Luận án Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), mặc dù đã đạt được

một số thành tựu đáng kể trong hoạt động chống lao thời gian qua, bệnh lao

vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng chính trên toàn

cầu. Báo cáo của TCYTTG năm 2019 ước tính năm 2018 trên toàn cầu có

khoảng 10 triệu người hiện mắc lao, 1,7 triệu người mắc lao tiềm ẩn [1]. Lao

tiềm ẩn được xác định là tình trạng có vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng không

sinh trưởng và không hoạt động được do có sự khống chế của hệ thống miễn

dịch. Tuy nhiên sau này nếu sức đề kháng của cơ thể suy giảm, vi khuẩn lao

có thể được kích hoạt và lao tiềm ẩn sẽ chuyển thành lao hoạt động. Theo

thống kê, tỷ lệ người có lao tiềm ẩn bị kích hoạt thành lao hoạt động từ 5-

10% [2].

Hoạt động phòng chống lao Việt Nam đã được bắt đầu triển khai vào năm

1957. Chương trình chống lao Việt Nam luôn tiếp cận Chiến lược của

TCYTTG về phòng chống bệnh lao và áp dụng các kỹ thuật, phương pháp cải

tiến, hiện đại, có tính khả thi vào triển khai hoạt động phòng chống lao tại Việt

Nam. Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu, Việt Nam hiện vẫn là nước có

gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao

nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh

lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [1]. Một trong những nguyên nhân Việt

Nam hiện chưa thể kiểm soát được dịch tễ lao là tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn của

Việt Nam hiện chiếm khoảng 40% [3]. Do đó, một trong những can thiệp đang

được quan tâm là chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn, nhằm giảm thiểu nguy cơ

phát triển thành bệnh lao sau này.

Chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn là yếu tố then chốt để kiểm soát bệnh

lao trên phạm vi toàn cầu, và hiện đang được Tổ chức Y tế thế giới khuyến2

cáo [4,5], đặc biệt trong nhóm nguy cơ cao như người nhiễm HIV và những

người tiếp xúc gần với người bệnh. Trong hai thập kỷ qua, nhiều thử nghiệm

lâm sàng đã tìm ra được các phác đồ điều trị lao tiềm ẩn có thời gian điều trị

tương đối ngắn, an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, ở các nước có

thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam, chẩn đoán và điều trị lao

tiềm ẩn chỉ giới hạn ở một vài cơ sở y tế với đội ngũ nhân viên y tế có kinh

nghiệm và được đào tạo tốt. Nhân rộng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn ở

những quốc gia này là một thách thức to lớn, một trong những rào cản chính

là nhiều người bệnh bỏ cuộc hoặc mất dấu tại các giai đoạn của quá trình

quản lý - từ khi xác định, chẩn đoán, đánh giá, kê đơn, chấp nhận điều trị và

hoàn tất điều trị; do đó đã làm giảm 90% lợi ích của quản lý điều trị lao tiềm

ẩn [6].

Với mong muốn cải thiện chất lượng quản lý điều trị lao tiềm ẩn, tôi lựa

chọn đề tài “Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh

Quảng Nam, Đà Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp”. Nghiên cứu

này là cuộc thử nghiệm áp dụng một cách hệ thống và đánh giá các can thiệp

đơn giản, khả thi, có khả năng chấp nhận để giải quyết các vấn đề trong quản

lý điều trị lao tiềm ẩn, là một nhánh của thử nghiệm ngẫu nhiên cụm ứng

dụng trên 32 địa bàn ở 6 quốc gia (Canada, Benin, Brazil, Ghana, Indonesia

và Việt Nam) do Đại học McGill, Canada và Đại học Sydney, Úc chủ trì.

