Luận án Thiết lập chất đối chiếu Hypophyllanthin, Niranthin và xác định một số thông số dược động học của cao chuẩn hóa điều chế từ Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn., Euphorbiaceae)

Việt Nam có kinh nghiệm từ lâu đời về việc sử dụng dược liệu và chế phẩm

có nguồn gốc dược liệu để điều trị bệnh. Nhiều dược liệu đã được sử dụng từ rất lâu

qua kinh nghiệm dân gian, kiến thức y học cổ truyền, bài thuốc gia truyền,. Diệp hạ

châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn., Euphorbiaceae) là một trong

những dược liệu được sử dụng rất phổ biến và đã được công nhận sử dụng chẳng

những theo Y học Việt Nam mà còn khắp nơi trên thế giới với tác dụng chính là cải

thiện chức năng gan ở các đối tượng viêm gan do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc

biệt là viêm gan B [4], [21], [53], [56], [76], [100].

Tổ chức y tế thế giới và Dược điển các nước đều đã đưa ra các yêu cầu kiểm

tra chất lượng các thuốc từ dược liệu phải dựa trên các kỹ thuật phân tích hiện đại,

với việc sử dụng các chất đối chiếu phù hợp [103]. Dược điển Việt Nam V đã có

chuyên luận Diệp hạ châu đắng và cao đặc Diệp hạ châu đắng [2]. Dược điển Mỹ

hiện hành cũng đã có các chuyên luận dược liệu Diệp hạ châu đắng, bột Diệp hạ châu

đắng [98]. Các chuyên luận trên đều có các chỉ tiêu định tính, định lượng sử dụng

chất chuẩn đối chiếu là chất điểm chỉ phyllanthin.

Hiện nay, trên thị trường nhiều sản phẩm từ Diệp hạ châu đắng, chủ yếu được

bào chế từ nguyên liệu là cao toàn phần, với công dụng là có hiệu quả trong tác dụng

bảo vệ gan. Tất cả những sản phẩm này đều công bố chất lượng dựa trên tiêu chuẩn

cơ sở tự xây dựng. Đa số, các tiêu chuẩn cơ sở của các thành phẩm được xây dựng

chỉ dựa trên việc định lượng hỗn hợp toàn phần bằng phương pháp không đặc hiệu,

không đưa được chỉ tiêu định lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học cũng như chưa

xác định mức hàm lượng cho các chất có hoạt tính trong liều điều trị do thiếu chất

chuẩn đối chiếu và chưa có nghiên cứu về dược động học của các chất có hoạt tính

sinh học cho các sản phẩm từ dược liệu này. Trong khi tác dụng sinh học của Diệp

hạ châu đắng không chỉ do phyllanthin mà còn có hypophyllanthin và niranthin. Các

chất này có vai trò hết sức quan trọng trong tác dụng bảo vệ gan, kháng viêm, chống

ung thư [30], [67].2

Bên cạnh đó, công tác tiêu chuẩn hóa dược liệu hay sản phẩm từ dược liệu còn

tương đối khó khăn và đang còn bỏ ngõ trong lĩnh vực kiểm nghiệm do thiếu phương

pháp thử, chất chuẩn đối chiếu, cao chuẩn đối chiếu,. Mặt khác, các chất chuẩn đối

chiếu chưa sẵn có và giá thành rất cao; phương pháp thử cũng cần xây dựng cho phù

hợp với trình độ khoa học kỹ thuật chung của cả thế giới để nâng cao chất lượng các

sản phẩm trên. Ngoài ra, nghiên cứu sinh khả dụng nhằm đánh giá các thông số dược

động học của chế phẩm từ Diệp hạ châu đắng sẽ giúp minh chứng hỗ trợ điều trị bảo

vệ gan hiệu quả hơn.

Do đó, việc phân lập các chất có hoạt tính sinh học làm chất đối chiếu, tiêu

chuẩn hóa cao Diệp hạ châu đắng cũng như xác định sinh khả dụng của chế phẩm để

làm cơ sở cho việc kiểm tra chất lượng và ước định liều dùng cho các sản phẩm từ

Diệp hạ châu đắng là hết sức cần thiết. Từ các lý do trên, đề tài “Thiết lập chất đối

chiếu hypophyllanthin, niranthin và đánh giá một số thông số dược động học của cao

chuẩn hóa điều chế từ Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.,

Euphorbiaceae)” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Chiết xuất, phân lập, tinh chế hypophyllanthin, niranthin từ Diệp hạ châu

đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.).

