Luận án Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò động - tĩnh mạch màng cứng nội sọ

Rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ (Intracranial Dural Arteriovenous

Fistulas: IDAVFs) là sự thông nối bất thường giữa các nhánh động mạch màng

cứng với các xoang tĩnh mạch màng cứng và/hoặc các tĩnh mạch vỏ não mà

không có thông qua giường mao mạch hay nhân dị dạng [94]. IDAVFs chiếm

khoảng 10-15% các trường hợp bất thường động-tĩnh mạch não [99], [105] gây ứ

trệ tuần hoàn tại tĩnh mạch bị rò, từ đó gây ra triệu chứng của vùng mô não mà

tĩnh mạch đó dẫn lưu. Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý IDAVFs có thể thay đổi từ

hoàn toàn không triệu chứng đến có triệu chứng thông thường như đau đầu, ù

tai. và cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm tính mạng như xuất huyết não.

Những IDAVFs với dẫn lưu tĩnh mạch vỏ não sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hằng

năm khoảng 10,4%, tăng 8,1% nguy cơ xuất huyết nội sọ và tăng 6,9% nguy cơ

khiếm khuyết thần kinh không do xuất huyết [131]. Mặt khác, diễn tiến bệnh của

IDAVFs là lành tính nếu không có kèm dẫn lưu tĩnh mạch vỏ não. Theo dõi hoặc

điều trị giảm nhẹ có kết quả ở 98.5% các trường hợp trong nhóm IDAVFs lành

tính [119]. Cognard và cộng sự [29] đã báo cáo rằng dấu hiệu trào ngược tĩnh

mạch vỏ là yếu tố nguy cơ chính cho sự tiến triển của IDAVFs, bao gồm xuất

huyết nội sọ. Vì vậy việc chẩn đoán và đánh giá mức độ tiến triển của IDAVFs là

cần thiết.

Cho đến nay chụp mạch máu số hóa xóa nền (Digital subtraction

angiography: DSA) là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và đánh giá IDAVFs. Độ

phân giải không gian và thời gian cao của DSA giúp đánh giá vị trí rò, động mạch

nuôi rò, tĩnh mạch dẫn lưu, và cả huyết động học. Tuy nhiên, đây là một kĩ thuật

xâm lấn, có nguy cơ gây tai biến với tỉ lệ gây thương tật khoảng 0,03% và tỉ lệ tử

vong khoảng 0,06% [63], [136] nên không thể dùng để tầm soát IDAVFs ở tất cả

mọi đối tượng có những triệu chứng nhẹ thông thường. Vì vậy, việc có một hay

nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp chọn lọc ra những

bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý IDAVFs để tiến hành thủ thuật DSA là cần thiết,

tránh cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thông thường (như nhức đầu, ù

tai ) và không có tổn thương trên MRI phải trải qua một cuộc chụp DSA có2

nguy cơ gây tai biến. Hơn nữa, DSA không thể đánh giá được thương tổn nhu mô

não do bệnh lý IDAVFs, là một trong những yếu tố quan trọng nói lên mức độ

tiến triển của bệnh để quyết định điều trị. CTA cũng là một phương tiện chẩn

đoán hình ảnh không xâm lấn, có thể chụp động học mạch máu não với độ phân

giải thời gian cao (time-resolved CTA), nhưng đối với một bệnh lý như IDAVFs

thường ở vị trí sát màng cứng và sát xương nên đôi khi bị che khuất bởi ảnh giả

từ xương trên CTA, làm giảm độ nhạy của CTA đôi khi xuống thấp tới 15,4%

[30]. Các nghiên cứu cũng cho thấy time-resolved MRA có độ nhạy cao hơn

time-resolved CTA trong phát hiện IDAVFs [30],[41]. Cộng hưởng từ sọ não

(Magnetic resonance imaging: MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không

xâm lấn, có thể khảo sát hệ thống mạch máu não và đặc biệt là các tổn thương

nhu mô não đi kèm, là phương tiện được lựa chọn để đánh giá IDAVFs.

