Luận án Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ

Các bệnh mạn tính không lây trong đó có bệnh đái tháo đường type 2,

là mô hình bệnh tật chính ở các nước có nền kinh tế phát triển 1,2. Vào những

năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh

không lây phát triển nhanh nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ

4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển. Hiện nay bệnh ĐTĐ type 2 có xu hướng

gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển nơi mà có sự thay đổi nhanh về

kinh tế, lối sống và tốc độ đô thị hoá 3. Theo cảnh báo của Quỹ ĐTĐ thế giới

(WDF), sự gia tăng bệnh ĐTĐ type 2 ở các nước phát triển là 42% nhưng ở

các nước đang phát triển lại lên tới 170%. ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85 -

95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ của toàn

thế giới năm 2007 ước tính 232 nghìn tỷ đô la Mỹ, dự báo vào năm 2025 sẽ

tăng lên khoảng 302 nghìn tỷ đô la Mỹ 4, 5.

Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao, ở nhiều quốc gia do tốc

độ phát triển nhanh chóng và mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Tỷ lệ mắc bệnh

ĐTĐ type 2 khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ 6. Theo tác giả

Jayawardena R và cộng sự (2012) nghiên cứu trong vòng 30 năm (từ 1980 -

2010) về sự phổ biến của mắc tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ ở vùng Nam Á cho

thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ như Bangladesh từ 4,7% tăng lên 8,5% trong năm 2005;

tương tự tại Ấn Độ 4,6% lên 12,5% (năm 2007); Manđivơ từ 3,0% lên 3,7%

(2004); Nepal từ 19,5% lên 9,5% (2007); Pakistan từ 3,0% lên 7,2% (2002);

SriLanka từ 10,3% lên 11,5% (2006). Nghiên cứu đã kết luận ĐTĐ là một đại

dịch ở vùng Nam Á với sự gia tăng nhanh chóng trong ba thập niên qua 7.

Việt Nam là nước đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật trên

4, 8

. Năm 1990, nghiên cứu dịch tễ học bệnh ĐTĐ type 2 ở Hà Nội có tỷ lệ

mắc bệnh ĐTĐ type 2 là 1,2%; Thừa Thiên Huế là 0,9%; thành phố Hồ Chí

Minh là 2,52% 4. Đến năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ type 2 theo2

chuẩn quốc tế mới được tiến hành ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng,

Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là

4,9%, tỷ lệ rối loạn rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) là 5,9% 9.

Một nghiên cứu khác của Phạm Minh Ngọc sàng lọc bệnh ĐTĐ trong

cộng đồng giai đoạn từ năm 2011 - 2013 tại Việt Nam cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ là

6,0% và tiền ĐTĐ là 13,5%. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận tuổi, béo phì,

tăng huyết áp và công việc ít vận động có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc

ĐTĐ 10.

Việc làm ca, làm thêm giờ có thể dẫn dến thay đổi nhịp sinh học, rối

loạn giấc ngủ, thay đổi lối sống, Trên thế giới đã có một số công trình

nghiên cứu (NC) về tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở người lao động cũng như ở các

đối tượng làm ca, thêm giờ. và kết quả cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố

nguy cơ nghề nghiệp như làm ca, làm thêm giờ như nghiên cứu của N

Nakanishi (2001) 11, Aline Silva- Costa (2016) 12, Mahee Gilbert- Ouimet

(2018) 13. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là vấn đề cần tiếp tục được

nghiên cứu kỹ hơn cho nhóm đối tượng lao động này 14.

Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ học về tỷ lệ mắc và các

yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ type 2 trong cộng đồng dân cư nhưng vẫn còn

ít các NC liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người lao động (NLĐ), đặc

biệt là các yếu tố nguy cơ đặc thù nghề nghiệp ở NLĐ như làm ca, làm thêm

giờ. Vậy liệu làm việc tăng giờ, làm việc theo ca có là nguy cơ gây bệnh

ĐTĐ ở người lao động hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ. Đây

là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và xác định. Để tìm hiểu vấn đề này,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 3 đơn vị: Công ty cổ phần May Đức Giang

là đơn vị có tổ chức cho NLĐ làm thêm giờ; Nhà máy sản xuất thức ăn gia

súc Proconco có tổ chức cho NLĐ làm ca và làm thêm giờ; Công ty dệt may

Sơn Nam tổ chức cho NLĐ làm ca với đề tài: “Thực trạng mắc bệnh đái3

tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ

và một số yếu tố nguy cơ”, với mục tiêu cụ thể:

1. Xác định thực trạng tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường

trên người lao động làm theo ca và/hoặc thêm giờ tại Nhà máy sản xuất

thức ăn gia súc Proconco, Công ty Cổ phần may Đức Giang, Công ty Cổ

phần dệt may Sơn Nam, năm 2014 - 2017.