- Thiết lập chất đối chiếu hypophyllanthin, niranthin từ Diệp hạ châu đắng

(Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.).

- Điều chế và tiêu chuẩn hóa cao Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus

Schum. et Thonn.).

- Đánh giá một số thông số dược động học của cao chuẩn hóa điều chế từ Diệp

hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.)

pdf 302 trang chauphong 17/08/2022 13100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thiết lập chất đối chiếu Hypophyllanthin, Niranthin và xác định một số thông số dược động học của cao chuẩn hóa điều chế từ Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn., Euphorbiaceae)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thiết lập chất đối chiếu Hypophyllanthin, Niranthin và xác định một số thông số dược động học của cao chuẩn hóa điều chế từ Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn., Euphorbiaceae)

Luận án Thiết lập chất đối chiếu Hypophyllanthin, Niranthin và xác định một số thông số dược động học của cao chuẩn hóa điều chế từ Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn., Euphorbiaceae)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH 
PHẠM VĂN SƠN 
THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU HYPOPHYLLANTHIN, 
NIRANTHIN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ 
DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA CAO CHUẨN HÓA ĐIỀU CHẾ TỪ 
DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG (PHYLLANTHUS AMARUS SCHUM. 
ET THONN., EUPHORBIACEAE) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH 
PHẠM VĂN SƠN 
THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU HYPOPHYLLANTHIN, 
NIRANTHIN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ 
DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA CAO CHUẨN HÓA ĐIỀU CHẾ TỪ 
DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG (PHYLLANTHUS AMARUS SCHUM. 
ET THONN., EUPHORBIACEAE) 
NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT 
MÃ SỐ: 62720410 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC VINH 
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả 
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng 
được công bố ở bất kỳ nơi nào. 
 Tác giả luận án 
 Phạm Văn Sơn 
i 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC .............................................................................................................. i 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii 
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ................................................................................. x 
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. xii 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 
1.1. TỔNG QUAN DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG ................................................... 3 
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP, 
TINH CHẾ HỢP CHẤT LIGNAN TỪ DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG ............... 9 
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT LIGNAN 
TRONG DIỆP HẠ CHÂU ........................................................................ 17 
1.4. CAO ĐỐI CHIẾU..................................................................................... 25 
