Luận án Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên và ứng dụng trong điều trị loét tỳ đè cùng cụt
Loét cùng cụt là một bệnh lý phổ biến, thường gặp trên những bệnh nhân
như chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, suy mòn bỏng [1], [2]. Theo
John E. Sherman (1991) khoảng 3-4% bệnh nhân nằm viện có biểu hiện có loét tì
đè, 40%-50% bệnh nhân chăm sóc kéo dài đều có biểu hiện loét do tì đè. Trong
cộng đồng những bệnh nhân bất động chăm sóc tại nhà thì tỷ lệ loét cùng cụt từ
7,7 - 26,9%. Loét cùng cụt do tì đè chiếm đến 25% trong tổng số vị trí loét [2],
[3]. Tại Việt Nam chúng tôi chưa có số liệu chính xác nhưng với tỉ lệ tai nạn giao
thông, lao động cao có thứ hạng của thế giới có lẽ tỉ lệ không thể thấp hơn được.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp phòng ngừa loét tì đè, cũng
như nhiều phương pháp điều trị triệt để như phẫu thuật che phủ vùng tổn thương
ở cùng cụt bằng các vạt da cân, vạt da cơ mông lớn hay vạt tự do. Khi dùng vạt
làm chất liệu tạo hình phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về giải phẫu,
chức năng và thẩm mỹ cả nơi cho cũng như nơi nhận vạt. Vạt da nhánh xuyên
động mạch mông trên được sử dụng dưới hình thức có cuống liền hoặc vạt tự do
trong tạo hình để che phủ các tổn khuyết tổ chức khác nhau. Năm 1993, Koshima
lần đầu sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên che phủ loét cùng cụt
ở 8 bệnh nhân có kết quả tốt, vạt được sử dung dưới nhiều hình thức như vạt dồn
đẩy, vạt xoay, do cung xoay lớn và độ dày của vạt đủ, nên bảo đảm được mục
đích che phủ [4].
Để có thể sử dụng vạt nhánh xuyên động mạch mông trên có hiệu quả trong
lâm sàng, các phẫu thuật viên cần nắm vững giải phẫu của cuống mạch nuôi vạt,
đặc biệt là đường đi và vị trí phân bố ra da của các nhánh xuyên động mạch mông
trên. Ở nước ngoài, giải phẫu học vạt nhánh xuyên động mạch mông trên đã được
nghiên cứu khá nhiều, các tác giả đề xuất kẻ một đường nối từ gai chậu sau trên
đến đỉnh xương cụt, và từ gai chậu sau trên đến đỉnh mấu chuyển lớn, ở trung
điểm đường nối từ gai chậu sau trên đến đỉnh xương cụt kẻ một đường nối từ điểm
giữa đến mấu chuyển lớn, đánh dấu một điểm ở một phần ba trong của đường nối2
từ gai chậu sau trên đến mấu chuyển lớn, điểm này tương ứng với nơi động mạch
mông trên ra khỏi khung chậu ở lỗ trên cơ hình lê, nhánh xuyên chính của động
mạch mông trên sẽ tìm thấy ở phần ngang và phần xa của điểm đi ra này và trên
cơ hình lê. Nhánh xuyên động mạch mông trên tìm thấy tập trung ở phần giữa hai
phần ba của đường nối từ gai chậu sau trên đến mấu chuyển lớn [5], [6], [7], [8].
