Luận án Kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần cho sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

"Sẽ không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần - There's no health without

mental health" (Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc, 2011).

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn thế giới hiện có khoảng

450 triệu người mắc các rối loạn tâm thần (RLTT) (mental disorders) và nhiều hơn con

số đó là những người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) (mental health

problems); 75% người mắc RLTT không được điều trị hiện đang sống ở các nước đang

phát triển; các RLTT chiếm khoảng 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và đang ngày càng

trở nên phổ biến hơn (1). Ở Việt Nam, báo cáo từ kết quả nghiên cứu về gánh nặng bệnh

tật và tuổi thọ khỏe mạnh (2019) cho thấy: các RLTT chiếm 4,93% trong tổng gánh nặng

bệnh tật (2). Cũng trong báo cáo này, hơn 1/3 tổng gánh nặng do tàn tật ở các nhóm tuổi

từ 14 trở lên ở nam giới là do các bệnh tâm thần kinh và ở nữ giới cũng tương tự như

vậy. Các vấn đề SKTT thường khởi phát sớm và nếu không có các biện pháp dự phòng

sớm hoặc không được can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cá nhân.

Các giải pháp giải quyết các vấn đề SKTT hiện nay đi theo hai hướng là điều trị và

dự phòng, trong đó chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc và trị liệu về tâm lý; các biện pháp

dự phòng chưa được đề cập nhiều. Trong những năm 1970, khái niệm “năng lực sức

khỏe” (health literacy) xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ và trở thành một chủ đề được đề cập

nhiều từ những năm 1990. Từ đó đến nay có nhiều khái niệm về năng lực sức khỏe đã

được các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra. Năm 2012, tác giả Kristine Sorensen và

cộng sự đã tổng hợp và phân tích 17 khái niệm năng lực sức khỏe để đưa ra định nghĩa

như sau: “Năng lực sức khỏe có liên quan đến khả năng đọc viết và bao hàm kiến thức,

động cơ và khả năng của cá nhân để tiếp cận, hiểu, đánh giá, và ứng dụng các thông tin

về sức khỏe để có những nhận định, từ đó đưa ra các quyết định trong việc phòng bệnh,

nâng cao sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống trong suốt

cuộc đời” (3). Các nhà nghiên cứu hiện nay đã chuyển sang hướng nghiên cứu năng lực2

sức khỏe để tìm hiểu kiến thức, động cơ và khả năng của người dân trong cộng đồng

trong việc tiếp cận, hiểu, đánh giá và ứng dụng các thông tin về một vấn đề sức khỏe nào

đó để tự quyết định hành vi của mình.

Năm 1997 khái niệm “năng lực SKTT” (mental health literacy) lần đầu tiên được

đề cập đến trong các nghiên cứu về SKTT. Theo đó, năng lực SKTT được định nghĩa là

“hiểu biết và niềm tin của cá nhân về các RLTT để từ đó hỗ trợ cá nhân trong việc phát

hiện, quản lý và phòng ngừa” (4). Khái niệm này nhấn mạnh đến vai trò của hiểu biết và

niềm tin của cá nhân về các vấn đề SKTT trong việc phát hiện ra các vấn đề SKTT và

biết cách dự phòng. Khi cá nhân nhận biết được các dấu hiệu của vấn đề SKTT hoặc khi

họ có người thân/bạn bè gặp các vấn đề SKTT sẽ có xu hướng cố gắng tìm cách xử lý

vấn đề. Các dự định về giải pháp để xử lý các vấn đề SKTT (làm gì để hỗ trợ) phụ thuộc

rất nhiều vào năng lực SKTT của cá nhân đó.