Trên thế giới có vài nghiên cứu đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của vài kỹ

thuật MRI riêng biệt (như 3D TOF MRA hay time-resolved MRA) trong chẩn

đoán bệnh lý IDAVFs với cỡ mẫu nhỏ [16],[103]. Ở Việt Nam, bác sĩ Chẩn đoán

hình ảnh chủ yếu dựa trên xung T2W và 3D TOF MRA trên MRI để chẩn đoán

IDAVFs, nhưng chưa có nghiên cứu về giá trị các chuỗi xung MRI thường qui và

đặc biệt là MRA động học để thấy được ưu nhược điểm của các phương tiện này.

Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu ở những bệnh nhân được chẩn đoán

IDAVFs trên MRI và đối chiếu lại trên DSA với các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Khi bệnh nhân được chẩn đoán IDAVFs bằng các chuỗi xung trên MRI

thì khả năng thực sự có bệnh là bao nhiêu, hay tỉ lệ xác định đúng tình trạng

IDAVFs trên MRI?

2. Giá trị của các chuỗi xung của MRI trong việc đánh giá tình trạng tiến

triển nặng của bệnh lý IDAVFs như thế nào?

3. Mức độ đồng thuận giữa MRA và DSA trong việc đánh giá vị trí rò và

phân độ Borden?

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò động-tĩnh mạch

màng cứng nội sọ” với các mục tiêu:3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định giá trị tiên đoán dương của các chuỗi xung 3D TOF MRA, SWI,

T2W, T1W 3D CE, TWIST trong chẩn đoán bệnh lý IDAVFs.

2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm

của các chuỗi xung 3D TOF MRA, SWI, T2W, T1W 3D CE, TWIST trong đánh giá

tình trạng trào ngược tĩnh mạch vỏ não hay tĩnh mạch sâu trong bệnh lý IDAVFs.

3. Tính chỉ số Kappa đánh giá mức độ đồng thuận giữa MRA và DSA trong việc

xác định vị trí của IDAVFs và phân độ Borden.

pdf 179 trang chauphong 17/08/2022 12082
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò động - tĩnh mạch màng cứng nội sọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò động - tĩnh mạch màng cứng nội sọ

