Luận án Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa

Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng lòng ống sống bị thu hẹp dẫn đến

chèn ép rễ thần kinh và vùng đuôi ngựa, biểu hiện triệu chứng lâm sàng là dấu

hiệu đau cách hồi thần kinh, đau lưng và tê chân [49]. Hẹp ống sống thắt lưng

do thoái hoá là bệnh lý cột sống phổ biến, đồng thời có chỉ định phẫu thuật

nhiều nhất ở những người trên 65 tuổi [91].

Diện tích ống sống thắt lưng thay đổi theo tư thế người bệnh. Ở tư thế

đứng, độ ưỡn của cột sống thắt lưng t ng lên các diện khớp xếp chồng lên

nhau nhiều hơn, dây chằng vàng co ngắn lại và dày lên xâm nhập vào trong

ống sống làm ống sống hẹp hơn [11],[99]. Chính vì vậy trong bệnh lý hẹp ống

sống thắt lưng triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện khi bệnh nhân đi lại

hoặc ở tư thế đứng (tư thế cột sống có chịu tải trọng). Chỉ khi ống sống hẹp

rất nặng các triệu chứng chèn ép rễ mới có thể xuất hiện ngay cả khi bệnh

nhân nằm. Cộng hưởng từ là phương tiện quan trọng nhất trong chẩn đoán

bệnh lý hẹp ống sống. Nhờ có cộng hưởng từ việc chẩn đoán hẹp ống sống trở

nên chính xác và thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ cột

sống thắt lưng được tiến hành ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa, do vậy không

phản ánh trung thực tình trạng hẹp ống sống thắt lưng do cột sống không chịu

tải trọng. Để có được hình ảnh chẩn đoán chính xác hơn, hệ thống máy OpenMRI chụp bệnh nhân ở tư thế ngồi [99], hệ thống máy G scan chụp bệnh

nhân ở tư thế đứng [128]. Đối với hệ thống cộng hưởng từ chụp bệnh nhân ở

tư thế nằm, trên thế giới sử dụng thiết bị nén Dynawell [51] để tạo lực ép lên

cột sống tương tự tải trọng sinh lý tác động lên cột sống thắt lưng khi bệnh

nhân đứng. Như vậy, chụp cộng hưởng từ có nén theo trục đã mô ph ng trạng

thái chịu tải của cột sống thắt lưng, do vậy phản ánh chính xác hơn tình trạng

hẹp ống sống so với chụp cộng hưởng từ không nén [69].

Do tình trạng không phổ biến của các hệ thống chụp cộng hưởng từ OpenMRI và G-scan, trên thế giới cũng chưa có nhiều nghiên cứu về hình ảnh cộng2

hưởng từ với các hệ thống chụp cột sống thắt lưng ở tư thế có chịu tải. Ở Việt

Nam chưa có nghiên cứu nào trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, ch ng tôi tiến

hành tìm hiểu sự thay đổi mức độ hẹp của ống sống dựa vào hình ảnh chụp

cộng hưởng từ cột sống thắt lưng có nén theo trục.

Bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng chủ yếu được điều trị bảo tồn bằng nhiều

phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phẫu thuật giải phóng chèn ép được cho

là hiệu quả khi điều trị nội khoa không đáp ứng [121]. Có nhiều phương pháp

phẫu thuật giải phóng chèn ép được chia làm 3 nhóm chính: Phẫu thuật mổ

mở không kết xương, phẫu thuật mổ mở kết hợp với kết xương và phẫu thuật

can thiệp ít xâm nhập giải phóng chèn ép. Đã có nhiều nghiên cứu về phẫu

thuật mổ mở có và không có kết hợp với kết xương ở Việt Nam và trên thế

giới khẳng định vai trò của phẫu thuật trong điều trị hẹp ống sống. Tuy nhiên,

với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật can thiệp ít xâm nhập ngày càng được

