Tiểu luận Hiệu trưởng quản lí việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Hoa Mai, Thành phố Cam Ranh - Năm học 2018-2019
1.1. Lý do pháp lý
Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng nền giáo dục mà trong đấy trẻ có thể lớn
lên và phát triển tốt nhất; tiền đề cơ bản này luôn là trọng tâm trong việc hiểu về phương
pháp lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, những tương tác hàng ngày với trẻ thường dựa trên
những câu hỏi cơ bản, “Chúng ta có đang dạy và ủng hộ trẻ trong việc phát triển trên mọi
phương diện- xã hội, cảm xúc, thể chất, ngôn ngữ và trí óc?”.
Mọi trẻ đều là những cá thể riêng biệt và duy nhất. Do đó, ta phải dạy riêng từng
trẻ và cần tôn trọng những cái riêng biệt đó về tuổi, giới tính, văn hóa, tính cách và
phương thức học.
Trẻ em tích cực tham gia vào các hoạt động theo cách giáo dục và phát triển riêng
của chúng. Điều này có nghĩa rằng chúng nên được tham gia vào việc học những thứ
chúng cần biết và làm bằng cả thể chất lẫn tinh thần.
Nói về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm
non, không ít quan điểm cho rằng “trẻ nhỏ biết gì mà dạy” cứ hát, múa là xong. Chủ yếu
là chăm sóc cho chúng là được.
Điều lệ trường MN năm 2008, Điều 16. Quy định hiệu trưởng: nhà trường, nhà
trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán
bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ;
có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.
Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm đã luôn là nền tảng quan trọng trong giáo dục
trẻ nhỏ từ thời Froebel. Là một giáo viên mầm non, bạn cần phải dạy và thực hành
phương pháp này.
Một điều cần nhấn mạnh nữa rằng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm lấy trẻ làm
trung tâm đang ngày càng trở nên được chú trọng phát triển trẻ nhỏ trên toàn phương
diện, chứ không chỉ nên dừng lại ở trong học tập. Kết quả là đang có nhiều hơn sự
khuyến khích để trẻ hướng tới một nếp sống lành mạnh.
Những người làm giáo dục đều tin tưởng vào những điều tốt đẹp tiềm ẩn trong
trẻ, và giúp cho giáo viên có thể tạo ra được môi trường hoàn hảo để trẻ có thể bộc lộ
được những điều tốt đó ra. Luther, Pestalozzi, Froebel, Montessori và Dewey là những
người đã đi tiên phong trong việc tìm ra những phương pháp mới và những cách thức để
tiếp cận phù hợp với tính cách, bản chất của mỗi trẻ, và chúng ta cần phải thực sự hiểu5
được những điều mà họ đúc kết được, chứng minh được và thực hành chúng một cách
trơn tru. Và đó mới chính là bản chất cốt lõi của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện thông báo số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 kết luận của Bộ Chính trị về
việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc
phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích sực, sáng tạo,
hợp tác, giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng cường thời gian tự học, tự tìm hiểu của trẻ,
học sinh, sinh viên gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với
nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”. Để đạt được mục tiêu đó cần phải thực hiện
đồng bộ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá các bậc học nói chung và
bậc học mầm non nói riêng. Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo mạnh mẽ
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”,
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Hiệu trưởng quản lí việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Hoa Mai, Thành phố Cam Ranh - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL mầm non Cam Ranh Tên tiểu luận: HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÍ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI- THÀNH PHỐ CAM RANH- NĂM HỌC 2018- 2019 Học viên: CÔNG TẰNG TÔN NỮ BẢO UYÊN Đơn vị: Trường mầm non Hoa Mai - Thành phố Cam Ranh Tỉnh Khánh Hòa Cam Ranh, tháng 9 năm 2018 2 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian theo học lớp CBQL được các thầy cô nhiệt tình giảng dạy, bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích. Những kinh nghiệm hay, những bài học quý sẽ theo tôi suốt chặng đường phía trước. Học đi đôi với hành, những kiến thức được các thầy cô truyền thụ sẽ là kim chỉ nam cho mọi hành động, giúp tôi quản lý nhà trường tốt hơn, đáp ứng với sự kì vọng của các cấp lãnh đạo, của giáo viên và học sinh nhà trường. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô đang giảng dạy tại trường CBQL thành phố Hồ Chí Minh với lòng biết ơn chân thành nhất. Xin cảm ơn Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố Cam Ranh cùng Ban giám hiệu Nhà trường đã tạo điều kiện để tôi theo học lớp CBQL và hoàn thành đề tài tiểu luận của mình. Cam Ranh, ngày 06 tháng 9 năm 2018 Công Tằng Tôn Nữ Bảo Uyên 3 MỤC LỤC 1.Lý do chọn đề tài : ...................................................................................................... 4 1.1. Lý do pháp lý ....................................................................................................... 4 1.2. Lý do về lý luận ................................................................................................... 5 1.3. Lý do thực tiễn ..................................................................................................... 7 2. Phân tích tình hình thực tế về việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường Mầm non Hoa Mai .................................................................. 8 2.1.Khái quát về Trường Mầm non Hoa Mai, Thành phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa. ................................................................................................................................. 8 2.2. Thực trạng về việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Trường Mầm non Hoa Mai ............................................................................................. 9 2.3.Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Trường Mầm non Hoa Mai .................................................. 11 2.3.1.Điểm mạnh................................................................................................. 11 2.3.2. Điểm yếu ................................................................................................... 12 2.3.3. Thời cơ ...................................................................................................... 12 2.3.4. Thánh thức ................................................................................................ 13 2.4. Những việc Trường Mầm non Hoa Mai đã làm về công tác đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường. ........................................................ 13 3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Trường mầm non Hoa Mai. .............. 16 4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 21 4.1 Kết luận .............................................................................................................. 21 4.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 21 4 1.Lý do chọn đề tài : 1.1. Lý do pháp lý Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng nền giáo dục mà trong đấy trẻ có thể lớn lên và phát triển tốt nhất; tiền đề cơ bản này luôn là trọng tâm trong việc hiểu về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, những tương tác hàng ngày với trẻ thường dựa trên những câu hỏi cơ bản, “Chúng ta có đang dạy và ủng hộ trẻ trong việc phát triển trên mọi phương diện- xã hội, cảm xúc, thể chất, ngôn ngữ và trí óc?”. Mọi trẻ đều là những cá thể riêng biệt và duy nhất. Do đó, ta phải dạy riêng từng trẻ và cần tôn trọng những cái riêng biệt đó về tuổi, giới tính, văn hóa, tính cách và phương thức học. Trẻ em tích cực tham gia vào các hoạt động theo cách giáo dục và phát triển riêng của chúng. Điều này có nghĩa rằng chúng nên được tham gia vào việc học những thứ chúng cần biết và làm bằng cả thể chất lẫn tinh thần. Nói về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng “trẻ nhỏ biết gì mà dạy” cứ hát, múa là xong. Chủ yếu là chăm sóc cho chúng là được. Điều lệ trường MN năm 2008, Điều 16. Quy định hiệu trưởng: nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe. Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm đã luôn là nền tảng quan trọng trong giáo dục trẻ nhỏ từ thời Froebel. Là một giáo viên mầm non, bạn cần phải dạy và thực hành phương pháp này. Một điều cần nhấn mạnh nữa rằng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm lấy trẻ làm trung tâm đang ngày càng trở nên được chú trọng phát triển trẻ nhỏ trên toàn phương diện, chứ không chỉ nên dừng lại ở trong học tập. Kết quả là đang có nhiều hơn sự khuyến khích để trẻ hướng tới một nếp sống lành mạnh. Những người làm giáo dục đều tin tưởng vào những điều tốt đẹp tiềm ẩn trong trẻ, và giúp cho giáo viên có thể tạo ra được môi trường hoàn hảo để trẻ có thể bộc lộ được những điều tốt đó ra. Luther, Pestalozzi, Froebel, Montessori và Dewey là những người đã đi tiên phong trong việc