Luận án Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò động - tĩnh mạch màng cứng nội sọ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
--------------------------------------------- 
VÕ PHƢƠNG TRÚC 
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CỘNG HƢỞNG TỪ 
TRONG CHẨN ĐOÁN 
RÒ ĐỘNG-TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG NỘI SỌ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH – NĂM 2021
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
--------------------------------------------- 
VÕ PHƢƠNG TRÚC 
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CỘNG HƢỞNG TỪ 
TRONG CHẨN ĐOÁN 
RÒ ĐỘNG-TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG NỘI SỌ 
Chuyên ngành: Ngoại Thần kinh – Sọ Não 
Mã số: 62 72 01 27 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. TRẦN QUANG VINH 
2. PGS.TS. HUỲNH LÊ PHƢƠNG 
THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH – NĂM 2021
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số 
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố 
trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. 
 Võ Phương Trúc 
ii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i 
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT..................................... iv 
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii 
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 
1.1. Giải phẫu động mạch màng cứng ............................................................................ 4 
1.2. Giải phẫu hệ thống tĩnh mạch nội sọ ....................................................................... 6 
1.3. Đại cương rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ .................................................... 7 
1.4. Triệu chứng lâm sàng của rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ .......................... 12 
1.5. Chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ ............ 14 
1.6. Các phương pháp điều trị rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ .......................... 27 
1.7. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................... 31 
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 34 
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 34 
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 34 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 34 
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ......................................................................................... 34 
2.5. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................... 35 
2.6. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................ 35 
2.7. Tiêu chí đưa vào nghiên cứu ................................................................................. 36 
2.8. Tiêu chí loại trừ ..................................................................................................... 36 
2.9. Qui trình nghiên cứu ............................................................................................. 37 
2.10. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 38 
iii 
2.11. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ ................................................................................ 40 
2.12. Kỹ thuật chụp mạch máu não số hóa xóa nền ....................................................... 41 
2.13. Định nghĩa biến số ................................................................................................ 43 
2.14. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................... 59 