1.5. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG CỦA THUỐC ......... 25 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 34 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 34 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 36 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 62 
3.1. CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP, TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC, ĐỘ 
TINH KHIẾT CỦA CÁC CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC ............................. 62 
3.2. XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU .......... 80 
3.3. ĐIỀU CHẾ VÀ TIÊU CHUẨN HÓA CAO DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG ...... 84 
3.4. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA CAO 
CHUẨN HÓA ĐIỀU CHẾ TỪ DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG ............................. 101 
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 117 
4.1. CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP, TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC, ĐỘ 
TINH KHIẾT CỦA CÁC CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC ............................ 117 
4.2. XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU ........ 122 
4.3. ĐIỀU CHẾ VÀ TIÊU CHUẨN HÓA CAO DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG .... 123 
ii 
4.4. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA CAO CHUẨN 
HÓA ĐIỀU CHẾ TỪ DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG ............................................. 134 
ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 145 
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 146 
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 149 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................ 150 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151 
DANH MỤC PHỤ LỤC 
iii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Từ nguyên Nghĩa tiếng Việt 
ACN Acetonitrile 
As Asymetry Hệ số đối xứng 
AUC Area under the plasma drug 
concentration - time curve 
Diện tích dưới đường cong 
thời gian - nồng độ thuốc 
trong huyết tương 
Cmax Maximum plasma concentration Nồng độ đỉnh trong huyết 
tương 
COSY Correlated Spectroscopy Phổ tương quan proton -
proton 
CV Coefficient of Variation Hệ số phân tán 
d Doublet Đỉnh đôi 
DAZ Diazepam 
DCM Dichloromethan 
dd Doublets of doublet Đỉnh đôi kép 
DĐVN Dược điển Việt Nam 
DEPT Distortionless Enhancement by 
Polarization Transfer 
DHCĐ Diệp hạ châu đắng 
DNA Deoxyribonucleic acid 
DSC Differential Scanning 
Calorimetry 
Phân tích nhiệt vi sai 
EA Ethyl acetate 
ECD Electrochemical detection Đầu dò điện hóa 
EMA European Medicines Agency Cơ quan Dược phẩm Châu 
Âu 
ESI Electrospray ionization Ion hóa phun điện 
EtOAc Ethyl acetate 
iv 
EtOH Ethanol 
FL Fluorescence Huỳnh quang 
GC Gas chromatography Sắc ký khí 
GC-MS Gas chromatography–mass 
spectrometry 
Sắc ký khí ghép nối khối 
phổ 
GLP Good Laboratory Practices Thực hành tốt phòng kiểm 
nghiệm thuốc 
GMP Good Manufacturing Practices Thực hành tốt sản xuất 
thuốc 
HMBC Heteronuclear multiple bond 
correlation 
Phổ tương tác dị nhân qua 
nhiều nối 
HPL Hypophyllanthin 
HPTLC High Performance Thin Layer 
chromatography 
Sắc ký lớp mỏng hiệu năng 
cao 
HQC High quality control Mẫu kiểm chứng nồng độ 
cao 
HSQC Heteronuclear Single Quantum 
