Luận án Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu tố liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh Trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019-2020)

Cận thị ngày càng tăng và được coi là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng

đồng trên toàn cầu. Cận thị không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây

ra suy giảm thị lực ở trẻ em, có tác động rất lớn đến giáo dục, chất lượng cuộc

sống và kinh tế xã hội. Với đặc điểm khởi phát sớm và tính chất tiến triển của

cận thị trong quá trình đi học, trẻ em có nhiều nguy cơ phát triển các biến

chứng dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn [1], [2], [3].

Tỷ lệ cận thị thay đổi tùy theo khu vực trên thế giới, tỷ lệ cận thị hiện

mắc cao ở Châu Á và thấp ở Châu Phi [2]. Tại Đông Á và Đông Nam Á, như

Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, cận thị được coi là một “bệnh

dịch”, tỷ lệ mắc ở lứa tuổi thanh niên khoảng 80-90% [3]. Uớc tính sẽ có

khoảng 50% dân số toàn cầu mắc cận thị vào năm 2050 [4].

Tại Việt Nam, cận thị cũng đang được xem là một trong những vấn đề

sức khỏe cộng đồng [5], [6]. Năm 2014, tỷ lệ cận thị là 20,5% [7], tính đến

năm 2017 tỷ lệ này đã tăng lên 24,6%. Trong đó, tỷ lệ cận thị ở thành thị là

41,9 % và ở nông thôn là 14,3 % [5].

Nguyên nhân của cận thị hiện nay vẫn chưa rõ ràng [8], [9]. Các nghiên

cứu cho thấy trẻ em có bố mẹ bị cận thị thì có khả năng bị cận thị nhiều hơn

[8], [10]. Mặt khác, tỷ lệ cận thị tăng nhanh ở các nước có hệ thống giáo dục

chuyên sâu và cạnh tranh cao cho thấy có tác động của các yếu tố môi trường

như: tăng thời gian công việc nhìn gần, thiếu hoạt động tiếp xúc với ánh sáng

ngoài trời, yếu tố kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa [11], [12], [13].

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về

thực trạng cận thị ở học sinh trung học cơ sở [7], [14], [15] nhằm phát hiện trẻ

mắc cận thị để chỉnh kính, kiến nghị một số giải pháp can thiệp cộng đồng

như GDSK, đảm bảo điều kiện vệ sinh học đường, nhằm thay đổi hành vi

chăm sóc mắt từ đó góp phần hạ thấp tỷ lệ mắc cận thị [14], [16], [17].2

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cận thị ở trẻ em ngày vẫn tăng [5], [18], [19].

Thực trạng này đặt ra vấn đề có phải do cách thực hiện các chương trình chưa

phù hợp hay do kiến thức, hành vi phòng ngừa cận thị của học sinh chưa cao?

Ngoài ra các yếu tố nguy cơ và dự phòng cận thị học đường của học sinh lại

phụ thuộc rất nhiều đến môi trường học tập, các biện pháp giáo dục của nhà

trường.

Can thiệp dựa trên trường học có thể tạo ra môi trường bảo vệ nguy cơ

cận thị cho học sinh như: giảm các hành vi nhìn gần, tăng thời gian tham gia

các hoạt động ngoài trời [20], [21]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh

được TT-GDSK thích hợp liên quan đến sức khỏe thị giác và phòng ngừa cận

thị thì chúng có kiến thức đúng và có thể phát triển các kỹ năng thực hành,

thay đổi các hành vi phòng ngừa cận thị [14], [18], [22].

