Luận án Nghiên cứu tần suất đa hình gen Cyp2c19 và mối liên quan với kết quả điều trị chống ngưng tập tiểu cầu ở người bệnh hội chứng mạch vành cấp
Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là một cấp cứu tim mạch có biểu
hiện lâm sàng đa dạng, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời [1].
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong do bệnh
lý tim mạch, bao gồm HCMVC đang tăng lên 12,5% đạt đến gần 1/3 tỷ lệ tử
vong chung trên toàn cầu và đang dẫn đầu trong số các nguyên nhân tử vong[2].
Bệnh nhân HCMVC vẫn còn 7,1% tử vong, 6,3% suy tim, và 4,4% tái nhồi máu
cơ tim (NMCT), trong vòng 2 năm đầu kể từ khi phát hiện[3].
Kháng tiểu cầu kép (DAPT) với Aspirin và một thuốc ức chế thụ thể
P2Y12 như clopidogrel, ticagrelor, prasugrel vẫn là điều trị chống ngưng tập tiểu
cầu (NTTC) chính được dùng cho các người bệnh HCMVC [4], [5]. Các hướng
dẫn điều trị quốc tế gần đây đều nhấn mạnh prasugrel và ticagrelor có tác dụng
dự phòng các biến cố tim mạch do tắc mạch tốt hơn clopidogrel nhưng lại gây ra
nhiều biến cố chảy máu hơn[4], [6], [7], [1]. Các thuốc chống NTTC mới có giá
thành cao và nguy cơ xuất huyết lớn, đồng thời clopidogrel đã có hàng
generic. Vì vậy, tỷ lệ sử dụng clopidogrel cho đến nay vẫn là phổ biến nhất [8],
[9], [10], [11].
Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể người bệnh còn nguy cơ tử vong,
nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối trong stent liên quan đến giảm khả năng
ức chế tiểu cầu của clopidogrel [12], [13], [14], [11].
Clopidogrel là một tiền chất không hoạt tính, đòi hỏi hoạt hóa ở gan bởi
cytochrome P450 trong đó chủ yếu là enzym CYP2C19 để trở thành chất có
hoạt tính, chất hoạt tính này ức chế không hồi phục thụ thể P2Y12 của ADP
tiểu cầu [15], [16], [11], [14].
Gen mã hoá cho enzym CYP2C19 có tính đa hình cao, tùy theo sự xuất
hiện các alen đột biến trong kiểu gen sẽ quy định biểu hiện hoạt tính enzym bình2
thường (*1), giảm hoặc mất (*2,*3,*4,*5,*6,*7,*8) và tăng (*17) [15], [17],
[16], [11], [14].
Một số nghiên cứu ở các quốc gia châu Á cho thấy tần số xuất hiện các
kiểu gen làm chuyển hoá thuốc giảm (44,4%) hoặc kém (8,4%) là khá cao
[18]. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có sự khác biệt về độ NTTC
cũng như tỷ lệ các biến cố lâm sàng như huyết khối, tử vong, NMCT ở nhóm
người bệnh có kiểu gen làm chuyển hoá thuốc kém so với nhóm bệnh nhân
không mang kiểu gen này [18], [19], [20], [9], [15],[21], [22], [23], [24], [25].
Cho đến nay, ở Việt Nam mới chỉ có một vài nghiên cứu về độ NTTC
ở người bệnh NMCT cấp hoặc tìm hiểu tần số phân bố kiểu gen CYP2C19 mà
chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa kiểu gen CYP2C19 với khả
năng chống NTTC của clopidogrel[26], [27], [28] .
Việc tìm hiểu tỷ lệ phân bố kiểu gen CYP2C19 ở người bệnh HCMVC
ở Việt Nam cũng như mối liên quan giữa tính đa hình gen CYP2C19 với khả
năng chống NTTC của clopidogrel là vấn đề cấp thiết vì sự nguy hiểm gây ra
do các biến cố lâm sàng trầm trọng xẩy ra khi có đề kháng clopidogrel.
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu tần suất đa hình gen CYP2C19 và mối liên quan
với kết quả điều trị chống ngưng tập tiểu cầu ở người bệnh hội chứng
mạch vành cấp”. Nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tần suất phân bố kiểu gen CYP2C19 ở người bệnh hội chứng
mạch vành cấp.
