Câu hỏi tham khảo chương trình chuyên viên chính

Câu hỏi: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứôc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân" anh,chị hãy lý giải:

- Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung

và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng.

- Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện

bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền.

Trả lời:

- Khái niệm về nhà nước pháp quyền

1. Khái niệm nhà nước pháp quyền

Hiện nay, trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm và các yếu tố

cơ bản của nhà nước pháp quyền. Cụ thể các quan điển thường nhấn mạnh đến một trong những yếu tố cơ

bản sau đây của nhà nước pháp quyền: tính tối cao của pháp luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính

nhà nước; cơ chế phân chia quyền lực, kìm chế và đối trọng giữa những nhánh quyền lực: lập pháp, hành

pháp và tư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền con người

Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành tố

cấu thành trong mối quan hệ biện chứng: nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ.

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước.

Trên cách hiểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản

sau:

Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà nước

cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ

sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành

pháp và tư pháp .

Một hình thức tổ chức nhà nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập

chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu

quả, phục vụ tốt nhất những nhu cầu đa dạng, chính đáng của các cá nhân, tổ chức.

Thứ hai, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là ph-

ương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nứơc và

toàn xã hội.

Nhấn mạnh đến vị trí vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức.

Đường lối của Đảng, Nhà nước ta cũng đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục,

nâng cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đều không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người-giá trị cao quý nhất.

Theo đấy pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các

quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và

tổ chức, không có ngoại lệ nào.

Từ phương diện xã hội, nhà nước pháp quyền chính là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành

nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự, nơi nhà nước thực sự là một tổ chức công quyền,

mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Các đặc

điểm, tiêu chí trên của nhà nước pháp quyền lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia cả

trên bình diện lý luận, nền văn hoá và tổ chức nhà nước, hệ thống pháp luật.

Nhà nước pháp quyền là hiện tượng chính trị -pháp lý phức tạp rộng lớn được thể hiện trên nhiều

phương diện khác nhau. Do vậy có thể đưa ra một định nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm nhà nước

pháp quyền.

Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một

khái niệm cho phép thể hiện được những đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước

pháp quyền.

pdf 84 trang chauphong 19/08/2022 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi tham khảo chương trình chuyên viên chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi tham khảo chương trình chuyên viên chính