Ở Việt Nam có một số tác giả nghiên cứu trên thi hài người Việt về nguyên
ủy, đường đi, phân nhánh của nhánh nông động mạch mông trên và cách xác định
nhánh xuyên trên vùng mông dựa theo 3 mốc gai chậu sau trên, đỉnh xương cụt,
mấu chuyển lớn xương đùi như các tác giả nước ngoài. Nhưng trên thực tế chúng
tôi nhận thấy các mốc này khó xác định trên xác lẫn trên bệnh nhân và thay đổi
theo tư thế, do đó chúng tôi đề xuất nghiên cứu định vị mạch xuyên theo trục độ
(x ,y). Trên nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam, có một số bệnh viện, trung tâm
lớn đã dùng vạt mạch xuyên này để điều trị bệnh nhân loét cùng cụt cho kết quả
tốt, trong đó có một số tác giả dựa trên cách xác định mạch xuyên ở các tác giả
nước ngoài rồi kết hợp với siêu âm Doppler để xác định mạch xuyên trước phẫu
thuật [9], [10]. Còn dùng MSCT đa lát cắt để khảo sát mạch xuyên động mạch
mông trên thì chưa có thấy tác giả trong nước nào nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về cách định
vị nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt trưởng thành theo hệ trục toạ
(x, y) trên thi hài kết hợp với MSCT đa lát cắt để minh chứng việc định vị mạch
xuyên theo hệ trục toạ độ trên xác và trên bệnh nhân. Bên cạnh đó, chúng tôi ứng
dụng kết quả định vị nhánh xuyên động mạch mông trên trong điều trị cho những
bệnh nhân bị loét tì đè cùng cụt kết hợp với siêu âm Doppler. Đây là phương pháp
phẫu thuật ít tốn kém, thủ thuật tạo vạt đơn giản cho kết quả cao và phương pháp
này có thể phổ biến cho bác sĩ ngoại khoa ở các tuyến điều trị nhằm hạn chế
chuyển bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí cho người bệnh, hạn
chế quá tải các bệnh viện tuyến trên, giảm thiểu biến chứng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên và ứng dụng trong điều trị loét tỳ đè cùng cụt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ NGUYỄN DIÊN MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT TỲ ĐÈ CÙNG CỤT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ NGUYỄN DIÊN MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT TỲ ĐÈ CÙNG CỤT Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62 72 01 29 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. TRẦN THIẾT SƠN HÀ NỘI – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Nguyễn Diên Minh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU4 1.1. Đặc điểm giải phẫu mạch xuyên động mạch mông trên ........................ 4 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng mông ........................................................... 4 1.1.1.1. Giới hạn và cấu tạo vùng mông ........................................................ 4 1.1.1.2 Da và tổ chức dưới da ........................................................................ 4 1.1.1.3. Mạc nông .......................................................................................... 4 1.1.1.4. Cơ vùng mông ................................................................................... 5 1.1.1.5. Động mạch máu cấp máu vùng mông .............................................. 6 1.1.2. Đặc điểm mạch xuyên động mạch mông trên ..................................... 7 1.1.2.1. Nguồn gốc và số lượng mạch xuyên ................................................ 7 1.1.2.2. Đường kính và chiều dài mạch xuyên .............................................. 8 1.1.2.3. Hướng đi của mạch xuyên ................................................................ 9 1.1.2.4. Cách xác định vị trí mạch xuyên động mạch mông trên ra da ....... 10 1.2. Ứng dụng nhánh xuyên động mạch mông trên trong điều trị loét tì đè vùng cùng cụt. .............................................................................................. 14 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị loét tì đè ................ 