WHO đã nhấn mạnh vào vấn đề can thiệp nâng cao SKTT cho nhóm người trẻ tuổi

bởi đây là nhóm có nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề SKTT (5). Các vấn đề SKTT

thường khởi phát sớm và nếu không có các biện pháp dự phòng sớm hoặc không được

can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cá nhân. Khoảng một nửa số người có các

vấn đề SKTT nói rằng vấn đề SKTT của họ khởi phát từ trước tuổi 18 (6). Theo thống

kê của tổ chức NAMI (National Alliance on Mental Illness) ở Mỹ (7), hơn 25% sinh viên

đại học (18-24 tuổi) được chẩn đoán và điều trị bởi người có chuyên môn tâm thần; hơn

11% sinh viên mắc rối loạn lo âu và khoảng 10% mắc trầm cảm; 73% sinh viên có trải

nghiệm với khủng hoảng tinh thần trong quá trình học tại trường nhưng 34,2% nói rằng

bạn bè họ không biết gì về các vấn đề mà họ đang gặp phải. Nghiên cứu về các vấn đề

SKTT trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề SKTT (như stress, lo âu, trầm cảm,

lạm dụng chất kích thích, rối nhiễu hành vi) trong nhóm người trẻ tuổi rơi vào khoảng

25-75% (8-12). Ở Việt Nam, tỷ lệ thanh niên (trong đó có nhóm sinh viên) có xuất hiện

các triệu chứng khác nhau của các vấn đề SKTT khoảng 25-60% (13, 14). Nhận biết sớm

về các vấn đề SKTT và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp sẽ chỉ có được khi những

người trẻ tuổi có đủ năng lực về vấn đề này

pdf 189 trang chauphong 17/08/2022 13660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần cho sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần cho sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