Thị xã Hoàng Mai trực thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở đồng bằng ven biển,

điều kiện kinh tế chủ yếu nông và ngư nghiệp. Trong những năm gần đây quá

trình đô thị hoá tại đây cũng diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù cận thị học đường

cũng là mối quan tâm tại địa phương, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào

về vấn đề này trên địa bàn thị xã Hoàng Mai để trả lời cho các câu hỏi như: tỷ

lệ cận thị của học sinh trung học cơ sở tại đây là bao nhiêu? Những yếu tố nào

liên quan cận thị? Biện pháp can thiệp nào có thể phòng ngừa cận thị cho học

sinh trung học cơ sở? Trước tính cấp thiết của vấn đề cận thị học đường tại

Thị Xã Hoàng Mai chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Xác định tỷ lệ cận thị,

một số yếu liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học

sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 - 2020).

pdf 200 trang chauphong 17/08/2022 12863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu tố liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh Trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019-2020)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu tố liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh Trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019-2020)

Luận án Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu tố liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh Trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019-2020)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG 
* 
HỒ ĐỨC HÙNG 
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CẬN THỊ, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN 
QUAN VÀ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC 
SỨC KHỎE Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ 
XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (2019 - 2020) 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG 
* 
HỒ ĐỨC HÙNG 
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CẬN THỊ, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN 
QUAN VÀ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC 
SỨC KHỎE Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ 
XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (2019 - 2020) 
Chuyên ngành: Dịch tễ học 
Mã số: 972.01.17 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
 Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Phạm Văn Tần 
 2. PGS.TS. Dương Đình Chỉnh 
HÀ NỘI – 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số 
liệu, kết quả, nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được 
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. 
 Tác giả luận án 
Hồ Đức Hùng 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với hai thầy hướng 
dẫn là PGS.TS. Phạm Văn Tần và PGS.TS. Dương Đình Chỉnh đã tận tình 
hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thanh Dương - Viện 
trưởng; PGS. TS. Cao Bá Lợi, Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo, cùng toàn 
thể cán bộ của Phòng Khoa học và Đào tạo, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - 
Côn trùng Trung ương. TS. Nguyễn Việt Dương, Giám đốc Bệnh viện Phong 
- Da liễu TW Quỳnh Lập đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời 
gian nghiên cứu, học tập. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An, cán bộ nhân viên 
Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quỳnh Lập; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 
tỉnh Nghệ An, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hoàng Mai đã tạo điều kiện 
thuận lợi giúp tôi triển khai nghiên cứu tại địa phương. Đồng thời, xin chân 
thành cảm ơn các bạn cộng sự; Ban giám hiệu, giáo viên, cộng tác viên, cha 
mẹ học sinh và toàn thể học sinh của 4 trường THCS tại thị xã Hoàng Mai, 
