Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người Việt trưởng thành

Dị dạng tai hoặc mất tai ngoài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ.

Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học vành tai giúp các nhà lâm sàng có những nhận định rõ ràng nhất về hình dạng vành tai theo chủng tộc trong từng thời kỳ văn hóa, kinh tế và có hướng điều trị tạo hình phù hợp với từng bệnh nhân có dị dạng hay tổn thương vành tai.

Đến nay, có nhiều chỉ số liên quan đến kích thước, vị trí vành tai được nghiên cứu và ứng dụng trong can thiệp phẫu thuật. Trên thế giới có Jang H. G. (2011) thực hiện trên người Hàn Quốc, Richard Y. H. (2011) ứng dụng kết quả các nghiên cứu nhân trắc học vanh tai vào phẫu thuật tạo hình vành tai.

Tại Việt Nam: Lê Gia Vinh, Nguyễn Thị Minh (1994) đã tiến hành khảo sát giải phẫu mạch máu và thần kinh vành tai ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình vành tai; Lê Việt Vùng (2005) nghiên cứu một số chỉ số kích thước vành tai giúp nhận dạng trong tội phạm học; Lý Xuân Quang (2018) nghiên cứu tạo hình tai nhỏ bằng phương pháp Nagata cải tiến.

Các nghiên cứu này đã đóng góp cơ sở dữ liệu rất quý giá về giải phẫu vành tai, giúp các phẫu thuật viên có thể ứng dụng lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn ít cả về số lượng các chỉ số nhân trắc của vành tai cũng như cỡ mẫu nghiên cứu, chưa cho thấy được tương quan giữa các kích thước vành tai với tuổi, giới cũng như một số chỉ số khuôn mặt. Do đó khó dự đoán được kích thước, hình dạng của vành tai đặc biệt là ở trường hợp dị dạng cả hai bên vành tai.

Cho nên, chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu với các mục tiêu như sau:

1. Mô tả một số đặc điểm hình thái kích thước vành tai ở người Việt trưởng thành.

2. Đánh giá mối tương quan giữa các kích thước vành tai với một số đặc điểm nhân trắc và chỉ số kích thước khuôn mặt người Việt trưởng thành.

TÍNH CẤP THIẾT VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

1. Ý nghĩa của đề tài

- Nêu ra được các điểm mốc, kích thước của vành tai của người Việt trưởng thành bình thường; tạo cơ sở để các nhà phẫu thuật tạo hình phán đoán vành tai phù hợp, lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân; sản xuất tai nghe phù hợp cho người Việt nam.

- Tìm được mối tương quan giữa kích thước vành tai với kích thước mặt, tương quan với giới tính và độ tuổi, cũng như nêu ra được kiểu vành tai nào phổ biến nhất. Xây dựng được phương trình hồi quy chiều dài tai, dái tai theo tuổi:

Nam giới: Chiều dài tai = 57,159 + 0,188 x tuổi.

 Chiều dài dái tai = 14,328 + 0,099 x tuổi.

Nữ giới: Chiều dài tai = 55,309 + 0,154 x tuổi.

 Chiều dài dái tai = 14,139 + 0,100 x tuổi.

 Đây là những dữ liệu giúp cho ngành phẫu thuật thẩm mỹ xác định được thế nào là một vành tai đẹp, phù hợp với gương mặt và đặc biệt là trẻ hóa những dái tai bị biến dổi theo tuổi, nhằm mang lại vẻ đẹp cho bệnh nhân.

2. Bố cục của luận án

Luận án gồm 129 trang với 35 bảng, 16 biểu đồ và 57 hình ảnh, gồm 4 phần: Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan 35 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang; Kết quả nghiên cứu 36 trang; Bàn luận 31 trang; Kết luận 3 trang, với 121 tài liệu tham khảo (14 tiếng việt, 107 tiếng anh).