14 1.2.1.1. Đối tượng và nguyên nhân bệnh sinh ............................................. 14 1.2.1.2 Phân loại loét tì đè ........................................................................... 16 1.2.1.3. Các phương pháp điều trị loét tì đè ................................................. 16 1.2.2. Vạt mạch xuyên động mạch mông trên trong điều trị loét cùng cụt . 18 1.2.2.1. Đặc điểm cuống vạt mạch xuyên động mạch mông trên................ 18 1.2.2.2. Kích thước vạt ................................................................................. 18 1.2.2.3. Thiết kế và cách lấy vạt .................................................................. 20 1.2.2.4. Các hình thức sử dụng vạt .............................................................. 24 1.2.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của vạt mạch xuyên động mạch mông trên ............................................................................................................... 26 1.2.2.6. Các nghiên cứu ứng dụng của vạt mạch xuyên động mạch mông trên trong điều trị loét vùng cùng cụt ........................................................... 27 1.2.2.7. Theo dõi hậu phẫu, thời gian điều trị, kết quả vạt và biến chứng .. 30 1.3. Tình hình nghiên cứu vạt mạch xuyên động mạch mông trên trong điều trị loét cùng cụt tại Việt Nam ............................................................... 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 35 2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 35 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 35 2.2.1. Nghiên cứu giải phẫu trên xác ........................................................... 35 2.2.2. Nghiên cứu trên hình ảnh học CLVT 320 lát cắt .............................. 35 2.2.3. Nghiên cứu trên lâm sàng .................................................................. 36 2.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 38 2.3.1. Trên xác ............................................................................................. 38 2.3.2. Trên bệnh nhân phẫu thuật ................................................................ 38 2.3.3. Trên hình ảnh học cắt lớp vi tính ....................................................... 39 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40 2.4.1. Phẫu tích trên xác ............................................................................... 40 2.4.2. Trên bệnh nhân loét cùng cụt ............................................................. 45 2.4.2.1 Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trước mổ .......................................... 45 2.4.2.2 Kỹ thuật phẫu thuật vạt mạch xuyên động mạch mông trên che phủ loét cùng cụt ................................................................................................. 46 2.4.2.3 Đánh giá kết quả .............................................................................. 50 2.4.3. Trên bệnh nhân chụp CLVT 320 lát cắt có bơm cản quang .............. 51 2.5. Các chỉ số cần thu thập ......................................................................... 53 2.5.1. Trên xác ............................................................................................. 53 2.5.2. Trên bệnh nhân .................................................................................. 54 2.5.3. Trên bệnh nhân chụp CLVT 320 lát cắt ............................................ 54 2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 55 2.7. Vấn đề đạo đức ..................................................................................... 55 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 56 3.1. Định vị nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt trưởng thành ............................................................................................................. 56 3.1.1. Các kích thước động mạch mông trên ............................................... 