Luận án Kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần cho sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
NGUYỄN THÁI QUỲNH CHI 
KẾT QUẢ CAN THIỆP THỬ NGHIỆM 
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN 
CHO SINH VIÊN KHOA XÃ HỘI HỌC, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, 
HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01 
HÀ NỘI, 2021 
ii 
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
NGUYỄN THÁI QUỲNH CHI 
KẾT QUẢ CAN THIỆP THỬ NGHIỆM 
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN 
CHO SINH VIÊN KHOA XÃ HỘI HỌC, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, 
HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS. TS. Đặng Hoàng Minh 
TS. Lê Thị Kim Ánh 
HÀ NỘI, 2021
iii 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi cùng sự hỗ trợ của 
các đồng nghiệp ở Bộ môn Xã hội học-Giáo dục sức khỏe, trường Đại học Y tế công 
cộng và các bạn ở Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Tư vấn tâm lý, trường Đại học 
Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu can thiệp này được thực hiện tại hai 
Khoa Xã hội học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Học viện Báo chí 
và Tuyên truyền. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa 
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác ngoài các công bố trong khuôn 
khổ của nghiên cứu này. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Thái Quỳnh Chi 
Nguyễn Thái Quỳnh Chi
iv 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành cuốn luận án này, có rất nhiều người mà tôi muốn gửi lời cảm ơn 
đến họ. Những người đầu tiên tôi muốn cảm ơn là chồng tôi và hai con của tôi. Chồng 
tôi, mặc dù rất bận với công việc ở cơ quan nhưng vẫn sẵn sàng hỗ trợ tôi đi chợ, nấu 
cơm và rửa bát. Tôi cảm ơn chồng và hai con của tôi đã luôn cố gắng chịu đựng những 
cơn cáu giận của tôi mỗi lúc tôi quá stress với việc học của mình. Tôi cũng muốn gửi lời 
cảm ơn đến mẹ tôi, người đã luôn đồng hành cùng tôi trong những lúc khó khăn nhất. 
Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Đặng Hoàng Minh và TS. Lê Thị Kim Ánh đã 
nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu can thiệp này. Tôi 
cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương, mặc dù cô không phải là 
giáo viên hướng dẫn nhưng cô luôn sẵn lòng giúp tôi giải đáp những thắc mắc trong quá 
trình thực hiện nghiên cứu. 
Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Bộ môn Xã hội học-Giáo dục sức khỏe, 
trường Đại học Y tế công cộng đã hỗ trợ tôi trong công việc và động viên tôi cả về tinh 
thần trong giai đoạn “chạy nước rút” để tôi có thể trình luận án của mình tại hội đồng. 
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn đang công tác tại Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và 
Tư vấn tâm lý, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ tôi về phần 
mềm Shining Mind cho can thiệp của tôi. 
Xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo của hai Khoa Xã hội học thuộc hai trường mà tôi chọn 
làm nghiên cứu đã tạo điều kiện để tôi tiến hành nghiên cứu với sinh viên của Khoa. Xin 
cảm ơn các giảng viên, cán bộ lớp và các bạn sinh viên của hai Khoa đã hỗ trợ tôi rất nhiều 
trong suốt quá trình khảo sát trước-sau can thiệp và giai đoạn thực hiện can thiệp. 
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo 
trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện và luôn hỗ trợ tôi trong quá trình học tập 
và hoàn thành luận án. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Thái Quỳnh ChiChi
v 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
ĐHKHXHVN : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu 
HVBCTT : Học viện Báo chí và Tuyên truyền 
NCS : Nghiên cứu sinh 
RLLA : Rối loạn lo âu 
RLTT : Rối loạn tâm thần 
SCT : Sau can thiệp 
SKTT : Sức khỏe tâm thần 
TCT : Trước can thiệp 
WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới 
vi 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... iii 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ iv 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. v 
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. ix 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................. xi 