Câu hỏi tham khảo chương trình chuyên viên chính
 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN 
 2
THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH 
Câu hỏi: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứôc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì 
nhân dân" anh,chị hãy lý giải: 
 - Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung 
và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng. 
 - Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện 
bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền. 
 Trả lời: 
 - Khái niệm về nhà nước pháp quyền 
 1. Khái niệm nhà nước pháp quyền 
 Hiện nay, trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm và các yếu tố 
cơ bản của nhà nước pháp quyền. Cụ thể các quan điển thường nhấn mạnh đến một trong những yếu tố cơ 
bản sau đây của nhà nước pháp quyền: tính tối cao của pháp luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính 
nhà nước; cơ chế phân chia quyền lực, kìm chế và đối trọng giữa những nhánh quyền lực: lập pháp, hành 
pháp và tư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền con người 
 Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành tố 
cấu thành trong mối quan hệ biện chứng: nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. 
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước. 
 Trên cách hiểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản 
sau: 
 Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà nước 
cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ 
sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành 
pháp và tư pháp . 
 Một hình thức tổ chức nhà nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập 
chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu 
quả, phục vụ tốt nhất những nhu cầu đa dạng, chính đáng của các cá nhân, tổ chức. 
 Thứ hai, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là ph-
ương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nứơc và 
toàn xã hội. 
 Nhấn mạnh đến vị trí vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức. 
Đường lối của Đảng, Nhà nước ta cũng đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục, 
nâng cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đều không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. 
 Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người-giá trị cao quý nhất. 
Theo đấy pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các 
quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và 
tổ chức, không có ngoại lệ nào. 
 Từ phương diện xã hội, nhà nước pháp quyền chính là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành 
nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự, nơi nhà nước thực sự là một tổ chức công quyền, 
mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Các đặc 
điểm, tiêu chí trên của nhà nước pháp quyền lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia cả 
trên bình diện lý luận, nền văn hoá và tổ chức nhà nước, hệ thống pháp luật. 
 Nhà nước pháp quyền là hiện tượng chính trị -pháp lý phức tạp rộng lớn được thể hiện trên nhiều 
phương diện khác nhau. Do vậy có thể đưa ra một định nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm nhà nước 
pháp quyền. 
 Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một 
khái niệm cho phép thể hiện được những đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước 
pháp quyền. 
 Định nghĩa nhà nước pháp quyền: 
 Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa 
học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước đ-
 3
ược tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có 
tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. 
 Xây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta. Đường lối xây dựng nhà n-
ước pháp quyền Việt Nam XHCN đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt 
Nam xác định: " Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm 
chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân". 
 Thể chế hoá tinh thần, nội dung trên của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Điều 2 Hiến pháp 
năm 1992 ( đã được sửa đỏi, bổ sung năm 2001) quy định: " Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩâ Việt 
Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là 
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" 
- So sánh đặc điểm Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và Nhà nước pháp quyền nói 
chung 
 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước pháp quyền, có thể nêu những đặc điểm cơ bản 
nhất về nhà nước pháp quyền như sau: 
 - Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, 
thống nhất để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến 
bộ cuả nhân loại. 
 - Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của luật trong hệ thống các văn bản pháp 
luật. 
 - Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân đạo phù hợp đạo đức xã hội, tất cả vì 
lợi ích chính đáng của con người. 
 - Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bình đẳng 
về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, tổ 
chức kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, tinh thần cho 
cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của mình. 