ứng dụng nhiều và trở nên phổ biến hơn với những ưu điểm vượt trội, các kỹ

thuật can thiệp ít xâm nhập ngày càng được coi là các phẫu thuật tiêu chuẩn

thay thế các kỹ thuật mổ mở truyền thống. Các phẫu thuật vùng cột sống thắt

lưng bằng hệ thống ống banh được coi là kỹ thuật ít xâm nhập. Ở Việt Nam

hiện đã có các nghiên cứu phẫu thuật lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, phẫu

thuật cố định cột sống qua ống banh [8] nhưng chưa có nghiên cứu về phẫu

thuật giải chèn ép hai bên ống sống từ đường vào một bên điều trị hẹp ống

sống thắt lưng qua hệ thống ống banh. Với những lý do trên, ch ng tôi thực

hiện nghiên cứu “Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết

quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt

lưng do thoái hoá” với hai mục tiêu:

1. Tìm hiểu vai trò của c ng hưởng từ có nén trong chẩn đo n hẹp ống

sống thắt lưng do tho i hóa.

2. Đ nh gi kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị

hẹp ống sống thắt lưng do thoái hoá.

pdf 176 trang chauphong 17/08/2022 14160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa

Luận án Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 
VI TRƢỜNG SƠN 
ỨNG DỤNG CỘNG HƢỞNG TỪ CÓ NÉN TRONG 
CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GIẢI 
PHÓNG CHÈN ÉP QUA ỐNG BANH ĐIỀU TRỊ HẸP 
ỐNG SỐNG THẮT LƢNG DO THOÁI HÓA 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 
VI TRƢỜNG SƠN 
ỨNG DỤNG CỘNG HƢỞNG TỪ CÓ NÉN TRONG 
CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GIẢI 
PHÓNG CHÈN ÉP QUA ỐNG BANH ĐIỀU TRỊ HẸP 
ỐNG SỐNG THẮT LƢNG DO THOÁI HÓA 
Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình 
Mã số: 62720129 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Phan Trọng Hậu 
 2. TS. Nguyễn Văn Sơn 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây l công trình nghiên cứu của bản thân do chính tôi 
thực hiện. C c số liệu kết quả trình b y trong luận n l trung thực v chưa 
từng được công bố trong bất kỳ công trình luận n n o trước đây. C c thông 
tin t i liệu trích dẫn trong luận n đã được chỉ rõ nguồn gốc. 
Tác giả luận án 
Vi Trƣờng Sơn 
LỜI CẢM ƠN 
Hoàn thành cuốn luận án này là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp 
hoạt động khoa học của tôi. Nếu không có sự gi p đỡ tận tình của các thầy, 
các bạn đồng nghiệp và bệnh nhân thì chắc chắn cuốn luận án này không thể 
hoàn thành được. Qua những dòng này, cho phép tôi được bày t lời cảm ơn 
sâu sắc và chân thành nhất tới: 
1. Đảng ủy – Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ph Thọ, lãnh đạo 
khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ph Thọ đã tạo điều kiện cho 
tôi được đi học, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá 
trình học tập và hoàn thành luận án này. 
2. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo Sau đại học, khoa 
Gây mê Hồi sức, khoa Chẩn đoán hình ảnh và Phòng Kế hoạch Tổng hợp – 
Viện Nghiên Cứu Khoa Học Y Dược Lâm Sàng 108 – những đơn vị đã luôn 
gi p đỡ tôi một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện luận án. 
3. Lời cảm ơn đặc biệt và trân trọng nhất tôi xin bày t tới Đại tá.TS. 
Phan Trọng Hậu, Phó viện trưởng, CNK Chấn thương chỉnh hình cột sống – 
Viện Chấn thương chỉnh hình; TS. Nguyễn V n Sơn, Phó giám đốc – Trưởng 
khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ph Thọ, là những người thầy 
đã dạy d , dìu dắt tôi từ những bước đi đầu tiên trong chuyên ngành cột sống, 
cho tôi ý tưởng thực hiện đề tài này, luôn ủng hộ, quan tâm, gi p đỡ và tạo 
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình công tác và học tập. 
Đồng thời các thầy chỉ bảo cho tôi cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu một 
cách tối ưu và khoa học nhất. Chắc chắn rằng nếu không có sự gi p đỡ của 
các thầy thì luận án này không thể hoàn thành được. 
4. Tôi cũng xin bày t sự biết ơn sâu sắc nhất tới Thiếu tướng .GS. TSKH. 
TTND. Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện T QĐ 108, Chủ nhiệm 
Bộ môn CTCH và tạo hình. Người đã luôn hết lòng ủng hộ, gi p đỡ, chỉ dạy 
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình công tác và học tập. Thầy 
đã cho tôi những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá để luận án của tôi được 
hoàn thiện một cách tốt nhất. 
5. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đại tá. PGS.TS. Lê V n Đoàn, 
Viện trưởng; Đại tá.TS. Nguyễn N ng Gi i, Phó viện trưởng-CNK Chấn 
thương chỉnh hình chung; Đại tá.TS. Lê Hồng Hải, CNK Phẫu thuật khớp; 
Đại tá.TS. Nguyễn Việt Nam, CNK Chấn thương chi trên và vi phẫu, cùng 
toàn thể các cán bộ nhân viên Viện Chấn thương chỉnh hình mà đặc biệt là tập 
thể khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống, Bệnh viện T QĐ 108. Chính các 
thầy, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã luôn nhiệt tình chỉ bảo, gi p đỡ 
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành xong luận án này. 
7. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo và tập thể nhân viên 
khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ph Thọ, đã luôn động 
viên và tạo mọi điều kiện gi p tôi hoàn thành luận án. 
8. Tôi cũng xin bày t lòng biết ơn sâu sắc nhất tới tất cả những bệnh 
nhân trong đề tài nghiên cứu. Chắc chắn rằng không có họ thì luận án này 
không thể hoàn thành được. 
9. Cuối cùng, tôi xin bày t lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, vợ con, gia 
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, gi p đỡ trong suốt quá trình 
tôi làm nghiên cứu sinh. Sự quan tâm và hy sinh thầm lặng của những người 
thân thiết nhất trong gia đình chính là nguồn động viên cổ vũ và là động lực 
to lớn để tôi có thể hoàn thành được luận án này. 
 N i th ng n m 1 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 
1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng cột sống thắt lưng .............................................. 3 
1.1.1 Các cơ cạnh cột sống thắt lưng ......................................................... 3 
1.1.2. Hệ thống dây chằng và bao khớp ..................................................... 4 
1.1.3. Đĩa đệm cột sống thắt lưng .............................................................. 5 
1.1.4. Ống sống thắt lưng ........................................................................... 6 
1.1.5. Các màng não - tuỷ vùng thắt lưng .................................................. 7 
1.1.6. Mối liên quan của tư thế với kích thước ống sống thắt lưng ........... 7 
1.2. Phân loại hẹp ống sống thắt lưng ............................................................... 8 