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 60 
3.1. Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 60 
3.2. Đặc điểm của IDAVFs trong nghiên cứu được xác định bằng DSA .................... 64 
3.3. Giá trị tiên đoán dương của cộng hưởng từ trong chẩn đoán IDAVFs ................. 69 
3.4. Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán trào ngược tĩnh mạch vỏ não hay tĩnh 
mạch sâu ........................................................................................................................... 76 
3.5. Mức độ đồng thuận giữa MRA và DSA ............................................................... 81 
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 90 
4.1. Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu ..................................................................... 90 
4.2. Đặc điểm của IDAVFs .......................................................................................... 91 
4.3. Giá trị các chuỗi xung cộng hưởng từ trong chẩn đoán IDAVFs ......................... 96 
4.4. Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán trào ngược tĩnh mạch vỏ não hay tĩnh 
mạch sâu ......................................................................................................................... 115 
4.5. Mức độ đồng thuận giữa MRA và DSA ............................................................. 123 
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 130 
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 132 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
iv 
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT 
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
Ac Accuracy Độ chính xác 
ASL Arterial spin labelling Kỹ thuật đánh dấu spin động mạch 
CE Contrast enhanced Sau tiêm thuốc tương phản 
CI Confidence interval Khoảng tin cậy 
CT Computed tomography Cắt lớp vi tính 
CTA Computed tomography 
angiography 
Cắt lớp vi tính mạch máu 
DSA Digital subtraction angiography Chụp mạch số hóa xóa nền 
FLAIR Fluid Attenuation Inversion 
Recovery 
Chuỗi xung phục hồi đảo chiều để 
khử tín hiệu dịch não tủy 
 Head coil Bộ phận cảm biến chụp sọ 
IDAVFs Intracranial Dural Arteriovenous 
Fistulas 
Rò động-tĩnh mạch màng cứng nội 
sọ 
 Flow voids Tín hiệu dòng trống 
MRI Magnetic Resonance Imaging Cộng hưởng từ 
MRA Magnetic Resonance Angiography Cộng hưởng từ mạch máu 
 Nidus Nhân dị dạng 
NPV Negative predictitve value Giá trị tiên đoán âm 
PC Phase contrast Kỹ thuật tương phản pha 
PPV Positive predictive value Giá trị tiên đoán dương 
PACS Picture Archiving and 
Communication System 
Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình 
ảnh trong Y khoa 
Sens Sensitivity Độ nhạy 
Spec Specificity Độ đặc hiệu 
SNR Signal to Noise Ratio Tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu 
SWI Susceptibility Weighted Imaging Chuỗi xung nhạy từ 
TE Time to Echo Thời gian thu tín hiệu 
v 
TOF Time of Flight Thời gian bay 
TR Time Repetition Thời gian lặp lại xung 
TR CE-
MRA 
Time-resolved contrast enhanced 
magnetic resonance angiography 
Cộng hưởng từ mạch máu có 
tương phản với độ phân giải thời 
gian cao 
TRICKS Time-resolved imaging 
of contrast kinetics 
Chụp mạch máu động học thời 
gian thực 
TWIST
Time-resolved angiography with 
stochastic trajectories 
Chụp mạch máu động học thời 
gian thực 
vi 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1.1. Các nhánh màng não của động mạch cảnh trong ........................................ 5 