Correlation 
Phổ tương tác dị nhân qua 
một lượng tử 
ICH The International Council for 
Harmonisation 
Hội nghị quốc tế về hòa hợp 
IR Infrared Hồng ngoại 
IS Internal standard Chuẩn nội 
ISO International Organization for 
Standardization 
Tổ chức quốc tế về tiêu 
chuẩn hóa 
J Coupling constant Hằng số ghép 
LC-MS/MS Liquid chromatography - 
Tandem mass spectrometry 
Sắc ký lỏng ghép nối khối 
phổ 
LLOQ Lower limit of quantitation Giới hạn định lượng dưới 
LOD Limit of detection Giới hạn phát hiện 
v 
LOQ Limit of quantitation Giới hạn định lượng 
LQC Low quality control Mẫu kiểm chứng nồng độ 
thấp 
m Multiplet Đỉnh đa 
MAE Microwave Assisted Extraction Chiết xuất với sự hỗ trợ của 
vi sóng 
MeOH Methanol 
MF Matrix factor Hệ số ảnh hưởng nền mẫu 
MQC Medium quality control Mẫu kiểm chứng nồng độ 
trung bình 
MRM Multiple Reaction Monitoring 
MS Mass Spectrum Phổ khối 
NCBI National Center for 
Biotechnology Information 
Trung tâm Thông tin Công 
nghệ sinh học Quốc gia 
NLĐC Nguyên liệu đối chiếu 
NMR Nuclear Magnetic Resonance Cộng hưởng từ hạt nhân 
NOESY Nuclear overhauser effect 
spectrocopy 
Phổ hiệu ứng hạt nhân 
overhauser 
NRT Niranthin 
NTT Nirtetralin 
PA Purify analysis Tinh khiết phân tích 
PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase 
PDA Photo Diode Array Dãy diod quang 
PLE Pressurized Liquid Extraction Chiết dưới áp suất cao 
PLT Phyllanthin 
ppm Parts per million Một phần triệu 
PTN Phòng thí nghiệm 
PTT Phyltetralin 
QC Quality Control Mẫu kiểm chứng 
vi 
Rs Resolution Độ phân giải 
RSD Relative standard deviation Độ lệch chuẩn tương đối 
SD Standard deviation Độ lệch chuẩn 
SFE Super-critical Fluid Extraction Chiết xuất bằng chất lỏng 
siêu tới hạn 
SKC Sắc ký cột 
SKD Sinh khả dụng 
SKĐ Sắc ký đồ 
SKĐC Sắc ký điều chế 
SKLM Sắc ký lớp mỏng 
t Triplet Đỉnh ba 
T1/2 Terminal half-life Nửa đời thải trừ 
TB Trung bình 
TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng 
TLTK Tài liệu tham khảo 
Tmax Time to maximum plasma 
concentration 
Thời gian nồng độ trong 
huyết tương đạt mức tối đa 
tR Retention time Thời gian lưu 
TT Thuốc thử 
ULOQ Upper limit of quantitation Giới hạn định lượng trên 
US-FDA United States - Food and drug 
administration 
Cơ quan Quản lý Thuốc và 
Thực phẩm Hoa Kỳ 
USP United States Pharmacopeia Dược điển Mỹ 
UV Ultraviolet Tử ngoại 
UV-Vis Ultraviolet - Visible Tử ngoại - Khả kiến 
VLC Vacuum liquid chromatography Sắc ký lỏng chân không 
vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang 
Bảng 1.1. Thành phần hóa học trong Diệp hạ châu đắng .......................................... 5 
Bảng 1.2. Tác dụng sinh học cây Diệp hạ châu đắng ............................................... 8 
Bảng 1.3. Các công trình chiết xuất, phân lập các hợp chất lignan ......................... 16 
Bảng 1.4. Các phương pháp định lượng các hợp chất lignan .................................. 24 
Bảng 1.5. So sánh hướng dẫn của US-FDA và EMA ............................................. 31 
Bảng 2.1. Danh sách các trang thiết bị, vật tư sử dụng ........................................... 35 
Bảng 2.2. Trình tự các cặp mồi dùng cho phản ứng PCR ....................................... 37 
Bảng 2.3. Chương trình chạy PCR ......................................................................... 37 