 

docx 28 trang chauphong 17/08/2022 17740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người Việt trưởng thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người Việt trưởng thành

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người Việt trưởng thành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
---------
LÂM NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM 
NHÂN TRẮC VÀNH TAI TRÊN 
NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC Y SINH
MÃ SỐ: 9720101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Hà Nội – 2021
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Ngọc Anh 
PGS.TS. Phạm Đăng Diệu
Phản biện 1:
PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
Phản biện 2:
GS.TS. Nguyễn Đình Phúc
Phản biện 3:
GS.TS. Lê Gia Vinh
Luận án sẽ (hoặc đã) được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án nhà nước họp tại Học viện Quân Y
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2021.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1.
Thư viện Quốc gia
2.
Thư viện Học viện Quân Y
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị dạng tai hoặc mất tai ngoài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ. 
Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học vành tai giúp các nhà lâm sàng có những nhận định rõ ràng nhất về hình dạng vành tai theo chủng tộc trong từng thời kỳ văn hóa, kinh tế và có hướng điều trị tạo hình phù hợp với từng bệnh nhân có dị dạng hay tổn thương vành tai. 
Đến nay, có nhiều chỉ số liên quan đến kích thước, vị trí vành tai được nghiên cứu và ứng dụng trong can thiệp phẫu thuật. Trên thế giới có Jang H. G. (2011) thực hiện trên người Hàn Quốc, Richard Y. H. (2011) ứng dụng kết quả các nghiên cứu nhân trắc học vanh tai vào phẫu thuật tạo hình vành tai. 
Tại Việt Nam: Lê Gia Vinh, Nguyễn Thị Minh (1994) đã tiến hành khảo sát giải phẫu mạch máu và thần kinh vành tai ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình vành tai; Lê Việt Vùng (2005) nghiên cứu một số chỉ số kích thước vành tai giúp nhận dạng trong tội phạm học; Lý Xuân Quang (2018) nghiên cứu tạo hình tai nhỏ bằng phương pháp Nagata cải tiến. 
Các nghiên cứu này đã đóng góp cơ sở dữ liệu rất quý giá về giải phẫu vành tai, giúp các phẫu thuật viên có thể ứng dụng lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn ít cả về số lượng các chỉ số nhân trắc của vành tai cũng như cỡ mẫu nghiên cứu, chưa cho thấy được tương quan giữa các kích thước vành tai với tuổi, giới cũng như một số chỉ số khuôn mặt. Do đó khó dự đoán được kích thước, hình dạng của vành tai đặc biệt là ở trường hợp dị dạng cả hai bên vành tai.
Cho nên, chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu với các mục tiêu như sau:
Mô tả một số đặc điểm hình thái kích thước vành tai ở người Việt trưởng thành.
Đánh giá mối tương quan giữa các kích thước vành tai với một số đặc điểm nhân trắc và chỉ số kích thước khuôn mặt người Việt trưởng thành.
TÍNH CẤP THIẾT VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa của đề tài
- Nêu ra được các điểm mốc, kích thước của vành tai của người Việt trưởng thành bình thường; tạo cơ sở để các nhà phẫu thuật tạo hình phán đoán vành tai phù hợp, lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân; sản xuất tai nghe phù hợp cho người Việt nam.