1.2.1. Phân loại theo giải phẫu ................................................................... 8 
1.2.2. Phân loại theo nguyên nhân ........................................................... 11 
1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh lý HOSTL do thoái hóa ................................... 12 
1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh lý HOSTL ................................................. 13 
1.4.1. Chụp Xquang thường quy .............................................................. 13 
1.4.2. Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng .......................................... 13 
1.4.3. Chụp cộng hưởng từ không nén cột sống thắt lưng ....................... 14 
1.4.4. Vai trò của chụp CHT có nén trong chẩn đoán bệnh lý HOSTL ... 17 
1.5. Chẩn đoán hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa ...................................... 25 
1.5.1. Chẩn đoán HOSTL ......................................................................... 25 
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt ....................................................................... 25 
1.6. Các phương pháp phẫu thuật điều trị HOSTL ......................................... 26 
1.6.1. Phẫu thuật cắt toàn bộ cung sau (Laminectomy) ........................... 26 
1.6.2. Phẫu thuật cắt một phần cung sau 2 bên (Bilateral laminotomy) .. 27 
1.6.3. Phẫu thuật giải phóng chèn ép kết hợp với cố định cột sống ......... 27 
1.6.4. Giải chèn ép, làm vững cột sống bằng dụng cụ liên gai sau .......... 28 
1.6.5. Phẫu thuật giải ép bằng can thiệp ít xâm nhập ............................... 29 
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 38 
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 38 
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ..................................................... 38 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ........................................................ 38 
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 39 
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................ 39 
2.2.3. Cách thu thập biến số nghiên cứu .................................................. 39 
2.2.3.3. Vai trò của CHT có nén trong chẩn đoán HOSTL do thoái hóa . 49 
2.2.3.4. Phẫu thuật giải phóng chèn ép ống sống qua ống banh .............. 54 
2.3. Thu thập và xử lý số liệu .......................................................................... 64 
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 64 
2.3.2. Xử lý số liệu ................................................................................... 65 
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 65 
2.5. Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................... 66 
Đặc điểm trong phẫu thuật ....................................................................... 66 
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 67 
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 67 
3.1.1. Đặc điểm về tuổi ............................................................................ 67 
3.1.2. Đặc điểm về giới tính ..................................................................... 67 