Câu hỏi nghiên cứu: Áp dụng các can thiệp y tế công cộng (đào tạo/ tập

huấn, cung cấp các dịch vụ y tế, bao gồm thăm hộ gia đình để truyền thông và

sàng lọc người tiếp xúc, hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế, cung cấp dịch vụ

một cửa, v.v) có giúp tăng hiệu quả quản lý điều trị lao tiềm ẩn, thể hiện ở

tăng số người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao phổi được xác định,

tăng tỷ lệ % người hoàn thành quy trình sàng lọc chẩn đoán lao tiềm ẩn và lao

hoạt động, tăng tỷ lệ % người chấp nhận điều trị lao tiềm ẩn?

pdf 223 trang chauphong 17/08/2022 11061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp

Luận án Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
LƯƠNG ANH BÌNH 
THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN 
VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN 
TẠI HAI TỈNH QUẢNG NAM, ĐÀ NẴNG 
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ 
GIẢI PHÁP CAN THIỆP 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
LƯƠNG ANH BÌNH 
THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN 
VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN 
TẠI HAI TỈNH QUẢNG NAM, ĐÀ NẴNG 
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ 
GIẢI PHÁP CAN THIỆP 
Chuyên ngành : Y tế công cộng 
Mã số : 62720301 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
 Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung 
2. GS. TS. Lưu Ngọc Hoạt 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CẢM ƠN 
Trong quá trình hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận 
tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. 
Trước hết, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành 
cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung và GS.TS. Lưu Ngọc Hoạt, người đã dạy dỗ, 
tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án tiến sỹ này. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Ban 
lãnh đạo và các thầy cô giáo ở Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công 
cộng, Phòng quản lý đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ 
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sỹ. 
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thu Anh, TS. Trần Ngọc Bửu, 
TS. Greg Fox và các nhân viên ở Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock đã tận 
tình giúp đỡ, động viên khích lệ, quan tâm nhắc nhở tôi hoàn thành các giai 
đoạn của quá trình nghiên cứu và học tập. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh, chị, em đồng 
nghiệp tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng 
Nam, Trung tâm Y tế các quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Thanh Khê, Hải Châu, 
thành phố Đà Nẵng, Trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ, các huyện Phú Ninh, 
Núi Thành, Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ 
và hỗ trợ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu, tạo 
mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin được 
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người bệnh lao, người tiếp xúc hộ gia 
đình với người bệnh lao đã tham gia vào nghiên cứu, cho tôi cơ hội được gặp gỡ, 
khảo sát và đóng góp những thông tin vô cùng quý báu, xác đáng để tôi hoàn 
thành nghiên cứu này. 
Tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn đến bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi công 
tác đã luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình 
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. 
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình của tôi là nguồn 
động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. 
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! 
Hà Nội, ngày  tháng  năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Lương Anh Bình 
LỜI CAM ĐOAN 
