Luận án Điều trị hẹp hạ thanh môn – khí quản trên ở trẻ em

Ngày nay, tình trạng bệnh nhiễm trùng, siêu vi phức tạp ngày càng tăng,

bệnh nhân suy hô hấp đòi hỏi đặt nội khí quản kéo dài để thông khí, để thở máy

cũng tăng theo xu thế đó [130]. Việc đặt nội khí quản kéo dài là một trong

những nguyên nhân gây hẹp hạ thanh môn – khí quản nhiều nhất (chiếm khoảng

90% của các trường hợp hẹp do mắc phải) [49].

Ở trẻ em, hẹp hạ thanh môn – khí quản do mắc phải chiếm tỷ lệ khá cao

khoảng 95% các trường hợp, trong khi đó hẹp do bẩm sinh chỉ 5%.

Hơn 40 năm qua, điều trị hẹp hạ thanh môn – khí quản ở trẻ em là một

thách thức và trăn trở với các phẫu thuật viên ngành Tai Mũi Họng nhi. Với

nhiều phương pháp được áp dụng từ phẫu thuật nội soi đến phẫu thuật hở như:

nong sẹo hẹp bằng dụng cụ, bằng bóng nong, chỉnh hình sẹp hẹp qua nội soi,

chêm sụn phía trước – sau bằng mổ hở, cắt nối sụn nhẫn khí quản và nhiều

phương pháp kết hợp khác nhưng chưa có phương pháp nào là tốt nhất.

Gần đây, với sự phát triển của nội soi thanh khí quản, CT Scan và những

công cụ hỗ trợ cho phẫu thuật nội soi như laser, bóng nong đường thở và các

loại stent làm cho việc chẩn đoán cũng như điều trị càng đầy đủ và chính xác

hơn [66], [115].

Điều trị hẹp hạ thanh môn khí quản ở trẻ em bằng nội soi là một bước

đột phá trong ngành tai mũi họng nhi từ những năm 2010 vì phương pháp ít

xâm lấn, duy trì sinh lý, giải phẫu vùng thanh khí quản, tránh trải qua cuộc mổ

lớn, trẻ xuất viện sớm, tỷ lệ thành công cũng khá cao và ít biến chứng xảy

ra[115].

Các phẫu thuật viên ngày nay kết hợp giữa nội soi cùng những phương

tiện hỗ trợ phẫu thuật tiên tiến khác mang lại sự an toàn và hiệu quả trong tiếp2

cận, xử lý các tổn thương này cũng như đánh giá kết quả và theo dõi biến chứng

một cách trực quan, chính xác.

Hiện nay tại Việt Nam, ở đối tượng trẻ em, nhóm nghiên cứu chúng tôi

chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu về điều trị hẹp hạ thanh môn và khí quản.

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài:

“Điều trị hẹp hạ thanh môn - khí quản trên ở trẻ em” nhằm đạt được

3 mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của hẹp hạ thanh môn - khí quản trên ở trẻ em.

2. Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm đoạn hẹp hạ thanh môn – khí

quản trên khi khảo sát bằng CT Scan và nội soi ống cứng.

3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị hẹp hạ thanh môn - khí quản

trên bằng bóng nong, laser diode và stent Montgomery T qua nội soi.

pdf 187 trang chauphong 17/08/2022 13780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Điều trị hẹp hạ thanh môn – khí quản trên ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Điều trị hẹp hạ thanh môn – khí quản trên ở trẻ em