Hình 1.2. Xoang màng cứng vùng nền sọ ................................................................... 7 
Hình 1.3. Phân loại kiểu dẫn lưu tĩnh mạch theo Borden ......................................... 11 
Hình 1.4. Xuất huyết não trên CT ở bệnh nhân IDAVFs ......................................... 15 
Hình 1.5. Hình minh họa cho hiệu ứng nội dòng ...................................................... 17 
Hình 1.6. 3D TOF MRA và DSA trong bệnh lý IDAVFs ........................................ 19 
Hình 1.7. SWI và DSA trong bệnh lý IDAVFs ........................................................ 21 
Hình 1.8. Time-resolved CE-MRA trong bệnh lý IDAVFs ..................................... 22 
Hình 1.9. Rò động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang .................................... 24 
Hình 2.1. Máy MRI Avanto 1.5 Tesla của hãng Siemens tại bệnh viện Đại Học Y 
Dược TP.HCM (A) và bộ phận cảm biến chụp sọ 8 kênh (B) .................................. 35 
Hình 2.2. Máy DSA một bình diện có xoay Siemens Axiom Artis mode tại bệnh 
viện Đại Học Y Dược TP.HCM ................................................................................ 36 
Hình 2.3. Động mạch màng cứng thông nối trực tiếp với tĩnh mạch vỏ não. ........... 42 
Hình 2.4. Trào ngược tĩnh mạch vỏ não từ xoang tĩnh mạch ................................... 43 
Hình 2.5. Tín hiệu dòng trống trong khoang dưới nhện do IDAVFs. ..................... 49 
Hình 2.6. Dấu hiệu IDAVFs trên hình 3D TOF MRA ............................................. 50 
Hình 2.7. Trào ngược tĩnh mạch vỏ não trên hình 3D TOF MRA ........................... 50 
Hình 2.8. Tăng tín hiệu trong cấu trúc tĩnh mạch trên hình SWI ............................. 51 
Hình 2.9. Trào ngược tĩnh mạch vỏ não trên hình SWI ............................................ 51 
Hình 2.10. Dấu hiệu IDAVFs trên chuỗi xung T2W và T1W 3D CE ...................... 52 
Hình 2.11. Cấu trúc tĩnh mạch bắt thuốc sớm trên Time-resolve CE-MRA ............ 52 
Hình 2.12. Trào ngược tĩnh mạch vỏ não trên hình time-resolved CE-MRA .......... 53 
Hình 2.13. Phù não tăng tín hiệu trên T2W và FLAIR ............................................ 53 
Hình 2.14. Phù não xuất huyết trên bệnh nhân IDAVFs ở xoang tĩnh mạch dọc trên 
có trào ngược tĩnh mạch vỏ não. ............................................................................... 54 
Hình 2.15. Huyết khối và tín hiệu dòng trống trong xoang tĩnh mạch. .................... 54 
Hình 2.16. Phù não ở bệnh nhân IDAVFs ................................................................ 55 
vii 
Hình 2.17. IDAVFs vùng xoang hang ...................................................................... 58 
Hình 4.1. Xuất huyết não trên T2W ở bệnh nhân IDAVFs ...................................... 95 
Hình 4.2. Phù não xuất huyết ở bệnh nhân IDAVFs trào ngược tĩnh mạch vỏ ........ 96 
Hình 4.3. Các dấu hiệu chẩn đoán IDAVFs trên hình 3D TOF MRA ...................... 98 
Hình 4.4. Cá ... nh không để lại di chứng. Hiếm 
khi gây phình hoặc rò mạch máu vùng bẹn. Tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu bệnh nhân đang 
dùng các thuốc kháng tiểu cầu hoặc kháng đông. 
+ Rụng lông-tóc, viêm loét da do tia xạ: rất hiếm. 
+ Tử vong do chụp mạch não: cực kỳ hiếm nhưng đã có ghi nhận. 
+ Ngoài ra bản thân bệnh lý của (.) tôi có thể diễn tiến nặng mà không liên quan 
đến thủ thuật. 
- Trong quá trình thủ thuật, nếu (.) tôi không hợp tác được để giữ yên tư thế khi 
chụp, các bác sĩ có thể sẽ gây mê toàn thân cho (.) tôi. 
3/ Tôi hiểu rằng: 