 - Nhà nước pháp quyền là nà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của 
con người được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều 
phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. 
 - Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức khoa học, các quyền lập pháp, 
hành pháp, tư pháp đợc phân định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối 
quan hệ cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực 
nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. 
 - Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển lành mạnh, đảm bảo tự 
do của các cá nhân và các tổ chức của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. 
 - Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết 
quốc tế, các điều ước quốc tế mà nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận. 
 Nhận diện từ góc độ tổng thể, nhà nước pháp quyền là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và 
tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà 
nước pháp quyền không gì khác hơn là vì con người. 
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN 
 Căn cứ vào những đặc điểm chung của nhà nước pháp quyền, căn cứ vào tình hình cụ thể ở nước 
ta có thể nêu những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN như sau: 
 1). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân 
dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân 
- Cái gốc của chế độ Nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và bảo đảm 
thực hiện quyền lực của nhân dân. Quyền lực nhà nước phải là sản phẩm của ý chí nhân dân. Dấu 
hiệu đặc trưng đầu tiên của Nhà nước pháp quyền là tính hợp pháp, hợp hiến của Nhà nước. 
Ở nước ta, chính quyền và Nhà nước ngay từ đầu đã thể hiện tính chất nhân dân và cách 
mạng sâu sắc, bởi vì nó chính là thành quả trực tiếp của Cách mạng thánh Tám do nhân dân thực 
hiện thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước ta là con đẻ của 
khối đại đoàn kết toàn dân, “ không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”1. Có 
thể nói, Nhà nước ta được thai nghén từ trong khói lửa cách mạng trong căn cứ địa đạo Cao – Bắc- 
Lạng, từ Đại hội quốc dân Tân Trào và Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam được thành lập ngày 16 - 
 4
8 – 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngay từ đầu, chính quyền, Nhà nước của ta là chính 
quyền, Nhà nước của nhân dân ta, do nhân dân giành được. Còn về mặt pháp lý thì đó là những thiết 
chế quyền lực do nhân dân ta tự giác bầu ra trên cơ sở sử dụng quyền bầu cử của những công dân 
hoàn toàn tự do của một đất nước hoàn toàn độc lập. Trong Tuyên ngôn độc lập do độc lập do Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình đã chỉ rõ: 
“Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc 
lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hoà”. 
Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Tôi đề nghị 
Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất 
cả công dân trai, gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, 
tôn giáo, giòng giống”. 
Tính pháp quyền cao nhất của quyền lực nhà nước ở nước ta là ở chỗ đó. Chính vì tầm quan 
trọng của việc khẳng định chủ quyền chính trị của nhân dân mà ngày nay vấn đề bầu cử, các hình 
thức dân chủ trực tiếp vẫn tiếp tục là những vấn đề cần được đặt trong sự chú ý của quá trình cải 
cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Bầu cử như thế nào, quyền bầu cử 
phải được sử dụng như thế nào để nhân dân tìm cho được “những người xứng đáng thay mặt cho 
mình gánh vác việc nước” là nội dung cơ bản của việc đổi mới cơ chế bầu cử ở nước ta hiện nay. 
- Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyên tắc cơ bản được 
ghi nhận trong hiến pháp mà còn gắn liền với với việc thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền 
lực thực sự của nhân dân. 
+ Nhân dân ta, người chủ của quyền lực, không chỉ tạo lập nên Nhà nước của mình, trực tiếp 
và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác 
để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định 
chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như vào các hoạt động thuộc phạm vi của Nhà 
nước – hoạt động lập pháp, hoạt động quản lý – điều hành, công tác xét xử và các hoạt động bảo vệ 
pháp luật. Đó chẳng những là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta mà còn là một trong những 
quyền cơ bản của công dân nước ta. Điều 53 của Hiến pháp ghi: “Công dân có quyền tham gia quản 
lý Nhà nước và xã hội”. 
 ...  nhân dân thì nhân dân 
phải tích cực tham gia vào việc theo dõi các thông tin về hiệu quả hoạt động xét xử và giám sát hành vi 
của các thẩm phán. Các tổ chức chính trị- xã hội có thể đóng vai trò giám sát tư pháp để làm tăng trách 
nhiệm của các thẩm phán. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đóng vài tích cực trong việc chuyển 
tải các thông tin về hiệu quả hoạt động của toà án cũng như phản ứng của nhân dân, dư luận xã hội. Trên 
đây là những cách thức giám sát từ bên ngoài. Ngoài ra cơ chế giám sát hoạt động của các thẩm phán 
cũng cần thiết lập ngay bên trong hệ thống toà án. Đây là cách thức giảm sát từ bên trong, đảm bảo cho 
sự tự kiểm tra của hệ thống toà án. 
Một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với sự độc lập xét xử của các thẩm phán là chất lượng của đội 