2. Đánh giá mối liên quan giữa kiểu gen CYP2C19 với độ ngưng tập tiểu
cầu và một số biến cố lâm sàng ở những người bệnh hội chứng mạch
vành cấp được điều trị liệu pháp kháng ngưng tập tiểu cầu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tần suất đa hình gen Cyp2c19 và mối liên quan với kết quả điều trị chống ngưng tập tiểu cầu ở người bệnh hội chứng mạch vành cấp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ NGỌC TRUNG NGHIÊN CỨU TẦN SUẤT ĐA HÌNH GEN CYP2C19 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP Chuyên ngành : Nội tim mạch Mã số : 62720141 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu 2. PGS.TS. Đinh Đoàn Long HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi là: VŨ NGỌC TRUNG, nghiên cứu sinh khoá 33 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành: Nội Tim Mạch, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Lân Hiếu và Thầy Đinh Đoàn Long. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Người viết cam đoan VŨ NGỌC TRUNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ACC American college of Cardiology Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ ACS Acute Coronary Syndrome Hội chứng mạch vành cấp AHA American Heart Association: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ADP Adenosine diphosphate Adenosin diphosphat AMP Adenoine Monophosphate Adenosin monophosphat ANOVA Analysis Of Variance Phân tích phương sai ASA Aspirin Aspirin BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BMV Bệnh mạch vành BTTMCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ cAMP Cyclic Adenosine Monophosphate AMP vòng CABG Coronary Artery Bypass Grafting Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành CI Confidence Interval Khoảng tin cậy CK Creatine Kinase CK-MB Creatine Kinase Myocardial Band CLO Clopidogrel Clopidogrel COX Cyclooxygenase CYP2C19 Cytochrome P450 2C19 DNA Deoxyribonucleic Acid Acid deoxyribonucleotit DAPT Dual antiplatelet Therapy Liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu kép ĐMC Động mạch chủ ĐMV Động mạch vành ĐTNÔĐ Đau thắt ngực ổn định ĐTNKÔĐ Đau thắt ngực không ổn định ĐTĐ Điện tâm đồ EM Extensive Metabolizer Chuyển hoá mạnh ESC European Society of Cardiology Hội Tim mạch châu Âu GP Glycoprotein G-protein Group protein GTT Giải trình tự HCMVC Hội chứng mạch vành cấp HDL-C High Density Lipoprotein – Cholesterol Cholesterol-lipoprotein tỷ trọng cao HPR High Platelet Reactivity Phản ứng tiểu cầu cao HR Hazard Ratio Tỷ số rủi ro IM Intermediatet Metabolizer Chuyển hoá trung bình LDL-C Low Density Lipoprotein - Cholesterol Lipoprotein – Cholesterol tỷ trọng thấp LTA Light Transmission Aggregometry Đo độ kết tập tiểu cầu bằng phương pháp đo ánh sáng truyền qua n Cỡ mẫu NMCT Nhồi máu cơ tim NSTE-ACS Non-ST-Elevation Acute Coronary Syndrome Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên NSTEMI Non-ST-Elevation Myocardial Infarction Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên NTTC Ngưng tập tiểu cầu OR Odds Ratio Tỷ suất chênh p Probability Value Giá trị xác suất PCI Percutaneous Coronary Intervention Can thiệp động mạch vành qua da PCR Polymerase chain reaction Phản ứng chuỗi polymerase PDGF Platelet derived growth factor Yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu PGH2 Prostaglandin H2 PGI2 Prostaglandin I2 PGE1 Prostaglandin E1 PLC Phospholypase C PM Poor Metabolizer Chuyển hóa kém PPI Proton-Pump Inhibitors Nhóm thuốc chẹn bơm proton PRI Platelet Reactvity Index Chỉ số phản ứng tiểu cầu PRU Platelet Reactivity Units Đơn vị phản ứng tiểu cầu RFLP Restriction fragment length polymorphism Kỹ thuật xác định đa hình độ dài đoạn cắt giới hạn SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn SNP Single Nucleotide polymorphism Đa hình đơn nucleotit STE-ACS ST-Elevation Acute Coronary Syndrome Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên STEMI ST-Elevation Myocardial Infarction Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên TC Tiểu cầu TXA2 Thromboxan A2 THA Tăng huyết áp TNFα Tumor necrosis factor α Yếu tố hoại tử khối u α UA Unstable Angina Đau thắt ngực không ổn định ƯCMC Ức chế men chuyển UM Ultra Metabolizer Chuyển hóa nhanh VASP Vasodilator - Stimulated Phosphoprotein Phosphoprotein kích thích giãn mạch vWF von Willebrand Factor Yếu tố von Willebrand MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TRONG HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP. .................................... 