Luận án Điều trị hẹp hạ thanh môn – khí quản trên ở trẻ em
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHÚ QUỐC VIỆT 
ĐIỀU TRỊ HẸP HẠ THANH MÔN – KHÍ QUẢN TRÊN 
Ở TRẺ EM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHÚ QUỐC VIỆT 
ĐIỀU TRỊ HẸP HẠ THANH MÔN – KHÍ QUẢN TRÊN 
Ở TRẺ EM 
NGÀNH: TAI MŨI HỌNG 
MÃ SỐ: 62.72.01.55 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS.TS. LÂM HUYỀN TRÂN 
 2. TS NGUYỄN HỮU DŨNG 
TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2021 
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả 
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng 
được công bố ở bất kỳ nơi nào. 
 Tác giả luận án 
 Phú Quốc Việt 
MỤC LỤC 
 Trang 
Lời cam đoan i 
Mục lục 
Danh mục các chữ viết tắt ii 
Danh mục các bảng v 
Danh mục các hình vii 
Danh mục các biểu đồ ix 
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 3 
1.1. Giải phẫu ......................................................................................... 3 
1.2. Bệnh học hẹp hạ thanh môn – khí quản mắc phải .......................... 8 
1.3. Nguyên nhân hẹp hạ thanh môn – khí quản ở trẻ em ..................... 10 
1.4. Chẩn đoán hẹp hạ thanh môn - khí quản ........................................ 11 
1.5. Các phương tiện sử dụng trong điều trị hẹp hạ thanh môn - khí 
quản trên qua nội soi ....................................................................... 16 
1.6. Các phương pháp phẫu thuật hẹp hạ thanh môn và hẹp khí quản 
trên ở trẻ em .................................................................................... 27 
1.7. Một số nghiên cứu về phẫu thuật điều trị hẹp hạ thanh môn và 
khí quản trên qua nội soi ................................................................. 29 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 40 
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 40 
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 40 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 40 
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 40 
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 41 
2.6. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 42 
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................ 62 
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 63 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ......................................................................... 64 
3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu . 64 
3.2. Các kết quả thu được khi khảo sát đoạn hẹp bằng nội soi ống cứng 
và CT Scan ................................................................................................ 69 
3.3. Kết quả điều trị hẹp hạ thanh môn – hẹp khí quản trên sử dụng 
laser diode, bóng nong và stent Montgomery T ........................................ 79 
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................... 94 
4.1. Bàn về đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của đối tượng 
nghiên cứu ....................................................................................... 94 