3.1.3. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể BMI .................................................. 68 
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 68 
3.2.2. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh ........................................................ 71 
3.3. Hình ảnh trên phim cộng hưởng từ có nén .............................................. 74 
3.3.1. Biểu hiện lâm sàng khi chụp CHT có nén ..................................... 74 
3.3.2. Thay đổi đường kính trước sau của ống sống trên CHT có nén .... 75 
3.3.3. Thay đổi của diện tích ống sống trước và sau nén trên CHT ......... 76 
3.3.4. Sự thay đổi độ dày dây chằng vàng trước và sau nén trên CHT .... 76 
3.3.5. Sự thay đổi độ độ phình đĩa đệm trước và sau nén trên CHT ........ 77 
3.3.6. Thay đổi kích thước ống sống trước và sau nén tại vị trí hẹp nhất 
trên CHT ................................................................................................... 79 
3.3.7. Thay đổi vị trí hẹp nhất theo ĐKTS và DTOS trên CHT có nén .. 79 
3.3.8. Liên quan triệu chứng lâm sàng và mức độ HOSTL trên CHT ..... 80 
3.4. Kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh ............................. 84 
3.4.1. Kết quả đánh giá trong phẫu thuật ................................................. 84 
3.4.2. Kết quả gần khi ra viện .................................................................. 84 
3.4.3. Kết quả xa tại thời điểm th m khám cuối cùng ............................. 85 
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 93 
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................. 93 
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính ......................................................... 93 
4.1.2. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể BMI .................................................. 93 
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .............................................. ... ngang (T W-Axial) qua L4-L5: ĐKTS:8 7mm DTOS:98 mm² 
F: Ảnh cắt ngang (T W-Axial) qua L5-S1: ĐKTS:8,8 mm, DTOS:90 mm² 
E 
D 
F 
 Phụ lục 3: Mẫu bệnh án nghiên cứu 
I. Hành chính: 
Họ tên bệnh nhân: Số bệnh án: 
Giới: N m sinh: (tuổi: ) 
Ngày vào viện: Ngày ra viện: 
Địa chỉ: (đơn vị) 
Số điện thoại: 
Chiều cao: cm Cân nặng: Kg Chỉ số BMI: 
II. Lý do vào viện 
III. Bệnh sử 
3.1. Thời gian mắc bệnh: tháng 
3.2. Triệu chứng lâm sàng: 
 Đau tê chân: Có Không 
3.3 
3.4. Dấu hiệu đau cách hồi: Không  Có:  
 Khoảng cách đi bộ: m 
3.5 
IV/ Tiền sử: 
 Phẫu thuật: Dị ứng: Bệnh lý kèm theo: 
V/ Khám Lâm sàng: 
5.1. Đánh giá tổn thương lâm sàng 
VAS chân trước mổ: điểm; VAS lưng trước mổ: điểm 
ODI trước mổ: % JOA trước mổ: điểm 
5.2. Biểu hiện của bệnh nhân khi chụp CHT có nén 
- Đau không thể thực hiện được quy trình chụp CHT có nén:  
- Đau tức nhẹ vùng thắt lưng:  
 - Biểu hiện đau lan xuống mông:  
- Đau lan xuống chân như khi đi bộ:  
- Không đau:  
VI/ Cận lâm sàng 
6.1. Hình ảnh phim XQ thường quy tại vị trí hẹp 
- Dấu hiệu mất vững trên phim Xquang: Có  Không  
Độ di lệch thân đốt sống: mm; Độ gập góc gian đĩa đệm: 
Góc ưỡn CSTL: 
6.2. Đặc điểm vị trí HOSTL trên phim CHT 
 - Vị trí HOSTL trên phim CHT: L3-L4  L4-L5  L5-S1  
6.3. Số tầng bị hẹp: 1 tầng  2 tầng  