Kính gửi: 
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội 
- Phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội 
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng 
- Hội đồng chấm luận án tiến sỹ 
Tên tôi là: Lương Anh Bình, nghiên cứu sinh khoá 35, Trường Đại học 
Y Hà Nội, Chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung và GS.TS. Lưu Ngọc Hoạt. 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã 
được công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, 
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở 
nơi nghiên cứu. 
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
Hà Nội, ngày  tháng  năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Lương Anh Bình 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 
1.1. Bệnh lao và lao tiềm ẩn .......................................................................... 4 
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh lao ........................................................... 4 
1.1.2. Giới thiệu chung về lao tiềm ẩn ....................................................... 5 
1.2. Tình hình lao tiềm ẩn trên thế giới và các chiến lược can thiệp ............. 8 
1.2.1. Tình hình bệnh lao và lao tiềm ẩn trên thế giới ............................... 8 
1.2.2. Chiến lược kiểm soát bệnh lao ....................................................... 11 
1.3. Tình hình lao tiềm ẩn ở Việt Nam và các chiến lược can thiệp ........... 23 
1.3.1. Tình hình bệnh lao và lao tiềm ẩn ở Việt Nam .............................. 23 
1.3.2. Chương trình quản lý lao tiềm ẩn ở Việt Nam ............................... 25 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 32 
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 32 
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 32 
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 34 
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 35 
2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 35 
2.4. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 35 
2.5. Công thức tính cỡ mẫu, cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu. ........................... 38 
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin ..... 44 
2.6.1. Mục tiêu cụ thể 1 ............................................................................ 44 
2.6.2. Mục tiêu cụ thể 2 ............................................................................ 45 
2.6.3. Mục tiêu cụ thể 3 ............................................................................ 46 
2.7. Sai số và khống chế sai số .................................................................... 47 
2.8. Quản lý và phân tích số liệu ................................................................. 49 
2.9. Các định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 50 
2.10. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 53 
CHƯƠNG 3: 55KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 55 
3.1. Mục tiêu cụ thể 1 .................................................................................... 55 
3.2. Mục tiêu cụ thể 2. ................................................................................. 61 
3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................... 61 
3.2.2. Chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn trong nhóm người tiếp xúc hộ gia 
đình với người bệnh chỉ điểm ....................................................... 65 
3.2.3. Chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn trong nhóm người tiếp xúc hộ gia 
đình với người bệnh chỉ điểm theo địa bàn can thiệp ................... 76 
3.2.4. Phân bố xác suất người tiếp xúc hoàn thành các giai đoạn trong 
chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn, mối tương quan với nhóm tuổi, 