tỉnh Nghệ An đã tích cực hỗ trợ, hợp tác tham gia nghiên cứu. 
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình đã bên cạnh 
tôi, là động lực to lớn cho tôi trong hành trình dài nghiên cứu và hoàn thành 
luận án 
Tôi đã được khám phá khoa học, được tiếp xúc và làm việc với nhiều 
người, được giải quyết nhiều tình huống, được học hỏi nhiều hơn về công 
nghệ thông tin, thống kê, thiết kế Tuy nhiều gian nan, thách thức nhưng vô 
cùng lý thú và ý nghĩa. 
Xin cảm ơn vì tất cả! 
 Nghệ An, ngày tháng năm 2021 
 Nghiên cứu sinh 
iii 
 Hồ Đức Hùng 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
 Tiếng Việt 
 GDSK Giáo dục sức khỏe 
 HS Học sinh 
 NCSK Nâng cao sức khỏe 
 TH Tiểu học 
 THCS : Trung học cơ sở 
 THPT Trung học phổ thông 
 TL Thị lực 
 TT- GDSK Truyền thông- Giáo dục sức khỏe 
Tiếng Anh 
 CI Confidence Interval: Khoảng tin cậy 
 D Diop 
 OR Odds ratio: Tỷ suất chênh 
 PCA Principal component analysis: Phân tích thành phần chính 
RESC Refractive Error Study in Children: Nghiên cứu tật khúc 
xạ ở trẻ em 
 SE Spherical Equivalent: Độ cầu tương đương 
 WHO Word Heath Oganization: Tổ chức Y tế thế giới 
iv 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i 
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii 
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 
1.1. Một số khái niệm và phân loại cận thị ....................................................... 3 
1.1.1. Khái niệm cận thị .................................................................................... 3 
1.1.2. Phân loại cận thị ..................................................................................... 4 
1.2. Tỷ lệ cận thị trên thế giới và Việt Nam ...................................................... 5 
1.2.1. Tỷ lệ cận thị trên thế giới ........................................................................ 5 
1.2.2. Tỷ lệ cận thị tại Việt Nam ........................................................................ 8 
1.3. Đặc điểm phát triển và tiến triển cận thị .................................................. 10 
1.3.1. Quá trình chính thị hóa và phát triển bình thường của nhãn cầu ........ 10 
1.3.2. Đặc điểm cận thị khởi phát ................................................................... 11 
1.3.3. Đặc điểm tiến triển cận thị .................................................................... 12 
1.4. Các yếu tố liên quan đến cận thị .............................................................. 13 
1.4.1.Yếu tố gia đình ....................................................................................... 14 
1.4.2. Yếu tố về tuổi ......................................................................................... 15 
1.4.3. Giới tính ................................................................................................ 15 
1.4.4. Yếu tố chủng tộc .................................................................................... 16 
1.4.5. Yếu tố môi trường .................................................................................. 16 
1.5. Các biện pháp kiểm soát cận thị ............................................................... 26 
1.5.1. Các can thiệp giáo dục và thay đổi hành vi và lối sống ....................... 26 
1.5.2. Kính gọng .............................................................................................. 28 
v 
1.5.3. Kính tiếp xúc ......................................................................................... 28 
1.5.4. Can thiệp bằng thuốc ............................................................................ 29 
1.6. Truyền thông - giáo dục sức khỏe về cận thị học đường ......................... 30 
1.6.1. Khái niệm truyền thông - giáo dục sức khỏe ........................................ 30 
1.6.2. Truyền thông – giáo dục sức khỏe trong trường học ............................ 30 