6.4. Phân loại nguyên nhân gây HOSTL 
 Thoái hoá: Thoái hoá đi kèm yếu tố bẩm sinh: 
6.5. Mức độ thoái hoá đĩa đệm tại vị trí can thiệp trên phim CHT 
Mức độ thoái hóa đĩa đệm tại vị trí can thiệp theo Pfirmann 
Vị trí Độ I Độ II Độ III Độ IV Độ V 
L3-L4 
L4-L5 
L5-S1 
6.6. Mức độ hẹp trung tâm theo phân loại của Schizas trên phim CHT 
 Mức độ hẹp 
Vị trí 
A B C D 
L3-L4 
L4-L5 
L5-S1 
6.7. Thay đổi ĐKTS ống sống trước – sau nén trên phim CHT 
 Vị trí 
Kích thước 
L2-L3 L3-L4 L4-L5 L5-S1 
ĐKTS trước nén (mm) 
ĐKTS sau nén (mm) 
6.8. Thay đổi DTOS trước – sau nén trên phim CHT 
 Vị trí 
Kích thước 
L2-L3 L3-L4 L4-L5 L5-S1 
DTOS trước nén (mm²) 
DTOS sau nén (mm²) 
6.9. Thay đổi độ phình đĩa đệm (DB) trước – sau nén trên phim CHT 
 Vị trí 
Kích thước 
L2-L3 L3-L4 L4-L5 L5-S1 
DB trước nén (mm) 
DB sau nén (mm) 
6.10. Thay đổi của DCV trước – sau nén trên phim CHT 
 Vị trí 
Kích thước 
L2-L3 L3-L4 L4-L5 L5-S1 
Bên phải trước nén (mm) 
Bên trái trước nén (mm) 
Bên phải sau nén (mm) 
Bên trái sau nén (mm) 
6.11. Diện tích và mức độ xơ hoá của cơ nhiều chân trước phẫu thuật 
Bên can thiệp: 
Diện tích cơ nhiều chân: mm² ; Mức độ xơ hoá cơ nhiều chân: 
 Bên đối diện: 
Diện tích cơ nhiều chân: mm² ; Mức độ xơ hoá cơ nhiều chân: 
VII/Phẫu thuật: 
- Chẩn đoán trước mổ: 
- Chẩn đoán trong mổ: 
- Phương pháp PT: Vị trí can thiệp: 
- PTV: 
- Biến chứng trong mổ: 
Biến chứng trong mổ Có Không 
Rách màng cứng 
Tổ Tổn thương rễ thần kinh 
Chảy máu 
Nhầm vị trí can thiệp phẫu thuật 
- Biến chứng trong thời gian hậu phẫu: 
Biến chứng trong thời gian hậu phẫu Có Không 
Nhiễm trùng vết mổ 
Nhi Nhiễm trùng đường hô hấp 
Tụ máu ngoài màng cứng sau mổ 
Thời gian PT của ca bệnh: Ngày PT: Ngày RV: 
VIII/ Kết quả lúc ra viện 
VAS lưng: điểm VAS chân: điểm ODI: % 
JOA: điểm Khoảng cách đi bộ: m 
Kết quả ra viện theo điểm JOA: % 
IX/ Kết quả khám lại 02 – 06 tháng 
- VAS lưng: điểm VAS chân: điểm ODI: % 
 JOA: điểm Khoảng cách đi bộ: m 
- Kết quả sau PT theo JOA: % 
 - Dấu hiệu mất vững tại vị trí hẹp trên phim Xquang: Có  Không  
Độ di lệch thân đốt sống: mm; Độ gập góc gian đĩa đệm: 
Góc ưỡn CSTL: 
- Diện tích và đường kính trước sau của ống sống trên CHT sau PT 
 Diện tích: mm² Đường kính: mm 
- Thay đổi diện tích và mức độ xơ hoá của cơ nhiều chân sau phẫu thuật 
bên can thiệp: 
Diện tích cơ nhiều chân: mm² ; Mức độ xơ hoá cơ nhiều chân: 
X/ Kết quả tại lần khám cuối cùng (sau phẫu thuật 12 tháng) 
- VAS lưng: điểm VAS chân: điểm ODI: % 
 JOA: điểm Khoảng cách đi bộ: m 
- Kết quả PT theo điểm JOA: % 
- Dấu hiệu mất vững tại vị trí hẹp trên phim Xquang: Có  Không  
Độ di lệch thân đốt sống: mm; Độ gập góc gian đĩa đệm: 
Góc ưỡn CSTL: 
- DTOS và ĐKTS trên CHT sau phẫu thuật 
 Diện tích: mm² Đường kính: mm 
- Thay đổi độ phình đĩa đệm tại vị trí can thiệp sau phẫu thuật 
- Thay đổi diện tích và mức độ xơ hoá của cơ nhiều chân sau phẫu thuật 
bên can thiệp: 
Diện tích cơ nhiều chân: mm² ; Mức độ xơ hoá cơ nhiều chân: 
Xác nhận của chủ nhiệm khoa B1-D Ngƣời thu thập số liệu 
 Phụ lục 4: thang điểm ƣớc lƣợng mức độ đau VAS lƣng và chân (Visual 
analogue Scale) 
Phụ lục 5: Bảng đánh giá điểm JOA 
 Điểm JOA Điểm 
I/ Triệu chứng chủ quan 
A/ Đau thắt lưng 
1. Không đau 3 
2. Thỉnh thoảng đau nhẹ 2 