giới, địa bàn can thiệp ................................................................... 79 
3.2.5. Quản lý lao tiềm ẩn tại địa bàn can thiệp và địa bàn đối chứng, giai 
đoạn trước và sau can thiệp .......................................................... 85 
3.3. Mục tiêu cụ thể 3 .................................................................................. 88 
3.3.1. Rào cản đối với sàng lọc lao tiềm ẩn ............................................. 89 
3.3.2. Rào cản đối với điều trị lao tiềm ẩn ............................................... 98 
CHƯƠNG 4: 102BÀN LUẬN .................................................................... 102 
4.1. Sàng lọc người tiếp xúc với người bệnh lao phổi và điều trị lao tiềm ẩn 
tại Quảng Nam và Đà Nẵng năm 2016 ............................................... 102 
4.2. Chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn tại Quảng Nam và Đà Nẵng sau khi 
triển khai can thiệp .............................................................................. 104 
4.2.1. Giai đoạn sàng lọc lao tiềm ẩn ..................................................... 105 
4.2.2. Giai đoạn thẩm định y khoa ......................................................... 108 
4.2.3. Giai đoạn điều trị .......................................................................... 112 
4.3. Rào cản ảnh hưởng tới sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn ... 118 
4.4. Đánh giá kết quả các can thiệp nghiên cứu ........................................ 126 
4.5. Điểm mới, giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nghiên cứu ......... 134 
4.6. Hạn chế của nghiên cứu. ..................................................................... 135 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 137 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN 
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 
(Acquired immunodeficiency syndrome) 
BCG Vắc-xin ngừa lao cấp tính ở trẻ em 
(Bacillus Calmette-Guérin) 
BHYT Bảo hiểm y tế 
BN Người bệnh 
BVP Bệnh viện Phổi 
CAN Canada 
CBYT Nhân viên y tế 
CDC Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ 
(Center for Disease Control) 
CTCL Chương trình Chống lao 
CTCLQG Chương trình Chống lao Quốc gia 
ĐN Đà Nẵng 
DOTS Quy trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh lao do Tổ 
chức Y tế Thế giới khuyến cáo 
(Directly Observed Treatment Short course strategy) 
HIV Vi-rút làm suy giảm miễn dịch ở người 
(Human immunodeficiency virus) 
HGĐ Hộ gia đình 
HP Viên kháng sinh kháng lao, phối hợp giữa Isoniazid 
(INH) và Rifapentine (RPT) 
INH Viên kháng sinh kháng lao Isoniazid 
IRGA Xét nghiệm định lượng Interferon gamma trong máu chẩn 
đoán nhiễm lao 
LTA Lao tiềm ẩn 
NTX Người tiếp xúc 
QN Quảng Nam 
RIF Kháng sinh kháng lao Rifampicin 
RPT Rifapentine 
TB Bệnh lao (Tuberculosis) 
TCL Tổ chống lao 
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) 
TĐYK Thẩm định y khoa 
TST Xét nghiệm Mantoux (Tuberculin Skin Test) 
TƯ Trung ương 
USA Hợp chủng quốc Hoa Kỳ/ Mỹ 
(The United State of American) 
VITIMES Hệ thống điện tử giám sát và quản lý thông tin người bệnh lao 
(Vietnam TB Information Management Electronic System) 
WIMR Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock 
 (Woolcock Institute of Medical Resrearch) 
Xpert 
MTB/RIF 
Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn lao/kháng Rifampicin 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Phân biệt giữa lao tiềm ẩn và lao hoạt động ................................ 6 
Bảng 1.2: So sánh xét nghiệm Mantoux và IGRA ........................................ 7 
Bảng 1.3: Số người bệnh bỏ trị hoặc mất theo dõi tại các giai đoạn 
khác nhau trong chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn ..................... 16 
