Luận án Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giáo dục là

quốc sách hàng đầu, đã khẳng định vị trí vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Với Quan điểm định hướng chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra, sự

nghiệp giáo dục cần thiết phải có sự hoàn thiện, đổi mới về tất cả các phương diện: mục

tiêu, cơ cấu, hệ thống, nội dung, chương trình, đội ngũ người dạy, cơ sở vật chất, tổ chức

quản lý giáo dục,. nhằm đạt tới chất lượng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của sự phát

triển kinh tế - xã hội.

Các văn bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cho ngành Giáo dục như: Chỉ thị số

14/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc đổi mới chương

trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội; Chỉ thị

số 18/2001-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp

bách, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân đã đặt ra cho

ngành giáo dục và đào tạo nhiệm vụ có tính chiến lược trong việc nâng cao chất lượng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhưng trong đó chất lượng

đội ngũ Giáo viên (GV) phải là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Chất lượng GV ngày

nay được hiểu đầy đủ hơn trước, bao gồm đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng chính trị,

năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn, trong đó năng lực sư phạm và năng lực

chuyên môn là những yếu tố động nhất, bởi nó phải đáp ứng thường xuyên yêu cầu đổi

mới chương trình giáo dục ở các cấp học. Điều đó cũng có nghĩa là nền tảng năng lực

nghề nghiệp được đào tạo ở trường sư phạm của GV phải được phát triển không ngừng

theo sự thay đổi của mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trong nhà trường,

bằng việc bổ sung hoàn thiện những kỹ năng phù hợp hơn, hiệu quả hơn, dựa trên các

quan điểm dạy học hiện đại.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thể hiện rất rõ định hướng vận dụng

các mô hình phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại, có tính năng động và có tính xã hội

hóa cao, có chức năng tích cực hóa người học, khuyến khích học tập, phát triển kỹ năng

xã hội của người học. Có như vậy, dạy học mới giúp hình thành ở Học sinh (HS) kỹ

năng học tập hiệu quả, kỹ năng sống trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn. Kỹ năng

sống của HS phổ thông được cộng đồng thế giới xem như yếu tố hạt nhân của chất lượng

giáo dục. Thiếu kỹ năng sống, người học không thể được xem là đã được giáo dục tốt.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở cấp trung học cơ sở (THCS) GV và HS đều

phải đổi mới cách dạy, cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học hợp tác2

(DHHT) là một trong những hướng tiếp cận quan trọng trong đổi mới PPDH hiện nay ở

nước ta. Nó có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập cũng như phát triển năng lực xã

hội của người học, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nghề nghiệp của

chính GV. Muốn thực hiện DHHT thành công, GV cần có những kỹ năng dạy học nhất

định, HS cần có những kỹ năng học tập nhất định và những kỹ năng ấy đều phải thích

hợp với các nguyên tắc và yêu cầu DHHT.

Gần đây ở các nhà trường đã xuất hiện nhiều kinh nghiệm về đổi mới PPDH

nhờ việc áp dụng những mô hình và kỹ thuật dạy học như: thảo luận nhóm, thiết kế bài

giảng điện tử, dạy cách học tập giải quyết vấn đề. đặc biệt ở các thành phố (Tp)lớn

như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các dự án phát triển giáo

dục đều nhấn mạnh đổi mới PPDH theo hướng kiến tạo, tìm tòi, tham gia, hợp tác, phát

huy tính tích cực của người học, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả học tập.

Tuy nhiên, đó mới là những phương hướng, những cách tiếp cận chung trong lĩnh vực,

PPDH, trong khi đó cốt lõi của đổi mới phương pháp chính là kỹ năng dạy học của GV.

Không có kỹ năng tiến hành PPDH theo lý luận hay mô hình mới thì sẽ không có

phương pháp đổi mới.

Vấn đề kỹ năng dạy học còn ít được quan tâm, nhất là kỹ năng dạy học nhằm tích

cực hóa học tập nói chung và trong các môn học nói riêng, như thiết kế bài dạy, kiểm tra,

đánh giá, sáng tạo PPDH phù hợp để tiến hành dạy học theo những chiến lược DHHT,

học tập tìm tòi, học nhóm nhỏ, học tập theo dự án, học tập giải quyết vấn đề. Riêng về

kỹ năng DHHT ở trường trung học cơ sở (THCS) được xem là vấn đề còn bỏ trống trong

những năm vừa qua.