- Tìm được mối tương quan giữa kích thước vành tai với kích thước mặt, tương quan với giới tính và độ tuổi, cũng như nêu ra được kiểu vành tai nào phổ biến nhất. Xây dựng được phương trình hồi quy chiều dài tai, dái tai theo tuổi: 
Nam giới: Chiều dài tai = 57,159 + 0,188 x tuổi.
 Chiều dài dái tai = 14,328 + 0,099 x tuổi.
Nữ giới: Chiều dài tai = 55,309 + 0,154 x tuổi.
 Chiều dài dái tai = 14,139 + 0,100 x tuổi.
 Đây là những dữ liệu giúp cho ngành phẫu thuật thẩm mỹ xác định được thế nào là một vành tai đẹp, phù hợp với gương mặt và đặc biệt là trẻ hóa những dái tai bị biến dổi theo tuổi, nhằm mang lại vẻ đẹp cho bệnh nhân.
Bố cục của luận án
Luận án gồm 129 trang với 35 bảng, 16 biểu đồ và 57 hình ảnh, gồm 4 phần: Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan 35 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang; Kết quả nghiên cứu 36 trang; Bàn luận 31 trang; Kết luận 3 trang, với 121 tài liệu tham khảo (14 tiếng việt, 107 tiếng anh).
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm giải phẫu vành tai
1.1.1. Vị trí vành tai
Vành tai gồm một đôi nằm về hai bên của đầu, phía trước xương chũm, phía sau ngành lên xương hàm dưới, phía dưới vùng thái dương và phía trong liên tục với ống tai ngoài. Vành tai như hình 1 vành loa có những chỗ lồi chỗ lõm giúp ta thu nhận âm thanh từ mọi phía, hai bên dính vào đầu, ở trước xương chũm, ở sau khớp thái dương hàm, cao từ 6 - 6,5 cm, rộng từ 25 - 35mm, vành tai có 2 mặt và 1 chu vi. 
Giới hạn của vành tai:
Phía trên: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua cung mày.
Phía dưới: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua nền mũi.
Trục vành tai là đường thẳng đi qua điểm cao nhất của gờ luân đến bờ trước của dái tai và song song với trục sống mũi.
Trục phía trước vành tai trùng với bờ sau ngành lên xương hàm dưới.
1.1.2. Các mặt của tai:
Mặt ngoài (trước)
Mặt ngoài của vành tai trừ phần dái tai, có các gờ điển hình, được cấu trúc bởi sụn đàn hồi dày từ 1-3 mm. Ở giữa có một chổ lõm gọi là xoắn tai (concha auricularis).
Gờ luân (helix) hay gờ vành xe là gờ chạy theo bờ chu vi của vành tai, đầu trước của gờ bắt đầu từ xoắn tai, gọi là trụ gờ luân (crus helix). 
Gờ đối luân (antihelix) là gờ sụn cong hình chữ Y, chạy song song ở phía trước và ở trong gờ luân.
Bình tai (tragus) là một gờ nhỏ chắn phía trước xoắn tai.
- Đối bình tai (antitragus) là một gờ nhỏ nằm đối diện với bình tai và cách bình tai bởi khuyết gian bình (khuyết liên bình).
- Dái tai (lobe) ở dưới cùng là phần mềm không có sụn. Dái tai là một nếp mô liên kết và mỡ được phủ bởi da.
Mặt trong (sau)
Là mặt áp vào da đầu và hướng ra sau, có chỗ lõm lồi ngược với mặt ngoài. Mặt trong tai giới hạn với mặt bên của sọ bởi một rãnh gọi là rãnh tai sau.
1.2. Nhân trắc học vành tai
1.2.1. Hình thái học của vành tai
Phân loại theo Osunwoke 
Dựa vào hình dáng chu vi, vành tai có 4 dạng chính: tròn, bầu dục, chữ nhật, tam giác.
1.2.2. Hình thái học của dái tai
Phân loại dái tai tác giả Kollali 
Phân loại dái tai bình thường có thể được phân chia một cách đơn giản thành ba nhóm theo góc của chỗ nối khớp dái tai với má: góc nhọn (dái tai không dính với má), góc vuông, góc tù.
Phân loại dái tai theo tác giả Navjot Kaur Sidhu.
Hình dạng của dái tai được phân loại dựa vào góc đo được giữa đường thẳng được vẽ từ điểm đính của dái tai với da đầu theo đường viền của dái tai và trục thẳng đứng. Có 3 dạng:
Bám sát da mặt khi góc đo được từ 30-69°.
Vuông khi góc đo được từ 70-109°.
Thõng khi góc đo được lớn hơn 110°.
1.2.3. Các chỉ số nhân trắc học vành tai
Đến nay có nhiều chỉ số liên quan đến kích thước, vị trí vành tai được các nhà nhân trắc học và nhà lâm sàng sử dụng như: 
- Chiều dài vành tai: khoảng cách giữa điểm cao nhất trên gờ luân và điểm thấp nhất của dái tai.
- Chiều rộng vành tai: khoảng cách giữa trục phía trước vành tai và đường thẳng song song với nó qua điểm lồi nhất của bờ sau gờ luân.
- Trục vành tai: đường thẳng đi qua điểm cao nhất của gờ luân đến bờ trước dái tai.
- Trục phía trước vành tai trùng với bờ sau của ngành lên xương hàm dưới.
- Khoảng cách giữa nơi bám của gờ luân vào da đầu và bờ ngoài ổ mắt.
- Khoảng cách giữa mặt ngoài xương chũm và bờ sau gờ luân còn gọi là khoảng cách gờ luân – xương chũm.
- Góc tạo bởi trục vành tai và trục phía trước vành tai.
- Góc tạo bởi gờ luân và mặt ngoài xương chũm còn gọi là góc vành tai – xương chũm.
- Góc tạo bởi xoắn tai và mặt ngoài xương chũm gọi là góc xoắn tai - xương chũm.
- Góc tạo bởi xoắn tai và hõm thuyền gọi là góc xoắn tai – hõm thuyền.
1.3. Một số phương pháp nghiên cứu nhân trắc học vành tai
Trong rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhân trắc vành tai người, hai phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là đo trực tiếp trên lâm sàng và đo gián tiếp trên ảnh chụp.
1.3.1. Đo trực tiếp trên lâm sàng
Phương pháp đánh giá qua đo trực tiếp trên vành tai, thước kẹp là công cụ được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật này. Trong đó, kỹ thuật viên quan sát và xác định các mốc giải phẫu trực tiếp trên tai, sau đó dùng thước kẹp đo trực tiếp trên đối tượng nghiên cứu, ghi kết quả vào phiếu kết quả.
1.3.2. Phương pháp đo trên ảnh chuẩn hoá	
Phân tích trên ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và nghiêng.
1.3.3. Phương pháp kết hợp giữa đo trực tiếp và đo trên ảnh
Đây là phương pháp mà nghiên cứu viên thực hiện đồng thời cả đo trực tiếp trên đối tượng nghiên cứu và gián tiếp trên ảnh. . 
CHƯƠNG 2
 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu 
Chọn đối tượng nghiên cứu: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn để chọn ra. Liên hệ với Ủy ban mặt trận tổ quốc quận 1, đưa kế hoạch thu thập số liệu cho Ủy ban mặt trận tổ quốc quận 1.Phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 phường, Uỷ ban mặt trận tổ quốc quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh phát thư mời theo từng phường dựa vào danh sách hộ thường trú, cách 5 hộ chọn 1 hộ, trong hộ chọn 1 người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, cho đến khi đủ 50 hộ cho mỗi phường.
Địa điểm: Trụ sở Ủy ban mặt trận tổ quốc Quận 1 TP.HCM 51 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Thời gian: từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2020.
2.1.1. Tiêu chí lựa chọn
- Người Việt trưởng thành (≥18 tuổi) sinh sống tại TP.HCM.
- Có hai vành tai tại thời điểm nghiên cứu có hình thái bình thường không bị biến dạng do chấn thương rách tai, bị bỏng, u ở tai, dị dạng bẩm sinh hay đã bị can thiệp phẫu thuật.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chí loại 
Viêm nhiễm vành tai.
Bệnh có ảnh hưởng đến hình thái: liệt dây thần kinh VII, tai biến mạch máu não,
