Tiểu luận Quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém ở trường THCS An Quảng Hữu - Năm học 2018-2019
1.1 Cơ sở pháp lý
Năm 2006 Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ký quyết định số 16/2006/QĐ-
BGD&ĐT ban hành về chương trình giáo dục phổ thông. Điểm mới là đưa
chuẩn kiến thức, kĩ năng vào chương trình.Chỉ đạo việc dạy học, kiểm tra
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tạo nên sự thống nhất trong cả nước,
để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm, giảm số lượng học sinh chưa đạt
chuẩn .Việc giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng là yêu cầu bắt buộc, học
sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học tức là chưa
đạt được các yêu cầu tối thiểu.
Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Tổ chức giảng dạy, học tập và các
hoạt động khác theo mục tiêu chương trình giáo dục”(điều 58) để học sinh
hoàn thành chương trình và tốt nghiệp bậc học người thầy có nhiệm vụ quan
trọng là quan tâm phụ đạo học sinh yếu kém để các em có được chuẩn kiến
thức, kĩ năng cơ bản hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
Thực hiện chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về cuộc
vận động “Hai không” tiếp theo là Bộ trưởng bộ GDĐT triển khai cuộc vận
động hai không với bốn nội dung trong đó có nội dung “ Nói không với việc
ngồi nhầm lớp” Để không còn học sinh ngồi nhầm lớp giáo viên phải đặc biệt
chú trọng giúp đỡ học sinh có học lực yếu, kém đạt được chuẩn theo quy định
của chương trình.
1.2 Cơ sở lý luận
Chất lượng dạy học của nhà trường được thể hiện bằng kết quả học tập
của học sinh, dựa vào các tiêu chí:thành tích học tập, tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ
lệ học sinh tốt nghiệp .Nếu như những phương pháp cải tiến của nhà trường
không ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và thành tích của học sinh thì
chắc chắn chúng ta chưa hoàn thành nhiệm của người quản lý.
Việc nâng cao công tác phụ đạo học sinh yếu kém là nhằm mang lại
hiệu quả thật sự, giúp học sinh lấy lại kiến thức cơ bản tiếp thu các kiến thức
mới dễ dàng hơn. Người quản lý phải tìm được giải pháp, tạo mọi điều kiện
về vật chất và tinh thần để giáo viên hết lòng với công việc của mình. Sự tác2
động của người quản lý đến tập thể giáo viên làm cho các hoạt động phụ đạo
học sinh yếu kém diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém ở trường THCS An Quảng Hữu - Năm học 2018-2019
MỤC LỤC MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CBQLTRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ CÚ NĂM HỌC 2017-2018 QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM Ở TRƯỜNG THCS AN QUẢNG HỮU NĂM HỌC 2018-2019 Người thực hiện: Triệu Thị Hồng Yến Đơn vị công tác: Trường THCS An Quảng Hữu-huyện Trà Cú -tỉnh Trà Vinh MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ MỤC LỤC 1 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................... 1 1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................... 1 1.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................... 2 2 – TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM TẠI TRƯỜNG THCS AN QUẢNG HỮU 2.1. Khái quát đặc điểm trường THCS An Quảng Hữu 2 2.2. Thực trạng quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém tại trường THCS An Quảng Hữu.. ........................................................................... .... 3 2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức . ........................ .... 5 2.4. Kinh nghiệm thực tế quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém tại trường THCS An Quảng Hữu. 7 3 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM TẠI TRƯỜNG THCS AN QUẢNG HỮU NĂM HỌC 2018- 2019 . 10 4 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận ............................................................................... .. 