1.6.3. Các mô hình truyền thông – giáo dục sức khỏe cận thị học đường...... 32 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 36 
2.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mục tiêu 1 ..................................... 36 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 36 
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 36 
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38 
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 40 
2.1.5. Định nghĩa biến số, chỉ số và phương pháp đo lường .......................... 41 
2.1.6. Các kỹ thuật và cách thức tiến hành ..................................................... 43 
2.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2 ..................................... 47 
2.2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................ 47 
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 47 
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 48 
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 49 
2.2.5. Định nghĩa biến số, chỉ số và phương pháp đo lường .......................... 50 
2.2.6. Phương pháp tổ chức, tiến hành và đánh giá can thiệp ....................... 52 
2.3. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 57 
2.4. Sai số và hạn chế sai số ............................................................................ 58 
2.5. Cách thức thu thập, phân tích và xử lý số liệu ......................................... 58 
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 60 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 62 
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 62 
3.2 Tình hình cận thị của học sinh trung học cơ sở ........................................ 63 
3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị .......................................... 69 
3.3.1. Các tiêu chí lựa chọn cho nhóm cận thị và nhóm không cận thị .......... 69 
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến cận thị .......................................................... 70 
3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu can thiệp .................................................... 78 
vi 
3.4.1. Đặc điểm chung các nhóm nghiên cứu can thiệp ................................. 79 
3.4.2. Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ............................................. 84 
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 94 
4.1. Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ........................................................ 94 
4.1.1. Về đặc điểm chung trên đối tượng nghiên cứu ..................................... 94 
4.1.2. Về tỷ lệ cận thị ở đối tượng nghiên cứu ................................................ 95 
4.1.3. Các yếu tố liên quan đến cận thị ......................................................... 102 
4.2. Hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe đối với cận thị học đường ......... 111 
4.2.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu can thiệp ............................... 111 
4.2.2. Đánh giá công tác can thiệp ............................................................... 112 
4.2.3. Tác động của can thiệp thay đổi kiến thức và hành vi ....................... 113 
4.2.4. Tác động của can thiệp thay đổi hành vi đối với tỷ lệ mắc mới và tiến 
triển cận thị ................................................................................................... 119 
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................... 125 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126 
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 128 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC, ...................... 129 
Ý NGHĨA TH ... n/năm, tốt 
nhất là vào đầu năm học. 
- Học sinh bị tật khúc xạ (đang đeo kính) nên đo 