Hội chứng bẩm sinh ảnh hưởng đến hình thái: hội chứng Down.
Người mang bông tai đeo thường xuyên gây biến dạng dái tai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích. 
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức: n=Zα+Zβ2σ2δ2
Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định bởi công thức ước tính cỡ mẫu cho một giá trị trung bình trong quần thể. Trong đó:
+ n: cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu cần có.
+ Zα: Sai sót loại I α: Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút ra một kết luận dương tính giả. Khi đó, Zα là 1,96.
+ Zβ: Sai sót loại II β hoặc lực mẫu (power là 1- β: Chọn β = 0,1 hoặc lực mẫu=0,9 tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả. Khi đó, Zβ là 1,28.
+ σ : độ lệch chuẩn. Chọn σ = 2,33
+ d: sai số mong muốn cùng đơn vị với σ. Chọn d = 0,38 (mm).
2.3 Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Các thông số đánh giá
Đặc điểm hình thái
Vị trí tai
Thay đổi riêng rẽ các bộ phận vành tai
Kiểu vành tai
Kiểu dái tai
5. Củ Darwin
6. Tai vểnh/ép
7. Phân loại mặt
Kích thước nhân trắc
Chiều dài vành tai
Chiều rộng vành tai
Chiều dài dái tai
Chiều rộng dái tai
Chiều dài xoắn tai
Chiều rộng xoắn tai
Chiều dài bình tai
Chiều rộng bình tai
Chiều rộng hình thái
Khoảng cách gờ luân-xương chũm
Ngang mức bình tai
Ngang mức trụ gờ luân
Khoảng cách từ vành tai đến khe ngoài mí mắt
Từ trụ gờ luân đến khe ngoài mí mắt.
Từ nơi gắn dái tai với da đầu tới khe ngoài mí mắt
Chiều dài mũi
Chiều rộng mặt trên
Chiều dài mặt
Ngoài năm sinh, giới tính, chiều cao, cân nặng, BMI, mỗi đối tượng nghiên cứu được khảo sát 21 đặc điểm bao gồm 07 đặc điểm hình thái, 14 kích thước nhân trắc, trong đó có 2 kích thước đo ở 2 vị trí khác nhau ... tai hằng năm trung bình tăng thêm ở nam là 0,188 mm, ở nữ là 0,154 mm. Chiều dài dái tai hằng năm tăng thêm ở nam là 0,099 mm, ở nữ là 0,100 mm.
Trong một nghiên cứu dọc ở 44 nam giới người Bỉ, Susanne ghi nhận được sự tăng độ dài của tai là 4,89 mm trong 22 năm. Kalcioglu (với 1552 trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ) cho rằng độ dài của tai đạt hoàn toàn ở nữ vào khoảng năm 11 tuổi và 12 tuổi ở nam trong khi độ rộng tai đo ở mức gờ bình tai đạt hoàn toàn ở khoảng năm 6 tuổi. Tuy nhiên khi xem kỹ các số liệu của họ thì chính xác hơn có thể kết luận rằng có sự lớn lên liên tục của tai mặc dù ở tốc độ chậm. Các nghiên cứu cắt ngang từ Ito (với 1958 người Nhật Bản) và Meijerman (với 1353 người Hà Lan) cho thấy có sự tăng lên của tất cả các số đo kích thước tai ở cả hai giới trong suốt cuộc đời. Meijerman nhận thấy độ dài của vành tai tăng lên khoảng 0,178 mm/năm ở nam giới và 0,162 mm/năm ở nữ giới. Chiều dài dái tai hằng năm tăng lên khoảng 0,115 mm ở nam và 0,100 mm ở nữ, mặc dù các số liệu cho nghiên cứu này thu được từ các số đo của tai bằng chụp ảnh và không phải là các số đo trực tiếp của tai.
Asai và đã thực hiện một nghiên cứu tương tự. Phân tích dữ liệu về chiều dài vành của 400 đối tượng Nhật Bản từ 21–94 tuổi. Các kết quả cho thấy sự gia tăng hàng năm về chiều dài vành tai tăng 0,13 mm.
