Tiểu luận Xây dựng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hưng Thạnh 1, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - Năm học 2017-2018

(Bản scan)

1.1.Cơ sở pháp lý

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ vào Quy chế ban hành Điều lệ trường Tiểu học tại Điều 20 thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng;

Căn cứ Thông tư số 13/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục;

Căn cứ Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Điều 4 tiêu chỉ 4 về giao tiếp ứng xử trong giao tiếp;

Căn cứ Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 09 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Công văn số 505/HD-PGDĐT ngày 20 tháng 8 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười về hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2016- 2017 của ngành học mầm non, cấp tiểu học và cấp THCS;

Căn cứ Công văn số 126/HD-THHT1 ngày 29 tháng 8 năm 2017 về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2017-2018;

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1. Khái niệm về đàm phán

| Trong quá trình học tập và nghiên cứu về kĩ năng đàm phán tôi nghĩ rằng để xây dựng và phát triển một tập thể vững mạnh và có thương hiệu thì vai trò của đàm phán rất quan trọng thể hiện qua việc đàm phán giữa hiệu trưởng với giáo viên, các bạn ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân,... thông qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư điện tử, điện thoại,...nhằm để đạt mục tiêu đàm phản giữa các bên, Vậy đàm phán là gì? “Đàm phán được hiểu là một quá trình giao tiếp giữa các bên mà trong đó người ta muốn điều hòa mối quan hệ giữa họ thông qua quá trình trao đổi thông tin và thuyết phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách trong khi giữa họ có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng”.



pdf 23 trang chauphong 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Xây dựng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hưng Thạnh 1, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_xay_dung_ky_nang_dam_phan_cua_hieu_truong_truong_t.pdf