Bảng 1.4: Các ví dụ về ... tại cơ sở y tế hiện tại: _____________________________________ 
Địa chỉ thường trú:___________________________________________________ 
Trình độ học vấn:____________________________________________________ 
NỘI DUNG PHỎNG VẤN 
A. Sàng lọc lao tiềm ẩn: 
1. Khi anh/chị gặp một người bệnh người lớn vừa được chẩn đoán mắc bệnh lao 
tiến triển, anh/chị sẽ giải thích gì cho họ? 
2. Anh/ chị nghĩ ai nên được sàng lọc lao tiềm ẩn? Vì sao? 
3. Anh/ chị có khuyên người bệnh người lớn vừa được chẩn đoán mắc bệnh lao 
tiến triển thông báo người nhà đến sàng lọc lao/ lao tiến triển không? Vì sao? 
4. Thông thường người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao tiến triển có đến 
cơ sở y tế để được chẩn đoán lao/ lao tiềm ẩn không? Anh/ chị ước tính bao 
nhiêu % đến cơ sở y tế để sàng lọc? 
5. Theo anh/ chị, thời điểm nào thuận lợi nhất để khuyến khích người tiếp xúc hộ gia 
đình với người bệnh lao tiến triển đến cơ sở y tế sàng lọc lao/ lao tiềm ẩn? Vì sao? 
6. Theo anh/ chị, nguyên nhân vì sao người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh 
lao tiến triển có đến cơ sở y tế để được chẩn đoán lao/ lao tiềm ẩn? 
7. Theo anh/ chị, nguyên nhân vì sao người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh 
lao tiến triển KHÔNG đến cơ sở y tế để được chẩn đoán lao/ lao tiềm ẩn? Anh/ 
chị có để ý người tiếp xúc hộ gia đình ở lứa tuổi nào/ nghề nghiệp nào/ khu vực 
nào (nông thôn, thành thị) thường KHÔNG chấp nhận đến cơ sở y tế để được 
chẩn đoán lao/ lao tiềm ẩn? Vì sao? 
8. Cơ sở y tế/ chương trình lao có hỗ trợ gì để người tiếp xúc hộ gia đình với 
người bệnh lao tiến triển mới được chẩn đoán hiểu được tầm quan trọng của 
sàng lọc lao/ lao tiềm ẩn không? Xin anh/ chị liệt kê và mô tả các can thiệp? 
9. Cơ sở y tế/ chương trình lao có hỗ trợ gì về tài chính để khuyến khích người 
tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao tiến triển mới được chẩn đoán đến cơ 
sở y tế sàng lọc lao/ lao tiến triển không? Nếu có, xin kể ra cụ thể. 
10. Trong trường hợp người tiếp xúc hộ gia đình KHÔNG đến cơ sở y tế để khám 
sàng lọc lao/ lao tiềm ẩn, anh/ chị hay đồng nghiệp có làm gì để khuyến khích/ 
động viên họ không? Nếu không, vì sao? Nếu có, hiệu quả của các hoạt động 
khuyến khích ấy như thế nào? 
11. Nhân viên y tế tuyến xã có hỗ trợ trong điều tra người tiếp xúc hộ gia đình với người 
bệnh lao tiến triển không? Nếu có, xin anh/ chị mô tả các hoạt động của họ? 
12. Anh/ chị đánh giá như thế nào về vai trò của nhân viên y tế tuyến xã trong điều 
tra người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao tiến triển? 
13. Anh/ chị cho biết các bước cần thực hiện để sàng lọc lao tiềm ẩn cho người tiếp 
xúc là người lớn? 
14. Anh/ chị cho biết các bước cần thực hiện để sàng lọc lao tiềm ẩn cho người tiếp 
xúc nhỏ hơn 5 tuổi? Có khác so với sàng lọc lao tiềm ẩn cho người lớn không? 
Trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi được chẩn đoán lao tiềm ẩn dựa vào các yếu tố nào? 
15. Với những người tiếp xúc được chẩn đoán mắc lao tiềm ẩn (TST hoắc IGRA 
dương tính), họ nên làm gì để dự phòng bệnh lao? 
16. Với người tiếp xúc là người lớn và được chẩn đoán lao tiềm ẩn (TST dương 
tính hoặc IGRA) cần thực hiện bổ sung gì thêm không? Nếu có, xin mô tả chi 
tiết các bước tiếp theo? 
17. Theo anh/ chị, nguyên nhân vì sao người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh 
lao tiến triển KHÔNG hoàn thành quy trình chẩn đoán lao/ lao tiềm ẩn? Anh/ 
chị có để ý người tiếp xúc hộ gia đình ở lứa tuổi nào/ nghề nghiệp nào/ khu vực 
nào (nông thôn, thành thị) thường KHÔNG hoàn thành quy trình chẩn đoán 
lao/ lao tiềm ẩn? Vì sao? 
18. Có trường hợp nào người tiếp xúc hộ gia đình thực hiện xét nghiệm TST nhưng 
không quay lại lấy kết quả không? Nếu có, thường là những trường hợp nào? 