Với những lý do nêu trên, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề: "Phát triển kỹ

năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở" và lấy đó làm để tài thực hiện

luận án tiến sĩ.

pdf 173 trang chauphong 19/08/2022 10520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở

Luận án Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở
i 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
NGUYỄN THÀNH KỈNH 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DẠY HỌC HỢP TÁC 
CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục 
Mã số: 62.14.01.01 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC 
 Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. PHẠM HỒNG QUANG 
2. GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ 
THÁI NGUYÊN - 2010 
ii 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các 
nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa được sử 
dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ 
nguồn gốc. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Thành Kỉnh 
iii 
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
Từ viết tắt Xin đọc là 
ĐC Đối chứng 
CBQL Cán bộ quản lý 
CĐSP Cao đẳng sư phạm 
DHHT N Dạy học hợp tác nhóm 
ĐDDH Đồ dùng dạy học 
GDPT Giáo dục phổ thông 
GS Giáo sư 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
HT Học tập 
HHT Học hợp tác 
HTHT Học tập hợp tác 
KN Kỹ năng 
PGS Phó giáo sư 
PPDH Phương pháp dạy học 
SGK Sách giáo khoa 
TBDH Thiết bị dạy học 
TCGD Tạp chí Giáo dục 
Tp Thành phố 
TD Thí dụ 
TN Thực nghiệm 
TS Tiến sĩ 
TSKH Tiến sĩ khoa học 
THCS Trung học cơ sở 
THPT Trung học phổ thông 
iv 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 
3.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................................... 2 
3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2 
4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 3 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................... 3 
5.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các kỹ năng DHHT 
của GVTHCS. ..................................................................................................... 3 
5.2. Xác định hệ thống kỹ năng DHHT của GV THCS dựa trên những nguyên 
tắc và yêu cầu DHHT.......................................................................................... 3 
5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS trong quá 
trình bồi dưỡng GV. ............................................................................................ 3 
5.4. Tổ chức thực nghiệm bồi dưỡng kỹ năng DHHT cho GV THCS tại một số 
trường ở tỉnh Tây Ninh. ...................................................................................... 3 
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 
6.1. Hệ thống kỹ năng DHHT được giới hạn ở những kỹ năng chung cho các 
môn học, không dành riêng cho từng môn học. ................................................ 3 
6.2. Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT được giới hạn trong phạm vi hoạt 
động bồi dưỡng chuyên môn cho GV................................................................ 3 
6.3. Thực nghiệm được giới hạn ở một số trường THCS của tỉnh Tây Ninh, 
phạm vi khảo sát thực trạng giáo dục được giới hạn ở một số tỉnh miền 
Đông Nam Bộ..................................................................................................... 3 
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3 
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................. 3 
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................... 3 
7.3. Các phương pháp nghiên cứu khác...................................................................... 4 
8. Những luận điểm cần bảo vệ ....................................................................................... 4 
9. Đóng góp mới của luận án........................................................................................... 5 
9.1. Về mặt lý luận ...................................................................................................... 5 
9.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 5 
10. Cấu trúc luận án ......................................................................................................... 5 
v 
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ 
NĂNG DẠY HỌC HỢP TÁC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC 