Bảng 2.4. Điều kiện sắc ký điều chế ban đầu ......................................................... 40 
Bảng 2.5. Liều uống thuốc cho từng thỏ ................................................................ 60 
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra chất lượng dược liệu nghiên cứu ................................. 62 
Bảng 3.2. Kết quả search blast NCBI cặp mồi ITS1 – ITS4 ................................... 63 
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát các dung môi chiết ...................................................... 64 
Bảng 3.4. Kết quả sắc ký cột của 3 loại cao ........................................................... 64 
Bảng 3.5. Kết quả phân lập sắc ký cột cao DCM ................................................... 65 
Bảng 3.6. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn IV ................................................... 66 
Bảng 3.7. Khảo sát điều kiện SKĐC phân đoạn VII............................................... 67 
Bảng 3.8. Khảo sát điều kiện SKĐC phân đoạn XII............................................... 68 
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập bằng SKLM ...................... 70 
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập bằng HPLC ..................... 71 
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết các chất phân lập bằng DSC ................. 71 
Bảng 3.12. So sánh các dữ liệu phổ NMR của chất PA2 và niranthin ..................... 72 
Bảng 3.13. So sánh các dữ liệu phổ NMR của chất PA3 và nirtetralin .................... 74 
Bảng 3.14. Dữ liệu phổ NMR của chất PA4 và hypophyllanthin ............................ 76 
Bảng 3.15. So sánh các dữ liệu phổ NMR của chất PA5 và phyltetralin ................. 78 
viii 
Bảng 3.16. Dữ liệu phổ NMR của chất PA6 và phyllanthin .................................... 79 
Bảng 3.17. Kết quả thẩm định phương pháp xác định độ tinh khiết hypophyllanthin
 ...................................... ... ộ ổn định chu kỳ đông-rã đông: Bảo quản sau 3 chu kỳ đông-rã đông. 
- Độ ổn định sau khi xử lý mẫu (trong bộ phận tiêm mẫu): Bảo quản sau khi xử lý 
mẫu 24 giờ trong buồng tiêm mẫu ở 5 oC. 
Kết quả đánh giá độ ổn định của PLT, HPL và NRT trong huyết tương được trình bày 
ở Bảng 3.8. 
Bảng 3.8 Độ ổn định của PLT, HPL và NRT trong huyết tương (n = 6) 
Điều kiện bảo quản 
Phần trăm giá trị tìm lại so với nồng độ lý thuyết (CV %) 
PLT HPL NRT IS 
LQC HQC LQC HQC LQC HQC 
Điều kiện ngắn hạn 
Sau 6 giờ ở nhiệt 
độ phòng 
TB 112,37 98,95 111,54 105,30 113,08 99,78 - 
CV (%) 3,64 5,73 5,25 4,31 4,23 6,30 
Sau khi xử lý 
mẫu trong buồng 
tiêm mẫu 24 giờ 
ở 5 oC 
TB 114,28 99,80 116,45 107,10 115,54 99,03 102,52 
CV (%) 4,07 3,41 6,64 3,69 3,86 5,36 1,33 
Sau 3 chu kỳ 
đông-rã đông 
TB 110,75 106,14 106,56 107,21 101,43 105,98 - 
CV (%) 2,28 2,38 5,84 5,72 5,78 8,01 
Điều kiện dài hạn 
Sau 30 ngày ở 
-70 oC 
TB 106,11 107,83 99,16 107,99 105,29 106,77 - 
CV (%) 6,55 4,47 3,57 5,07 4,49 6,56 
Nhận xét: Giá trị tìm lại của các chất nằm trong khoảng 85 % - 115 % của nồng độ 
lý thuyết với giá trị CV đều không quá 15 %. Như vậy, mẫu huyết tương giả lập chứa 
PLT, HPL, NRT và IS đạt các chỉ tiêu ổn định theo hướng dẫn của US-FDA, EMA 
và DĐVN V, cụ thể như sau: ổn định sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ phòng, 24 giờ 
