Tiểu luận Công tác quản lý nhân sự của trường THCS Vị Thanh, huyện Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang - Năm học 2018-2019
(Bản scan)
1.1. Cơ sở pháp lý.
Ngày nay, việc xây dựng một nền giáo dục vững mạnh luôn là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy và duy trì sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam đang trên chặng đường phát triển, đất nước ngày càng giàu mạnh và hội nhập với thế giới nên công tác phát triển giáo dục luôn được xác định là quốc sách hàng đầu. Trong các đại hội vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định vấn đề này, trong đó nhấn mạnh “Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong chiến lược “đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục Đào tạo”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW).
Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương Đảng, trong Luật giáo dục, trong điều lệ trường phổ thông, trong Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học cũng như các văn bản thực hiện nhiệm vụ năm học.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi hơn lúc nào hết, phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên được Đại hội chỉ rõ là phải "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền để trong đổi mới Giáo dục Đào tạo,
Luật giáo dục 2005, Điều 15 đã xác định được vai trò, trách nhiệm của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng đãi ngộ ,đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng của nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.
Điều lệ trường phổ thông (ban hành kèm theo quyết định số 23/2000/BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000) ở điều 29, điểm c quy định: “Giáo viên có nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục” và điều 31 mục 2 nêu rõ: “ giáo viên chưa đạt chuẩn được nhà trường , cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn”,
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_quan_ly_nhan_su_cua_truong_thcs_vi_thanh.pdf