19. Trong trường hợp người tiếp xúc hộ gia đình có kết quả TST dương tính, nhưng 
không thực hiện tiếp quy trình sàng lọc, anh/ chị có tư vấn, động viên họ 
không? Thông thường họ phản ứng lại với tư vấn của anh/ chị như thế nào? 
20. Nhân viên y tế tuyến xã có hỗ trợ trong việc khuyến khích người tiếp xúc hộ gia 
đình với người bệnh lao tiến triển hoàn thành quy trình sàng lọc lao tiềm ẩn 
không? Nếu có, xin anh/ chị mô tả các hoạt động và vai trò của họ? 
B. Điều trị lao tiềm ẩn 
21. Giả sử anh/chị là người nhà của người bệnh mắc lao hoạt động, và có kết quả 
xét nghiệm lao tiềm ẩn dương tính (TST) hoặc xét nghiệm máu (IGRA), 
anh/chị có điều trị lao tiềm ẩn không? Vì sao? 
22. Ai nên được điều trị nhiễm lao tiềm ẩn trong số những người tiếp xúc hộ gia 
đình với người bệnh lao chỉ điểm mới được chẩn đoán (lứa tuổi nào? Trong 
điều kiện nào? Sau khi làm xét nghiệm gì?) 
23. Nếu anh/chị đang điều trị lao tiềm ẩn bằng INH (chỉ riêng INH), thời gian điều 
trị là bao lâu theo hướng dẫn chuẩn của chương trình chống lao quốc gia? 
24. Hiệu quả của một gói điều trị đầy đủ (INH, RIF v.v) đối với việc dự phòng lao? 
25. Anh/ chị có tư vấn cho người bệnh về các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình 
điều trị lao tiềm ẩn? Tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng? Nếu có, anh/ chị 
có để ý thái độ của người bệnh khi nghe tư vấn về vấn đề này như thế nào? 
26. Có thường xảy ra các tác dụng phụ khi điều trị dự phòng lao tiềm ẩn ở trẻ nhỏ 
dưới 5 tuổi? Mức độ phổ biến xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng (ví dụ: 
viêm gan)? 
27. Có thường xảy ra các tác dụng phụ khi điều trị dự phòng lao tiềm ẩn ở người 
tiếp xúc là người lớn? Mức độ phổ biến xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng 
(ví dụ: viêm gan)? 
28. Theo anh/ chị, nguyên nhân vì sao người tiếp xúc hộ gia đình được chẩn đoán 
mắc lao tiềm ẩn (loại trừ lao tiến triển) KHÔNG chấp nhận điều trị lao tiềm ẩn? 
Anh/ chị có để ý người tiếp xúc hộ gia đình ở lứa tuổi nào/ nghề nghiệp nào/ 
khu vực nào (nông thôn, thành thị) thường KHÔNG chấp nhận điều trị lao 
tiềm ẩn không? Vì sao? 
29. Theo anh/ chị, nguyên nhân vì sao người tiếp xúc hộ gia đình được chẩn đoán 
mắc lao tiềm ẩn (loại trừ lao tiến triển) đã chấp nhận điều trị nhưng không hoàn 
thành điều trị? Anh/ chị có để ý người tiếp xúc hộ gia đình ở lứa tuổi nào/ nghề 
nghiệp nào/ khu vực nào (nông thôn, thành thị) thường KHÔNG hoàn thành 
phác đồ điều trị lao tiềm ẩn không? Vì sao? 
30. Anh/ chị có giám sát sự tuân thủ điều trị của người bệnh trong quá trình điều trị 
lao tiềm ẩn không? Giám sát qua những hình thức nào? Ai là người giám sát? 
31. Thông thường anh/ chị phát hiện người bệnh bỏ trị/ không tuân thủ điều trị 
trong hoàn cảnh nào? Thường bao lâu sau khi người bệnh bỏ trị/ không tuân thủ 
điều trị anh chị mới biết thông tin? 
32. Trong trường hợp người bệnh bỏ trị/ không tuân thủ điều trị, anh/ chị có tư vấn, 
khuyến khích người bệnh tiếp tục điều trị và tuân thủ điều trị không? Thông 
thường, người bệnh có nghe theo tư vấn của anh/ chị không? Nếu người bệnh 
không nghe tư vấn của anh/ chị, anh chị có tiếp tục tư vấn trong thời gian sau 
đó không? Thường lần tư vấn tiếp theo là sau bao lâu? Địa điểm ở đâu? 
33. Anh/chị có nghĩ là cơ sở y tế nơi anh/chị đang nên sàng lọc và điều trị lao tiềm 
ẩn cho người tiếp xúc hộ gia đình? 
34. Trong buổi tuyên truyền/giáo dục về khám sàng lọc lao tiềm ẩn cho người tiếp xúc 
hộ gia đình của người bệnh lao, những nội dung quan trọng nào nên được đề cập? 
35. Theo quan điểm của nhân viên y tế, anh/chị nghĩ là có khó khăn, trở ngại gì trong 
việc điều trị lao tiềm ẩn tại cơ sở y tế này không? Nếu có, xin anh/ chị mô tả? 
36. Theo quan điểm của anh/ chị, hoạt động sang lọc và điều trị lao tiềm ẩn hiện 