trong bộ phận tiêm mẫu sắc ký ở 5 oC, sau 3 chu kỳ đông - rã đông và sau 30 ngày 
bảo quản ở -70 oC. 
3.8. Ảnh hưởng của nền mẫu (Matrix effects) 
Tiến hành phân tích song song 6 lô mẫu huyết tương trắng đã xử lý rồi thêm IS và 
chất phân tích ở 2 nồng độ LQC và HQC, với mẫu LQC và HQC có chuẩn nội trong 
dung môi hòa cắn để tính ảnh hưởng của nền mẫu. Ảnh hưởng của nền mẫu đối với 
các chất phân tích được trình bày ở Bảng 3.9. 
PL-119 
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của nền mẫu (n = 6) 
Mức 
nồng độ 
Ảnh hưởng nền mẫu 
MFPLT MFHPL MFNRT MFIS MFPLT/MFIS MFHPL/MFIS MFNRT/MFIS 
LQC 
73,75 82,12 79,81 84,95 0,87 0,97 0,94 
77,80 96,32 75,95 85,39 0,91 1,13 0,89 
79,65 74,73 83,36 87,24 0,91 0,86 0,96 
70,15 76,23 73,85 89,24 0,79 0,85 0,83 
73,17 87,77 72,19 94,90 0,77 0,92 0,76 
77,86 93,82 71,04 85,32 0,91 1,10 0,83 
TB 75,40 85,16 76,03 87,84 0,86 0,97 0,87 
CV (%) 7,64 12,18 8,57 
HQC 
169,78 84,68 98,48 102,74 103,85 96,46 
173,88 88,15 96,56 99,28 101,73 99,56 
159,40 82,90 91,03 96,04 95,44 98,10 
171,05 87,08 97,90 98,08 99,42 97,15 
159,38 83,83 98,47 101,07 101,42 96,89 
168,78 86,74 96,58 99,36 100,20 97,22 
TB 167,05 85,57 96,50 99,43 100,34 97,56 
CV (%) 3,57 3,07 3,32 
Nhận xét: Tỷ số MFPLT/ MFIS, MFHPL/ MFIS và MFNRT/ MFIS ở mức nồng độ LQC và 
HQC có giá trị CV đều < 15 %. Như vậy, phương pháp phân tích tuy có bị ảnh hưởng 
bởi nền mẫu nhưng nằm trong giới hạn cho phép nên vẫn đạt yêu cầu về ảnh hưởng 
của nền mẫu. 
3.9. Ảnh hưởng của lượng mẫu tồn dư (Carry over) 
Tiến hành thử nghiệm lượng mẫu tồn dư để kiểm tra sự có mặt của chất phân tích từ 
lần tiêm trước đó (độ nhiễm chéo). Các mẫu được tiêm theo thứ tự sau: mẫu có nồng 
độ cao nhất (ULOQ) và mẫu trắng, lặp lại 6 lần. Tiêm 6 lần mẫu LLOQ để đánh giá 
kết quả. Bảng 3.10 trình bày kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng mẫu tồn dư. 
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của lượng mẫu tồn dư (n = 6) 
Chất phân tích Mức nồng độ Diện tích pic trung bình Lượng mẫu tồn dư (%) 
PLT 
LLOQ 144961 
0,00 ULOQ 133182318 
Mẫu trắng 0 
HPT 
LLOQ 24711 
0,00 ULOQ 21265567 
Mẫu trắng 0 
NRT 
LLOQ 99686 
0,00 ULOQ 85249808 
Mẫu trắng 0 
IS LLOQ 2558048 0,00 
PL-120 
Chất phân tích Mức nồng độ Diện tích pic trung bình Lượng mẫu tồn dư (%) 
ULOQ 2553734 
Mẫu trắng 0 
Nhận xét: Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, không có sự ảnh hưởng của mẫu tồn dư đối 
với PLT, HPL, NRT và IS. 
3.10. Hệ số pha loãng 
Chuẩn bị 6 mẫu huyết tương giả lập ở nồng độ gấp 2 lần nồng độ HQC, sau đó pha 
loãng 2 lần bằng huyết tương trắng, xử lý mẫu và tiến hành phân tích. Kết quả phân 
tích đánh giá sự ảnh hưởng của việc pha loãng với hệ số pha loãng là 2 được trình 
bày ở Bảng 3.11. 
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của sự pha loãng (n = 6) 
Mẫu 
Nồng độ lý thuyết 
(ng/mL) 
Nồng độ thực tế (ng/mL) Tỷ lệ thu hồi (%) 
PLT HPL NRT PLT HPL NRT PLT HPL NRT 
1 
799,91 769,28 160,08 
758,37 784,01 140,81 94,81 98,13 87,96 
2 733,88 755,51 147,81 91,74 94,56 92,34 
3 796,31 848,97 177,16 99,55 106,26 110,67 
4 781,01 847,11 178,30 97,64 106,03 111,38 
 5 791,77 864,47 181,59 98,98 108,20 113,44 
6 816,19 835,96 171,47 102,04 104,63 107,12 
TB 97,46 102,97 103,82 
CV (%) 3,77 5,22 10,47 
Nhận xét: Khi được pha loãng 2 lần, tỷ lệ thu hồi PLT, HPL và NRT lần lượt là 97,46 