Trong các mô hình đa hồi quy thì tuổi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều dài dái tai, tác động lên nữ giới nhiều gấp đôi nam giới. Chiều dài dái tai tăng lên khoảng 30-35% từ nhóm tuổi trẻ (20 - 40 tuổi) tới nhóm già tuổi nhất (> 60 tuổi). Chúng tôi cho rằng những thay đổi này là do tình trạng thừa của lớp bề mặt da cơ thể và sự suy giảm của độ đàn hồi của tổ chức liên kết theo thời gian. Tỉ suất thấp nhất của sự tăng chiều dài dái tai được thấy ở nữ từ tuổi 40 đến hơn 60 tuổi (chỉ 8,5% mỗi năm). Việc biết được rằng chiều dài dái tai chỉ thay đổi ít sau tuổi 40 có thể giúp cho các phẫu thuật viên tạo hình quyết định được thời gian phù hợp nhất để tiến hành phẫu thuật tạo hình dái tai. 
4.3.9. Ứng dụng giải phẫu nhân trắc học vành tai trong thực tiễn
Ứng dụng giải phẫu vành tai trong phẫu thuật tạo hình kinh điển như tạo hình tai nhỏ đã được nghiên cứu từ rất lâu trước đây. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tật tai nhỏ, tạo hình vành tai tương đối như bình thường mang lại chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Các Kỹ thuật ngày càng phát triển dựa vào các mốc giải phẫu, cũng như các đặc điểm nhân trắc học
Về mặt thẩm mỹ hiện nay, dáng vẻ ngày càng được chú trọng. Các trường hợp tạo hình tai vểnh, thành tai bình thường như các nghiên cứu của Cubitt JJ đã nghiên cứu các phương pháp phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng chất liệu nhân tạo và chất liệu tự thân. Radonich MA nghiên cứu lâm sàng tạo hình tai to thành tai bình thường có được dáng vẻ thẩm mỹ như bệnh nhân mong muốn. 
Để tạo hình chất liệu nhân tạo được như vành tai thật, cũng đã có rất nhiều kĩ thuật, nghiên cứu của tác giả Fan X. năm 2019 đã áp dụng kĩ thuật tạo hình 3D trên máy tính trước và sau đó tạo hình khung sụn chất liệu nhân tạo theo mẫu đã dựng được. So với các mẫu 2D, các mẫu 3D cung cấp sự tái tạo phức tạp hơn của vành tai bình thường và xem xét các mối quan hệ của tai với mắt, mũi.
Phần đối bình tai cũng được chỉnh sửa như mong muốn, Kang NV đã có nghiên cứu lâm sàng về phẫu thuật phần đối bình tai để mang lại đối bình tai theo chỉ số nhân trắc chung.
Hiện tại dái tai cũng là một phần mang lại vẻ đẹp cho con người. Hammoudeh ZS đã phẫu thuật như cấy mỡ dái tai có kết và có những cách làm trẻ hóa dái tai mà không cần phẫu thuật như tiêm chất làm đầy vào dái tai như Carlo – Di - Gregorio dùng acid hyaludronic tiêm trẻ hóa dái tai, kết quả kéo dài 14 tháng. Gassia V. cũng tiêm acid hyaludronic làm to phần dái tai và cũng được kết quả như mong muốn.
Những kiến thức liên quan đến giải phẫu của tai bình thường rất quan trọng đối với một phẫu thuật viên tạo hình trong việc lập kế hoạch điều trị các biến dạng của tai cũng như đối với ngành sản xuất các công cụ nghe. Tác giả Rubin và cs cho rằng: “tai người, một bộ phận phụ nhỏ ở mỗi bên của đầu, có thể ít khi được nói là đẹp”. Từ năm 1992, tác giả Balogh đã nghiên cứu để tìm được thời điểm phẫu thuật tạo hình tai nhỏ thích hợp nhất. Chiều cao toàn bộ của tai rất quan trọng trong việc đánh giá các bất thường bẩm sinh như tai nhỏ gặp trong hội chứng Down. 