2. Phân tích mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose, đái tháo

đường với một số yếu tố ở người lao động làm ca, làm thêm giờ tại ba

công ty, nhà máy.

pdf 175 trang chauphong 17/08/2022 13640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ

Luận án Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
ĐINH QUỐC KHÁNH 
THỰC TRẠNG MẮC BỆNH ĐÁI THÁO 
ĐƯỜNG TYPE 2 Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 
THƯỜNG XUYÊN PHẢI LÀM CA, 
THÊM GIỜ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 
NGUY CƠ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
ĐINH QUỐC KHÁNH 
THỰC TRẠNG MẮC BỆNH ĐÁI THÁO 
ĐƯỜNG TYPE 2 Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 
THƯỜNG XUYÊN PHẢI LÀM CA, 
THÊM GIỜ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 
NGUY CƠ 
 Chuyên ngành: Y tế Công cộng 
 Mã số: 62720301 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS Khương Văn Duy 
 2. TS.Nguyễn Ngọc Anh 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Đinh Quốc Khánh, nghiên cứu sinh khóa 32 Trường Đại học Y Hà 
Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của Thầy Khương Văn Duy và Cô Nguyễn Ngọc Anh. 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã 
được công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung 
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
 Hà Nội, ngày tháng năm 2022 
Người viết cam đoan 
(ký và ghi rõ họ tên) 
Đinh Quốc Khánh 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh 
ADA Hội đái tháo đường Hoa Kỳ American Diabetes Association 
BMI Chỉ số khối lượng cơ thể Body Mass Index 
DTH Dịch tễ học 
ĐH Đường huyết 
ĐHBK Đường huyết bất kì 
ĐHLĐ Đường huyết lúc đói 
ĐTĐ Đái tháo đường 
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu 
FPG Glucose huyết tương lúc đói Fasting plasma glucose 
GH Hormon tăng trưởng Growth hormon 
HDLC Lippoprotein có tỷ trọng cao 
High density lipoprotein 
cholesterol 
IDF 
Liên đoàn Đái tháo đường 
thế giới 
International Diabetes 
Federation 
IFG Rối loạn glucose lúc đói Impaired Fasting Glucose 
IGT Rối loạn dung nạp glucose Impaired Glucose Tolerance 
LDL Chỉ số mỡ máu Low-density lipoprotein 
NC Nghiên cứu 
NLĐ Người lao động 
NPDNGĐU 
Nghiệm pháp dung nạp 
glucose đường uống 
OGTT Oral glucose tolerance test 
Pre-diabetes Tiền đái tháo đường 
RLCH Rối loạn chuyển hóa 
RLĐH Rối loạn đường huyết 
RLĐHLĐ 
Rối loạn đường huyết lúc 
đói 
RLDNG 
Rối loạn rối loạn dung nạp 
glucose 
THA Tăng huyết áp 
UNICEF 
Quỹ nhi đồng Liên hiệp 
quốc 
United Nations Children’s Fund 
WDF Quỹ Đái tháo đường thế giới 
WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization 
XN Xét nghiệm 
1 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ·········································································· 1 
Chương 1 TỔNG QUAN ···························································· 4 
1.1. Bệnh đái tháo đường ···························································· 4 
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................... 4 
1.1.2. Phân loại và đặc điểm sinh lý bệnh đái tháo đường .................... 4 
1.1.3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường ................................................. 4 
1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường 
của các Tổ chức Y tế trên thế giới (WHO) ············································· 5 
1.1.3.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo Bộ Y tế Việt Nam ··········· 9 
1.1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường .................... 12 
1.1.4.1. Các yếu tố gen ········································································ 12 
1.1.4.2. Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc) ··· 13 
1.1.4.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống······························ 13 
1.1.4.4. Các yếu tố chuyển hóa và các loại nguy cơ trung gian ··········· 14 
1.2. Thực trạng bệnh đái tháo đường một số nước trên thế giới và ở Việt 
Nam ······················································································ 16 
1.2.1. Thực trạng bệnh đái tháo đường các nước trên thế giới ........... 16 
1.2.2. Thực trạng rối loạn đường huyết và mắc bệnh đái tháo đường ở 
người lao động trên thế giới ................................................................ 19 
1.2.3. Thực trạng rối loạn đường huyết, mắc bệnh đái tháo đường ở 
Việt Nam .............................................................................................. 23 
1.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường ················· 26 
1.3.1. Nghiên cứu về nguy cơ mắc đái tháo đường chung .................. 26 
1.3.1.1. Nguy cơ mắc đái tháo đường ở cộng đồng trên thế giới·········· 27 
1.3.1.2. Nguy cơ mắc đái tháo đường ở cộng đồng tại Việt nam ·········· 30 
2 
1.3.2. Nghiên cứu nguy cơ mắc đái tháo đường ở người lao động ..... 35 
1.3.2.1. Nguy cơ mắc đái tháo đường ở người lao động làm việc theo 
ca, thêm giờ trên thế giới····································································· 35 
1.3.2.2. Nguy cơ mắc đái tháo đường ở người lao động làm việc theo 
ca, thêm giờ tại Việt Nam ···································································· 43 