57 3.1.2. Số phân nhánh động mạch mông trên ............................................... 57 3.1.3. Đặc điểm nhánh nông động mạch mông trên .................................... 58 3.1.4. Đặc điểm nhánh sâu động mạch mông trên ....................................... 60 3.1.5. Đặc điểm mạch xuyên động mạch mông trên ở thi hài và trên CLVT ........................................................................................................... 61 3.1.5.1. Nguồn gốc và số lượng mạch xuyên .............................................. 61 3.1.5.2. Loại mạch xuyên và hướng mạch xuyên vào da ............................ 62 3.1.5.3. Các kích thước mạch xuyên ............................................................ 65 3.1.5.4. Hình chiếu mạch xuyên của động mạch mông trên ra da ............... 68 3.2. Ứng dụng kết quả định vị nhánh xuyên động mạch mông trên điều trị loét tì đè vùng cùng cụt ................................................................................ 75 3.2.1. Đặc điểm chung mẫu bệnh nhân nghiên cứu ..................................... 75 3.2.2. Đặc điểm tổn thương ổ loét cùng cụt ................................................. 77 3.2.2.1 Nguyên nhân .................................................................................... 77 3.2.2.2 Vị trí và hình dạng ổ loét ................................................................. 77 3.2.2.3 Kích thước ổ loét ............................................................................. 78 3.2.3. Kỹ thuật sử dụng vạt .......................................................................... 78 3.2.3.1. Hình dạng và kích thước vạt ........................................................... 78 3.2.3.2. Số lượng mạch xuyên khi thiết kế và thực tế nuôi vạt trong phẫu thuật .............................................................................................................. 79 3.2.3.3 Hình thức sử dụng vạt ...................................................................... 80 3.2.3.4. Định vị mạch xuyên trên siêu âm ................................................... 81 3.2.4. Kết quả sử dụng vạt ........................................................................... 81 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 82 4.1. Định vị nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt trưởng thành ............................................................................................................. 82 4.1.1. Đặc điểm nhánh nông và nhánh sâu động mạch mông trên .............. 84 4.1.2. Đặc điểm mạch xuyên động mạch mông trên ................................... 84 4.1.2.1. Nguồn gốc và số lượng mạch xuyên .............................................. 84 4.1.2.2. Loại mạch xuyên và hướng mạch xuyên vào da ............................ 85 4.1.2.3. Các kích thước mạch xuyên ............................................................ 88 4.1.2.4. Hình chiếu mạch xuyên động mạch mông trên ra da ..................... 89 4.2. Ứng dụng kết quả định vị nhánh xuyên động mạch mông trên điều trị loét tì đè vùng cùng cụt ................................................................................ 94 4.2.1. Đặc điểm chung mẫu bệnh nhân nghiên cứu ..................................... 94 4.2.2. Vị trí và hình dạng ổ loét ................................................................... 95 4.2.3. Kỹ thuật sử dụng vạt .......................................................................... 96 4.2.3.1. Hình dạng và kích thước vạt da che phủ ........................................ 96 4.2.3.2. Số lượng mạch xuyên khi thiết kế và thực tế nuôi vạt trong phẫu thuật .............................................................................................................. 97 4.2.3.3. Hình thức sử dụng vạt ................................................................... 