Vành tai là một đặc điểm xác định khuôn mặt; hình dạng và kích cỡ của vành tai bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính và nguồn gốc chủng tộc. Vẻ ngoài và sự đối xứng của tai ngoài góp phần tạo nên vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt và phẫu thuật tạo hình tai đang phát triển phổ biến với thành tựu tăng mỗi năm. Bác sỹ phẫu thuật trước khi thay đổi hình dạng của tai một người thì họ đã tham khảo những chỉ số bình thường của hình dáng, độ lớn và hướng của tai vì những số liệu này rất quan trọng đối với các phẫu thuật viên điều trị cho các dị dạng bẩm sinh của tai ngoài. Hình dáng, kích cỡ và hướng của mỗi vành tai đều có tính riêng biệt cho cá thể như vân tay nhưng nó có thể phải được khái quát hóa; nam giới có tai lớn hơn nữ giới, tai nói chung to lên cả về chiều dài và chiều rộng theo tuổi, và kích cỡ tai tổng thể có sự khác biệt giữa các nhóm chủng tộc khác nhau. 
Verma P. (2016) cũng đã nghiên cứu về hình thái vành tai để tìm một bằng chứng chứng minh tai người có vai trò nhận dạng trong lĩnh vực pháp y bằng cách xác định các biến thể hình thái vành tai ở các nhóm dân tộc khác nhau. Tác giả Cameriere R. và cộng sự nghiên cứu tìm mối liên quan giữa biển đổi gen và biến đổi hình dạng vành tai.
Feenstra (2000) cho rằng hình thái học của tai được sử dụng để nhận dạng thông qua ảnh hoặc dấu vân tai, đã được sử dụng trong pháp y và tội phạm học. 
Nghiên cứu Sharma và cs (2008) cũng cho thấy so với quần thể người Châu Âu và Nhật Bản thì quần thể người Ấn độ có các kích thước nhân trắc học của dái tai thấp hơn. Hình dạng dái tai cũng phụ thuộc vào chủng tộc, dái tai hình vuông chiếm ưu thế với bộ tộc Onge của Ấn Độ và Bộ tộc Newas ở Nepal.
Hiện tại các nghiên cứu về nhân trắc học vành tai cho từng chủng tộc vẫn đang được thực hiện để tìm được chỉ số nhân trắc hoàn hảo nhất ứng dụng cho lĩnh vực phẫu thuật và ứng dụng trong đời sống.
KẾT LUẬN
Hình thái, kích thước vành tai ở người Việt trưởng thành
- Có sự liên quan của dạng vành tai với giới: dạng vành tai hình bầu dục ở nữ lớn hơn nam (55,8% và 39,9%). 
- Tai dạng tròn và bầu dục thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, ngược lại, tai dạng hình tam giác, hình chữ nhật xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.
- Kiểu dái tai tròn nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm (38,4%), nữ giới (44,6%). 
- Kiểu dái tai bám sát da mặt chiếm tỷ lệ thấp (8,0% nam và 7,3% nữ).
- Có sự phụ thuộc giữa kiểu dái tai với kiểu vành tai với p < 0,001; kiểu tai với vành tai hình bầu dục, dái tai tròn chiếm số lượng lớn nhất (35,6%). 
Đa phần tai có vị trí ngang bằng góc mắt trong, tỷ lệ ở nữ cao hơn ở nam (84,6% với 75,5%).
* Phân loại tai:
- Bình tai chia đôi ở nam là 31,9%, chủ yếu ở kiểu vành tai hình chữ nhật và hình bầu dục. 
- Bình tai chia đôi ở nữ giới là 25,8%, chủ yếu ở nhóm có kiểu vành tai hình bầu dục (65,7%).
- Chiều dài dái tai ở nhóm dái tai có xỏ lỗ cao hơn nhóm không xỏ lỗ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
- Chiều dài tai bên trái ở nam: 67,32 mm ± 6,31, nữ: 64,32 mm ± 5,39; bên phải nam: 67,09 mm ± 6,34, nữ: 64,49 mm ± 5,35. Chiều rộng tai trái nam: 35,36 mm ± 3,04, nữ: 33,01 mm ± 3,05; bên phải nam: 35,15 mm ± 3,01, nữ: 33,15 mm ± 3,22.
- Chiều dài xoắn tai trái nam: 29,63 mm ± 4,23, nữ: 20,78 mm ± 3,94; bên phải nam: 29,46 mm ± 4,24, nữ: 28,29 mm ± 3,54. Chiều rộng xoắn tai trái nam: 22,04 mm ± 3,09, nữ: 20,94 mm ± 3,01; bên phải nam: 21,86 mm ± 3,08, nữ: 21,06 mm ± 2,99.
- Chiều dài bình tai trái nam: 17,76 mm ± 3,29, nữ: 16,21 mm ± 2,61; bên phải nam: 17,63 mm ± 3,24, nữ: 16,35 mm ± 2,64. Chiều rộng bình tai trái nam: 7,38 mm ± 1,11, nữ: 6,88 mm ± 1,10; bên phải nam: 7,29 mm ± 1,11, nữ: 7,52 mm ± 6,00.