3 1.1.1. Định nghĩa và phân loại hội chứng mạch vành cấp ............................ 3 1.1.2. Dịch tễ học hội chứng mạch vành cấp ................................................ 3 1.1.3. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh hội chứng mạch vành cấp ................. 5 1.1.4. Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp ................................................. 7 1.1.5. Các thang điểm nguy cơ và tiên lượng bệnh. ..................................... 9 1.1.6. Kháng tiểu cầu kép trong điều trị hội chứng mạch vành cấp ........... 11 1.1.7. Nguyên tắc tiếp cận chung hội chứng mạch vành cấp ..................... 18 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGƯNG TẬP TIỂU CẦU VÀ CÁC KIỂU HÌNH GEN CYP2C19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU. ................. 18 1.2.1. Các thụ thể quan trọng của tiểu cầu ................................................. 18 1.2.2. Sự kết dính tiểu cầu .......................................................................... 19 1.2.3. Sự kết tập tiểu cầu ............................................................................ 20 1.2.4. Khái niệm về đa hình đơn nucleotit ................................................. 21 1.2.5. Các phương pháp phân tích đa hình đơn nucleotit ........................... 23 1.2.6. Đa hình di truyền gen CYP2C19 ...................................................... 27 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA HÌNH GEN CYP2C19 LÊN KHẢ NĂNG CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP ........................................................................................................... 30 1.3.1. Các nghiên cứu chứng minh vai trò của kiểu gen CYP2C19 ảnh hưởng đến độ ngưng tập tiểu cầu và các biến cố lâm sàng ............ 30 1.3.2. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các quá trình hấp thu và chuyển hoá thuốc trong tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel ...................................................................................... 32 1.3.3. Các nghiên cứu cho kết quả không thấy sự liên quan giữa kiểu gen và các biến cố lâm sàng của clopidogrel ........................................ 33 1.3.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng đa hình gen CYP2C19 trên tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel ở các bệnh nhân Châu Á . 34 1.3.5. Nghiên cứu về khía cạnh tài chính của việc xét nghiệm CYP2C19 định hướng dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu ......................... 36 1.3.6. Nghiên cứu về đa hình gen CYP2C19 và các yếu tố nguy cơ tim mạch 36 1.3.7. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. ................................................... 37 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 38 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 38 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ........................................................ 38 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 38 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 38 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 39 2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu ..................................................................... 39 2.2.3. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu ................................... 40 2.2.4. Các bước tiến hành ........................................................................... 40 2.2.5. Quy trình điều trị và theo dõi bệnh nhân .......................................... 41 2.2.6. Quy trình xét nghiệm gen CYP2C19 và đo độ ngưng tập tiểu cầu ... 42 2.2.7. Thu thập các biến cố lâm sàng ......................................................... 45 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 46 2.3.1. Mục tiêu 1 ......................................................................................... 46 2.3.2. Mục tiêu 2 ......................................................................................... 47 2.4. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ..................................... 