- Tôi được quyền đưa ra bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý của (.) tôi cũng 
như thủ thuật này. 
- Nếu ngay trước thủ thuật tôi đổi ý, thì ý muốn của tôi sẽ được tôn trọng. Tôi sẽ không 
được quyền đổi ý khi thủ thuật đã được tiến hành. 
- Thủ thuật này có mức độ an toàn cao, nhưng không phải an toàn tuyệt đối. 
- Các thuốc giảm đau, an thần, gây mê có thể sẽ được dùng trong thủ thuật. 
- Vì mục tiêu đào tạo, có thể có 1-2 học viên tham gia phụ hoặc kiến tập trong thủ thuật. 
Tuy nhiên họ sẽ không phải là người thực hiện thủ thuật. 
- Các bác sĩ thực hiện thủ thuật có thể thay đổi trong quá trình thực hiện. 
- Hình ảnh thu được sau thủ thuật có thể được sử dụng vào mục tiêu đào tạo hay nghiên 
cứu trong y khoa. 
4/ Tôi ký bản cam kết này có nghĩa là: 
- Tôi đã đọc và hiểu nội dung bản cam kết. 
- Tất cả các thắc mắc của tôi đã được cung cấp thông tin trả lời thỏa đáng. 
- Tôi đồng ý với tất cả các giải thích trên, và đồng ý chụp mạch máu não/tủy số hóa xóa 
nền cho (.) tôi. 
- Tôi hoàn toàn hiểu và chấp nhận tất cả các nguy cơ của thủ thuật. Tôi cam kết sẽ không 
thắc mắc khiếu nại gì về sau. 
Ngày..tháng..năm ...... 
Bệnh Nhân Thân Nhân Ngƣời làm chứng Phẫu Thuật Viên 
PHỤ LỤC 5 
CÁC TRƢỜNG HỢP MINH HỌA 
TRƢỜNG HỢP 1: IDAVFs ở hội lưu xoang, Borden II, có biến chứng xuất huyết 
nội sọ. 
Bệnh nhân Vương Thị M., 68 tuổi, ngày nhập viện: 7/5/2018, số hồ sơ: N18-
0129492, triệu chứng lúc nhập viện: đau đầu liên tục 2 tuần, ói sau ăn uống. 
Khám thần kinh: bênh nhân tỉnh, Glasgow 15 điểm, cổ mềm, không dấu thần kinh 
khu trú. 
Chụp cộng hƣởng từ sọ não ngày 7/5/2018: 
Hình gốc 3D TOF MRA mặt phẳng ngang trục: Tăng tín hiệu dạng đường, nốt ở sát 
thành hội lưu xoang (hình A, B). Tăng tín hiệu rải rác ở các tĩnh mạch dưới lều quanh 
bề mặt tiểu não trái, đổ vào xoang ngang trái (hình C, D). 
A B 
C D 
Các hình T2W mặt phẳng ngang trục: phù não ở bán cầu tiểu não trái, dòng chảy 
không tín hiệu rải rác ở khoang dưới nhện quanh thân não và bán cầu tiểu não trái. 
Dãn não thất bên hai bên. 
Hình SWI: xuất huyết não dạng mảng, dạng chấm ở bán cầu tiểu não trái, xuất 
huyết trong não thất bên hai bên, não thất ba, não thất tư, khoang dưới nhện vùng 
thái dương – chẩm trái, tín hiệu thấp đen (hình A, B, C, D). Tăng tín hiệu trên hình 
Magnitude SWI ở hội lưu xoang, xoang ngang hai bên và các tĩnh mạch dưới lều 
quanh bề mặt tiểu não trái (mũi tên, hình A và B). Sung huyết tĩnh mạch dưới lều 
quanh bề mặt tiểu não trái tín hiệu thấp đen trên hình mIP SWI (mũi tên, hình D). 
A 
A B C D 
Hình T1W sau tiêm tƣơng phản: các tĩnh mạch dưới lều 
dãn ngoằn nghèo bắt thuốc (mũi tên) 
Từ trái sang phải là các hình tái tạo MIP của xung TWIST thì động mạch đến thì tĩnh 
mạch trên tư thế nghiêng cho thấy: hội lưu xoang xuất hiện đầu tiên ở thì động mạch 
và dẫn lưu ngược dòng lên xoang dọc trên, trào ngược vào tĩnh mạch dưới lều, tĩnh 
mạch sâu và tĩnh mạch quanh tủy 
Từ trái sang phải là các hình tái tạo MIP của xung TWIST thì động mạch đến thì tĩnh 
mạch trên bình diện đứng dọc cách nhay 1.8 giây cho thấy: hội lưu xoang xuất hiện 
đầu tiên ở thì động mạch và dẫn lưu ngược dòng lên xoang dọc trên, trào ngược vào 
tĩnh mạch dưới lều, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch quanh tủy. Hình khuyết thuốc ở 
xoang ngang trái ở thì tĩnh mạch (C), khả năng do huyết khối xoang tĩnh mạch. 
Chẩn đoán trên MRI và MRA: Rò động – tĩnh mạch màng cứng vùng hội lưu 
xoang có trào ngược tĩnh mạch vỏ não và tĩnh mạch quanh tủy, xếp loại Borden II 
và Cognard V, có biến chứng phù não, xuất huyết não, xuất huyết não thất và xuất 