CƠ SỞ .....................................................................................................6 
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng dạy học hợp tác............................................... 6 
1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................................... 6 
1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................6 
1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước..............................................................................9 
1.1.2. Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác .............................................................. 11 
1.1.2.1. Cơ sở triết học..........................................................................................11 
1.1.2.2. Cơ sở tâm lý học......................................................................................12 
1.1.2.3. Cơ sở xã hội học ......................................................................................13 
1.1.2.4. Cơ sở lý luận dạy học ..............................................................................14 
1.1.3. Các khái niệm công cụ .................................................................................... 15 
1.1.3.1. Khái niệm hợp tác....................................................................................15 
1.1.3.2. Khái niệm học tập hợp tác.......................................................................15 
1.1.3.3. Khái niệm dạy học hợp tác......................................................................16 
1.1.3.4. Khái niệm phát triển ................................................................................17 
1.1.3.5. Khái niệm bồi dưỡng...............................................................................18 
1.1.3.6. Khái niệm kỹ năng...................................................................................18 
1.1.4. Bản chất, cấu trúc, tác dụng của DHHT N..................................................... 20 
1.1.4.1. Bản chất của DHHT N ............................................................................20 
1.1.4.2. Cấu trúc dạy học hợp tác nhóm...............................................................21 
1.1.4.3. Tác dụng của DHHT đối với cấp học THCS .........................................23 
1.1.5. Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GV THCS ....................................... 25 
1.1.5.1. Mục đích của việc phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS...............26 
1.1.5.2. Nội dung phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS..............................26 
1.1.5.3. Hình thức phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.............................26 
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển kỹ năng DHHT cho GV trung học cơ sở ...... 27 
1.2.1. Thực trạng sử dụng các PPDH và đổi mới PPDH, sự hiểu biết về 
DHHT, HTHT và hoạt động bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV 
THCS qua khảo sát .............................................................................................. 27 
1.2.1.1. Tổ chức khảo sát......................................................................................27 
1.2.1.2. Kết quả khảo sát.......................................................................................28 
1.2.2. Kết luận chung về thực trạng qua khảo sát..................................................... 40 
1.3. Kết luận chương 1................................................................................................... 40 
vi 
Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DẠY HỌC HỢP TÁC 
CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ...........................................42 
2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.... 42 
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................ 42 
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................. 43 
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................. 43 
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả toàn diện ................................................. 44 
2.2. Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS............................................ 44 
2.2.1. Nhóm biện pháp 1: Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng DHHT cho 