48 2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp ............................. 48 2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch .......................... 48 2.4.3. Kiểu gen và kiểu hình của CYP2C19 ............................................... 49 2.4.4. Các biến cố tim mạch ....................................................................... 50 2.4.5. Các thang điểm nguy cơ các biến cố do tắc mạch và xuất huyết ..... 51 2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................................................... 53 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 54 2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 56 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................. 56 3.1.1. Đặc điểm chung về nhân trắc học và yếu tố nguy cơ động mạch vành .. 56 3.1.2. Đặc điểm chung về lâm sàng ............................................................... 57 3.1.3. Các đặc điểm về xét nghiệm ............................................................. 58 3.1.4. Các thang điểm nguy cơ TIMI và CRUSADE ................................. 60 3.1.5. Đặc điểm về tổn thương động mạch vành và can thiệp. ................... 61 3.1.6. Đặc điểm điều trị nội khoa phối hợp trong hội chứng mạch vành cấp. .. 65 3.1.7. Đặc điểm dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. ............................. 66 3.1.8. Kết quả theo dõi các biến cố ............................................................ 67 3.2. TẦN SUẤT PHÂN BỐ KIỂU GEN CYP2C19 Ở NGƯỜI BỆNH HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI ...................... 70 3.2.1. Tần số phân bố kiểu gen CYP2C19. ................................................. ... erican College of Cardiology, 51(20), 1925–1934. 103. Pare, G., Mehta, S. R., Yusuf, S., et al. (2010). Effects of CYP2C19 genotype on outcomes of clopidogrel treatment. N Engl J Med, 363(18), 1704–14. 104. Simon, T., Verstuyft, C., Mary-Krause, M., et al. French Registry of Acute ST-Elevation and Non-ST-Elevation Myocardial Infarction (FAST-MI) Investigators. (2009). Genetic determinants of response to clopidogrel and cardiovascular events. The New England Journal of Medicine, 360(4), 363–375. 105. Mega, J. L., Hochholzer, W., Frelinger, 3rd, A. L., et al. (2011). Dosing clopidogrel based on CYP2C19 genotype and the effect on platelet reactivity in patients with stable cardiovascular disease. JAMA, 306(20), 2221–8. 106. Holmes, M. V., Perel, P., Shah, T., et al. (2011). CYP2C19 genotype, clopidogrel metabolism, platelet function, and cardiovascular events: a systematic review and meta-analysis. Jama, 306(24), 2704–14. 107. Tang, X.-F., Han, Y.-L., Zhang, J.-H., et al. (2016). CYP2C19 genotyping combined with on-clopidogrel platelet reactivity in predicting major adverse cardiovascular events in Chinese patients with percutaneous coronary intervention. Thrombosis Research, 147, 108–114. 108. Martínez-Quintana, E., Rodríguez-González, F., Medina-Gil, J. M., et al. (2017). CYP2C19 activity and cardiovascular risk factors in patients with an acute coronary syndrome. Medicina Clinica, 149(6), 235–239. 109. Nguyễn Đỗ Anh, Hoàng Quốc Hoà (2016). Khảo sát vai trò của CYP2C19 trên tổn thương mạch vành đích ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau đặt. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20(6), 307–316. 110. Đào Văn Đôn, Nguyễn Thị Mỹ Duyên. (2017). Nghiên cứu xác định đa hình gen CYP2C19*2 và CYP2C19*3 trên bệnh nhân mạch vành. Tạp chí Dược học, 57(8), 57. 111. Nguyễn Thị Minh Ngọc; Nguyễn Thị Trang & Lương Thị Lan Anh; Nguyễn Thị Mai Ngọc; Triệu Tiến Sang. (2017). Ứng dụng Real time PCR để xác định nhanh các đa hình gen CYP2C19 và ITGB3 trong chẩn đoán tính kháng thuốc Clopidogrel và Aspirin ở bệnh nhân đặt Stent động mạch vành. Tạp chí Y Dược học quân sự. 112. Bệnh béo phì, Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30 tháng 09 năm 2014 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa. (2014). Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 113. Berger, J. S., Bhatt, D. L., Steinhubl, S. R., et al. (2009). Smoking, clopidogrel, and mortality in patients with established cardiovascular disease. Circulation, 120(23), 2337–2344. 