%; 102,97 % và 103,82 % (giới hạn cho phép 85 % - 115%) với giá trị CV của tỷ lệ 
thu hồi lần lượt là 3,77 %; 5,22 % và 10,47 % (≤ 15 %). Vậy quy trình xử lý mẫu đã 
xây dựng không bị ảnh hưởng bởi độ pha loãng. 
Kết luận: Kết quả thẩm định cho thấy quy trình định lượng đồng thời 
phyllanthin, hypophyllanthin và niranthin trong huyết tương thỏ bằng kỹ thuật LC-
MS/MS với khoảng tuyến tính nồng độ các chất phân tích 1-1000 ng/ml đã được xây 
dựng và thẩm định đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của US-FDA, EMA và 
DĐVN V về thẩm định phương pháp phân tích thuốc trong dịch sinh học. 
PL-121 
PHỤ LỤC 15. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI PHYLLANTHIN, 
HYPOPHYLLANTHIN VÀ NIRANTHIN TRONG HUYẾT TƯƠNG THỎ 
BẰNG KỸ THUẬT LC-MS/MS 
Tiến hành phân tích mẫu huyết tương thỏ theo quy trình đã được thẩm định 
(Phụ lục 14). Phân tích dược động học dựa trên các dữ liệu của 12 con thỏ. 
Kết quả nồng độ các chất phân tích phyllanthin, hypophyllanthin, niranthin 
được trình bày ở Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3. 
Đồ thị biểu diễn nồng độ chất trung bình theo thời gian được trình bày ở Hình 
1, Hình 2 và Hình 3. 
Đồ thị biểu diễn nồng độ các chất phân tích phyllanthin, hypophyllanthin, 
niranthin theo thời gian của từng cá thể được trình bày ở Hình 4. 
Từ nồng độ chất trong huyết tương ở các thời điểm, tính toán các thông số 
dược động học của từng cá thể và dược động học trung bình, kết quả được trình bày 
ở Bảng 4. 
Bảng 1. Nồng độ phyllanthin trong huyết tương của từng cá thể (ng/mL) 
Nồng độ Phyllanthin (PLT) ở từng thời điểm (ng/mL) 
Thỏ 
t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t10 t11 t12 t13 
0 5 10 15 20 30 45 1h 2
h 3h 4h 5h 6h 8h 
1 0 9,054 11,575 14,056 7,787 5,447 3,720 2,742 1,054 0,591 0,373 0,261 0,132 0,098 
2 0 10,139 8,635 8,399 7,564 6,740 2,775 2,294 1,153 0,500 0,492 0,116 - - 
3 0 8,241 10,255 16,063 11,590 6,652 2,110 1,204 1,138 0,453 0,328 0,227 0,200 0,123 
4 0 5,041 9,001 13,701 11,066 6,235 2,553 2,003 1,027 0,789 0,473 0,172 0,132 0,100 
5 0 8,294 10,670 14,342 10,860 6,322 4,638 2,474 1,350 0,349 0,271 0,126 0,105 - 
6 0 9,588 10,496 14,177 9,792 6,363 4,538 2,880 1,096 0,789 0,234 0,184 0,132 - 
7 0 6,208 7,302 16,941 8,575 5,396 2,621 2,334 0,852 0,673 0,467 0,060 - - 
8 0 8,753 10,857 16,780 9,759 6,178 4,557 2,016 1,480 0,520 0,472 0,160 0,121 - 
9 0 7,067 9,651 16,650 9,529 6,987 4,932 2,841 0,846 0,534 0,312 0,234 0,108 - 
10 0 5,282 9,392 14,730 11,063 7,065 4,074 1,356 0,988 0,734 0,351 0,077 - - 
11 0 5,472 9,713 13,532 9,459 5,108 2,568 2,026 1,177 0,534 0,574 0,224 0,189 0,136 
12 0 9,131 10,417 14,383 11,596 5,082 2,241 1,551 1,203 0,513 0,344 0,113 0,080 - 
TB 0 7,689 9,830 14,480 9,887 6,131 3,444 2,143 1,114 0,582 0,391 0,163 0,140 0,120 
SD - 1,80 1,15 2,28 1,40 0,71 1,06 0,56 0,18 0,14 0,10 0,07 0,04 0,02 
PL-122 
Hình 1. Đồ thị biểu diễn nồng độ phyllanthin trung bình theo thời gian 
Bảng 2. Nồng độ hypophyllanthin trong huyết tương của từng cá thể (ng/mL) 
Nồng độ Hypophyllanthin (HPL) ở từng thời điểm (ng/mL) 
Thỏ 
t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t10 t11 t12 t13 
0 5 10 15 20 30 45 1h 2
h 3h 4h 5h 6h 8h 
1 0 3,029 4,784 5,183 3,37 2,714 1,709 1,109 0,638 0,509 0,249 - - - 
2 0 2,334 4,027 6,098 4,426 1,223 1,58 0,997 0,717 0,521 0,196 - - - 