GV THCS............................................................................................................. 45 
2.2.1.1. Mục đích ý nghĩa .....................................................................................45 
2.2.1.2. Nội dung...................................................................................................45 
2.2.1.3. Điều kiện thực hiện nhóm biện pháp ......................................................60 
2.2.2. Nhóm biện pháp 2: Hướng dẫn thực hiện kỹ năng DHHT và ứng dụng 
thực hành, rèn luyện kỹ năng DHHT tại trường THCS...................................... 61 
2.2.2.1. Mục đích ..................................................................................................61 
2.2.2.2. Nội dung nhóm biện pháp .......................................................................61 
2.2.3. Điều kiện thực hiện nhóm biện pháp.............................................................. 75 
2.3. Mối liên hệ giữa các nhóm biện pháp .................................................................... 75 
2.4. Kết luận chương 2................................................................................................... 76 
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DẠY HỌC 
HỢP TÁC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................... 77 
3.1. Thực nghiệm sư phạm............................................................................................ 77 
3.1.1. Mục đích.......................................................................................................... 77 
3.1.2. Tiến hành thực hiện......................................................................................... 77 
3.1.3. Nội dung thực nghiệm........ ... ác giúp đỡ bạn. 
- GV: Nhận xét và diễn giảng 
** Họat động học tập hợp tác lớp 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
kết quả 
+ Đại diện các nhóm trình bày. 
+ HS theo dõi đóng góp ý kiến bổ sung. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả đưa ra 
đáp án và rút kinh nghiệm về học tập hợp 
tác nhóm. 
Họat động học tập hợp tác nhóm (lần 2) 
 - Ổn định tổ chức nhóm và thời gian thực 
hiện (7 phút) 
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
+ Tại sao ngày khai trường vào lớp 1 lại 
để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn 
người mẹ như vậy? 
+ Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai 
trường điều mong muốn của người mẹ 
cho con ở đây là gì? 
Mẹ: Nhân lúc con ngủ mà làm vài việc riêng 
của mình, nhưng hôm nay, mẹ không tập 
trung được vào việc gì cả, lên giường nằm 
trằn trọc). 
(Mẹ không ngủ, suy nghĩ miên man. Con 
thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. 
→Nghệ thuật: Tương phản - đối lập). 
- Giáo viên gợi ý: Mẹ không ngủ được có 
phải vì lo cho con không? Hay vì mẹ nôn 
nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của 
mình? Hay vì lý do nào khác nữa? 
(Cứ nhắm mắt lại... cái ấn tượng...bước vào). 
(Mẹ không ngủ được vì 2 lý do: Lo lắng cho 
con và nôn nao nghĩ về ngày khai trường 
năm xưa). 
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng 
- Vào đêm trước ngày khai trường của con, 
mẹ không ngủ được. 
2. Diễn biến tâm trạng của mẹ 
- Hôm nay, mẹ không tập trung đựơc vào 
việc gì cả. 
- Lên giường nằm trằn trọc vẫn không ngủ 
được. 
- Ấn tượng về buổi khai trường: Nhớ sự nôn 
nao, hồi hộp, nỗi chơi vơi, hốt hoảng. 
- Thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền 
miên. 
(Hồi ấy có thể là lần đầu tiên mẹ đến trường, 
được bà dắt tay đi học). 
(Mẹ muốn nhẹ nhàng  Mẹ mong con có 
những kĩ niệm đẹp) 
158 
+ Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến ngày khai 
trường vào lớp 1 của con, em thấy mẹ là 
người như thế nào? 
+ Trong bài văn, người mẹ đang tâm sự 
với ai? Cách viết này có tác dụng gì? 
+ Kết thúc bài văn, người mẹ nói với con 
điều gì? 
Ý nghĩa? 
+ Qua tâm trạng của người mẹ trong đêm 
không ngủ trước ngày khai trường của 
con, em hiểu gì về điều tác giả muốn nói ? 
** Họat động của HS 
- HS sử dụng phiếu học tập. 
- HS tiếp nhận vấn đề, đề ra giải pháp thực 
hiện, hoàn thành kết quả, trao đổi ý kiến 
với các thành viên trong nhóm về kết quả, 
tương tác giúp đỡ bạn. 
 ** Họat động học tập hợp tác lớp 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
kết quả 
+ Đại diện các nhóm trình bày. 
+ HS theo dõi đóng góp ý kiến bổ sung. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả đưa ra 
đáp án và rút kinh nghiệm về học tập hợp 