4.2. Bàn về vai trò của nội soi ống cứng và CT Scan trong nghiên 
cứu .................................................................................................. 98 
4.3. Bàn về phẫu thuật và kết quả điều trị hẹp hạ thanh môn – khí 
quản trên ......................................................................................... 101 
KẾT LUẬN .............................................................................................. 129 
KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 131 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 Phụ lục 1: Bệnh án thu thập dữ liệu. 
 Phụ lục 2: Tờ thông tin nghiên cứu và phiếu đồng thuận tham gia 
nghiên cứu. 
 Phụ lục 3: Bệnh án minh hoạ. 
Phụ lục 4: chứng nhận của công ty Bosmed và stent Montgomery T đặt 
vào đường thở trẻ em 
 Danh sách bệnh nhân. 
 ii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BN : Bệnh nhân 
BT : Bình thường 
Cs : Cộng sự 
CT Scan : Chụp cắt lớp điện toán 
HHTM : Hẹp hạ thanh môn 
HKQT : Hẹp khí quản trên 
KQ : Khí quản 
NKQ : Nội khí quản 
NS : Nội soi 
PTV : Phẫu thuật viên 
SN : Sụn nhẫn 
TKDD : Tràn khí dưới da 
TKMP : Tràn khí màng phổi 
TKQ : Thanh khí quản 
TL : Tỷ lệ 
TM : Thanh môn 
TMH : Tai mũi họng 
Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 
TQ : Thanh quản 
TS : Tổng số 
 iii 
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT 
ADVS :Airway–Dyspnea –Voice–Swallowing 
Anterio : Thuộc về phía trước 
Aryepiglottic : Phễu nắp 
Arytenoid cartilage : Sụn phễu 
Balloon : Bong bóng 
Cannulation : Việc đặt ống vào đường thở 
Complication : Biến chứng 
Corniculate cartilage : Sụn sừng 
Coronal : Thuộc mặt phảntrán 
Cricoid cartilage : Sụn nhẫn 
CT Scan : Chụp cắt lớp điện toán 
Dilation : Việc nong làm rộng 
Dislocation : Sự di lệch 
Dyspnea : Khó thở 
Emergency : Cấp cứu 
Endoscopy : Nội soi 
Fibrosis : Sợi xơ 
Flexible endoscope : Nội soi ống mềm 
Glossopharyngeal nerve : Thần kinh thiệt hầu 
Granulation : Sự tạo mô hạt 
Hematoma : Tụ máu 
Hoarseness : Khàn tiếng 
Hyoid bone : Xương móng 
Injury : Chấn thương 
Oblique arytenoid muscle : Cơ phễu chéo 
Optique rigide : Ống nội soi cứng 
 iv 
Platysma muscle : Cơ bám da cổ 
Posterio : Sau 
PROM : Thang điểm đánh giá bệnh nhân sau 
(Patient Reported Outcome Measure) mổ 
Reconstruction : Sự tái tạo 
Stenosis : Sẹo hẹp 
Sternocleidomastoid muscle : Cơ ức đòn chũm 
Sternohyoid muscle : Cơ ức móng 
Sternoththyroid muscle : Cơ ức giáp 
Subcutaneus emphysema : Tràn khí dưới da 
Superior laryngeal artery : Động mạch thanh quản trên 
Superior laryngeal nerve : Thần kinh thanh quản trên 
Surgery : Phẫu thuật 
Thyroepiglottic muscle : Cơ giáp nắp 
Thyrohyoid muscle : Cơ giáp móng 
Trachea : Khí quản 
Thyroid artery : Động mạch giáp dưới (trên) 
Thyroid Cartilage : Sụn giáp 
Thyroarytenoid muscle : Cơ giáp phễu 
Tracheal cartilage : Sụn khí quản 
Tracheotomy : Mở khí quản 
Transverse arytenoid muscle : Cơ phễu ngang 
Upper tracheal : Khí quản phía trên lỗ mở khí quản 
Vocal cord paralysis : Liệt dây thanh 
 v 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1.1. Bảng phân độ hẹp thanh khí quản của Myer – Cotton ....................... 15 