114. Lackland, D. T. (2013). Hypertension: Joint National Committee on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure guidelines. Current Opinion in Neurology, 26(1), 8–12. 115. Bộ Y tế. (2014). “Bệnh đái tháo đường”, Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30 tháng 09 năm 2014 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa,. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 116. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Mạnh Hùng và CS. (2015). Rối loạn lipid máu, trong: Thực hành bệnh Tim mạch. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 117. Mayo, O. (2008). A Century of Hardy–Weinberg Equilibrium. Twin Research and Human Genetics, 11(3), 249–256. 118. James, S., Akerblom, A., Cannon, C. P., et al. (2009). Comparison of ticagrelor, the first reversible oral P2Y12 receptor antagonist, with clopidogrel in patients with acute coronary syndromes: Rationale, design, and baseline characteristics of the PLATelet inhibition and patient Outcomes (PLATO) trial. American Heart Journal, 157(4), 599–605. 119. Morrow, D. A., Antman, E. M., Charlesworth, A., et al. (2000). TIMI risk score for ST-elevation myocardial infarction: A convenient, bedside, clinical score for risk assessment at presentation: An intravenous nPA for treatment of infarcting myocardium early II trial substudy. Circulation, 102(17), 2031–2037. 120. Kozieradzka, A., Kamiński, K., Dobrzycki, S., et al. (2007). TIMI Risk Score accurately predicts risk of death in 30-day and one-year follow-up in STEMI patients treated with primary percutaneous coronary interventions. Kardiologia Polska, 65(7), 788–795; discussion 796-797. 121. Antman, E. M., Cohen, M., Bernink, P. J., et al. (2000). The TIMI risk score for unstable angina/non-ST elevation MI: A method for prognostication and therapeutic decision making. JAMA, 284(7), 835–842. 122. Al-Daydamony, M. M., & Farag, E.-S. M. (2016). CRUSADE bleeding score as a predictor of bleeding events in patients with acute coronary syndrome in Zagazig University Hospital. Indian Heart Journal, 68(5), 632–638. 123. Choi, S. Y., Kim, M. H., & Serebruany, V. (2018). Comparison of ACUITY, CRUSADE, and GRACE Risk Scales for Predicting Clinical Outcomes in Patients Treated with Dual-Antiplatelet Therapy. TH open: companion journal to thrombosis and haemostasis, 2(4), e399–e406. 124. Bento, D., Marques, N., Azevedo, P., et al. (2018). CRUSADE: Is it still a good score to predict bleeding in acute coronary syndrome? Revista Portuguesa de Cardiologia (English Edition), 37(11), 889–897. 125. Tang, X. F., Zhang, J. H., Wang, J., et al. (2013). Effects of coexisting polymorphisms of CYP2C19 and P2Y12 on clopidogrel responsiveness and clinical outcome in patients with acute coronary syndromes undergoing stent-based coronary intervention. Chin Med J (Engl), 126(6), 1069–75. 126. Collet, J.-P., Hulot, J.-S., Pena, A., et al. (2009). Cytochrome P450 2C19 polymorphism in young patients treated with clopidogrel after myocardial infarction: a cohort study. The Lancet, 373(9660), 309–317. 127. Guillaume Paré, M. D.,. Shamir R. Mehta, M. D.,. Salim Yusuf, D. Phil.,. et al. (2010). Effects of CYP2C19 Genotype on Outcomes of Clopidogrel Treatment. The new england journal of medicine, 363, 1704–14. 128. Tello-Montoliu, A., Jover, E., Marín, F., et al. (2012). Influence of CYP2C19 polymorphisms in platelet reactivity and prognosis in an unselected population of non ST elevation acute coronary syndrome. Revista Espanola De Cardiologia (English Ed.), 65(3), 219–226. 129. Stengaard, C., Sørensen, J. T., Rasmussen, M. B., et al. (2017). Editor’s Choice-Acute versus subacute angiography in patients with non-ST- elevation myocardial infarction – the NONSTEMI trial phase I. European Heart Journal. Acute Cardiovascular Care, 6(6), 490–499. 130. Serruys, P., & Garg, S. (2009). Percutaneous Coronary Interventions for All Patients With Complex Coronary Artery Disease: Triple Vessel Disease or Left Main Coronary Artery Disease. Yes? No? Don??t Know? Revista Española de Cardiología, 62(7), 719–725. 131. Alexopoulos, D., Goudevenos, J. A., Xanthopoulou, I., et al. (2013). Implementation of contemporary oral antiplatelet treatment guidelines in patients with acute coronary syndrome undergoing percutaneous coronary intervention: a report from the GReek AntiPlatelet rEgistry (GRAPE). International Journal of Cardiology, 168(6), 5329–5335. 