tìm ra những phương pháp mới và những cách thức để tiếp cận phù hợp với tính cách, bản chất của mỗi trẻ, và chúng ta cần phải thực sự hiểu 5 được những điều mà họ đúc kết được, chứng minh được và thực hành chúng một cách trơn tru. Và đó mới chính là bản chất cốt lõi của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện thông báo số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích sực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng cường thời gian tự học, tự tìm hiểu của trẻ, học sinh, sinh viên gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”. Để đạt được mục tiêu đó cần phải thực hiện đồng bộ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá các bậc học nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo mạnh mẽ đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. 1.2. Lý do về lý luận Qua nghiên cứu, học tập chuyên đề 9 (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường mầm non) chúng ta được tiếp cận một số khái niệm về quản lí, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cụ thể như sau: Khái niệm quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, đánh giánhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mầm non là quá trình chuyển từ cách giáo dục thụ động, áp đặt từ giáo viên sang cách giáo dục hướng vào đứa trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, kết quả cuối cùng là đứa trẻ đạt mục tiêu cuối độ tuổi và đồng thời chuẩn bị tâm trí tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn tiếp theo. Hiệu trưởng cần nhận thức được rằng việc tạo hứng thú, kích thích năng lực trí não, hoạt động của trẻ là yêu cầu quan trọng nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ- tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm. Thực chất của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đó là hệ phương pháp dạy- học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ PP dạy- tự học, được xem 6 như là một hệ thống PPDH có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong giáo dục mầm non, lấy trẻ làm trung tâm là đặt đứa trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, xem cá nhân mỗi trẻ với những nhu cầu, hứng thú và năng lực riêng- vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của môi trường giáo dục phong phú đa dạng, để cho tiềm năng của mỗi trẻ được phát triển tối ưu, góp phần hiệu quả vào việc hìnhh tành những cơ sở ban đầu của nhân cách cho trẻ. Mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt với những nhu cầu, hứng thú và khả năng khác nhau. Mỗi trẻ đến trường là đem theo một nhân cách riêng, một nền văn hóa riêng. Và mỗi đứa trẻ có một cách học riêng, với tốc độ riêng và thành công theo cách riêng của trẻ. Để quản lí việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non tôi đã chỉ đạo giáo viên các nội dung như sau: Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Chương trình Giáo dục mầm non. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tuyên truyền, phối hợp tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội háo giáo dục để tập trung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Môi trường giáo dục. Với quan điểm “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”. “Lấy trẻ làm trung tâm” đặc biệt chú trọng đến nhu cầu người học, chú trọng đến việc lấy trẻ làm trung tâm, trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động, học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻtạo điều kiện cho giáo viên và trẻ, phát huy khả ... công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cùng nhau tiến bộ. * Nguyên nhân thành công: Hiệu trưởng đã có kế hoạch khuyến khích cho giáo viên trang trí môi trường bên trong và bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một phần thành công không nhỏ của nhà trường là hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp thành phố đạt giải nhất, tạo điều kiện cho các cháu được tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhắm đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện. Bên cạnh những thành công trong trong việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường thì cũng còn một vài công việc nhà trường đã thực hiện nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn và cần phải cải tiến để đạt hiệu quả cao hơn, cụ thể : - Các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp được sắp xếp khoa học nhưng chưa thường xuyên được thay đổi tạo nên sự mới mẻ, phấn khích đối với trẻ. - Chưa có biện pháp linh hoạt