14 4.2. Kiến nghị ............................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở pháp lý Năm 2006 Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ký quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ban hành về chương trình giáo dục phổ thông. Điểm mới là đưa chuẩn kiến thức, kĩ năng vào chương trình.Chỉ đạo việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tạo nên sự thống nhất trong cả nước, để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm, giảm số lượng học sinh chưa đạt chuẩn .Việc giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng là yêu cầu bắt buộc, học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học tức là chưa đạt được các yêu cầu tối thiểu. Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động khác theo mục tiêu chương trình giáo dục”(điều 58) để học sinh hoàn thành chương trình và tốt nghiệp bậc học người thầy có nhiệm vụ quan trọng là quan tâm phụ đạo học sinh yếu kém để các em có được chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Thực hiện chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về cuộc vận động “Hai không” tiếp theo là Bộ trưởng bộ GDĐT triển khai cuộc vận động hai không với bốn nội dung trong đó có nội dung “ Nói không với việc ngồi nhầm lớp” Để không còn học sinh ngồi nhầm lớp giáo viên phải đặc biệt chú trọng giúp đỡ học sinh có học lực yếu, kém đạt được chuẩn theo quy định của chương trình. 1.2 Cơ sở lý luận Chất lượng dạy học của nhà trường được thể hiện bằng kết quả học tập của học sinh, dựa vào các tiêu chí:thành tích học tập, tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp .Nếu như những phương pháp cải tiến của nhà trường không ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và thành tích của học sinh thì chắc chắn chúng ta chưa hoàn thành nhiệm của người quản lý. Việc nâng cao công tác phụ đạo học sinh yếu kém là nhằm mang lại hiệu quả thật sự, giúp học sinh lấy lại kiến thức cơ bản tiếp thu các kiến thức mới dễ dàng hơn. Người quản lý phải tìm được giải pháp, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo viên hết lòng với công việc của mình. Sự tác 2 động của người quản lý đến tập thể giáo viên làm cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. 1.3 Cơ sở thực tiễn Thực tế trong những năm gần đây chất lượng giảng dạy của trường THCS An Quảng Hữu càng được nâng lên, tuy nhiên tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao. Đặc biệt đối với ba môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh có một bộ phận học sinh không theo kịp chương trình, hổng kiến thức có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh bị yếu kém: Cuộc sống gia đình không ổn, thường di chuyển đây đó, tình cha mẹ ly hôn, một số gia đình xem nhẹ việc học của con, công tác phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường chưa chặt chẽ, một số em chưa ý thức được việc học, một số em chậm về nhận thức và tiếp thutất cả đều dẫn đến học sinh không nắm được kiến thức ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc phụ đạo học sinh yếu kém tại trường được tiến hành nhưng kết quả chưa khả quan. Vì vậy “Quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu kém tại trường THCS An Quảng Hữu năm học 2018-2019” là vấn đề mà Hiệu trưởng phải xem như nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động giáo dục của nhà trường, nhằm tìm ra giải pháp phù hợp và mang lại hiệu thiết thực 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM TẠI TRƯỜNG THCS AN QUẢNG HỮU TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2.1 Khái quát về trường THCS An Quảng Hữu THCS An Quảng Hữu đóng trên địa bàn ấp Sóc Tro Giữa- xã An Quảng Hữu - huyện Trà Cú- tỉnh Trà Vinh. Đây là một xã có đều kinh tế đặc biệt khó khăn (xã nghèo) đa số người dân là người dân tộc Khmer, chủ yếu sống bằng nghề nông , chăn nuôi, trồng hoa màu, một số làm thuê, lao động chân taytỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao. Cơ sở vật chất của trường: tổng diện tích đất 11.127m2 , trường có 12 phòng học, 1 phòng tin học,1 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện, 1 phòng đoàn đội, 1 phòng BGH,1 phòng giáo viên. 3 Cơ cấu tổ chức trường gồm 2 cán bộ quản lý ; 34 giáo viên; 2 nhân viên, trường gồm 4 tổ chuyên môn.Trình độ của cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn theo quy định. Quy mô trường lớp: Năm học 2016-2017 trường có 18 lớp : 3 lớp 9, 5 lớp 8, 5 lớp 7 và 5 lớp 6 Năm học 2017-2018 trường có 18 lớp : 4 lớp 9, 4 lớp 8, 5 lớp 7 và 5 lớp 6 Chất lượng hai mặt giáo dục năm 2016-2017 và năm 2017-2018 Năm 2016-2017 Giỏi/Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Học lực 22.57% 34.48% 40.79% 1.44% 0.72% Hạnh kiểm 77.08% 22.56% 0.36% Năm 2017-2018 Giỏi/Tốt Khá Trung bình Yếu Học lực 22.03% 39.24% 34.6% 3.96% 0.17% Hạnh kiểm 81.41% 18.59% Những năm qua tỉ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh khá cao trường được xếp thứ hai, thứ ba trong toàn huyện. 2.2 Thực trạng về quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém tại trường THCS An Quảng Hữu. Ngay từ đầu năm nhà trường tổ chức thi chất lượng để nắm bắt tình hình học tập, năng lực của học sinh.Nhưng kết quả thu được thường tỉ lệ học sinh điểm thấp rất cao (trong hè các em không ôn tập lại kiến thức hoặc có ôn tập nhưng chưa đúng phương pháp) làm cho việc phân loại học sinh yếu, kém của giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của nhà trường tạm đủ cho các em học buổi chính thức ( Sáng: khối 6,9 ; chiều : khối 7,8) số phòng dành cho công tác bồi giỏi, nâng yếu chỉ còn lại 3 phòng nên làm cho công tác này bị động ( thực hiện ít tiết / tuần) 4 Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng, cá nhân giáo viên xây dựng kế hoạch phụ đạo sau khi nắm được danh sách học sinh yếu kém của từng khối, theo từng môn. Điểm tồn tại ở đây là đa số kế hoạch xây dựng còn chung chung thiếu sự cụ thể như yêu cầu về: giáo án, phương pháp còn một vài giáo viên làm đại khái, qua loa. Dựa trên các văn bản, chỉ đạo của ngành hiệu trưởng giao phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn xây dựng thời khóa biểu phụ đạo trái buổi, phân công giáo viên phụ trách. Khuyến khích giáo viên ngoài phụ đạo trái buổi còn kèm cặp cho các em trong giờ học chính thức ở đầu giờ, cuối bài hoặc lựa chọn thời gian thích hợp. Chưa khuyến khích giáo viên khai thác đồ dùng dạy học, tranh ảnh thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết phụ đạo . Một số giáo viên thực hiện công tác bồi giỏi rất hiệu quả nhưng công tác nâng yếu, nâng kém chưa tích cực.Hiệu trưởng chưa có biện pháp nâng cao nhận thức trong giáo viên về tầm quan trọng của công tác phụ đạo học sinh yếu, kém. Hiệu trưởng quan tâm tuyên dương trước tập thể một số trường hợp điển hình. Giáo viên nhiệt tình có tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh, nguyên nhân các em học yếu đồng thời có sự đầu tư về giáo án, phương pháp cho công tác phụ đạo tạo được sự yêu thích trong học sinh. Cuối học kì hiệu trưởng chỉ đạo sơ kết rút kinh nghiệm về công tác phụ đạo học sinh yếu kém.Tuy nhiên thường thiếu đi phần quan trọng là tư vấn cho giáo viên hướng khắc những hạn chế cũng như động viên sự sáng tạo trong giáo viên. Về phía phụ huynh học sinh. Hiệu trưởng giao giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc học tập của các em đặc biệt đối với những em học yếu kém, tuy nhiên hiệu quả không cao còn một bộ phận cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con em. 5 Nhìn chung công tác phụ đạo học sinh yếu kém được thực hiện tại trường THCS An Quảng Hữu nhiều năm qua tuy có sự cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.Về phía sự chỉ đạo,tổ chức của ban giám hiệu cần có sự sâu sát hơn, về phía sự phối hợp với phụ huynh học sinh cần chặt chẽ hơn, quan trọng là ở sự tận tụy hết lòng vì học sinh của giáo viên cũng phải nhiều hơn. 