Bảng 1.2. Kích cỡ bóng tối đa trong nong hẹp hạ thanh môn- khí quản ............ 20 
Bảng 1.3. Ưu và khuyết điểm của các loại stent hạ thanh môn – khí quản ........ 24 
Bảng 2.1. Bảng điểm đánh giá qua triệu chứng lâm sàng ................................... 44 
Bảng 2.2. Các đặc điểm đoạn hẹp ghi nhận trên CT Scan .................................. 45 
Bảng 2.3. Các đặc điểm đoạn hẹp qua nội soi ống cứng .................................... 55 
Bảng 2.4. Bảng điểm đánh giá triệu chứng lâm sàng sau rút stent ..................... 61 
Bảng 2.5. Bảng điểm đánh giá qua nội soi bằng ống cứng sau rút stent ............ 61 
Bảng 3.1. Sự phân bố theo lứa tuổi và giới ......................................................... 64 
Bảng 3.2. Sự phân bố theo nơi cư trú ................................................................. 65 
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng chung của bệnh nhi trước phẫu thuật .............. 66 
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng phân theo vị trí hẹp đường thở ............................ 66 
Bảng 3.5. Nguyên nhân gây ra HHTM – HKQT ................................................ 67 
Bảng 3.6. Phân bố vị trí chỗ hẹp qua nội soi ống cứng ...................................... 69 
Bảng 3.7. Liên quan giữa hình dạng đoạn hẹp và vị trí hẹp qua nội soi ............. 70 
Bảng 3.8. Khoảng cách từ đoạn hẹp đến các mốc giải phẫu khảo sát qua nội 
Soi ....................................................................................................................... 71 
Bảng 3.9. Tổn thương phối hợp kèm theo .......................................................... 73 
Bảng 3.10. Khoảng cách từ đoạn hẹp đến các mốc giải phẫu khảo sát qua 
CT Scan theo từng vị trí hẹp ............................................................................... 74 
Bảng 3.11. Thông số chung thu được qua CT Scan ở 2 nhóm ........................... 76 
Bảng 3.12. Phân độ đoạn hẹp bằng CT Scan ...................................................... 76 
Bảng 3.13. So sánh các thông số đo được giữa nội soi và CT Scan ................... 77 
Bảng 3.14. Thông tin về số lần can thiệp phẫu thuật và thời gian điều trị ......... 79 
Bảng 3.15. Các loại phẫu thuật và thủ thuật đã được áp dụng trước đó ............. 80 
Bảng 3.16. So sánh giữa bệnh nhi đã rút stent được và chưa rút stent ............... 82 
 vi 
Bảng 3.17. Thời gian theo dõi để rút stent và sau khi rút stent ........................... 84 
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá lâm sàng sau khi rút stent Montgomery ............... 85 
Bảng 3.19. Đánh giá qua tiêu chí nội soi bằng ống soi cứng .............................. 86 
Bảng 3.20. Điểm số ADVS- PROM trước và sau khi rút từ 3-6 tháng .............. 89 
Bảng 3.21. So sánh điểm ADVS-PROM trước và sau rút stent 3 – 6 tháng ...... 89 
Bảng 3.22. So sánh điểm ADVS-PROM trước và sau rút stent 6 – 12 tháng .... 87 
Bảng 3.23. So sánh điểm ADVS - PROM tại 2 thời điểm sau rút stent từ 
3–6 tháng và sau 6-12 tháng ............................................................................... 90 
