu,đề xuất những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiên tốt những quy định của quy chế này ;
 - Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị ;
 - Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị , giữa đơn vị với nhà trường, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và những quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường .
 *Trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quy chế dân chủ :
(bổ xung sau)
.....
....
 Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân 
Giáo dục mầm non với nhiệm vụ là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ từ 0đến 6 tuổi 
....
....
(bổ xung sau )(sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân )
 Hướng phát triển của giáo dục mầm non trong giai đoạn tới 
 (lấy tư liệu chiến lược giáo dục và nghị định 161 của thủ tướng chính phủ về giáo dục mầm non )
Các loại hình trường mầm non:Hiện nay có nhiều loại hình trường mầm non 
 Trường mầm non công lập 
 Trường mầm non bán công
 Trường mầm non tư thục 
Thực hiện quy chế dân chủ đối với việc chuyển các trường màm non sang bán công
Theo chiến lược giáo dục đến năm 2020, giáo dục mầm non sẽ chuyển dần sang bán công , hiện nay theo công văn số.... của Sở giáo dục Hà nội về thực hiện bán công, các trường mầm non dự kiến đến năm 2010 tất cả các trường mầm non thành phố Hà nội sẽ chuyển sang bán công. Để chuẩn bị tốt cho việc các trường mầm non công lập chuyển sang bán công đạt hiệu quả tốt thì việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường mầm non hiện nay có vai trò hết sức quan trọng tạo cho các trường nề nếp kỷ cương và các hoạt động dân chủ thực sự trong nhà trường, bởi khi chuyển sang bán công thì quyền tự quyết của Hiệu trưởng rất lớn và ciệc công khai tài chính lại là một điều kiện sống còn, bởi lúc đó nhà trường tự thu, tự chi, do vâỵ, việc công khai các loại nguồn thu và các chi tiêu trong nhà trường phải đảm bảo công khai với các thành viên trong nhà trường và phụ huynh học sinh .
 Sự khác biệt giữa giáo dục mầm non với các cấp học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân .
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân với nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng , giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi và hình thành nhân cách trẻ .
Giáo dục mầm non với hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, học bằng chơi, chính vì vậy, nội dung, phương pháp giáo dục khác rất nhiều so với các cấp học tiểu học , trung học cơ sở , TH phổ thông , đại học, cao đẳng . 
 Sự cần thiết phải tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong giáo dục mầm non tạo ra nề nếp kỷ cương và thúc đẩy hoạt động quản lý đạt hiệu quả 
 Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ, do đó những hình ảnh về cô giáo mẫu mực là tấm gương cho trẻ học tập, chính vì vậy việc thực hiện dân chủ trong trường mầm non tạo cho giáo viên phong cách sống chuẩn mực, đoàn kết thương yêu nhau . Một tập thể sư phạm đoàn kết sẽ tạo cho giáo viên thêm yêu nghề mến trẻ . Một điều không thể thiếu được, đó là sự công bằng trong chăm sóc trẻ cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra đối với giáo viên, bởi trẻ còn nhỏ cần sự chăm sóc tỉ mỉ, nhưng lại công bằng, bởi sự quan tâm của các bậc cha mẹ trẻ cũng khác nhau sẽ dẫn đến sự phân biệt trong chăm sóc, giáo viên dễ có sự quan tâm, chăm sóc khác nhau do sự đối xử của các bậc cha mẹ của các cháu, chính vì vậy phải có sự đôn đốc nhắc nhở của ban giám hiệu đối với giáo viên, cần có sự công bằng trong chăm sóc trẻ.
 Thực hiện giáo dục trong trường mầm non tốt tạo cho nhà trường hoạt động có nề nếp. Tất cả các thành viên trong tập thể sư phạm có quyền bình đẳng và có quyền được biết các thông tin về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành, của trường và mỗi thành viên có quyền tham gia đóng góp ý kiến cho kế hoạch của nhà trường và các công việc của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm học . Họ có quyền kiểm tra một số vấn đề trong nhà trường theo quy định của các văn bản pháp luật , tạo nề nếp kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường .
 Thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường nhằm phát huy quyền dân chủ cao nhất trong nhà trường, đó chính là việc phát huy nội lực của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường . Một tập thể sư phạm nào phát huy quyền dân chủ cho các thành viên trong nhà trường cao nhất chính là tận dụng hiệu quả chất xám của các thành viên, khi các thành viên đó được tham gia đóng góp ý kiến, được quyền tự chủ trong hoạt động của mình thì chất xám của tập thễ sẽ được phát huy tối đa. Điều đó tác động rất lớn tới hoạt động quản lý nhà trường của Hiệu trưởng ; khi đó, các thành viên trong nhà trường được biết , được bàn, được thực hiện nhiệm vụ của mình một cách sáng tạo và chủ động trong khuôn khổ quy chế và nội quy nhà trường thì sẽ giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao, là điều kiện giúp cho các thành viên trong tập thể sư phạm gắn kết cùng nhau hoạt động trong bộ máy của nhà trường tạo ra sức mạnh tổng hợp để đạt mục tiêu nhiệm vụ năm học .
 (sơ đồ triển khai thực hiện Quyết định 04-2000 của Bộ giáo dụcvà đào tạos trong hệ thống giáo dục quốc dân)

File đính kèm:

  • doctieu_luan_thuc_trang_va_cac_bien_phap_to_chuc_thuc_hien_quy.doc