thị lực 06 tháng 1 lần. Việc đo thị lực sẽ do cán 
bộ y tế trường học hoặc cán bộ đoàn khám sức 
khỏe tổng quát tại trường học thực hiện. 
- Hướng dẫn trực tiếp cách thử thị lực 
5. Bảo vệ và chăm sóc mắt 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ 
mắt. 
Bảo vệ mắt tức bảo vệ thị lực là vô cùng quan trọng. Khi thị lực bị giảm hoặc 
mất (mù lòa) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh, gia đình và xã hội. 
Để phòng ngừa tật 
khúc xạ và các 
bệnh về mắt giúp 
chúng ta có đôi mắt 
sáng và khỏe mạnh, 
các em cần làm gì? 
1. Tăng cường hoạt động ngoài trời, thời gian khuyến 
cáo ít nhất 2h/ngày 
2. Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem 
tivi ở khoảng cách gần và liên tục quá lâu, quá nhiều. 
Sau 30 phút đọc sách, học bài và làm việc với máy tính 
cần để mắt nghỉ 5-10 phút, nhắm mắt và xoa nhẹ lên 
vùng mi mắt nhiều lần. 
3. Tư thế khi ngồi học phải ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, 
không cúi mặt sát xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến 
vở là 30 - 35cm. 
4. Kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 01 lần/năm. Riêng 
các em có tật khúc xạ tối thiểu kiểm tra thị lực mắt 6 
tháng/lần. 
5. Cần đảm bảo đủ ánh sáng trên lớp học và khi ngồi 
học tại nhà (cần có đèn riêng ở góc học tập). 
6. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung 
đầy đủ Vitamin A (Vitamin A có nhiều trong trứng, thịt, 
cá, rau, củ, quả có màu đỏ). 
7. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng khăn mặt riêng, rửa 
mắt bằng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng, không nên 
dùng tay bẩn dụi vào mắt đề phòng bệnh đau mắt đỏ, 
mắt hột 
8. Không chơi các trò chơi nguy hiểm như: đánh trổng 
(đánh khăng), đánh nhau, các vật sắc nhọn, bắn ná thun, 
bắn bivì dể gây chấn thương mắt. 
9. Khi có dị vật vào mắt phải đến cơ sở y tế khám ngay. 
10. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt, khi chưa có chỉ 
định của bác sĩ chuyên khoa mắt. 
Nhiệm vụ: Sử dụng sơ đồ chữ hoặc hình ảnh đề xuất các việc cần làm để bảo 
vệ và chăm sóc mắt dựa trên thông tin đã cho và những thông tin khác mà em 
biết 
V. LUYỆN TẬP 
Câu hỏi và bài tập 
1. Ánh sáng phản chiếu từ vật được chiếu sáng hoặc từ nguồn sáng đi 
qua những bộphận nào trên nhãn cầu để tới võng mạc? Ta có thể nhìn 
thấy hình ảnh của vật nhờ đâu? 
2. Em hãy mô tả những việc cần làm để bảo vệ và chăm sóc mắt. 
3. Thị lực là gì? Em hãy nêu cách phát hiện giảm thị lực. 
Làm gì để 
bảo vệ và 
chăm sóc 
mắt 
Hình thành 
thói quen 
tốt 
Chế độ dinh 
dưỡng tốt 
Khám 
mắt định 
kỳ 
BÀI 2: 
TẬT KHÚC XẠ CỦA MẮT 
MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm các tật khúc xạ của mắt. 
- Phát hiện sớm các dấu hiệu chính của từng tật khúc xạ của mắt và ảnh 
hưởng của tật khúc xạ. 
2. Kỹ năng: 
- Trình bày được yếu tố nguy cơ gây cận thị học đường. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức và thực hiện được cách phòng tránh tật cận thị. 
II. PHƯƠNG PHÁP 
- Thuyết trình 
- Hoạt đông nhóm 
III. CHUẨN BỊ 
- Máy chiếu 
- Tài liệu cho HS 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
I. Các tật khúc xạ 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tật khúc xạ 
Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân 
Đọc thông tin và quan sát các hình dưới đây để tìm hiểu về tật khúc xạ. 
Thế nào là tật khúc xạ? 
Một con mắt bình thường khi nhìn một vật thì ảnh 
của vật sẽ rơi đúng trên võng mạc cho ta thấy hình 
ảnh rõ ràng, sắc nét, đúng màu sắc. Người ta gọi đó 
là mắt chính thị 
H1. Mắt chính 
Có những loại tật khúc 
xạ nào? 
Các tật khúc xạ 
thị 
Nếu vì một lý do nào đó mà ảnh của vật không rơi 
vào võng mạc người ta gọi đó là tật khúc xạ. Hệ 
quả của các tật khúc xạ làm mắt nhìn mờ, thậm 
chí có thể dẫn đến mù. 
Có 3 loại tật khúc xạ tương ứng với vị trí hội tụ ảnh 