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu kém tại trường THCS An Quảng Hữu. 2.3.1.Điểm mạnh - Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác.Có một bộ phận giáo viên có kinh nghệm trong việc phụ đạo học sinh yếu kém. -Phần lớn giáo viên nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém. -Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép các nội dung phụ đạo học sinh yếu, kém vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. -Lãnh đạo nhà trường có sự đoàn kết trong công tác quản lý, có sự trao đổi phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường . -Ban giám hiệu thường xuyên khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Đặc biệt là học hỏi ở những giáo viên có kinh nghiệm, thực hiện công tác nâng yếu có hiệu quả. -Nhà trường có phát động được các phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, có tuyên dương phát thưởng. 2.3.2 Điểm yếu -Công tác phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu, kém tuy có kế hoạch cụ thể nhưng chưa có sự giám sát nghiêm túc như ở buổi học chính thức. 6 -Các buổi học nâng yếu thường học sinh vắng nhiều vì nhiều lý do: phụ giúp việc nhà cho cha mẹ, phải chăm em nhỏ, đi làm cùng cha mẹ, mê chơi, xấu hổ ngại tham gia tình trạng này tồn tại khá lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục, một phần là do khâu chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh, cũng như chính quyền địa phương chưa tốt, chỉ đạo công tác tuyên truyền ... đỡ nhau khi gặp khó khăn.Giáo viên theo dõi hướng dẫn kịp thời để cả nhóm cùng tiến bộ.Đây là phương pháp phụ đạo hay và được nêu điển hình trong toàn trường. *Nguyên nhân của sự thành công -Hiệu trưởng có kế hoạch và chỉ đạo phân công phụ đạo học sinh yếu kém cụ thể, rõ ràng. -Lựa chọn được giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy mục đích cuối cùng giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và tiến bộ trong học tập.Thực tế có nhiều giáo viên giỏi nhưng khi dạy những đối tượng này không hiệu quả. Ngược lại những thầy cô không giỏi nhưng tỉ mỉ kiên trì với học sinh thì lại hiệu quả .Chính vì thế việc lựa chọn giáo viên phụ đạo cho học sinh dựa trên cơ sở tự nguyện, sự tận tụy chu đáo quan tâm của giáo viên đối với học sinh. 9 -Người lãnh đạo có sự quan tâm sâu sát trong việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Trao đổi giải thích rõ về sức học của con em họ thuộc diện phải phụ đạo để họ thấy rằng việc phụ đạo là giúp đỡ các em theo kịp bạn bè ,theo kịp chương trình.Vì vậy phụ huynh phải tạo điều kiện cho con em mình tham gia học phụ đạo đầy đủ. -Hiệu phó chuyên môn khuyến khích giáo viên, tổ chuyên môn mở các chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ tạo điều kiện để họ áp dụng vào thực tế đạt kết quả. -Hiệu trưởng đã khơi được động lực trong giáo viên và học sinh. Có những hình thức khen thưởng học sinh tiến bộ, khen thưởng giáo viên có thành tích cao trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém. - Hiệu trưởng làm cho giáo viên thấy công tác phụ đạo học sinh yếu kém là vấn đề cần thiết nhưng không được nóng vội, giáo viên phải xây dựng kế hoạch riêng của mình tùy vào từng đối tượng, nguyên nhân mà có biện pháp giúp đỡ các em phù hợp, kịp thời. Không nên áp dụng chung chung cho tất cả các học sinh sẽ không có kết quả. -Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng năm ở từng khối lớp mà nhà trường có kế hoạch và chỉ đạo thích hợp để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém. *Nguyên nhân của những mặt chưa thành công -Một phần là do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời, chưa hết lòng với học sinhmột phần là do các em không thích học, không biết cách học -Nhà trường chưa tăng cường kiểm tra việc soạn giáo án phụ đạo, phương pháp phụ đạo cũng