132. Kudaravalli, M., Althouse, A. D., Marroquin, O. C., et al. (2016). Assessment of P2Y12 inhibitor usage and switching in acute coronary syndrome patients undergoing percutaneous coronary revascularization. International Journal of Cardiology, 223, 854–859. 133. Tscharre, M., Egger, F., Machata, M., et al. (2017). Contemporary use of P2Y12-inhibitors in patients with acute coronary syndrome undergoing percutaneous coronary intervention in Austria: A prospective, multi- centre registry. PLoS ONE, 12(6). 134. Bagai, A., Peterson, E. D., Honeycutt, E., et al. (2015). In-hospital switching between adenosine diphosphate receptor inhibitors in patients with acute myocardial infarction treated with percutaneous coronary intervention: Insights into contemporary practice from the TRANSLATE-ACS study. European Heart Journal. Acute Cardiovascular Care, 4(6), 499–508. 135. Chaitman, B. R., Ryan, T. J., Kronmal, R. A., et al. (1990). Coronary Artery Surgery Study (CASS): comparability of 10 year survival in randomized and randomizable patients. Journal of the American College of Cardiology, 16(5), 1071–1078. 136. 1000 Genomes Project Publications | 1000 Genomes. (n.d.). Retrieved April 1, 2020, from https://www.internationalgenome.org/1000- genomes-project-publications/ 137. Zhou, Y., Ingelman-Sundberg, M., & Lauschke, V. (2017). Worldwide Distribution of Cytochrome P450 Alleles: A Meta-analysis of Population-scale Sequencing Projects. Clinical Pharmacology and Therapeutics, 102(4), 688–700. 138. Zhong, Z., Hou, J., Li, B., Zhang, Q., et al. (2017). Analysis of CYP2C19 Genetic Polymorphism in a Large Ethnic Hakka Population in Southern China. Medical Science Monitor : International Medical Journal of Experimental and Clinical Research, 23, 6186–6192. 139. Riaz, S., Muhammad Din, S., Usman Tareen, M., et al. (2019). Genetic Polymorphism of CYP2C19 in Pakistani Population. Iranian Journal of Pharmaceutical Research : IJPR, 18(2), 1097–1102. 140. Fahad I. Al-Jenoobi, K. M. A. ,. et al. (2013). CYP2C19 Genetic Polymorphism in Saudi Arabians. Basic & Clinical Pharmacology & Toxicology, 112, 50–54. 141. Lars Wallentin, Stefan James, Robert F. Storey et al. (2010). Effect of CYP2C19 and ABCB1 single nucleotide polymorphisms on outcomes of treatment with ticagrelor versus clopidogrel for acute coronary syndromes: a genetic substudy of the PLATO trial. Lancet, Vol 376, 1320–28. 142. Arima, Y., Hokimoto, S., Akasaka, T., et al. (2015). Comparison of the effect of CYP2C19 polymorphism on clinical outcome between acute coronary syndrome and stable angina. Journal of Cardiology, 65(6), 494–500. 143. Rothenbacher, D., Hoffmann, M. M., Breitling, L. P., et al. (2013). Cytochrome P450 2C19*2 polymorphism in patients with stable coronary heart disease and risk for secondary cardiovascular disease events: results of a long-term follow-up study in routine clinical care. BMC Cardiovascular Disorders, 13, 61. 144. Cuisset, T., Deharo, P., Quilici, J., et al. (2017). Benefit of switching dual antiplatelet therapy after acute coronary syndrome: the TOPIC (timing of platelet inhibition after acute coronary syndrome) randomized study. European Heart Journal. 145. Angiolillo, D. J., Franchi, F., Waksman, R., et al. (2016). Effects of Ticagrelor Versus Clopidogrel in Troponin-Negative Patients With Low- Risk ACS Undergoing Ad Hoc PCI. Journal of the American College of Cardiology, 67(6), 603–613. 146. Yamamoto, K., Hokimoto, S., Chitose, T., et al. (2011). Impact of CYP2C19 polymorphism on residual platelet reactivity in patients with coronary heart disease during antiplatelet therapy. J Cardiol, 57(2), 194–201. 147. Wei, Y.-Q., Wang, D.-G., Yang, H., & Cao, H. (2015). Cytochrome P450 CYP 2C19*2 Associated with Adverse 1-Year Cardiovascular Events in Patients with Acute Coronary Syndrome. PloS One, 10(7), e0132561. -81,84,91-98,100-108,110-116,118,122-
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tan_suat_da_hinh_gen_cyp2c19_va_moi_lien.pdf
- Thông tin kết luận mới của LATS tiếng anh.docx
- Thông tin kết luận mới của LATS tiếng việt.docx
- Tóm tắt LATS Tiếng Anh.pdf
- Tóm tắt LATS Tiếng Việt.pdf
- Trích yếu LATS.docx