Bảng 3.24. Biến chứng sớm sau phẫu thuật ........................................................ 91 
Bảng 3.25. Biến chứng muộn sau phẫu thuật ..................................................... 92 
Bảng 4.1. Các tác giả trên thế giới sử dụng laser diode trong phẫu thuật thanh 
khí quản ............................................................................................................... 108 
Bảng 4.2 Thông số bóng nong của các tác giả sử dụng trong phẫu thuật thanh 
Khí quản .............................................................................................................. 111 
Bảng 4.3. So sánh phẫu thuật nội soi và mổ hở trong PT thanh khí quản .......... 115 
Bảng 4.4. Thời gian lưu stent silicone trong đường thở của các tác giả ............. 116 
 vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Hình 1.1. Sơ đồ phân chia các tầng của thanh khí quản ................................. 4 
Hình 1.2. Hình ảnh thanh quản hạ thanh môn qua nội soi ............................. 7 
Hình 1.3. Nguyên nhân hẹp khí quản sau mở khí quản .................................. 9 
Hìn ...  trị khỏi bệnh, 
bạn chỉ mất thời gian để bác sĩ khai thác thông tin bệnh của con bạn. 
Bảo mật thông tin 
Tất cả các thông tin chúng tôi có được từ bạn sẽ được bảo mật nghiêm 
ngặt. Tên con bạn sẽ không xuất hiện trên bất kỳ mẫu nào, chúng tôi sẽ dùng 
mã số thay cho tên. Tên của bạn và con của bạn sẽ không được đề cập đến 
trong mọi kết quả của nghiên cứu này. Chúng tôi sẽ hỏi về thông tin gia đình 
của bạn, và tiền căn, vấn đề bệnh của con bạn trước đây, nhưng sẽ không 
dùng thông tin này cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài nghiên cứu này và 
cũng không đưa thông tin này cho ai khác. Mọi thông tin có được từ những cá 
nhân liên quan đến nghiên cứu này sẽ được giữ bảo mật nghiêm ngặt. 
Chi phí 
Bạn sẽ không tốn chi phí khi tham gia vào nghiên cứu này. Tuy nhiên 
nghiên cứu này không chi trả cho các viện phí hay điều trị đặc biệt, và bạn 
phải trả những phí này như những lần nhập viện thông thường bạn vẫn trả. 
Các thông tin thêm 
Chúng tôi khuyến khích bạn hỏi thêm bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến 
nghiên cứu này trong suốt thời gian tham gia. Nếu bạn có thắc mắc về chương 
trình, các quy trình, nguy cơ và lợi ích, hay các câu hỏi khác, vui lòng gọi: BS 
. 
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về các quyền của con bạn khi tham gia 
nghiên cứu này, bạn có thể liên hệ bác sĩ Việt, hoặc nếu bạn muốn nói chuyện 
với ai khác ngoài nhóm nghiên cứu, bạn có thể liên hệ với Hội Đồng Đạo Đức 
tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ở số SĐT: (028) 39274247. Số nội bộ: 282 
 3 
Phiều đồng thuận tham gia nghiên cứu 
“Điều trị hẹp hạ thanh môn - hẹp khí quản trên ở trẻ em” 
(được ký tên bởi bố mẹ hoặc người giám hộ của bệnh nhân tham gia) 
- Tôi đã được thông tin đầy đủ về các nguy cơ và lợi ích có thể có của việc 
cho con tôi tham gia vào chương trình nghiên cứu này và đồng ý rằng tôi và 
con của tôi sẽ tham gia. 