huyết dưới nhện, có kèm huyết khối xoang tĩnh mạch ngang trái. 
A B 
Chụp mạch não số hóa xóa nền ngày 8/5/2018 
Hình chụp mạch não số hóa xóa nền của động mạch cảnh trong trái thế nghiêng 
(A) và thẳng (B), động mạch cảnh ngoài trái thế nghiêng (C) và thẳng (D), động 
mạch đốt sống trái thế nghiêng (E) và thẳng (F) cho thấy IDAVFs ở vùng hội lưu 
xoang với các nhánh nuôi từ động mạch lều tiểu não của động mạch thân màng não 
tuyến yên, nhánh xuyên sọ của động mạch chẩm và nhánh động mạch màng não 
sau, có trào ngược tĩnh mạch hố sau, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch quanh tủy, xếp loại 
Borden II và Cognard V. 
E F 
C D 
A B 
TRƢỜNG HỢP 2: IDAVFs ở xoang hang có trào ngược tĩnh mạch nông vỏ não, 
không trào ngược tĩnh mạch mắt, Borden II, chưa có biến chứng nhu mô não 
Lê Thị T., bệnh nhân nữ 60 tuổi, số hồ sơ: N18-0115149, nhập viện ngày 
22/6/2019, triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện: chóng mặt 10 ngày, kèm nôn ói, 
ngày nhập viện: chóng mặt nhiều, đột ngột tối sầm mặt, ngã quị. 
Khám thần kinh: bênh nhân tỉnh, không dấu thần kinh khu trú, hai mắt không sung 
huyết kết mạc, không lồi mắt hay nhìn mờ. 
Chụp cộng hƣởng từ sọ não ngày 22/6/2019: 
Hình gốc 3D TOF MRA: 
Hình A. Tăng tín hiệu lan tỏa ở xoang hang phải. 
Hình B. Dãn và tăng tín hiệu các tĩnh mạch nông vỏ não rải rác ở quanh bề mặt thùy 
trán và thái dương phải. 
A B 
Hình T2W trên mặt phẳng ngang trục: không thấy hình ảnh phù não, ghi nhận 
nhiều cấu trúc dòng chảy không tín hiệu rải rác ở khoang dưới nhện quanh bề mặt 
thùy trán và thùy thái dương phải (khoanh tròn). 
Hình Magnitude SWI mặt phẳng ngang trục: Tăng tín hiệu ở các tĩnh mạch nông 
vỏ não thùy trán phải (khoanh tròn). 
Hình mIP SWI mặt phẳng ngang trục: Sung huyết tĩnh mạch thùy trán – thái 
dương phải (khoanh tròn). 
Hình T1W 3D sau tiêm tƣơng phản mặt phẳng ngang trục: các tĩnh mạch vỏ 
não ở thùy trán và thùy thái dương phải dãn ngoằn nghèo bắt thuốc tương phản 
(khoanh tròn), thấy rõ hơn trên các hình T2W và SWI bên trên 
Hình tái tạo MIP của xung TWIST thì động mạch sớm (A và C) và động mạch 
muộn (B và D) cách nhau 1,8 giây ở bình diện đứng ngang (A và B) và đứng dọc 
(C và D): xoang hang phải xuất hiện ở thì động mạch, trào ngược tĩnh mạch vỏ não 
thùy trán và thái dương phải xuất hiện ở thì động mạch (khoanh tròn). 
Chẩn đoán trên MRI và MRA: Rò động – tĩnh mạch màng cứng xoang hang phải, 
có trào ngược tĩnh mạch nông vỏ não, xếp loại Borden II, chưa có biến chứng phù 
não hay xuất huyết não. 
A B 
C D 
Chụp mạch não số hóa xóa nền ngày 28/6/2019 
Hình chụp mạch não số hóa xóa nền của động mạch cảnh trong trái thế thẳng (A) 
và nghiêng (B), động mạch cảnh ngoài trái thế thẳng (C) và nghiêng (D), động 
mạch cảnh ngoài phải thế thẳng (E) và nghiêng (F), cho thấy rò động – tĩnh mạch 
màng cứng xoang hang phải type D theo Barrow, đường rò từ động mạch cảnh 
ngoài hai bên và động mạch cảnh trong phải, có trào ngược tĩnh mạch nông vỏ não, 
xếp loại Borden II và Cognard IIb. 
A B 
C D
FE
TRƢỜNG HỢP 3: trường hợp MRI dương giả do tăng tín hiệu trong tĩnh mạch 
trên hình gốc 3D TOF MRA 
Bệnh nhân Ngô Thị T., 68 tuổi, ngày nhập viện: 11/12/2019, số hồ sơ: N19-
0405523, triệu chứng lúc nhập viện: bệnh 3 ngày, chóng mặt tăng khi thay đổi tư 
thế, chóng mặt xoay tròn, tăng khi thay đổi tư thế, kèm đau nửa đầu trái, tiền sử 
tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhập khoa cấp cứu BV ĐHYD. 
Khám thấy cổ mềm, không dấu thần kinh khu trú. 
Chụp cộng hƣởng từ sọ não ngày 11/12/2019: 