của vật so với võng mạc: 
Nếu ảnh của vật hội tụ trước võng mạc gọi là cận 
thị (Hình 2) 
H2. Mắt cận thị 
Nếu ảnh của vật hội tụ ở phía sau võng mạc gọi là 
viễn thị (Hình 3) 
H3. Mắt viễn thị 
Nếu ảnh của vật không phải là một điểm mà là một 
vòng tròn mờ có thể ở trước, ở sau hoặc nửa trước, 
nửa sau gọi là loạn thị 
(Hình 4) 
 H4. Mắt loạn thị 
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm 
1. Có những loại tật khúc xạ nào? Trong đó, tật khúc xạ nào là phổ biến 
nhất? 
2. Các tật khúc xạ có ảnh hưởng gì đến thị lực của mắt? Điều đó dẫn đến 
hệ lụy gì 
đối với việc học tập của học sinh? 
Tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở học sinh. Tật 
khúc xạ học đường bao gồm: 
a. Cận thị: 
Dấu hiệu: Nhìn xa không rõ, hay đau đầu, thường phải nheo mắt khi nhìn 
xa (nhìn không rõ các chữ trên bảng, khi ngồi viết bài đầu cúi rất thấp). 
Nguyên nhân: Đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, di truyền 
từ cha, mẹ, hoặc ít tham gia các hoạt động ngoài trời. 
Hậu quả: Mắt cận thị nặng có thể dẫn đến các biến chứng như thoái hóa 
võng mạc, bong võng mậc gây mù 
b. Viễn thị: nhìn gần và xa đều không rõ (không nhìn rõ chữ cả trên bảng 
và trong vở viết), nhưng nhìn mờ nhiều hơn khi nhìn gần. Người viễn 
thị nặng có thể bị lác mắt. 
c. Loạn thị: Nhìn thấy hình bị méo mó hoặc bị mờ, cả khi nhìn xa lẫn 
nhìn gần (ví dụ, nhìn hình tròn thành hình méo) 
Trong số những tật khúc xạ nêu trên, tật cận thị là phổ biến nhất. Cận thị 
xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, cận thị xảy ra ở lứa tuổi học đường có 
thể phòng tránh được. 
Điều trị: Cận thị, viễn thị, loạn thị có thể điều trị các phương pháp sau: Đeo 
kính gọng, đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật, dùng thuốc hạn chế tiến triển cận 
thị. 
2. Biện pháp phòng ngừa các tật khúc xạ của mắt 
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa các tật khúc xạ. 
Nhiệm vụ: Làm việc theo cặp 
1. Quan sát Hình 5a, 5b và 5c, nêu nhận xét về khoảng cách từ mắt đến 
sách/vở và tư thế đọc/viết của các bạn nhỏ trong hình. Hình 5a, 5b, 5c 
Khoảng cách từ mắt đến sách/vở và tư thế đọc/viết của các bạn nhỏ trong hình 
5a và 5b đều chưa đúng quy định. Cụ thể: bạn nhỏ ở hình 5a nằm đọc sách: 
khiến cho khoảng cách từ mắt tới sách không ổn định, khoảng cách thay đổi liên 
tục, mắt phải điều tiết nhiều, có hại cho mắt. Bạn nhỏ ở hình 5b ngồi học sai tư 
thế: khoảng cách từ mắt đến sách vở quá gần làm cho đôi mắt phải điều tiết 
nhiều, gây mệt mỏi dễ dẫn đến cận thị; đã cận thị sẽ bị tăng số nhanh. 
Khoảng cách từ mắt đến sách/vở và tư thế đọc/viết của bạn nhỏ trong hình 5c là 
hoàn toàn đúng theo quy định. Bạn nhỏ ngồi học ở tư thế ngay ngắn trên bộ bàn 
ghế phù hợp, đảm bảo khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách, vở giúp phòng 
tránh tật cận thị đồng thời còn giúp bạn đó phòng tránh bị cong vẹo cột sống 
2. Nếu không giữ khoảng cách chuẩn (30 -35 cm) giữa mắt và trang sách/vở, 
lâu ngày sẽ làm cho mắt bị tật gì? Giải thích và nêu cách khắc phục. 
Nếu không giữ khoảng cách chuẩn (30 - 35 cm) giữa mắt và trang sách/vở, lâu 
ngày sẽ làm cho mắt bị tật cận thị. Vì khi nhìn gần mắt phải điều tiết liên tục. Yếu 
tố nguy cơ quan trọng nhất gây cận thị là các hoạt động cần nhìn gần kéo dài. 
Cách khắc phục: Chấn chỉnh lại cách ngồi, đảm bảo giữ đúng khoảng cách chuẩn. 
Đồng thời sau 30 phút cần nghỉ giải lao giữa chừng, khi nghi giải lao nên nhìn xa 
để mắt nghỉ ngơi thư giãn 
3. Theo em, các bạn nhỏ trong hình nào dưới đây ngồi học ở nơi có đủ ánh sáng? 
Giải thích tại sao chúng ta cần học tập và làm việc ở nơi có đủ ánh sáng? 
 6a 6b 
Bạn nhỏ trong hình 6a ngồi học ở nơi ánh sáng thiếu vì ánh sáng không 
chiếu vào trang sách mà lại chiếu vào lưng. Bạn nhỏ trong hình 6b ngồi học 
ở nơi đủ ánh sáng, ánh sáng đèn chiếu vào vở và tia sáng phản chiếu từ vở 