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................................. xi 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 5 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 6 
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .......................................................................... 6 
1.1.1. Sức khỏe tâm thần, vấn đề sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần ....... 6 
1.1.2. Năng lực sức khỏe tâm thần ......................................................................................... 8 
1.2. Một số vấn đề sức khỏe tâm thần đề cập trong nghiên cứu ............................................ 11 
1.2.1. Rối loạn lo âu ............................................................................................................. 11 
1.2.2. Trầm cảm .................................................................................................................... 13 
1.3. Nghiên cứu về năng lực về rối loạn lo âu và trầm cảm ................................................... 15 
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................ 15 
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 24 
1.4. Công cụ đo lường năng lực SKTT .................................................................................. 25 
1.5. Các chương trình can thiệp nâng cao năng lực SKTT của sinh viên .............................. 28 
1.6. Phương pháp đánh giá bộ công cụ/thang đo ................................................................... 31 
1.7. Khung lý thuyết ............................................................................................................... 35 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 37 
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 37 
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................... 38 
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 40 
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................................ 42 
2.6. Biến số/Chủ đề nghiên cứu.............................................................................................. 44 
vii 
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................................ 45 
2.8. Chiến lược can thiệp ........................................................................................................ 57 
2.9. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................................... 61 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 62 
3.1. Đánh giá tính giá trị (bề mặt, nội dung, và cấu trúc) của bộ công cụ .............................. 62 
3.2. Sự thay đổi năng lực SKTT về rối loạn lo âu và trầm cảm của sinh viên Khoa Xã hội học 
ở hai trường trước và sau can thiệp ................................................................................. 66 
3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................................. 66 
3.2.2. Thay đổi về nhận biết dấu hiệu của RLLA và trầm cảm ............................................. 68 
3.2.3. Thay đổi trong hiểu biết về người trợ giúp cho người mắc RLLA và trầm cảm ........ 73 
3.2.4. Thay đổi trong hiểu biết về biện pháp hỗ trợ cho người mắc RLLA và trầm cảm ..... 79 
3.2.5. Thay đổi trong hiểu biết về các hoạt động tự giúp mình (self-help) để thoát khỏi tình 
trạng RLLA và trầm cảm ............................................................................................ 83 
3.2.6. Thay đổi trong hiểu biết về vai trò của người có chuyên môn về SKTT trong việc giúp 
đỡ vấn đề RLLA và trầm cảm ..................................................................................... 88 
3.2.7. Thay đổi về thái độ đối với RLLA và trầm cảm .......................................................... 94 
3.2.8. Đánh giá sự thay đổi năng lực SKTT về RLLA và trầm cảm của ĐTNC trước và sau 
can thiệp ..................................................................................................................... 97 
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................................... 100 