- Chiều dài dái tai trái nam: 19,68 mm ± 4,46, nữ: 19,95 mm ± 3,54; bên phải nam: 19,52 mm ± 4,32, nữ: 20,14 mm ± 3,55. Chiều rộng dái tai trái nam: 21,34 mm ± 3,90, nữ: 20,62 mm ± 3,13; bên phải nam: 21,14 mm ± 3,92, nữ: 20,76 mm ± 3,13.
- Khoảng cách từ vành tai đến khe ngoài mí mắt: từ điểm trụ gờ luân trái ở nam: 69,64 mm ± 7,55, nữ: 66,69 mm ± 5,36, phải ở nam: 69,86 mm ± 5,55, nữ: 66,89 mm ± 5,40; từ dái tai trái ở nam: 79,28 mm ± 6,10, nữ: 77,60 mm ± 6,37, phải ở nam: 79,01 mm ± 6,14, nữ: 77,84 mm ± 6,39.
Mối tương quan các kích thước vành tai với một số đặc điểm nhân trắc và chỉ số kích thước khuôn mặt người Việt trưởng thành 
- Hầu hết các chỉ số vành tai ở nam lớn hơn nữ. 
+ Chiều dài, chiều rộng vành tai trái và phải ở nam đều lớn hơn ở nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. 
+ Chiều dài dái tai ở nữ lớn hơn nam nhưng chiều rộng dái tai ở nam lớn hơn nữ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Các kích thước tai ở tai trái và phải của nam có mối tương quan với nhau, chiều dài tai tương quan thuận mức độ vừa với chiều rộng và dài dái tai, tương quan nghịch mức độ vừa với chỉ số tai.
- Chiều dài tai hai bên có giá trị trung bình cao hơn chiều dài mũi.
- Chiều dài, chiều rộng của tai và dái tai cả hai bên có tương quan nghịch với chiều cao, có mối tương quan mức thuận độ yếu với chiều cao, có tương quan trung bình với tuổi.
- Vành tai có sự khác biệt rõ rệt về các chỉ số nhân trắc của tai trái giữa các nhóm tuổi, nhất là khi so sánh giữa nhóm tuổi dưới 30 với nhóm tuổi trên 60, kích thước của tai có xu hướng tăng dần theo tuổi.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài và chiều rộng của tai giữa các dạng mặt. Tương quan giữa dạng mặt và kiểu loa tai: dạng mặt và loa tai hình bầu dục chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Không có sự phụ thuộc giữa sự phân bố dạng mặt và kiểu loa tai.
- Các chỉ số của tai gồm: Chỉ số tai, chỉ số dái tai, chỉ số xoắn tai có sự biến động khác nhau nhưng khá tương đồng, không hình thành một xu hướng rõ ràng (tăng dần hay giảm dần) theo các nhóm tuổi tăng dần.
- Có sự tăng dần kích thước của chiều dài tai và chiều dài dái tai theo tuổi. Chiều dài tai hàng năm trung bình tăng thêm ở nam là 0,188 mm, ở nữ là 0,154 mm. Chiều dài dái tai hàng năm tăng thêm ở nam là 0,099 mm, ở nữ là 0,100 mm. Trong các mô hình đa hồi quy thì tuổi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều dài của dái tai, tác động lên nữ giới nhiều gấp đôi nam giới. Chiều dài của dái tai tăng lên khoảng 30-35% từ nhóm tuổi trẻ (20 - 40 tuổi) tới nhóm già tuổi nhất (> 60 tuổi).
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN
 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. 	Lâm Ngọc Anh, Tran Ngọc Anh, Phạm Đăng Diệu (2020). Research on the relationship between the characteristics of Vietnamese adult’s auricle ears with sex. Journal of Military Pharmaco-medicine, 45 (7): 219-223.
2. 	Lâm Ngọc Anh, Tran Ngọc Anh, Phạm Đăng Diệu (2020). Nghiên cứu đặc điểm hình thái dái tai người Việt trưởng thành bằng phương pháp đo trực tiếp. Tạp chí Y học thực hành, 1141 (7):40-43.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_nhan_trac_vanh_tai_tren_n.docx
  • docxNCS Ngọc Anh - Trang thong tin LA Eng-edit-16122021.docx
  • docxNCS Ngọc Anh - Trang thong tin LA-16122021.docx
  • docxTóm tắt LA LNA Eng phan bien - 01122021 (1).docx