- Tôi biết sẽ liên lạc với ai khi cần hỏi thêm thông tin. Tôi hiểu rằng các 
thông tin về tôi hay con tôi sẽ được bảo mật. Tôi hiểu được có quyền rút khỏi 
chương trình nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào mà không ảnh hưởng đến việc 
chăm sóc sức khỏe mà tôi hay con tôi sẽ được nhận. 
- Tôi đồng ý cho phép lưu trữ mẫu của con tôi và các xét nghiệm về sau trên 
các mẫu này. 
- Tôi đồng ý rằng thông tin về tôi và con tôi sẽ được lưu trữ để hiểu rõ hơn 
về vấn đề bệnh của con tôi. 
Mã số bệnh nhân: 
Tên bệnh nhân: 
Chữ ký của người chấp thuận Quan hệ với bệnh nhân 
Họ và tên (chữ in) Ngày ký 
 4 
Tôi, người ký tên bên dưới, đã giải thích đầy đủ các thông tin liên quan 
đến chương trình nghiên cứu này cho người tham gia có tên bên trên và sẽ 
cung cấp cho cô/ anh ấy một bản sao của phiếu chấp thuận đã được ký và ghi 
ngày tháng này. 
Chữ ký của nghiên cứu viên Họ và tên (chữ in) Ngày ký 
 Hoặc người chỉ định 
Nếu người chấp thuận không thể tự đọc phiếu này, một nhân chứng 
phải có mặt và ký tên dưới đây: 
Tôi đã có mặt cùng với người tham gia trong suốt quá trình lấy chấp 
thuận. Tất cả các câu hỏi của người tham gia đã được trả lời và người tham 
gia đã đồng ý tham gia vào chương trình nghiên cứu. 
Chữ ký nhân chứng Họ và tên (chữ in) Ngày ký 
 1 
PHỤ LỤC 3 
BỆNH ÁN MINH HỌA 
BỆNH ÁN 1 
Bệnh nhân : Võ Hiệp M. Th. nam, ngày sinh 14/6/2013 
Lý do vào viện 
Bé được chẩn đoán suy hô hấp/ bệnh tay chân miệng độ 3, bé phải thở 
máy kéo dài, rút nội khí quản thất bại 3 lần, được nội soi kiểm tra, chẩn đoán 
hẹp khí quản độ 3 và phải mở khí quản. 
Khám lâm sàng 
Sau thời gian thở máy kéo dài, bệnh nhi được rút nội khí quản tập thở. 
Bệnh nhi tỉnh, thở co kéo cơ hô hấp phụ, thở rít vừa, phát âm được, ăn uống ít, 
SpO2 giảm dưới 90%, được thở mask và đặt lại nội khí quản. 
Bệnh nhi được chụp CT Scan vùng thanh khí quản tái tạo 3D và nội soi 
chẩn đoán. 
CT Scan: 
Hẹp khí quản cách dây thanh 13.5 mm, đường kính chỗ hẹp nhất 1mm, 
đường kính trước và sau chỗ hẹp 7.5mm, chiều dài đoạn hẹp 7 mm. 
Nội soi bằng nội soi ống cứng dưới gây mê: 
Không phù nề vùng thanh môn, không mềm sụn thanh thiệt, 2 dây thanh 
trơn láng, hạ thanh môn không hẹp, hẹp khí quản cách mép dây thanh 15mm 
hẹp độ 3, còn một lỗ rất nhỏ có thể đưa ống soi 1.8mm xuống, chiều dài đoạn 
hẹp 5 mm, cách cựa khí quản 65 mm hẹp dạng màng, tiến hành mở khí quản 
sau soi. 
Sau mở khí quản, nội soi đánh giá lại đoạn hẹp và chuyển hậu phẫu. 
Sau khi bệnh nhi ổn định, thở dễ dàng qua lỗ mở khí quản sẽ tư vấn thân 
nhân về phương pháp điều trị sẹo hẹp bằng nội soi nong bằng bóng và đặt stent 
 2 
Montgomery T, đánh giá bảng điểm ADVS trước mổ, ký giấy đồng thuận tham 
gia nghiên cứu và cam kết phẫu thuật. 
Chẩn đoán 
Hẹp khí quản trên độ 3 sau đặt nội khí quản lâu ngày/ bệnh tay chân 
miệng đã được mở khí quản. 
Phẫu thuật thực hiện 
Điều trị hẹp khí quản trên bằng laser diode, nong bằng bóng nong, đặt 
stent Montgomery T số 7. 
Diễn tiến 
BN được mở khí quản ngày: 31/5/2017 
BN được tư vấn tham gia phẫu thuật ngày:7/7/2017 
BN được đặt stent Montgomery chữ T ngày:10/7/2017 