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 100 
4.2. Tính giá trị của bộ công cụ mô tả năng lực SKTT........................................................... 101 
4.2.1. Tham khảo và phát triển bộ công cụ mô tả năng lực SKTT ......................................... 101 
4.2.2. Tính giá trị của bộ công cụ mô tả năng lực SKTT về RLLA và trầm cảm .................... 104 
4.3. Bàn luận về kết quả can thiệp nâng cao năng lực SKTT............................................... 106 
4.3.1. Sự thay đổi năng lực SKTT của ĐTNC về RLLA và trầm cảm ................................. 107 
4.3.2. Bàn luận về các hoạt động can thiệp ........................................................................ 111 
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................................ 112 
4.5. Tính mới và đóng góp của luận án ................................................................................ 113 
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 115 
1. Tính giá trị của bộ công cụ mô tả năng lực SKTT.............................................................. 115 
2. Kết quả can thiệp nâng cao năng lực SKTT cho sinh viên ..................... ... ợc vấn đề. 1 2 3 4 
Q25. Theo bạn, việc thực hiện các hoạt động dưới đây có vai trò thế nào trong việc giúp 
Hùng vượt qua vấn đề của mình? 
Giúp 
đỡ 
được 
Không 
giúp đỡ 
được 
Có 
tác 
động 
tiêu cực 
Không 
biết 
Q25.1. Vận động thể chất nhiều hơn. 1 2 3 4 
Q25.2. Tìm đọc về những người cũng gặp vấn đề 
như mình và xem họ ứng phó như thế nào. 
1 2 3 4 
162 
Giúp 
đỡ 
được 
Không 
giúp đỡ 
được 
Có 
tác 
động 
tiêu cực 
Không 
biết 
Q25.3. Đi chơi, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn. 1 2 3 4 
Q25.4. Tham gia lớp học thư giãn, kiểm soát stress, 
thiền, yoga, kiểm soát sự căng thẳng. 
1 2 3 4 
Q25.5. Tìm kiếm thông tin về những vấn đề mình 
gặp phải trên mạng Internet. 
1 2 3 4 
Q25.6. Tìm đọc sách về vấn đề mà mình gặp phải. 1 2 3 4 
Q25.7. Tư vấn chuyên gia về sức khỏe tâm thần. 1 2 3 4 
Q25.8. Tìm đến phòng khám/dịch vụ hỗ trợ sức 
khỏe. 
1 2 3 4 
Q25.9. Đến khám tại bệnh viện nào đó. 1 2 3 4 
Q25.10. Sử dụng đồ uống có cồn để thư giãn. 1 2 3 4 
Q25.11. Bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn. 1 2 3 4 
Q25.12. Hút thuốc lá để thư giãn. 1 2 3 4 
Q25.13. Ăn kiêng. 1 2 3 4 
Q26. Theo bạn, nếu mọi người thực hiện theo các biện pháp dưới đây sẽ có tác dụng thế 
nào trong việc tránh được khả năng mắc vấn đề SKTT như Hùng? 
Giúp 
đỡ 
được 
Không 
giúp đỡ 
được 
Có 
tác 
động 
tiêu cực 
Không 
biết 
Q26.1. Tăng cường hoạt động thể chất. 1 2 3 4 
163 
Giúp 
đỡ 
được 
Không 
giúp đỡ 
được 
Có 
tác 
động 
tiêu cực 
Không 
biết 
Q26.2. Tránh các tình huống gây căng thẳng. 1 2 3 4 
Q26.3. Thường xuyên nói chuyện với bạn bè. 1 2 3 4 
Q26.4. Thường xuyên nói chuyện với người thân 
trong nhà. 
1 2 3 4 
Q26.5. Tránh ăn đồ ngọt. 1 2 3 4 
Q26.6. Tránh lạm dụng đồ uống có cồn. 1 2 3 4 
Q26.7. Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn. 1 2 3 4 
Q26.8. Có niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh. 1 2 3 4 
Q27. Theo bạn, nếu Hùng CÓ sự giúp đỡ 
của người có chuyên môn về sức 
khỏe tâm thần thì vấn đề sức khỏe 
của Hùng sẽ thay đổi thế nào? 
(chỉ chọn một phương án) 
1. Hoàn toàn hồi phục và không gặp phải tình 
trạng sức khỏe này nữa. 
2. Hoàn toàn hồi phục nhưng tình trạng sức khỏe 
này vẫn có thể tái diễn. 
3. Hồi phục một phần. 
4. Hồi phục một phần và tình trạng sức khỏe này 
vẫn có thể tái diễn. 
5. Tình trạng sức khỏe của Hùng không thay đổi. 
6. Tình trạng sức khỏe của Hùng tệ hơn. 
99. Không biết. 
Q28. Theo bạn, nếu Hùng KHÔNG CÓ 
sự giúp đỡ của người có chuyên 
môn về sức khỏe tâm thần thì vấn 
1. Hoàn toàn hồi phục và không gặp phải tình 
trạng sức khỏe này nữa. 
2. Hoàn toàn hồi phục nhưng tình trạng sức khỏe 
này vẫn có thể tái diễn. 
164 
đề sức khỏe của Hùng sẽ thay đổi 
thế nào? 
(chỉ chọn một phương án) 
3. Hồi phục một phần. 
4. Hồi phục một phần và tình trạng sức khỏe này 
vẫn có thể tái diễn. 
5. Tình trạng sức khỏe của Hùng không thay đổi. 
6. Tình trạng sức khỏe của Hùng tệ hơn. 
99. Không biết. 
Q29. Theo bạn, nếu bạn bè hoặc những người 