ngũ thẩm phán ở nuớc ta hiện nay. Báo chí đã đưa nhiều vụ cho thấy chất lượng xét xử các vụ án của các 
thẩm phán chưa được cao, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội pdaanM làm oan sai người vô tội, vi phạm 
pháp luật tố tụng...Trình nghiệp vụ của thẩm phán chưa được cao nên chưa thể thực sự độc lập trong xét 
xử, lệ thuộc vào các kết quả điều tra. Hơn nữa giữa các thẩm phán trong cùng một Hội đồng xét xử trình 
độ chuyên môn, năng lực xét xử, kinh nghiệm công tác khác nhau nên nhiều khi có sự phụ thuộc, ỷ lại 
của Thẩm phán này vào thẩm phán kia. Một trong những nguyên nhân của những điều này là chúng ta 
chưa có một cơ chế đào tạo thẩm phán thống nhất, toàn diện. Do đó, việc xây dựng một cơ chế đào tạo 
đồng bộ, toàn diện cho các thẩm phán là cần thiết trong tình hình hiện nay. 
Nhiệm kỳ của thẩm phán cũng là một nhân tố đặt biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự độc lập xét 
xử của thẩm phán. Nhiệm kỳ dài làm cho các thẩm phán yên tâm công tác, tích luỹ được nhiều kinh 
nghiệm trong xét xử, không chịu ảnh hưởng từ các áp lực chính trị cũng như các áp lực tư nhân. 
Cần phải quan tâm đúng mức đối với đời sống vật chất của thẩn phán. Mức lương thấp chỉ đủ cho 
mức sinh hoạt bình thường của cá nhân thẩn phán trong tháng thì khó có thể bảo đảm được sự độc lập, 
vô tư của các quan toà trước những cám dỗ vật chất. Tham nhũng, hối lộ là những nhân tố ảnh hưởng đến 
sự độc lập xét xử của thẩm phán có nguyên nhân từ một chế độ tiền lương chưa hợp lý. Như vậy, để đảm 
bảo cho sự độc lập xét xử của các thẩm phán phải cải tiến chế độ tiền lương đối với các thẩm phán. Việc 
tăng mức tiền lương cho các thẩm phán có thể giảm bớt nhu cầu của họ về tăng thêm thu nhập và do đó 
 83
sẽ làm giảm bớt tham nhũng và hối lộ trong ngành toà án. Khi có một chế độ tiền lương hợp lý, các thẩm 
phán sẽ yên tâm công tác, không vì thu lợi ích vật chất mà làm lệch cán cân công lý. 
V. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP 
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì nhân dân không những 
chỉ đòi hỏi sự thay đổi của cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương, mà còn cả 
sự thay đổi tổ chức haọt động của các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương. 
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các chủ thể của nó phải có quyền hạn và trách nhiệm rõ 
ràng, và trên cơ sở đó các chủ thể phải chủ động và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. 
Trước hết của sự đổi mới này là sự phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp chính quyền 
địa phương. Nhà nước pháp quyền không chỉ dừng lại việc phân định giữa 3 quyền: Lập pháp, hành pháp 
và tư pháp, mà còn phải được phân định giữa trung ương và địa phương, giữa địa phương và địa phương. 
Về nguyên tắc, trong nhà nước pháp quyền mọi chủ thể đều có quyền tự nhiên của mình, trong đó có cả 
các địa phương tạo nên tính tự trị của địa phương. Trong phạm vi quyền hạn tự nhiên của mình các đại 
phương phải chủ động tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà không cần thiết phải chịu trách trước 
chính quyền cấp trên. Sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền cần tuân theo cơ chế hợp đồng. 
So với bộ máy của chính quyền trung ương, thì việc tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền 
địa phương của Việt Nam hiện nay vẫn là thể hiện cơ chế bao cấp rõ nhất và nhiều nhất. Vì sự bao 
cấp và tập trung chỉ có thể xẩy ra từ trung ương xuống địa phương, chứ không bao giờ có chiều 
ngược lại. 
Sự giản đơn và tập trung bao cấp có thể được thể hiện bằng một loạt những biểu hiện sau đây: 
- Thứ nhất, đất nước Việt Nam được chia thành bốn cấp chính quyền nhà nước (kể cả trung ương), 
theo kiểu các hình chóp nhỏ nằm trong các hình chóp lớn. Việc tổ chức nhà nước địa phương theo kiểu 
này là rất chắc chắn. Ưu điểm lớn nhất của nó là không để lọt vấn đề phải quản lý, nhưng khuyết điểm 
lớn nhất của chúng là sự trùng lặp. Các vấn đề quản lý xã hội ở địa phương đều được pháp luật quy định 
cho tất cả 3 cấp của chính quyền địa phương. Cùng một vấn đề cả 4 cấp chính quyền, kể cả chính quyền 
trung ương đều phải đứng ra giải quyết, chưa kể đến cấp thôn hiện nay đang được tái hình thành, và có 
khả năng giải quyết nhiều công việc như thời xưa. Sự trùng lắp không những chỉ có tác dụng lãng phí 
thời gian tiền bạc của ngân sách nhà nước , cũng như sự đóng góp của nhân dân, mà chính còn là sự 
chồng chéo, và nhũng nhiễu phiền phức cho nhân dân. 
- Thứ hai, việc tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền không có sự phân biệt giữa các vùng 
lãnh thổ khác nhau, giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng đồng bằng và miền núi, giữa vùng có dân tộc 
kinh với các vùng có nhiều dân tộc thiểu số, tức là không có sự phân biệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên 
và đơn vị hành chính nhân tạo. Mặc dù đã có Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phân 
biệt thẩm quyền cho chính quyền địa phương các cấp, nhưng như trên đã nêu, và nội dung của pháp lênh 
này đã được nâng cấp lên thành những quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân 
dân, nhưng những nội dung của Luật này vẫn chỉ dừng ở mức độ chung cho mọi cấp. 