104 4.2.3.4. Giá trị việc định vị mạch xuyên trên siêu âm và trong lúc phẫu thuật ............................................................................................................ 105 4.2.4. Kết quả sử dụng vạt ....................................................................... ... T.190, 31 tuổi, ổ loét cùng cụt ngay giữa, độ IV, kích thước ổ loét 6x5,5cm, kích thước vạt 6,5x6cm, siêu âm trước mổ 5 mạch xuyên trên vạt, trong lúc mổ bóc tách được 3 mạch xuyên, cắt bỏ 2 mạch đầu xa, sử dụng 1 mạch xuyên đầu gần, hình thức sử dụng vạt xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ, sau mổ hậu phẫu ngày 6 lành tốt. Kết quả gần vừa, kết quả xa tốt. Hình 7.1. Thiết kế vạt, xác định 5 mạch xuyên che phủ loét cùng cụt *Nguồn: tiêu bản T. 190 Hình 7.2. Bóc tách vạt chọn 2 mạch xuyên nuôi vạt cắt bỏ 2 mạch xuyên này để xoay vạt *Nguồn: tiêu bản T. 190 Hình 7.3. Cắt bỏ 2 mạch xuyên nuôi vạt (dấu đen) giữ lại 1 mạch xuyên này để xoay vạt *Nguồn: tiêu bản T. 190 Hình 7.4. Đóng da trực tiếp phần cho vạt và che phủ ổ loét *Nguồn: tiêu bản T. 190 Hình 7.5. Hậu phẫu ngày thứ 3 *Nguồn: tiêu bản T. 190 Ngày.tháng.năm. TRƯỞNG KHOA BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ Họ tên: . Họ tên:. BỆNH VIỆN CHỢ RẪY MS : P18.1/BV-01 Khoa: Bỏng - Tạo Hình TÓM TẮT BỆNH ÁN 8 1. Họ và tên bệnh nhân: Đào Thị Bích Hòa Tuổi: 37 Giới Tính: Nữ Địa chỉ: Thôn 3, xã Nghĩa An, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Ngày vào viện: 11/10/2018. Ngày ra viện: 14/11/2018 Số hồ sơ: 2180104058 Chẩn đoán vào viện: Loét cùng cụt, trên bệnh nhân động kinh. 2. Chẩn đoán ra viện: Loét cùng cụt, trên bệnh nhân động kinh + di chứng bỏng. 3. Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: - Bệnh nhân có tiền sử động kinh, đang điều trị. - Cách nhập viện 1 tháng xuất hiện loét cùng cụt, nhập bệnh viện Chợ Rẫy. 4. Kết quả xét nghiệm và khám chuyên khoa: - Trong giới hạn cho phép. 5. Phương pháp điều trị chuyên môn: - Chăm sóc vết thương. - Nâng tổng trạng. - Điều trị bệnh nội khoa. - Phẫu thuật (cắt lọc ổ loét tạo vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên, che kín ổ loét cùng cụt). 6. Kết quả điều trị: Bệnh nhân ổn, vạt da sống tốt. 7. Hướng điều trị khi ra viện: - Chăm sóc vết thương tại địa phương. - Tái khám bệnh viện Chợ Rẫy sau 1 tháng. 8. Hình ảnh phẫu thuật theo dõi bệnh nhân Bệnh nhân nữ H.058, 37 tuổi, ổ loét cùng bên phải, độ IV, kích thước ổ loét 8x8,3cm, kích thước ổ loét 8x9cm siêu âm trước mổ 5 mạch xuyên trên vạt, trong lúc mổ bóc tách 3 mạch xuyên, sử dụng 2 mạch xuyên, hình thức sử dụng vạt xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ, sau mổ 12 ngày vết thương lành tốt. Kết quả gần vừa, kết quả xa tốt. Hình 8.1. Thiết kế vạt, xác định 5 mạch xuyên che phủ loét cùng *Nguồn: tiêu bản H. 058 Hình 8.2. Bóc tách vạt chọn 2 mạch xuyên nuôi vạt *Nguồn: tiêu bản H. 058 Hình 8.3. Đóng da trực tiếp phần cho vạt và che phủ ổ loét *Nguồn: tiêu bản H. 058 Hình 8.4. Hậu phẫu ngày thứ 12 *Nguồn: tiêu bản H. 058 Hình 8.5. Hình ảnh vạt che phủ ổ loét sau hậu phẫu 6 tháng *Nguồn: tiêu bản H. 058 Ngày.tháng.năm. TRƯỞNG KHOA BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ Họ tên: . Họ tên:. PHỤ LỤC 2 BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU TRÊN XÁC 1-45] Họ tên: giới: năm sinh: Địa chỉ: dân tộc: Mã số hồ sơ: Bên: phải trái Ngày thu thập: Người thu thập: Địa điểm thu thập: Bộ môn giải phẫu trường ĐHYD TP. HCM Các mốc đo đạc và kích thước: - Gốc tọa độ (O) là điểm giao giữa đường gian mông (y) với đường liên gai chậu trước trên ra sau (x) - Khoảng cách điểm cực trên đường gian mông đến gốc O..............mm - Khoảng cách điểm O đến gai chậu trước trên...........................mm - Chiều dài đường gian mông................mm - Khoảng cách từ đường liên gai chậu trước trên