Sau xuất viện, BN được bịt đầu để tập thở bằng mũi và tập nói. 
Sau 98 ngày theo dõi, BN được tái khám theo hẹn đánh giá lâm sàng tốt, 
xét nghiệm tiền phẫu bình thường, XQ phổi bình thường (16/10/2017) 
BN được nội soi bằng ống cứng có gây mê đánh giá vùng hạ thanh môn 
– khí quản trên, tình trạng hẹp đã cải thiện và được rút Stent Montgomery T. 
Trong quá trình phẫu thuật không xảy ra tai biến gì, 
Sau khi rút Stent hơn 7 tháng BN được hẹn tái khám để đánh giá về lâm 
sàng, nội soi kiểm tra và đánh giá theo bảng điểm ADVS, kết quả tốt, cải thiện 
chỉ số ADVS, bệnh nhi có thể thở và nói tốt, có thể đi học bình thường, vùng 
hạ thanh môn và khí quản thông thoáng. 
Hiện tại bệnh nhi đang đi học lớp 3 trường Tân Kiên Bình Chánh, học 
tập, lao động và thể dục bình thường, không khó thở, không khàn tiếng. 
 3 
Hẹp khí quản trước khi phẫu thuật Hình ảnh hẹp sau đốt bằng laser 
Nong bằng bóng Sau rút stent 3 tháng 
 4 
BỆNH ÁN 2 
Bệnh nhân : Vũ H. P. nam, ngày sinh 30/4/2010 
Lý do vào viện 
Bé bị viêm phổi suy hô hấp, được hồi sức cấp cứu và sử dụng máy thở 
hơn 7 ngày tại khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, sau đó rút nội khí quản thất bại 3 
lần và được soi kiểm tra đường thở tại khoa Tai Mũi Họng. 
Khám lâm sàng 
Sau khi rút nội khí quản, bệnh nhi tỉnh, tiếp xúc được, SpO2 giảm nhanh, 
thở co kéo cơ hô hấp phụ, thở rít vừa, phát âm được, ăn uống ít, thở co kéo tiếp 
tục tăng và được đặt nội khí quản lại để giúp thở. 
Bệnh nhi được nội soi và chụp CT Scan vùng thanh khí quản có tái tạo 
đường thở 
CT Scan 
Hẹp hạ thanh môn cách chân nắp thanh môn 18mm, cách mép duới 2 dây 
thanh 10 mm, đường kính khí quản trước và sau đoạn hẹp là 10mm, đường kính 
ngay vị trí hẹp nhất là 2mm, chiều dài đoạn hẹp 8mm. 
Nội soi bằng ống cứng dưới gây mê 
Không phù nề vùng thanh môn, 2 dây thanh trơn láng, hạ thanh môn hẹp 
độ 3, còn lỗ rất nhỏ, ống soi 2.8mm không thể qua được vị trí hẹp, vị trí hẹp 
cách mép dưới 2 dây thanh 8mm, hẹp dạng vòng, tiến hành mở khí quản sau 
nội soi 
Sau mở khí quản, nội soi đánh giá lại đoạn hẹp và chuyển hậu phẫu. 
Sau khi bệnh nhi ổn định, thở dễ dàng qua lỗ mở khí quản sẽ tư vấn thân 
nhân về phương pháp điều trị sẹo hẹp bằng nội soi – nong bằng bóng và đặt 
stent Montgomery T, đánh giá bảng điểm ADVS trước mổ, ký giấy đồng thuận 
tham gia nghiên cứu và cam kết phẫu thuật. 
 5 
Chẩn đoán 
Hẹp hạ thanh môn độ 3 sau đặt nội khí quản lâu ngày/ viêm phổi 
Phẫu thuật chỉnh hình thực hiện sau mở khí quản hơn 1 tháng, nong bằng bóng, 
đặt stent Montgomery T số 7. 
Diễn tiến 
BN được mở khí quản ngày: 7/8/2017 
BN được tư vấn tham gia phẫu thuật ngày:16/9/2017 
BN được đặt stent Montgomery chữ T ngày:18/9/2017 
Sau xuất viện, BN được bịt đầu để tập thở bằng mũi và tập nói. 
Sau 150 ngày theo dõi, BN được tái khám theo hẹn đánh giá lâm sàng 
tốt, xét nghiệm tiền phẫu bình thường, XQ phổi bình thường (4/12/2017) 
BN được nội soi bằng ống cứng có gây mê đánh giá vùng hạ thanh môn 
– khí quản trên, tình trạng hẹp đã cải thiện và được rút Stent Montgomery T. 
Trong quá trình phẫu thuật không xảy ra tai biến gì, trong khi đặt Stent 