Hình gốc 3D TOF MRA trên mặt phẳng ngang trục và mặt phẳng đứng ngang: 
Có hình ảnh tăng tín hiệu dạng đường và tăng tín hiệu lan tỏa ở xoang hang trái, 
nghi ngờ do có rò động tĩnh – mạch màng cứng vùng xoang hang trái. Không có 
hình ảnh lồi mắt hay dãn tĩnh mạch mắt. 
Hình T2W: Không thấy phù não, không thấy hình ảnh dòng chảy không tín hiệu ở 
khoang dưới nhện 
Hình SWI: Không thấy hình ảnh xuất huyết não, không thấy hình ảnh tăng tín hiệu 
ở các xoang tĩnh mạch hay tĩnh mạch vỏ não hay tĩnh mạch sâu, không thấy hình 
ảnh sung huyết tĩnh mạch hay dãn tĩnh mạch 
Hình T1W 3D CE: không thấy hình ảnh dãn các tĩnh mạch vỏ não hay tĩnh mạch 
sâu bắt thuốc tương phản 
Hình tái tạo MIP của xung TWIST thì động mạch trên bình diện đứng ngang, đứng 
dọc và ngang trục: không thấy hình ảnh tĩnh mạch xuất hiện sớm ở thì động mạch 
Chụp mạch não số hóa xóa nền ngày 13/12/2019: 
Chụp hệ động mạch cảnh trong, cảnh ngoài, đốt sống thân nền và não sau hai bên 
không ghi nhận bất thường. 
TRƢỜNG HỢP 4: trường hợp dương giả do có nhiều cấu trúc dòng chảy không tín 
hiệu ngoằn ngoèo ở bể quanh thân não và trên bề mặt vỏ não trên T2W 
Bệnh nhân Trương Hải L., 11 tuổi, ngày nhập viện: 7/11/2018, số hồ sơ: N17-
0349305, nhập viện vì đau đầu tăng dần. 
Khám thấy cổ mềm, không dấu thần kinh khu trú. 
Chụp cộng hƣởng từ sọ não ngày 7/11/2018: 
Hình T2W: Không thấy phù não, ghi nhận nhiều cấu trúc dòng chảy không tín hiệu 
ngoằn ngoèo ở bể quanh thân não, thùy thái dương chẩm trái và bán cầu tiểu não 
trái, nghi ngờ do có rò động tĩnh – mạch màng cứng có trào ngược tĩnh mạch vỏ não 
và tĩnh mạch sâu. 
Hình T1W 3D sau tiêm tƣơng phản tái tạo MPR mặt phẳng ngang trục: Dãn 
ngoằn ngoèo các tĩnh mạch vỏ não hai bán cầu, tĩnh mạch dưới lều và tĩnh mạch sâu 
bắt thuốc tương phản, nghi ngờ do IDAVFs có trào ngược tĩnh mạch. 
SWI: Không thấy hình ảnh xuất huyết não, ghi nhận hình ảnh tăng tín hiệu ở một 
đoạn tĩnh mạch dưới lều đổ vào xoang ngang trái (khoanh tròn). Huyết khối giai 
đoạn bán cấp muộn trong tĩnh mạch vỏ vùng chẩm trái (vòng trắng) đổ vào xoang 
ngang bên dưới, tín hiệu cao trên các hình Magnitude SWI (A), T2W (B), FLAIR 
(C), T1W (D), hình gốc 3D TOF MRA (E) và khuyết thuốc trên hình T1W 3D sau 
tiêm thuốc tương phản (F) trên mặt phẳng ngang trục, 
Hình T2W (A) cho thấy nhiều cấu trúc tín hiệu dòng trống quanh thân não. 
Hình 3D TOF MRA ở mặt phẳng ngang (C) và đứng ngang (E) cho thấy tăng tín 
hiệu lan tỏa ở xoang ngang – xoang sigma trái, nghi ngờ là IDAVFs. 
Đối chiếu với các hình khác: Tăng tín hiệu trên hình FLAIR (B) và T1W (D) ở 
xoang ngang – xoang sigma trái do huyết khối. 
Hình TWIST thì động mạch ở mặt phẳng đứng ngang (F) và đứng dọc (G) cho 
thấy: không có hình ảnh tĩnh mạch xuất hiện sớm ở thì động mạch. Hình TWIST thì 
tĩnh mạch ở mặt phẳng đứng ngang (H) và đứng dọc (I) cho thấy khuyết thuốc gợi ý 
do huyết khối ở xoang dọc trên, xoang ngang và xoang sigma hai bên, dãn ngoằn 
ngoèo các tĩnh mạch vỏ não và tĩnh mạch sâu. 
Chụp mạch não số hóa xóa nền ngày 23/11/2018 
Chụp hệ động mạch cảnh trong, cảnh ngoài, đốt sống thân nền và não sau hai bên 
không ghi nhận rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ. Tắc xoang tĩnh mạch dọc 
trên, dọc dưới, xoang ngang và xoang sigma hai bên, dẫn lưu bằng tĩnh mạch vỏ não 
và tĩnh mạch sâu. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_vai_tro_cua_cong_huong_tu_trong_chan_doan.pdf
  • pdfThông tin luận án đưa lên mạng - VÕ PHƯƠNG TRÚC.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN - VÕ PHƯƠNG TRÚC.pdf
  • pdfVÕ PHƯƠNG TRÚC.pdf