3. Thường xuyên đau nhẹ hoặc thỉnh thoảng đau nhiều 1 
4. Thường xuyên đau 0 
B/ Đau và/ hoặc tê chân 
1. Không đau 3 
2. Thỉnh thoảng có biểu hiện nhưng nhẹ 2 
3. Biểu hiện này xuất hiện thường xuyên hoặc thỉnh thoảng nhưng nặng 1 
4. Thường xuyên hoặc liên tục đau nặng 0 
C/ Vận động 
1. Bình thường 3 
 2. Đi bộ trên 500m xuất hiện đau và tê chân 2 
3. Chỉ đi bộ 100-500m 1 
4. Không thể đi bộ trên 100m vì đau chân 0 
II/ Khám lâm sàng 
A/ Dấu hiệu Lasegue 
1. 70-90 độ 2 
2. 30-70 độ 1 
3. < 30 độ 0 
B/ Rối loạn cảm giác 
1. Không 2 
2. Rối loạn nhẹ 1 
3. Rối loạn rõ rệt 0 
C/ Rối loạn vận động 
1. Bình thường (5/5) 2 
2. Yếu cơ nhẹ (4/5) 1 
3. Yếu cơ rõ ràng (0/5-3/5 0 
D/ Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (xoay người khi nằm, 
xoay người khi đứng, tắm giặt, c i, nâng vác vật nặng, đi bộ) 
14 
 Xoay người khi nằm 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
 Xoay người khi đứng 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
 Tắm giặt 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
 Động tác c i 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
 Động tác đứng 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
 Động tác nâng vật nặng 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
 Đi bộ 
 Không hạn chế / Hạn chế vừa/ Hạn chế rất nhiều 2/1/0 
E/ Rối loạn cơ tròn -6 
1. Bình thường 0 
2. Khó tiểu, bí tiểu -3 
3. Bí tiểu hoàn toàn -6 
Tổng số: điểm 
Tỷ lệ bình phục = (Điểm khám lại - điểm trước mổ)/ (29- điểm trước 
mổ) x 100%. Bn được đánh giá kết quả: rất tốt (>75%); tốt (51%-75%), trung 
bình (25%-50%) và xấu (<25%). 
 Phụ lục 6: bảng câu hỏi đánh giá chỉ số ODI (Oswestry Disability Index 2.0) 
Mong ông bà hoàn thành bảng câu h i sau đây. Bảng câu h i này được thiết 
kế để cho ch ng tôi biết thông tin về bệnh tật của ông bà như ông bà đau lưng 
hoặc chân như thế nào, và sự ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của ông bà. 
Xin ông bà trả lời theo từng phần. M i phần chỉ đánh dấu vào một câu 
mô tả chính xác nhất tình trạng bệnh của ông bà ngày hôm nay. 
Phần 1: Mức độ đau 
1. Hiện tại tôi không bị đau lưng hoặc chân. 
2. Tôi chỉ bị đau lưng hoặc chân rất nhẹ tại thời điểm hiện tại. 
3. Tôi chỉ bị đau lưng hoặc chân mức độ vừa. 
4. Tôi bị đau lưng khá nhiều. 
5. Tôi bị đau lưng rất nhiều. 
6. Tôi rất đau lưng, đau không thể tưởng tượng nổi. 
Phần 2: Chăm sóc cá nhân (tắm rửa, mặc quần áo) 
1. Tôi có thể tự tin ch m sóc bản thân một cách bình thường mà không bị 
đau gì cả. 
2. Tôi có thể tự ch m sóc bản thân nhưng rất đau lưng. 
3. Bởi vì đau lưng khi tôi làm những công việc ch m sóc bản thân nên tôi 
phải làm một cách chậm chạp và cẩn thận. 
4. Tôi có thể tự ch m sóc bản thân nhưng cần một vài sự gi p đỡ của 
người thân. 
5. Tôi cần người khác gi p đỡ tôi hầu hết các công việc ch m sóc bản thân. 
6. Tôi không thể tự mặc quần áo, tự tắm rửa và phải ở trên giường 
thường xuyên. 
Phần 3: Nhấc vật nặng 
1. Tôi có thể nhấc vật nặng mà không bị đau lưng. 
2. Tôi có thể nhấc vật nặng nhưng nó làm tôi bị đau lưng. 
3. Đau lưng ng n cản tôi nhấc vật nặng lê kh i sàn nhưng tôi có thể nhấc 
 nó lên nếu nó ở vị trí thuận lợi ví dụ ở trên bàn. 
4. Đau lưng ng n cản tôi nhấc vật nặng nhưng tôi có thể nhấc vật nhẹ 
hoặc nặng trung bình nếu ch ng ở vị trí thuận tiện. 