xung quanh biết về vấn đề sức khỏe của 
Hùng thì họ có kỳ thị hay xa lánh bạn ấy 
không? 
1. Có. 
2. Không. 
99. Không biết 
Q30. Bạn hãy cho biết ý kiến của RIÊNG BẠN về những quan điểm dưới đây: 
Hoàn 
toàn 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng 
ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng 
ý 
Q30.1. Những người như Hùng có thể tự vượt 
qua vấn đề của chính mình nếu họ muốn. 
1 2 3 4 5 
Q30.2. Vấn đề sức khỏe như Hùng mắc phải là 
một biểu hiện của người có tính cách yếu. 
1 2 3 4 5 
Q30.3. Vấn đề sức khỏe của Hùng không phải là 
một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 
1 2 3 4 5 
Q30.4. Những người có vấn đề sức khỏe như 
Hùng là người nguy hiểm. 
1 2 3 4 5 
165 
Hoàn 
toàn 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng 
ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng 
ý 
Q30.5. Tốt nhất chúng ta nên tránh những người 
có vấn đề sức khỏe giống Hùng để tránh 
bị lây. 
1 2 3 4 5 
Q30.6. Những người có vấn đề sức khỏe như 
Hùng rất khó dự đoán về hành vi. 
1 2 3 4 5 
Q30.7. Nếu tôi gặp vấn đề như của Hùng, tôi sẽ 
không nói cho ai biết. 
1 2 3 4 5 
Q30.8. Tôi sẽ không làm việc cùng người có vấn 
đề sức khỏe giống Hùng 
1 2 3 4 5 
Q31. Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các quan điểm dưới đây: 
Hoàn 
toàn 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng 
ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng 
ý 
Q31.1. Hầu hết mọi người đều cho rằng những 
người như Hùng có thể tự vượt qua vấn 
đề của chính mình nếu họ muốn. 
1 2 3 4 5 
Q31.2. Hầu hết mọi người đều cho rằng vấn đề 
sức khỏe như Hùng mắc phải là một biểu 
hiện của người có tính cách yếu. 
1 2 3 4 5 
166 
Hoàn 
toàn 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng 
ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng 
ý 
Q31.3. Hầu hết mọi người đều cho rằng vấn đề 
sức khỏe của Hùng không phải là một 
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 
1 2 3 4 5 
Q31.4. Hầu hết mọi người đều cho rằng những 
người có vấn đề sức khỏe như Hùng là 
người nguy hiểm. 
1 2 3 4 5 
Q31.5. Hầu hết mọi người đều cho rằng tốt nhất 
chúng ta nên tránh những người có vấn 
đề sức khỏe giống Hùng để tránh bị lây. 
1 2 3 4 5 
Q31.6. Hầu hết mọi người đều cho rằng những 
người có vấn đề sức khỏe như Hùng rất 
khó dự đoán về hành vi. 
1 2 3 4 5 
Q31.7. Hầu hết mọi người sẽ không nói cho ai 
biết nếu họ gặp vấn đề sức khỏe giống 
Hùng. 
1 2 3 4 5 
Q31.8. Hầu hết mọi người sẽ không làm việc 
cùng người có vấn đề sức khỏe giống 
Hùng. 
1 2 3 4 5 
167 
Q32. Bạn hãy cho biết mức độ sẵn sàng của mình khi làm những việc sau: 
Hoàn 
toàn 
sẵn sàng 
Sẵn 
sàng 
Phân 
vân 
Không 
sẵn 
sàng 
Hoàn 
toàn 
không 
sẵn 
sàng 
Q32.1. Chuyển sang ở cùng phòng 
trọ/cùng khu nhà trọ/chuyển đến 
sống gần nhà với Hùng. 
1 2 3 4 5 
Q32.2. Rủ Hùng đi chơi cùng mình. 1 2 3 4 5 
Q32.3. Làm bạn với Hùng. 1 2 3 4 5 
Q32.4. Nói chuyện về Hùng và vấn đề sức 
khỏe của cậu ấy với gia đình. 
1 2 3 4 5 
Q32.5. Mời Hùng về nhà mình chơi. 1 2 3 4 5 
Mời bạn tiếp tục với một số câu hỏi về hình thức và tài liệu truyền thông phù hợp để 
cung cấp thông tin về các vấn đề sức khỏe tâm thần dưới đây. 
Câu hỏi Phương án trả lời 
Q33. Bạn có muốn tìm hiểu thêm 
về các vấn đề SKTT không? 
1. Có. 
2. Không  chuyển sang câu hỏi Q36. 
Q34. Bạn muốn tìm hiểu thêm về 
thông tin gì? 
(có thể chọn nhiều phương án) 
1. Dấu hiệu để nhận biết các vấn đề SKTT phổ biến. 
2. Các yếu tố nguy cơ/nguyên nhân dẫn đến các vấn đề 
SKTT. 
3. Các biện pháp hỗ trợ người có biểu hiện mắc một vấn 
đề SKTT nào đó. 
4. Khác (ghi cụ thể): . 
Q35. Theo bạn, các thông tin về 
các vấn đề SKTT được chuyển 
1. Tờ rơi. 
2. Sách mỏng với kích thước bằng ¼ tờ giấy A4. 
168 
Câu hỏi Phương án trả lời 
đến các bạn sinh viên qua hình 
thức tài liệu nào hoặc qua kênh 
nào thì phù hợp? 
(có thể chọn nhiều phương án) 
3. Sách mỏng với kích thước bằng ½ tờ giấy A4. 
4. Áp phích có kích thước Ao dán trong trường. 
5. Tổ chức các buổi học ngoại khóa về các vấn đề 
SKTT. 
6. Lập một trang tin cung cấp thông tin về các vấn đề 
SKTT trên facebook. 
7. Cung cấp thông tin về các vấn đề SKTT qua tin nhắn 
điện thoại. 