tác nhóm. 
Lòng yêu thương, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng 
đối với con. 
- Giáo viên tóm tắt: (Yêu thương con, tình 
cảm đẹp, lo lắng vật chất lẫn tinh thần). 
(Không trực tiếp nói với ai và cả con → Mẹ 
nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực 
ra đang nói với chính mình. 
(Nỗi bậc, khắc hoạ tâm tư, tình cảm, những 
điều sâu kín khó nói). 
3. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai “Cổng 
trường mở ra” 
-“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là 
của con, bước qua cánh cổng trường là một 
thế giới diệu kỳ sẽ mở ra”. 
→ Vai trò to lớn của nhà trừơng đối với 
cuộc sống của mỗi con người. 
*Ghi nhớ: SGK/9. 
- Mẹ: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc 
→Tình cảm đặc biệt. 
-Nhà trường: Giáo dục toàn diện nhân cách 
con người. . . 
* HS tự kể. 
3. Củng cố và luyện tập 
- Mẹ và nhà trường có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người, em có tán 
đồng không? Vì sao? 
- Kể lại 1 kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. 
 HS + GV nhận xét → phê điểm. 
159 
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
- Bài cũ: Đọc kỷ lại văn bản, chọn đoạn thích nhất học thuộc. Học thuộc ghi 
nhớ SGK. 
- Bài mới: “Mẹ tôi” (SGK/tr.10). 
+ Vẽ tranh. 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
Về tổ chức học tập hợp tác nhóm: Phát biểu trong nhóm theo tuần tự, nói nhỏ 
vừa đủ nghe; cần quan tâm chia sẻ nguồn lực về tài liệu và kết quả học tập cho HS 
yếu trong nhóm. 
Chuẩn bị tốt bài học ở nhà. 
160 
Phụ lục 19: 
THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9 
Tên bài học: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 - Biết nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn 
đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. 
- Rèn luyện, củng cố kỹ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của 
một số dân tộc. 
- Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. 
- Kỹ năng học tập hợp tác: tham gia họat động học tập nhóm hợp tác; hình thành 
kỹ năng giao tiếp, ứng xử. 
II CHUẨN BỊ 
 - GV: bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam 
 Tập tranh 54 dân tộc Việt Nam 
 - HS: câu hỏi, bài tập SGK, tập bản đồ, phiếu học tập 
III- PHƯƠNG PHÁP 
- Thảo luận nhóm, học tập hợp tác. 
- Nêu vấn đề. 
- Kỹ năng sử dụng câu hỏi 
IV- TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY: 
1. Ổn định 
- Kiểm tra sỉ số. 
- Tổ chức nhóm HT hợp tác. 
161 
2. Bài dạy 
* Giới thiệu bài: Viêt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu 
nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc. 
 Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc 
nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước, địa bàn cư trú của các dân 
tộc được phân bồ như thế nào trên đất nước ta 
Hoạt động của GV và HS Nội dung 
A. HỌAT ĐỘNG 1 
I. Hoạt động học tập hợp tác nhóm 
1. Họat động của giáo viên: 
- Giáo viên đặt câu hỏi (dùng lời và tranh 
minh họa để hỏi học sinh theo trình tự). 
 GV: Dùng tập ảnh “Việt Nam hình ảnh 54 
dân tộc”. Giới thiệu một số dân tộc tiêu 
biểu cho các miền đất nước. 
 a. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên 
các dân tộc mà em biết? 
 Trình bày những nét khái quát về dân tộc 
Kinh và một số dân tộc khác? 
b. Quan sát hình 1.1 cho biết dân tộc nào 
chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao 
nhiêu? 
 c. Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân 
tộc ít người? 
d. Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu 
biểu của các dân tộc ít người mà em biết? 
 - Giáo viên giao nhiệm vụ: hợp tác nhóm 
5 phút, 6 nhóm học tập hợp tác 
(1,2,3,4,5,6). Nhóm 1,2,3 thực hiện câu a,c. 
I. Các dân tộc ở Việt Nam 
- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có 
những nét văn hoá riêng. 
- Ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản 
xuất, 
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, 
chiếm 86.2% dân số cả nước 
- Người Việt là lực lượng lao động đông đảo 
trong các ngành kinh tế quan trọng (kinh 
nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống,) 
- Dệt thổ cẩm, thêu thùa (Tày, Thái,...); làm 
gốm, trồng bông dệt vải (Chăm ); làm đường 
thốt nốt, khảm bạc (Khe- me); làm bàn ghế 
bằng trúc (Tày), 
162 
Hoạt động của GV và HS Nội dung 
Nhóm 4,5,6 thực hiện câu b,d. Phân công 
nhóm trưởng, thư ký, nhắc nhở các nhóm 
thực hành kỹ năng học tập hợp tác nhóm. 
2. Họat động của học sinh 