nay đã hợp lý chưa? Có cần cải thiện để tốt hơn không? Xin anh/ chị cho ý kiến 
về các đề xuất/ khuyến cáo của anh/ chị. 
Trân trọng cảm ơn anh/ chị đã cung cấp thông tin. 
PHỤ LỤC 7 
SỔ ĐĂNG KÝ THEO DÕI NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI 
Người bệnh chỉ điểm Bước 1: Nhận diện người tiếp xúc (NTX) 
Bước 2: Tiến 
hành đánh giá 
ban đầu 
Họ tên 
Số 
đăng 
ký 
 Thể 
bệnh: 
Họ tên 
người 
tiếp xúc 
Số đăng ký 
Loại tiếp xúc 
Tuổi (ghi năm, trường hợp 
dưới 12 tháng: ghi số tháng 
vd: 5 th 
Đã liên lạc với 
NTX 
Ngày 
đăng 
ký 
1.Soi + Giới: 
 2.Soi+ 
Cấy + 
Số ĐK 
người 
bệnh chỉ 
điểm - Số 
thứ tự 
NTX 
1. 
Nam 
ng/th/ 
năm 
3.Soi- 
Cấy+ 
2. Nữ 
 4.Xpert+ 
Hộ Gia 
đình 
Khác 
Trẻ < 5 
tuổi 
5 - 14 
tuổi 
>14 
tuổi 
Có Không 
Tổng từng cột 
của trang 
Tên biến số 
trong tập Excel 
phân tích 
Ca 
bệnh 
 3A 1A 1B 2 
Bước 3: Hoàn tất đánh giá ban đầu 
Bước 4: Tiến hành thẩm 
định y khoa 
Bước 5: Hoàn tất thẩm định 
y khoa* 
Bước 6 & 7 Tiến hành 
điều trị lao tiềm ẩn (mọi 
tuổi) 
Hoàn tất điều 
trị LTA 
Ghi chú 
Không 
cần tiêm 
Mantoux 
(Người 
đã điều 
trị lao, 
lao tiềm 
ẩn) 
Hoàn tất xét nghiệm Mantoux (lao 
tố) Gặp NTX tại 
phòng khám 
(YBS - ĐD) 
Gặp NTX tại 
phòng khám 
(YBS - ĐD) 
Chụp X quang 
phổi 
Kết quả 
thử đờm 
(Âm hoặc 
Dương)** 
Bước 6: Có 
chỉ định điều 
trị LTA 
Bước 7: Đã 
tiến hành 
điều trị LTA 
Ngưng điều trị 
cho chỉ định của 
thầy thuốc 
1. Có chẩn 
đoán lao, 
Ngày 
thử 
test 
Kết quả 
2. TST âm 
nhưng có triệu 
chứng nghi lao, 
Ng/th/ 
năm 
Ghi bằng mm vào ô tương 
ứng 
Trẻ 5<tuổi 
Người từ 5 
tuổi trở lên 
Ngày 
chụp 
Kết quả 
Mẫu 
1 
Mẫu 2 Có Không Có Không 
Có 
Không 
3. TST âm 
nhưng HIV+. 
 5mm 
(sang bước 
6) 
ngày/thá
ng/năm 
1. Bình 
thường 
2.Bất thường 
nghi lao 
3.Bất thường 
ko lao 
hoặc ghi 
nguyên nhân 
không chỉ định 
điều trị LTA 
1. tiền sử 
lao 2. 
tiền sử LTA 
3. Khác 
Có dấu 
hiệu 
nghi lao 
Không 
có dấu 
hiệu nghi 
lao 
Có hoặc 
không có 
dấu hiệu 
nghi lao 
Có Không Có Không 
ng/th/ 
năm 
hoặc không 
tiến hành điều 
trị LTA 
3B 3S 3D 3C 4a 4b 5 6 7 
Chấm 
dứt 
Cột màu xám chỉ sử dụng cho trẻ < 5 tuổi 
PHỤ LỤC 8 
THẺ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH LAO TIỀM ẨN 
Họ và tên bệnh nhân: Địa chỉ: Điện thoại:
Ngày bắt đầu điều trị: .././..
Ngày kết thúc điều trị: .././..
Lần 1: ngày// Lần 2: ngày// Lần 3: ngày// Lần 4: ngày// Lần 5: ngày// Lần 6: ngày//
1 Tình trạng uống thuốc
2 Cân nặng
3 Tác dụng phụ
4 Triệu chứng của bệnh lao
5 Khác
Đánh giá kết quả điều trị:
Người theo dõi điều trị:
TT Nội dung theo dõi
Theo dõi điều trị
Tình trạng uống thuốc: Đầy đủ (uống thuốc đều hàng ngày, đủ các ngày trong tháng). Thiếu: Ghi rõ số liều thiếu/tháng. 
- Cân nặng: Ghi rõ cân nặng lần giám sát điều trị 
- Tác dụng phụ: Ghi rõ dấu hiệu tác dụng ngoài ý muốn của thuốc như vàng da, vàng mắt (nếu có) và cách xử trí. 
- Triệu chứng bệnh lao. Ghi rõ các triệu chứng nghi lao xuất hiện trong khi đang điều trị dự phòng, cần chuyển lên tuyến 
quận/huyện để khám phát hiện bệnh lao. 
- Khác: Ghi rõ những vấn đề khác, nếu có 
- Đánh giá kết quả điều trị: Hoàn thành điều tị khi uống đủ tổng số 180 liều INH/6 tháng. Nếu quên điều trị <2 tháng, thì 
điều trị tiếp với tổng thời gian điều trị không quá 9 tháng. Nếu quên điều trị >2 tháng, thì điều trị lại từ đầu. 
PHỤ LỤC 9 
PHÊ DUYỆT ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU (TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
MCGILL, CANADA, BỘ Y TẾ, BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_trang_chan_doan_va_dieu_tri_lao_tiem_an_tai_hai.pdf
  • pdf02.English_Tom tat luan an_Luong Anh Binh.pdf
  • pdf02.Tom tat luan an_Luong Anh Binh.pdf
  • docx03.Thong tin ket luan moi cua luan an_Luong Anh Binh.docx
  • docx03.Tieng Anh_Thong tin ket luan moi cua luan an.docx
  • pdf04.Trich yeu luan an tien sy_Luong Anh Binh.pdf