8. Phát triển phần mềm tương tác trên điện thoại. 
9. Khác (ghi cụ thể): .. 
Cuối cùng là một vài câu hỏi về thông tin cá nhân của bạn. 
Q36. Giới tính của bạn là? 1. Nam. 
2. Nữ. 
Q37. Bạn sinh năm nào? .. 
Q38. Hiện nay bạn đang là sinh viên 
năm thứ mấy? 
1. Năm 1. 
2. Năm 2. 
3. Năm 3. 
4. Năm 4. 
Q39. Gia đình bạn thuộc dân tộc 
nào? 
1. Kinh. 
2. Khác (ghi cụ thể): .... 
Q40. Gia đình bạn theo tôn giáo 
nào? 
1. Phật. 
2. Thiên chúa. 
3. Tin lành. 
4. Không theo tôn giáo nào. 
88. Khác (ghi cụ thể): ....... 
99. Không biết. 
Q41.Gia đình bạn hiện đang sống ở 
đâu? 
1. 4 quận trung tâm Hà Nội (Hoàn Kiếm, Đống Đa, 
Ba Đình, Hai Bà Trưng) 
169 
2. Quận/Huyện mới của Hà Nội (Cầu Giấy, Thanh 
Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Từ Liêm, Gia Lâm, 
Đông Anh) 
88. Tỉnh khác (ghi cụ thể):  
Q42. Hiện tại bạn đang sống cùng 
ai? 
1. Một mình. 
2. Gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột). 
3. Họ hàng (cô, dì, chú, bác). 
4. Bạn cùng phòng trọ/ký túc xá 
5. Người yêu. 
6. Người quen. 
7. Khác (ghi cụ thể): ...... 
Q43. Khi gặp khó khăn trong cuộc 
sống hay trong học tập bạn 
thường làm gì? 
(có thể chọn nhiều phương án) 
1. Tâm sự/nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ. 
2. Tâm sự/nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. 
3. Tâm sự/nhờ sự giúp đỡ của người yêu. 
4. Đi chùa/đền/nhà thờ. 
5. Uống bia/rượu, hút thuốc lá. 
88. Khác (ghi cụ thể): .......... 
Bộ câu hỏi kết thúc tại đây. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian trả lời các câu hỏi! 
170 
Phụ lục 5. Hướng dẫn thảo luận nhóm ĐTNC trước-sau can thiệp 
Đối tượng:  
Thời gian thảo luận:  
Địa điểm: .. 
Mục tiêu: Tìm hiểu thái độ của sinh viên với các trường hợp có RLLA và trầm cảm; các 
yếu tố có thể ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến dự định tìm kiếm sự trợ giúp; các loại 
hình tài liệu truyền thông phù hợp để chuyển tải các thông tin về RLLA và trầm cảm đến 
sinh viên; ưu điểm và hạn chế của các hoạt động/tài liệu can thiệp; bài học kinh nghiệm. 
Nội dung 
 Trước can thiệp 
- Cảm giác như thế nào khi thấy bạn mình có những lời nói hoặc hành vi ứng xử 
không bình thường? Khi thấy bạn mình bỗng trở nên trầm lặng, không muốn tham 
gia các hoạt động thường ngày? 
- Suy nghĩ thế nào về một người bạn mắc RLLA và trầm cảm? 
- Có sẵn sàng giúp đỡ người bạn đó vượt qua tình trạng hiện tại không? Nếu có, sẽ 
giúp đỡ như thế nào? 
- Điều gì thúc đẩy bạn muốn giúp đỡ người bạn đó? 
- Điều gì làm bạn không muốn giúp đỡ người bạn đó? 
- Nếu có chương trình can thiệp về RLLA và trầm cảm, các bạn mong muốn tìm 
hiểu thêm về những chủ đề gì? 
- Hoạt động/tài liệu truyền thông nào phù hợp với các bạn sinh viên hiện nay để 
chuyển tải thông tin về RLLA và trầm cảm? 
 Sau can thiệp 
- Cảm giác như thế nào khi thấy bạn mình có những lời nói hoặc hành vi ứng xử 
không bình thường? Khi thấy bạn mình bỗng trở nên trầm lặng, không muốn tham 
gia các hoạt động thường ngày? 
171 
- Suy nghĩ thế nào về một người bạn mắc RLLA và trầm cảm? 
- Có sẵn sàng giúp đỡ người bạn đó vượt qua tình trạng hiện tại không? Nếu có, sẽ 
giúp đỡ như thế nào? 
- Điều gì thúc đẩy bạn muốn giúp đỡ người bạn đó? 
- Điều gì làm bạn không muốn giúp đỡ người bạn đó? 
- Bạn nhận xét thế nào về hoạt động tập huấn và phát sách mỏng trên lớp? Điều gì 
làm bạn thấy thích? Điều gì cần rút kinh nghiệm cho lần sau? 
- Bạn nhận xét thế nào về hoạt động hướng dẫn cài app Shining Mind vào điện 
thoại của bạn? Điều gì làm bạn thấy thích? Điều gì cần rút kinh nghiệm cho lần 
sau? 
- Các tài liệu và hoạt động can thiệp mà chương trình thực hiện giúp bạn thay đổi 
thế nào về hiểu biết cũng như thái độ với RLLA và trầm cảm? 
172 
Phụ lục 6. Sách mỏng “Bạn biết gì về rối loạn lo âu và trầm cảm?” 
173 
Phụ lục 7. Hình ảnh và một số nội dung trên phần mềm ShiningMind 
174 
175 
176 
177 
Phụ lục 8. Hình ảnh buổi tập huấn về rối loạn lo âu và trầm cảm cho ĐTNC 
178 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_ket_qua_can_thiep_thu_nghiem_nang_cao_nang_luc_suc_k.pdf
  • pdfTom tat luan an.Nguyen Thai Quynh Chi.pdf
  • pdfTrang thong tin LA_tieng Anh_Q.Chi.pdf
  • pdfTrang thong tin LA_tieng Viet_Q.Chi.pdf