như sự chuẩn bị của giáo viên cho tiết phụ đạo. -Công việc hoạt động của nhà trường còn chồng chéo chưa khoa học, cách sắp xếp lịch phụ đạo chưa thật phù hợp. -Kế hoạch phụ đạo tuy được xây dựng đầu năm nhưng khâu kiểm tra ,tổ chức thực hiện chưa được chu đáo, chưa huy động được các nguồn lực xã hội cùng tham gia. 10 - Ý thức của giáo viên về phụ đạo học sinh yếu, kém tuy có nâng lên nhưng một số giáo vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức, chưa cải tiến được phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng này. -Nhận thức của phụ huynh về việc học của con em có sự chuyển biến tốt hơn song vẫn có một bộ phận cha mẹ quá khó khăn các em phải làm quá nhiều việc phụ ba mẹ không có thời gian học bài, làm bàiđây cũng là nguyên nhân trực tiếp tác động đến kết quả học tập của học sinh cũng như sự tiến bộ của các em trong quá trình được phụ đạo. 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM TẠI TRƯỜNGTHCS AN QUẢNG HỮU NĂM HỌC NĂM HỌC 2018-2019 Tên / nội dung công việc Mục tiêu/ kết quả cần đạt Người / đơn vị thực hiện Người phối hợp Điều kiện thực hiện (thời gian/ phương tiện) Cách thức thực hiện Những khó khăn , rủi ro Biện pháp khắc phục Tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm Coi và chấm thi nghiêm túc -Hiệu trưởng -Phó hiệu trưởng -Tổ trưởng chuyên môn -Giáo viên Có đầy đủ phòng thi, trang thiết bị phục vụ kỳ thi Phân công giáo viên ra đề thi, coi thi, chấm thi Một vài giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc -Sinh hoạt lại quy chế coi thi, chấm thi. -Nhắc nhở, theo dõi. Lập danh sách học sinh yếu kém theo từng môn, từng khối, lớp Chính xác, kịp thời Giáo viên bộ môn -Tổ trưởng chuyên môn -Giáo viên chủ nhiệm Sau khi có kết quả thi đầu năm Giáo viên bộ môn dựa vào kết quả thi đầu năm và theo dõi quan sát trong Một vài trường hợp đánh giá chưa đúng năng lực của học sinh Giáo viên bộ môn tiếp tục theo dõi nắm lại năng lực của từng em 11 quá trình học tập của học sinh. Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém cho toàn trường Kế hoạch rõ ràng, cụ thể , kịp thời Phó hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn Cuối tháng 8 Tổ trưởng chuyên môn báo cáo số liệu học sinh yếu kém và tham mưu cho phó hiệu trưởng Kế hoạch chưa phù hợp, chưa cụ thể Tham khảo ý kiến của cấp dưới có sự điều chỉnh cho phù hợp Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng thời khóa biểu, phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu, kém Phù hợp, kịp thời Tổ trưởng chuyên môn -Giáo viên bộ môn -Giáo viên chủ nhiệm Có đầy đủ phòng học phụ đạo trái buổi -Tổ trưởng lựa chọn phân công giáo viên. -Tổ trưởng xây dựng thời khóa biểu, trình phó hiệu trưởng phê duyệt Lịch chồng chéo với những công việc khác Căn cứ vào điều kiện thực tế có thể điều chỉnh cho hợp lý Tổ chức họp phụ huynh học sinh Thống nhất giữa nhà trường và phụ -Hiệu trưởng -Giáo viên chủ -Giáo viên bộ môn -Phụ Có đầy đủ phòng họp thoáng Thông báo đối tượng phải phụ đạo, biện Phụ huynh các em học sinh yếu, kém Giáo viên liên hệ trực tiếp với gia đình 12 huynh về kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém nhiệm lớp huynh học sinh mát, sạch sẽ pháp phụ đạo hỗ trợ học sinh, lịch phụ đạo cho phụ huynh nắm vắng họp học sinh Chỉ đạo tổ trưởng báo cáo tiến trình phụ đạo học sinh yếu, kém hằng tháng, rút kinh nghiệm Báo cáo kịp thời, chính xác Tổ trưởng chuyên môn -Giáo viên bộ môn -Giáo viên chủ nhiệm Cuối mỗi tháng -Giáo viên bộ môn báo tổ trưởng tiến trình phụ đạo - Giáo viên báo cáo các trường hợp chưa tiến bộ Một số ít giáo viên thực hiện qua loa , chưa sâu sát -Nhắc nhở, đôn đốc -Nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác phụ đạo học sinh yếu, kém Sinh hoạt tổ theo hướng chú trọng đi sâu vào các trường hợp học sinh yếu, kém không tiến bộ Tìm ra phương pháp giúp học sinh yếu kém tiến bộ Tổ trưởng chuyên môn -Giáo viên bộ môn -Giáo viên chủ nhiệm Nắm danh sách học sinh không tiến bộ sau thời gian phụ đạo -Giáo viên bộ môn kết hợp giáo viên chủ nhiệm liên hệ phụ huynh học sinh tìm hiểu nguyên nhân báo lại với tổ trưởng Không xác định được nguyên nhân học sinh học yếu Giáo viên gần gũi, giúp đỡ tạo niềm tin cho các em Chỉ đạo mỗi tổ mở một chuyên đề Chuyên đề khả thi áp dụng -Tổ trưởng -Giáo viên bộ Giáo viên chủ nhiệm Có đầy đủ phòng học, -Giáo viên thực hiện Giáo viên làm qua loa đối phó -Nâng cao nhận thức của giáo viên 13 về nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém vào thực tế hiệu quả môn phương tiện chuyên đề báo cáo trước tổ -Các thành viên trong tổ thảo luận góp ý -Vận động thuyết phục, đưa vào đánh giá thi đua khen thưởng. Tổ chức đánh giá công tác phụ đạo học sinh yếu, kém -Rút được bài học kinh nghiệm -Tư vấn hướng khắc phục thiếu sót -Hiệu trưởng -Phó hiệu trưởng Tập thể giáo viên của trường -Cuối học kì -Cuối năm học -Ban giám hiệu trực tiếp kiểm tra giáo án, hỗ trợ giáo viên -Đánh giá công khai trước cuộc họp Gặp phải sự chống đối -Tư vấn, thuyết phục -Đánh giá công bằng khách quan Khen thưởng Khen thưởng kịp thời -Ban giám hiệu -Công đoàn -Ban đại diện cha mẹ học sinh -Vận động quỹ công đoàn, quỹ hội cha mẹ học sinh -Dựa vào kết quả học tập của học sinh sau thời gian tham gia phụ đạo -Tuyên dương khen thưởng giáo viên thực hiện công tác Nguồn kinh phí chưa đáp ứng đủ theo tình hình thực tế -Thuyết phục, vận động kinh phí từ nhiều nguồn. 14 phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả -Tuyên dương khen thưởng học sinh có sự tiến bộ vượt trội sau khi tham gia phụ đạo 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Phụ đạo học sinh yếu kém là một hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ trường THCS nào.Hiệu quả của công tác này quyết định đến sự thành công hay thất bại của người quản lý. Việc tìm ra biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên, của nhà trường.Các em có được kiến thức cơ bản,tự tin vào bản thân, tin tưởng vào thầy cô đó đều nhờ vào sự đoàn kết, tâm huyết của tập thể sư phạm nhà trường .Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém không phải làm theo phong trào, đối phó với kiểm tra, thi đua mà là một công tác thường xuyên và lâu dài. Nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém là một việc làm khó khăn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phía .Nhưng quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người thầy, thầy phải truyền được cảm xúc ước mơ cho học sinh cùng với sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh, sự chỉ đạo điều hành sát sao của hiệu trưởng thì kết quả sẽ dần cải thiện theo hướng tích cực hơn. 4.2 Kiến nghị 15 *Đối với chính quyền địa phương -Quan tâm hơn nữa trong việc phối hợp với nhà trường quản lý và giáo dục học sinh.Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho giáo dục -Tuyên truyền các chủ trương đường lối về giáo dục đến toàn thể người dân. -Có liên hệ nhắc nhở, động viên những phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học của con em . -Hỗ trợ, giúp đỡ cho những gia đình khó khăn mà có con em đang đi học. * Đối với Phòng giáo dục -Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc biệt là phòng học để đảm bảo đủ phòng cho công tác phụ đạo học sinh trái buổi. -Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức thao giảng dự giờ, mở các chuyên đề về phụ đạo học sinh yếu kém để giáo viên có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. -Tăng cường sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn thường xuyên. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Luật giáo dục năm Việt Nam 2005 2.Quyết định số 16/2006/QĐ –BGD & ĐT ban hành về chương trình giáo dục phổ thông. 3.Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_cong_tac_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_o_truong.pdf