3 0 2,378 3,027 6,189 3,849 1,753 1,243 1,098 0,603 0,435 0,188 0,095 - - 
4 0 2,045 4,241 5,055 4,845 1,8 1,178 0,748 0,512 0,338 0,271 0,071 - - 
5 0 1,318 2,623 4,073 4,58 1,815 1,482 1,094 0,552 0,344 0,093 - - - 
6 0 2,252 2,834 4,935 3,544 2,491 1,668 0,813 0,694 0,525 0,196 0,084 - - 
7 0 2,442 3,462 7,131 4,31 1,678 1,254 1,159 0,798 0,38 0,142 0,073 - - 
8 0 2,043 4,655 6,14 4,954 1,705 1,574 0,922 0,5 0,356 0,08 0,042 - - 
9 0 3,445 3,381 5,872 4,367 1,183 1,084 0,985 0,74 0,407 0,229 0,089 - - 
10 0 3,156 3,662 6,503 3,961 2,365 1,687 0,904 0,687 0,611 0,227 0,098 - - 
11 0 1,871 3,321 7,007 4,666 2,277 1,973 1,161 0,86 0,77 0,155 0,021 - - 
12 0 1,835 3,719 6,265 4,697 1,928 1,32 1,168 0,76 0,582 0,176 0,052 - - 
TB 0 2,346 3,645 5,871 4,297 1,911 1,479 1,013 0,672 0,482 0,184 0,069 - - 
SD - 0,61 0,68 0,90 0,51 0,47 0,27 0,14 0,11 0,13 0,06 0,03 - - 
Hình 2. Đồ thị biểu diễn nồng độ hypophyllanthin trung bình theo thời gian 
PL-123 
Bảng 3. Nồng độ niranthin trong huyết tương của từng cá thể (ng/mL) 
Nồng độ Niranthin (NRT) ở từng thời điểm (ng/mL) 
Thỏ 
t0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t10 t11 t12 t13 
0 5 10 15 20 30 45 1h 2
h 3h 4h 5h 6h 8h 
1 0 1,865 3,118 3,942 2,31 1,824 1,179 0,899 0,335 0,259 0,26 0,181 0,112 - 
2 0 2,306 4,298 4,819 1,949 1,666 1,085 0,557 0,387 0,247 0,154 0,092 - - 
3 0 1,567 2,58 4,426 1,889 1,489 1,101 0,69 0,315 0,26 0,109 0,082 - - 
4 0 1,238 4,432 4,021 2,024 1,957 0,994 0,881 0,713 0,421 0,232 0,051 - - 
5 0 2,087 2,908 4,019 1,191 1,801 1,016 0,767 0,552 0,471 0,268 0,092 - - 
6 0 2,242 2,677 3,682 1,814 1,531 1,051 0,511 0,796 0,259 0,133 0,114 - - 
7 0 1,732 3,474 3,96 1,761 1,184 1,09 0,685 0,46 0,378 0,174 0,118 - - 
8 0 1,734 4,379 4,705 2,042 1,841 1,048 0,694 0,412 0,433 0,292 0,09 - - 
9 0 1,433 2,367 4,959 1,967 1,523 1,051 0,725 0,689 0,293 0,152 0,118 - - 
10 0 1,308 3,68 4,581 1,975 1,236 0,983 0,804 0,61 0,500 0,115 0,098 - - 
11 0 1,923 4,101 5,129 2,415 1,643 1,026 0,717 0,317 0,435 0,292 0,090 - - 
12 0 1,13 4,242 3,638 1,584 1,036 0,982 0,882 0,585 0,342 0,149 0,100 - - 
TB 0 1,714 3,521 4,323 1,91 1,561 1,051 0,734 0,514 0,358 0,194 0,102 0,112 - 
SD - 0,39 0,77 0,51 0,32 0,29 0,06 0,12 0,17 0,09 0,07 0,03 - - 
Hình 3. Đồ thị biểu diễn nồng độ niranthin trung bình theo thời gian 
Bảng 4. Các thông số dược động học trung bình của các chất 
Thông số Phyllanthin 
(Trung bình ± SD) 
Hypophyllanthin 
(Trung bình ± SD) 
Niranthin 
(Trung bình ± SD) 
Tmax (giờ) 0,24 0,26 0,24 
Cmax (ng/mL) 14,625 ± 1,88 5,913 ± 0,82 4,408 ± 0,45 
AUC0-t (ng.giờ/mL) 9,694 ± 0,71 4,172 ± 0,39 3,135 ± 0,24 
AUC0-∞ 
(ng.giờ/mL) 
10,150 ± 0,61 4,503 ± 0,42 3,497 ± 0,38 
T1/2 (giờ) 1,78 1,17 1,41 
AUC0-t/AUC0-∞ (%) 95,51 92,65 89,66 
PL-124 
Đồ thị biểu diễn nồng độ các chất của từng cá thể theo thời gian: 
Thỏ PLT HPL NRT 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
PL-125 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
Hình 4. Đồ thị biểu diễn nồng độ phyllanthin, hypophyllanthin và niranthin theo 
thời gian của từng cá thể 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thiet_lap_chat_doi_chieu_hypophyllanthin_niranthin_v.pdf
  • pdfPHẠM VĂN SƠN.pdf
  • docTHÔNG TIN ĐƯA LÊN MẠNG-NCS-PHẠM VĂN SƠN.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN-NCS-PHẠM VĂN SƠN.pdf