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền cấp dưới là bản sao của chính quyền cấp trên. 
Cấp trên có cơ cấu tổ chức nào và các hình thức hoạt động nào, thì ở cấp dưới cũng có những cơ cấu và 
hình thức đó. Mô hình này được tổ chức theo của Xô viết, mà đặc trưng của nó là các cấp chính quyền địa 
phương đều được tổ chức giống nhau. Ở cấp nào cũng có Hội đồng nhân dân (Xô viết) do dân trực tiếp bầu 
ra và đều được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động một cách hình thức. 
Cách tổ chức này không phân biệt các quận, hạt có nhiệm vụ quản lý nhà nước về một lĩnh vực nhất 
định nào đấy xuất phát từ nhu cầu quản lý chung của nhà nước, với các cộng đồng lãnh thổ dân cư được 
hình thành một cách tự nhiên bền vững, cần phải có những quyết định phản ánh nhu cầu từ cộng đồng 
dân cư, khác với các vùng lãnh thổ khác, mà pháp luật và các quyết định quản lý nhà nước cấp trên 
không có điều kiện thể hiện. Quan hệ trung ương và địa phương không rõ ràng, thiếu thủ tục làm việc, 
nặng về cơ chế cấp phát, xin cho. 
Đầu mối tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp cũng còn nhiều nặng nề. 
Việc kiến thiết tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân còn rập khuôn và tương ứng với 
các bộ, ngành trung ương. Tức ở trung ương có bộ, ngành nào thì ở địa phương cũng có các cơ quan 
chuyên môn đó tương ứng. Số lượng, tên gọi của các cơ quan chuyên môn của mỗi địa phương cũng dập 
khuôn giống nhau mặc dù đặc điểm tính chất, yêu cầu quản lý ở mỗi địa phương có sự khác nhau. 
- Thứ ba, việc tổ chức và hoạt động các cấp chính quyền không tạo điều kiện cho việc chủ động 
sáng tạo của các cấp chính quyền cấp dưới, nặng về việc cấp dưới xin ý kiến chỉ đạo, hoặc phê duyệt 
 84
của cấp trên, theo cơ chế "xin - cho". Các cấp chính quyền trong hoạt động không dựa vào pháp luật, 
không coi pháp luật là cơ sở hoạt động của mình, mà chỉ dựa vào ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Việc tổ 
chức và hoạt động của chính quyền địa phương mang nặng nhiều quy định còn thể hiện ở sự bảo trợ 
của chính quyền cấp trên, hạn chế sự chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp trên, hạn chế vai trò 
của pháp luật, nhiều quyết định của chính quyền đã được thông qua, nhưng không có hiệu lực thi 
hành ngay, mà còn phải chờ sự phê chuẩn của cấp trên. 
- Thứ tư, việc tổ chức chính quyền địa phương trước đây quá lệ thuộc một cách chủ quan của tư duy 
cũ muốn tiến nhanh, tiến mạnh, một cách vội vàng lên chủ nghĩa xã hội, bằng cách nhập một loạt các đơn 
vị hành chính lại, để cho chúng có đủ dân số và đất đai với quy mô lớn, mà không phù hợp với trình độ 
quản lý của chúng ta. Với cách thức suy nghĩ như vậy đã làm cho nhiều đơn vị hành chính trở lên bị thua 
thiệt, kém phát triển. 
 Do cả một thời kỳ quá dài phải duy trì cơ chế bao cấp tập trung, nên nhìn chung hiện nay, bên cạnh 
các địa phương không chủ động giải quyết các công việc có liên quan đến địa phương là việc chính quyền 
trung ương luôn luôn can thiệp vào những hoạt động của chính quyền địa phương. Thậm chí nhiều quy 
phạm trong hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn thể hiện rất đậm nét cơ chế này. Vì vậy, một trong những 
vấn đề nóng bỏng hiện nay là cần phải phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương. Chủ 
trương chung của phân cấp giữa trung ương và địa phương là: Những việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả 
năng thực hiện tốt thì phân giao cho đầy đủ quyền hạn và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải 
quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 
 Tiếp theo sự phân định, phân quyền giữa trung và địa phương, địa phương với địa phương là sự 
phân quyền giữa các cơ quan Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trên cơ sở này mà các cơ quan 
chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước các hành vi hoạt động của mình. Sự phân định và sự 
chịu trách nhiệm này gần tương tự sự phân định, sự chịu trách nhiệm giữa các cơ quan lập pháp pháp và 
hành pháp ở trung ương. 
Hãy xem nhận định của một nhà chính trị học Alfred De Grazia để minh chứng cho nhận định trên: 
“Những hội đồng địa phương hoạt động theo những thủ tục lập pháp tương tự như những thủ tục 
của nền lập pháp quốc gia. Đành rằng chính sách lưỡng viện rất hiếm trong những chính quyền địa 
phương, song hội đồng đô thị hay thị xã duy nhất góp lại những đề nghị, họp thành uỷ ban để cứu xét 
những đề nghị đã rồi thảo luận và bỏ thăm về những đề nghị ấy theo thể thức tương tự như thể thức trong 
nền lập pháp quốc gia. Vị Chủ tịch Hội đồng, một khi được nhân dân bầu ra, cũng xử sự trong nhiều 
phương diện như một vị Tổng thống hay Thủ tướng, và hợp lực cùng các viên chức hành chính cao cấp 
khác để hoàn thành những nhiệm vụ như ấn định kế hoạch, tổ chức, tuyển mộ nhân viên điều khiển, ấn 
định ngân sách, v.v..., núi túm lại các chức vụ tương tự về nhiều phương diện chính như những chức vụ 
do những viên chức khác thuộc cấp bậc lớn hơn thực hiện...”14. 
14 Xem, Alfred De Grazia: The Elements of Political Science. Copyright 1959 by Metron Princeton, New 
Jercey. p.650. 

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_tham_khao_chuong_trinh_chuyen_vien_chinh.pdf