đến nếp mông dưới bên P:........................mm, bên T:..........................mm 1. Nguyên uỷ động mạch mông trên Từ ĐM chậu trong: Từ ĐM khác: 2. Liên quan ĐM mông trên với cơ vùng mông Cơ hình lê: Cơ mông lớn: Cơ mông nhỡ: Cơ mông bé: 3. Một số kích thước động mạch mông trên Chiều dài mạch:..........mm, đường kính nguyên uỷ:.........mm, điểm giữa:.........mm, điểm tận:............mm 4. Phân nhánh của động mạch mông trên Số nhánh:.............. + Liên quan của nhánh nông: đi giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỏ - Số lượng nhánh vào cơ:. - Số lượng nhánh xuyên:. + Liên quan nhánh sâu: đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé:. - Số lượng nhánh vào cơ:... - Số lượng nhánh xuyên:. + Nhánh xuyên 1: - Nguồn gốc:. - Chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách:. - Chiều dài từ da đến nguyên ủy:.. - Đường kính vào da:...đường kính gốc:. - Loại nhánh xuyên:.. S M - Hướng vào da: song song , chếch , vuông góc . + Nhánh xuyên 2: - Nguồn gốc:. - Chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách:. - Chiều dài từ da đến nguyên ủy:.. - Đường kính vào da:...đường kính gốc:. - Loại nhánh xuyên:.. S M - Hướng vào da: song song , chếch , vuông góc . + Nhánh xuyên : - Nguồn gốc:. - Chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách:. - Chiều dài từ da đến nguyên ủy:.. - Đường kính vào da:...đường kính gốc:. - Loại nhánh xuyên:.. S M - Hướng vào da: song song , chếch , vuông góc . + Nhánh xuyên : - Nguồn gốc:. - Chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách:. - Chiều dài từ da đến nguyên ủy:.. - Đường kính vào da:...đường kính gốc:. - Loại nhánh xuyên:.. S M - Hướng vào da: song song , chếch , vuông góc . + Nhánh xuyên : - Nguồn gốc:. - Chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách:. - Chiều dài từ da đến nguyên ủy:.. - Đường kính vào da:...đường kính gốc:. - Loại nhánh xuyên:.. S M - Hướng vào da: song song , chếch , vuông góc . + Nhánh xuyên : - Nguồn gốc:. - Chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách:. - Chiều dài từ da đến nguyên ủy:.. - Đường kính vào da:...đường kính gốc:. - Loại nhánh xuyên:.. S M - Hướng vào da: song song , chếch , vuông góc . - Khoảng cách mấu chuyển lớn đến gai chậu sau trên....................mm - Khoảng cách mấu chuyển lớn đến đỉnh xương cùng....................mm - Khoảng cách gai chậu sau trên đến đỉnh xương cùng...................mm - Khoảng cách mấu chuyển lớn đến điểm giữa gai chậu sau trên và đỉnh xương cùng .................mm - Vị trí mạch xuyên 1 x:..................mm, y:.....................mm, trên tam giác , dưới tam giác - Vị trí mạch xuyên 2 x:..................mm, y:.....................mm, trên tam giác , dưới tam giác - Vị trí mạch xuyên x:..................mm, y:.....................mm, trên tam giác , dưới tam giác - Vị trí mạch xuyên 4 x:..................mm, y:.....................mm, trên tam giác , dưới tam giác - Vị trí mạch xuyên 5 x:..................mm, y:.....................mm, trên tam giác , dưới tam giác - Vị trí mạch xuyên 6 x:..................mm, y:.....................mm, trên tam giác , dưới tam giác PHỤ LỤC 3 BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU TRÊN MSCT 1-45] Họ tên: giới: năm sinh: Địa chỉ: dân tộc: Mã số hồ sơ: Bên: phải trái Ngày thu thập: Người thu thập: Địa điểm thu thập: Phòng khám Đa khoa Hoà Hảo Các mốc đo đạc: - Gốc tọa độ (O) là điểm giao giữa đường gian mông (y) với đường liên gai chậu sau trên (x) 1. Kích thước - Khoảng cách 2 gai chậu sau trên...........................mm - Khoảng cách từ đường liên gai chậu trước trên đến đỉnh xương cùng :..........................mm 2. Các kích thước nhánh xuyên động mạch mông trên - Số lượng nhánh xuyên:. + Nhánh xuyên 1: - Đường kính vào da:...mm, đường kính gốc: ...................mm - Chiều dài nhánh xuyên: ...........................mm - Góc vào da:. + Nhánh xuyên 2: - Đường kính vào da:...mm, đường kính gốc: ...................mm - Chiều dài nhánh xuyên: ...........................mm - Góc vào da:. + Nhánh xuyên 3: - Đường kính vào da:...mm, đường kính gốc: ...................mm - Chiều dài nhánh xuyên: ...........................mm - Góc vào da:. + Nhánh xuyên 4: - Đường kính vào da:...mm, đường kính gốc: ...................mm - Chiều dài nhánh xuyên: ...........................mm - Góc vào da:. + Nhánh xuyên 5: - Đường kính vào da:...mm, đường kính gốc: ...................mm - Chiều dài nhánh xuyên: ...........................mm - Góc vào da:. 3. Định vị nhánh xuyên động mạch mông trên - Vị trí mạch xuyên 1 x:..................mm, y:.....................mm, - Vị trí mạch xuyên 2 x:..................mm, y:.....................mm, - Vị trí mạch xuyên 3 x:..................mm, y:.....................mm, - Vị trí mạch xuyên 4 x:..................mm, y:.....................mm, PHỤ LỤC 4 BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU TRÊN BỆNH NHÂN1-45] Họ và tên: Mã số hồ sơ: Mã y tế: Ngày sinh: Giới : Địa chỉ: Lý do nhập viện: Bệnh lý kèm theo: Ngày vào viện: ngày vào khoa: ngày phẫu thuật: Giờ phẫu thuật: Giờ kết thúc: PTV chính: PTV phụ: Nhân viên khác: Loại vô cảm: gây tê tiền mê mê Ngày thu thập: Người thu thập: Địa điểm thu thập: khoa Bỏng - BV Chợ Rẫy 1. Thông tin chung ổ loét: - Vị trí: phải trái giữa - Vị trí ổ loét: tại xương cùng , tại xương cụt , tại xương cùng cụt - Hình dạng ổ loét: tròn , bầu dục - Kích thước ổ loét trước mổ: cao:...............mm, rộng:............mm - Kích thước ổ loét trong mổ: cao:...............mm, rộng:............mm 2. Vị trí siêu âm tìm mạch xuyên: Vẽ 3 cạnh tam giác trên xác định mạch xuyên Bảng số lượng mạch xuyên khi thiết kế vạt, phẫu tích và nuôi vạt Bệnh nhân Khi SA thiết kế vạt Khi phẫu tích vạt Khi nuôi vạt Số mạch xuyên 3. Thiết kế vạt và đặc điểm mạch xuyên - Chiều dài vạt:mm, chiều cao:..mm, - Số lượng nhánh xuyên bóc tách được:.. - Số nhánh xuyên cắt bỏ: - Số lượng nhánh xuyên được sử dụng nuôi vạt:.. - vị trí các nhánh xuyên so với kích thước vạt: đầu gần , tâm , xa ổ loét vạt che phủ Góc xoay vạt: 900 , >=900: 0.., cùng chiều , ngược chiều kim đồng hồ C. Sau phẫu thuật + Kết quả gần từ 1 đến 3 tháng: - (a) Tốt : vạt sống hoàn toàn, tính chất vạt tốt, vết mổ liền sẹo tốt, không viêm dò, cắt chỉ sau 10-14 ngày, không can thiệp phẫu thuật gì khác. Chức năng và thẩm mỹ vùng mổ tốt, không bị biến dạng vùng mông. - (b) Vừa : vạt thiểu dưỡng, xuất hiện bỏng nước trên bề mặt hoặc hoại tử 1 phần vạt, có hoặc không phải ghép da bổ sung. Viêm dò hay bục chỉ ở đầu xa vạt. Hoặc vạt chỉ hoại tử lớp da còn lớp cân, dạng ở dạng cân mỡ cần phải ghép da lên bề mặt cân của vạt. Vận động vùng mổ có cải thiện nhưng còn khó khăn - (c) Xấu : vạt bị hoại tử trên 1/3 diện tích đến hoại tử toàn bộ, phải cắt bỏ và thay thế bằng phương pháp điều trị khác. Chức năng vận động vùng mổ không cải thiện. + Kết quả xa trên 3 tháng: Đánh giá tình trạng co rút của vạt, tình trạng sẹo và thẩm mỹ của vạt và vùng cho vạt: - (a) Tốt : vạt da mềm mại, sẹo vùng mổ liền tốt, không viêm dò tại chỗ, hình thức thẩm mỹ nơi cho vạt không để lại sẹo lồi xấu, chức năng vận động cải thiện rõ rệt và gần như bình thường đối với bệnh nhân không liệt - (b) Vừa : vạt che phủ gần hết ổ khuyết, sẹo co kéo, sẹo loét ở đầu xa của vạt, viêm dò kéo dài tại chỗ. Chức năng vận động có cải thiện - (c) Xấu : loét tái phát trên nền vạt, viêm dò tại chỗ trên 1 năm hoặc tái phát nhiều lần. Chức năng vận động hạn chế. Có chỉ định điều trị thay thế.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_giai_phau_nhanh_xuyen_dong_mach.pdf
- Thongtinketluanmoi NCS. Dien Minh.doc
- Tom tat ENG - NCS Dien Minh.docx
- Tom tat luan an NCS Dien Minh.docx
- Trich yeu luan an NCS Dien Minh.docx