5. Tôi chỉ có thể nhấc được vật rất nhẹ. 
6. Tôi không thể nhấc hoặc mang bất cứ vật gì. 
Phần 4: Đi bộ 
1. Tôi có thể đi bộ một cách thoải mái mà không đau 
2. Đau xuất hiện khii tôi đi bộ hơn 1 miles 
3. Đau xuất hiện khi tôi đi bộ hơn 1/4 miles 
4. Đau xuất hiện khi tôi đi bộ hơn 100 yards 
5. Tôi phải sử dụng gậy khặc nạng khi đi bộ 
6. Tôi phải ở trên giường hầu hết thời gian và phải bò khi muốn đi vào 
nhà vệ sinh 
Phần 5: Ngồi 
1. Tôi có thể ngồi bất cứ ch nào và bao lâu tùy thích 
2. Tôi có thể ngồi trên ghế mà tôi thấy thoải mái bao lâu tùy thích 
3. Đau xuất hiện khi tôi ngồi lâu hơn 1 tiếng 
4. Đau xuất hiện khi tôi ngồi lâu hơn nửa tiếng 
5. Đau xuất hiện khi tôi ngồi chỉ hơn 10 ph t 
6. Tôi chẳng ngồi được ch t nào cả do đau 
Phần 6: Đứng 
1. Tôi có thể đ ng bao lâu tùy thích mà không bị đau 
2. Tôi có thể đứng lâu tùy thích nhưng thỉnh thoảng bị đau nhẹ 
3. Đau xuất hiện khi tôi đứng hơn 1 tiếng đồng hồ 
4. Đau xuất hiện khi tôi đứng hơn nửa tiếng 
5. Đau xuất hiện khi tôi đứng hơn 10 ph t 
6. Tôi không thể đứng được do đau 
 Phần 7: Ngủ 
1. Tôi không bị thức giấc bởi đau 
2. Khi ngủ thỉnh thoảng tôi bị thức giấc bởi đau lưng 
3. Tôi chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng do đau 
4. Tôi chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng do đau 
5. Tôi chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng do đau 
6. Tôi không thể ngủ được do đau 
Phần 8: Hoạt động tình dục 
1. Tôi vẫn hoạt động bình thường mà không bị đau gì cả 
2. Tôi vẫn hoạt động bình thường nhưng thỉnh thoảng bị đau lưng 
3. Tôi có thể hoạt động bình thường nhưng rất đau lưng 
4. Tôi bị hạn chế nhiều so với bình thường do đau lưng 
5. Tôi gần như là không hoạt động do đau lưng 
6. Tôi b hoàn toàn do đau 
Phần 9: Hoạt động xã hội 
1. Mọi hoạt động của tôi bình thường mà không bị đau gì cả 
2. Tôi vẫn hoạt động bình thường nhưng làm t ng mức độ đau lưng lên 
3. Mọi hoạt động vẫn bình thường trừ các hoạt động thể lực như thể thao 
4. Đau làm hạn chế hoạt động của tôi vì vậy tôi ít khi ra ngoài 
5. Đau làm hạn chế hoạt động của tôi kể cả khi làm việc ở nhà 
6. Tôi chẳng làm được việc gì cả do đau 
Phần 10: Du lịch 
1. Tôi có thể đi du lịch bất cứ đau mà không bị đau 
2. Tôi có thể đi du lịch bất cứ đâu nhưng thỉnh thoảng bị đau 
3. Tôi rất đau, nhưng có thể chịu đựng được khi đi du lịch khoảng 2 giờ 
4. Đau làm tôi chỉ có thể đi du lịch dưới 1 tiếng 
5. Đau làm tôi chỉ có thể đi du lịch dưới 30 ph t 
6. Tôi không thể đi du lịch trừ khi được điều trị đau 
 Cách tính chỉ số ODI 
M i phần có 6 câu h i được tính điểm từ 0 – 5, câu h i 1 là 0 điểm đến 
câu h i 6 là 5 điểm 
Chỉ số ODI = Tổng số điểm/5x số câu h i được trả lời = %. 
Ví dụ: Bệnh nhân trả lời cả 10 phần câu h i với số điểm là 16 thì chỉ số 
ODI = 16/50 x 100 = 32%. 
Phụ lục 7: Biên bản kiểm tra hệ thống khung nén theo trục cột sống số 
01.KTCL/2020/KL của Viện Kiểm định, nghiên cứu dược và trang thiết bị y 
tế Quân đội. 
Phụ lục 8: Bản vẽ thiết kế chi tiết hệ thống khung nén theo trục cột sống 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_ung_dung_cong_huong_tu_co_nen_trong_chan_doan_va_ket.pdf
  • docDiem moi cua luan an.doc
  • pdfLuan an tom tat - Eng.pdf
  • pdfLuan an tom tat - Viet.pdf