vào mắt bạn nhỏ giúp cho mắt đọc chữ dễ dàng, không bị mỏi mắt hay chói 
mắt. Đấy là lý do giải thích cho việc tại sao chúng ta cần học tập và làm 
việc ở nơi có đủ ánh sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo). 
4. Để bảo vệ và chăm sóc mắt, những việc làm nào của các bạn nhỏ trong các 
hình dưới đây là nên hoặc không nên? Tại sao? 
Việc làm của các bạn nhỏ trong hình 7a, 7d và 7e là nên vì các bạn đó đang ăn 
các loại thức ăn bổ dưỡng cho mắt giúp sáng mắt và hạn chế suy giảm thị lực 
(7a); Đi xe đạp: tăng cường vận động ngoài trời giúp nhìn xa, dưới ánh sáng 
tự nhiên, để cho mắt thư giãn không phải điều tiết trở lại trạng thái cân bằng 
sau khi nhìn gần nhiều (7 d); Khám mắt định kì để đảm bảo đôi mắt của em 
hoàn toàn khỏe mạnh đồng thời giúp sớm phát hiện ra các tật hoặc bệnh về 
mắt. Đối với những người bị các tật khúc xạ giúp đảm bảo sử dụng kính đúng 
số (7e). Việc làm của các bạn nhỏ trong hình 7 b, 7c là không nên vì trò chơi 
game trên điện thoại di động khiến mắt phải nhìn tập trung vào một điểm và 
nhìn gần gây mỏi mắt dễ dẫn đến cận thị (7b); Xem ti vi gần làm cho đôi mắt 
phải điều tiết nhiều, gây mệt mỏi dễ dẫn đến cận thị; đã cận thị sẽ bị tăng số 
nhanh. Ngoài ra, việc nhìn vào ánh sáng xanh của màn hình tivi/máy tính/điện 
thoại là không tốt cho mắt. 
Lưu ý: Khi em thấy mắt mình hay mỏi nhức, nhìn mờ, nheo mắt, đau 
đầu, em hãy: 
- Nhanh chóng đến phòng y tế nhà trường để cô giáo hoặc nhân viên y tế 
trường học kiểm tra lại mắt của em. 
- Nói với bố mẹ để được đưa đi khám mắt tại các cơ sở chuyên khoa mắt. 
- Nếu phát hiện có tật khúc xạ, em cần được đeo kính phù hợp (đúng số) và 
định kỳ khám lại ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi và kịp thời xử lý. 
- Em nhớ đeo kính đúng độ để tránh bị tăng số kính quá nhanh. 
Để phòng ngừa tật khúc xạ, em hãy 
- Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời: đá bóng, đá cầu, nhảy dây, 
đi xe đạp, chạy bộít nhất 2 giờ mỗi ngày 
- Ngồi học ở nơi có đủ ánh sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo) với tư thế ngay ngắn 
trên những bộ bàn ghế phù hợp với mình. Không đọc những quyển sách có cỡ 
chữ quá nhỏ và in dày. 
- Sau mỗi 30 phút em đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, em hãy cho 
mắt 
nghỉ ngơi từ 5-10 phút bằng cách ra ngoài trời chơi. 
- Hạn chế chơi game và xem ti vi ở khoảng cách gần và trong nhiều giờ liên 
tiếp. 
- Thường xuyên tự kiểm ra mắt của mình với bảng thị lực rút gọn treo tại lớp 
học hoặc phòng y tế nhà trường. 
- Nói với bố mẹ đưa em đi khám định kỳ ít nhất 1 năm/lần. Riêng các em có 
tật khúc xạ tối thiểu kiểm tra thị lực mắt 6 tháng/lần. 
V. LUYỆN TẬP 
Bài tập thực hành theo nhóm 
Viết khẩu hiệu hoặc vẽ tranh cổ động về chăm sóc mắt. 
Phụ lục 7 
Ảnh các hoạt động của nghiên cứu 
Hình 1. Họp triển khai với trường THCS Quỳnh Xuân điều tra cận thị 
Hình 2. Thử thị lực bằng bảng thị lực điện tử 
Hình 3. Thử thị lực sau can thiệp 
Hình 4. Đo thị lực bằng máy khúc xạ tự động 
Hình 5. Phỏng vấn điều tra các yếu tố liên quan cận thi học sinh 
Hình 6. Phỏng vấn điều tra kiến thức, thực hành phòng cận thị học sinh 
Hình 7. Truyền thông trước toàn trường 
Hình 8. Phát tờ rơi phòng chống cận thị học đường 
Hình 9. Nâng cao năng lực giáo viên 
Hình 10. GV thực hiện bài giảng về cận thị trong các tiết sinh hoạt 
hoặc tự chọn 
Hình 11. Đoàn khám cùng với thầy cô hướng dẫn 
Hình 1 
Hình 12. Tài liệu/ cẩm nang phòng chống cận thị phát cho học sinh 
Hình 13. Poster treo trong phòng học và các phòng chức năng 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_xac_dinh_ty_le_can_thi_mot_so_yeu_to_lien_quan_va_hi.pdf
  • pdfTóm tắt LA Hồ Đức Hùng_English.pdf
  • pdfTóm tắt LA TVIỆT Hồ Đức Hùng.pdf
  • pdfTrang thông tin Hồ Đức Hung_English.pdf
  • pdfTrang thông tinT VIỆT Hồ Đức Hung.pdf