ghi nhận bệnh nhi ho đàm, ít máu được điều trị kháng sinh và giảm ho, hút sạch 
đàm nhớt nhiều lần, sau 5 ngày bệnh nhi ổn. . 
Sau đó, BN được tái khám đánh giá lâm sàng tốt, xét nghiệm tiền phẫu 
để nội soi bằng ống cứng có gây mê kiểm tra vùng hạ thanh môn – khí quản, 
đánh giá tình trạng hẹp đã cải thiện và được rút ống Montgomery T. 
Sau khi rút stent hơn 6 tháng bệnh nhân được hẹn tái khám để đánh giá 
về lâm sàng, nội soi kiểm tra và đánh giá theo bảng điểm ADVS, kết quả tốt, 
bệnh nhi có thể thở và nói tốt, kết quả thành công. 
 6 
 Trước phẫu thuật Sau đốt và nong 
Sau đặt stent được 3.5 tháng 
Nội soi kiểm tra sau rút stent Montgomery T 6 tháng 
 1 
PHỤ LỤC 4 
Chứng nhận của công ty Boston và stent Montgomery T 
đặt vào đường thở trẻ em 
 2 
 3 
 4 
PHỤ LỤC 3 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU 
STT Họ Và Tên 
Ngày Tháng 
Năm Sinh 
Số nhập 
viện 
Ngày 
nhập viện 
Địa chỉ 
1 Nguyễn Phương A. 30/04/2011 171218/11 17/06/18 Tphcm 
2 Bùi Bảo A. 31/07/2014 24701/17 20/05/18 Tphcm 
3 Nguyễn Quốc B. 25/08/2009 625544/16 24/09/17 Tiền Giang 
4 Trần Thị Kim C. 16/12/2005 176959/09 22/02/16 Tphcm 
5 Ngô Thị Trúc C. 13/07/2013 5173/18 05/08/18 Bình Phước 
6 Lý Nguyễn Anh D. 21/10/2008 207966/11 06/08/15 Tiền Giang 
7 Quách Gia H. 18/08/2014 138051/17 17/09/18 Bạc Liêu 
8 Lê Minh H. 11/9/2014 503135/14 07/10/18 Vũng Tàu 
9 Nguyễn Huỳnh Q. H. 06/12/2014 567100/14 27/11/16 Tphcm 
10 Đặng Minh K. 31/07/2012 375583/16 01/07/18 Long An 
11 Nguyễn Tấn Trung K. 27/6/2015 293413/15 11/03/18 Tphcm 
12 Nguyễn Hoàng L. 03/11/2012 247393/14 06/10/15 Hà Nội 
13 Nguyễn Thanh L. 16/03/2014 270363/14 04/11/18 Long An 
14 Huỳnh Mai N. L. 28/12/2013 401133/17 18/03/18 Tphcm 
15 Nguyễn Thị T. L. 10/03/2010 489268/12 06/05/18 Long An 
16 Nguyễn Hữu M. 01/01/2010 388670/14 24/07/15 Dak lak 
17 Nguyễn Ngọc M. 21/05/2016 276858/16 16/09/18 Cà Mau 
18 Ngũ Hoàng M. 06/09/2012 356963/13 10/09/17 Tphcm 
19 Hồ Xuân N. 28/12/2015 428178/16 02/12/18 Tphcm 
20 Vũ Hoàng P. 30/04/2010 151287/13 03/12/17 Tphcm 
21 Ngô Hoàng P. 20/11/2014 131689/15 16/09/18 Vĩnh Long 
22 Vũ Đình P. 24/10/2010 188664/11 08/01/17 Tphcm 
23 Mai Duy P. 24/10/2002 74558/17 06/09/18 Lâm Đồng 
24 Nguyễn Trần M. P. 23/08/2006 300509/14 17/06/19 Tiền Giang 
25 Mai T. 07/10/2011 579902/15 02/07/17 Vĩnh Long 
26 Võ Hiệp M. T. 14/06/2013 327671/13 15/10/17 Tphcm 
27 Phạm Ích T. 14/12/2012 69130/18 08/02/18 Tphcm 
28 Nguyễn Chí T. 24/08/2007 634116/16 24/03/19 Đồng Tháp 
29 Nguyễn Thị T. T. 08/06/2012 217216/14 30/08/15 Đồng Tháp 
30 Đồng Văn T. 07/09/2015 433288/15 23/02/19 Bến Tre 
31 Ngô Thành T. 25/02/2011 578820/18 21/04/19 Kiên Giang 
32 Lê Phúc V. 09/07/2013 688891/17 11/11/18 Vĩnh Long 
33 Nguyễn Lê N. Y. 28/11/2012 82182/17 15/10/17 Cần Thơ 
34 Lý Kim Y. 15/10/2009 7490/10 20/05/18 Tphcm 
Xác nhận của Bệnh viện thực hiện nghiên cứu 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dieu_tri_hep_ha_thanh_mon_khi_quan_tren_o_tre_em.pdf
  • doc30. Mẫu Thông tin luận án đưa lên mạng.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN-PQV-ĐỦ THÔNG TIN.pdf
  • pdfTTLAĐLM.pdf