trong việc bảo quản đồ chơi ngoài trời như: góc phát triển vận động tinh chưa được bảo dưỡng thường xuyên để trẻ sử dụng hiệu quả, góc khám phá trãi nghiệm vườn rau của bé chưa được thường xuyên tu bổ, chăm sóc - Trên cơ sở những việc đã làm được và chưa làm được trong đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Trường mầm non Hoa Mai vừa qua, để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi xây dựng kế hoạch hành động dự kiến thực hiện trong thời gian 6 tháng đầu năm học 2018- 2019 như sau : 16 3. Kế hoạch hành động để quản lí việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Hoa Mai, Tp.Cam Ranh, Thời gian 09 tháng ( Từ tháng 9/ 2018 đến tháng 5/2019) 17 Tên công việc 1 Xây dựng kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Mục đích/ kết quả cần đạt -Kế hoạch rõ ràng, cụ thể hóa nhiệm vụ chi tiết rõ ràng trong từng nội dung. Người thực hiện - Hiệu trưởng Người phối hợp thực hiện - Phó hiệu trưởng Điều kiện thực hiện - Thời gian: Tháng 9 - Căn cứ theo văn bản, chỉ thị của Phòng GD& ĐT. - Điều lệ trường mầm non. - Các thông tư của Bộ GD&ĐT Cách thức thực hiện - Triển khai trong cuộc họp đầu năm học. - Cuộc họp phụ huynh đầu năm học Các rủi ro, khó khăn , cản trở - Một số giáo viên còn thờ ơ, mơ hồ... - Một số phụ huynh chưa quan tâm. Biện pháp khắc phục - Giải thích, hướng dẫn cho giáo viên hiểu. - Tuyên truyền vận động phụ huynh kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ. 18 2. Tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Mục đích/ kết quả cần đạt -Nâng cao chất lượng giáo dục về đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên nắm bắt được chuyên môn về đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sâu sát hơn. Người thực hiện - Hiệu trưởng Người phối hợp thực hiện - Các phó hiệu trưởng. - Các tổ trưởng chuyên môn - Giáo viên. Điều kiện thực hiện - Thời gian: tháng 10, tháng 12, tháng 3 Cách thức thực hiện -HT phối hợp với phó hiệu trưởng lên kế hoạch các hoạt động trọng tâm cần tổ chức. - Giao cho phó hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng khối, tổ chuyên môn. - Yêu cầu sinh hoạt chuyên môn để giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng khối, tổ. - Duyệt kế hoạch của phó hiệu trưởng. - Dự giờ, rút kinh nghiệm. Các rủi ro, khó khăn , cản trở - Sẽ có vài giáo viên chưa hoàn thành tốt Biện pháp khắc phục - BGH luôn có ý kiến đóng góp, động viên, để GV rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 19 3 Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, môi trường bên trong và bên ngoài Mục đích/ kết quả cần đạt - Tạo sự thay đổi về môi trường đáp ứng tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Người thực hiện - Hiệu trưởng Người phối hợp thực hiện - PHT - Giáo viên Điều kiện thực hiện - Tháng 9, tháng 12 - Cơ sở vật chất: mái che, sân cỏ nhân tạo - Kinh phí: hỗ trợ cho mỗi lớp 200.000 đ để trang trí lớp và hỗ trợ thêm kinh phí để các khối lớp làm ở môi trường ngoài. Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các hội thi. - Hiệu trưởng phát động phong trào thi đua trang trí lớp học đầu năm và phong trào hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường. - Họp ban đại diện cha mẹ học sinh về nội dung mà nhà trường cần hỗ trợ để phụ huynh nắm và ủng hộ. Các rủi ro, khó khăn , cản trở - Kinh phí bỏ ra nhiều. - Một số lớp làm chưa hiệu quả. - Một số phụ huynh không quan tâm. Biện pháp khắc phục - Nhắc nhở giáo viên lựa chọn và thiết kế đồ dùng có hiệu quả, không phí phạm đồ dùng nhiều. - Giải thích để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc nhà trường làm. 20 4. Kiểm tra chất lượng đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Mục đích/ kết quả cần đạt - Nắm bắt được kết quả chất lượng chuyên môn. Người thực hiện - Hiệu trưởng Người phối hợp thực hiện - Phó hiệu trưởng. - Các tổ trưởng chuyên môn Điều kiện thực hiện - Thời gian: tháng 11, tháng 01, tháng 4 - Biên bản đánh giá Cách thức thực hiện - Thành lập ban kiểm tra đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng. - Thường xuyên kiểm tra các nhóm lớp. - Dự giờ các nhóm lớp Các rủi ro, khó khăn , cản trở - Có một vài nhóm lớp chưa hoàn thành tốt Biện pháp khắc phục - Động viên, góp ý những nhóm lớp chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ 21 4. Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm dành cho lứa tuổi mầm non là rất quan trọng. Chúng đều hướng vào trẻ phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, kết quả cuối cùng là trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. “Trẻ em chư búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan” Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh muốn viết dành riêng cho những trẻ mầm non- như một lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng dành cho các bé. Trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập. Và trẻ em biết ăn, biết ngủ, biết học hành thì mới là một đứa trẻ ngoan ngoãn. Vâng! Muốn cho các cháu nhỏ trở thành những thế hệ của đất nước việc đầu tiên chúng ta cần phải dạy trẻ, trao dồi những kiến thức cơ bản cho trẻ. Ở lứa tuổi mầm non các cháu chóng nhớ nhưng lại hay quên nên việc cung cấp kiến thức cho trẻ không phải là vấn đề hàng đầu, kỹ năng và thái độ của trẻ khi tiếp cận với mỗi tình huống, câu chuyện đưa ra sựu vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ mới là quan trọng. Bản chất việc học ở trẻ là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để trẻ hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Chính vì thế cùng với sự phát triển giáo dục trên toàn địa bàn thành phố Cam Ranh, những năm qua, trường mầm non Hoa Mai đã gặt hái được nhiều thành công. Kết quả tuy chưa được cao so với mong muốn và tiềm năng của đơn vị, song có được những kết quả đó chính là sự nỗ lực rất lớn của Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp. Điều đó tạo niềm tin và là nguồn động viên khích lệ, tạo tiền đề cho những năm học tiếp theo để phong trào thi đua của nhà trường ngày càng phát triển bền vững xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương trong thành phố Cam Ranh. 4.2 Kiến nghị * Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của một số đơn vị điển hình cấp thị, cấp tỉnh. - Mở các lớp tập huấn về các nội dung trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; triển khai tập huấn cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên trong đơn vị về chuyên đề: mục đích, yêu cầu, nội dung, bộ tiêu chí * Đối với Nhà trường 22 - Tăng cường bồi dưỡng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cho đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% cho giáo viên được bồi dưỡng. - Tổ chức phong phú các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm. - Thực hiện tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. - Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình trẻ về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình trẻ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ. - Nhà trường của giáo viên tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo dục tổ chức về các nội dung trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. - Tham mưu với lãnh đạo phòng tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của một số dơn vị bạn. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định 14/2008/ QĐ- BGDĐT về điều lệ trường mầm non do bộ trưởng bộ giáo dục và dào tạo ban hành. 2. Thông báo số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. 3. Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Cam Ranh. 4. Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của trường Mầm non Hoa Mai. 5. Kế hoạch năm học 2018 - 2019 của trường Mầm non Hoa Mai 6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường mầm non: Chuyên đề 9 : “Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non” – TS. GVC Trần Kiều Dung. 7. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường mầm non: Chuyên đề 1 : “Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo” – TS. GVC Bùi Xuân Dũng. 24 PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA - Họ và tên học viên : CÔNG TẰNG TÔN NỮ BẢO UYÊN - Lớp bồi dưỡng CBQL : CAM RANH - Khóa : 2018 - Tên đề tài : Hiệu trưởng quản lí việc đổi mới phượng pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Hoa Mai- thành phố Cam Ranh- năm học 2018- 2019 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN 1.Nhận xét và đánh giá về lý do chọn đề tài. (tối đa 1.0 điểm ) Nhận xét Điểm 2. Nhận xét và đánh giá về phần phân tích tình hình thực tế. ( tối đa 4.0 điểm) 3. Nhận xét và đánh giá về phần kế hoạch hành động . ( tối đa 3.5 điểm ) 4. Nhận xét và đánh giá về phần kết luận và kiến nghị ( tối đa 1.0 điểm) 5. Nhận xét và đánh giá về hình thức trình bày ( tối đa 0.5 điểm ) Nhận xét và đánh giá chung. ( điểm số, chữ ) Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 GIÁM KHẢO CHẤM 25
File đính kèm:
- tieu_luan_hieu_truong_quan_li_viec_doi_moi_phuong_phap_giao.pdf