- Ổn định nhóm. 
- Tiếp nhận sự phân công của giáo viên 
- Tiếp nhận vấn đề đặt ra và giải quyết theo 
yêu cầu bài học. 
- Trao đổi thảo luận với nhóm. 
- Chia sẻ kết quả. Hoàn thành đáp án. 
II. Hoạt động học tập hợp tác lớp 
1. Họat động của giáo viên 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình 
bày kết quả. 
- Giáo viên gọi các nhóm khác thảo luận 
bổ sung ý kiến. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả và 
đưa ra đáp án. 
2. Họat động của học sinh 
- Tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận. 
- Điều chỉnh bổ sung kết quả. 
- Rút kinh nghiệm. 
Việt Nam là quốc gia có nhiều thành phần 
dân tộc. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc 
bản địa, cùng chung sống dưới một mái nhà. 
Về số lượng, sau người Việt là người Tày, 
Thái, Mường, Khơme, mỗi tộc người có số 
dân trên 1 triệu. Các tộc người khác có số 
lượng ít hơn ( xem bảng 1.1 ). 
B. HOẠT ĐỘNG 2 
I. Hoạt động học tập hợp tác nhóm 
1. Họat động của giáo viên 
+ Giáo viên đặt vấn đề: 
a. Dựa vào bản đồ “ Phân bố các dân tộc 
Việt Nam”, cho biết dân tộc Kinh phân bố 
chủ yếu ở đâu? 
II- Phân bố các dân tộc 
1. Dân tộc Kinh 
- Dân tộc Kinh: phân bố chủ yếu ở đồng 
bằng , trung du và ven biển. 
163 
Hoạt động của GV và HS Nội dung 
b. Cho biết các dân tộc ít người phân bố 
chủ yếu ở đâu và những khu vực này có 
đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội 
như thế nào? 
c. Dựa vào SGK và bản đồ phân bố , hãy 
cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân 
tộc ít người? 
d. Hãy cho biết cùng với sự phát triển của 
nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của 
đồng bào các dân tộc có những thay đổi 
lớn như thế nào? 
 - Giáo viên giao nhiệm vụ: hợp tác nhóm 
5 phút, 6 nhóm học tập hợp tác 
(1,2,3,4,5,6). Nhóm 1,2,3 thực hiện câu a,b. 
Nhóm 4,5,6 thực hiện câu c,d. Phân công 
nhóm trưởng, thư ký, nhắc nhở các nhóm 
thực hành kỹ năng học tập hợp tác nhóm. 
2. Họat động của học sinh: 
- Ổn định nhóm. 
- Tiếp nhận sự phân công của giáo viên 
- Tiếp nhận vấn đề đặt ra và giải quyết theo 
yêu cầu bài học. 
- Trao đổi thảo luận với nhóm. 
- Chia sẻ kết quả. Hoàn thành đáp án. 
II. Hoạt động học tập hợp tác lớp 
1. Họat động của giáo viên 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình 
bày kết quả. 
- Dân tộc ít người: miền núi và cao nguyên là 
địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. 
Đặc trưng tiềm năng tài nguyên lớn, vị trí 
quan trọng, địa hình hiểm trở, giao thông và 
kinh tế chưa phát triển,... 
- Trung du và miền núi phía Bắc có các dân 
tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông, 
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên: có Ê- 
đê, Gia- rai, Ba- Na, Co- ho,... 
- Người Chăm, Hoa. Khơme sống ở cực 
Nam Trung Bộ và Nam Bộ,... 
Định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo, nhà 
nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường, 
trường, trạm, công trình thủy điện, khai thác 
tiềm năng du lịch,... 
164 
Hoạt động của GV và HS Nội dung 
- Giáo viên gọi các nhóm khác thảo luận 
bổ sung ý kiến. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả và 
đưa ra đáp án. 
2. Họat động của học sinh 
- Tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận. 
- Điều chỉnh bổ sung kết quả. 
- Rút kinh nghiệm. 
3. Củng cố và luyện tập (giáo viên phát phiếu học tập có nội dung trắc nghiệm): 
 Vì sao các dân tộc ít người ở miền núi thường sống trong nhà sàn? 
 a. Để tránh ruồi  b. Để tránh nắng  
 c. Để tránh ẩm thấp và thú dữ  d. Để tránh lũ quét  
 Đua voi và lễ hội đâm trâu là của các dân tộc sống ở đâu? 
 a. Miền Đông Nam Bộ  b. Đồng bằng sông Cửu Long  
 c. Tây Nguyên  d. Miền núi Đông Bắc Bắc Bộ  
 Chợ “ tình” là một phiên chợ độc đáo của một số dân tộc ít người sống ở miền núi 
phía Bắc nước ta, mọi người biết đến chợ “ tình” để làm gì? 
 a. Để trao đổi mua bán hàng hóa  b. Để ca hát nhảy múa  
 c. Để kết bạn tìm người yêu  d. Để uống rượu  
5. Hướng dẫn tự học 
 Làm câu hỏi, bài tập SGK. Tập bản đồ. 
Chuẩn bị bài 2: Dân số và gia tăng dân số: phân tích H2.1, bảng 2.1, 2.2 
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM 
 - Cần chú ý kỹ năng đọc và xác định trên bản đồ. 
 - Trong học tập hợp tác, quan tâm đến việc chia sẻ tài liệu, trao đổi giúp đỡ khi 
bạn yêu cầu, phát biểu trong nhóm vừa đủ nghe. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_ky_nang_day_hoc_hop_tac_cho_giao_vien_tru.pdf