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ·········· 46 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ·························································· 46 
2.1.1. Đối tượng ................................................................................... 46 
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu .............................. 46 
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................... 46 
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ··········································· 46 
2.3. Phương pháp nghiên cứu ······················································ 47 
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................... 47 
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................... 47 
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu ................................................. 48 
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu ...................................................................... 49 
2.3.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ······································· 49 
2.3.4.2. Tỷ lệ rối loạn đường huyết, đái tháo đường của người lao động 
một số ngành nghề thường xuyên phải làm ca, làm thêm giờ··············· 50 
2.3.4.3. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường 
với một số yếu tố ở người lao động thường xuyên phải làm ca, làm thêm 
giờ ······································································································· 50 
2.3.5. Công cụ thu thập thông tin ........................................................ 51 
2.3.6. Phương pháp thu thập thông tin ............................................... 52 
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 53 
2.3.8. Khống chế các sai số .................................................................. 54 
2.3.9. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ............................ 55 
3 
2.3.9.1. Chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường ····················· 55 
2.3.9.2. Tính chỉ số khối cơ thể ···························································· 57 
2.3.9.3. Phân loại ngủ tốt ···································································· 57 
2.3.9.4. Điểm cắt làm thêm giờ ···························································· 58 
2.3.10. Vai trò của tác giả trong nghiên cứu ....................................... 58 
2.3.11. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 59 
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ··········································· 60 
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ········································· 60 
3.1.1. Đặc điểm chung ......................................................................... 60 
3.1.2. Tiền sử bệnh tật ......................................................................... 63 
3.1.3. Chỉ số dinh dưỡng ..................................................................... 66 
3.1.4. Thông tin thời gian làm việc ...................................................... 68 
3.2. Tỷ lệ rối loạn đường huyết, mắc đái tháo đường của người lao động 
thường xuyên phải làm theo ca, làm thêm giờ ································· 71 
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn đường huyết, mắc đái tháo đường theo đặc điểm 
đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 71 
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn đường huyết, đái tháo đường theo tình trạng tăng 
huyết áp và chỉ số khối cơ thể .............................................................. 79 
3.3. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường với 
một số yếu tố ở người lao động thường xuyên phải làm việc theo ca, làm 
thêm giờ ················································································· 86 
3.3.1. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với một số yếu tố 
ở người lao động thường xuyên phải làm việc ca, làm thêm giờ ........ 86 
3.3.1.1. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với giới tính, 
nhóm tuổi, tuổi nghề, chỉ số khối cơ thể (BMI) ···································· 86 
4 
3.3.1.2. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với tiền sử tăng 
huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiền sử đã từng hút thuốc lá và đang hút 
thuốc lá ······························································································· 88 
3.3.1.3. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với tổ chức công 
việc, tư thế làm việc, số giờ làm thêm thường xuyên trong ngày, số giờ 
làm thêm trong tháng ít việc, số giờ làm thêm trong tháng nhiều việc · 89 
3.3.2. Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường với một số yếu tố ở 
người lao động thường xuyên phải làm ca, làm thêm giờ .................. 90 
3.3.2.1. Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường với giới tính, nhóm 
tuổi, tuổi nghề, chỉ số khối cơ thể ························································ 90 
3.3.2.2. Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường với tổ chức công việc, 
tư thế làm việc, số giờ làm thêm thường xuyên trong ngày, số giờ làm 
thêm trong tháng ít việc, số giờ làm thêm trong tháng nhiều việc ········ 91 
3.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo 
đường với một số yếu tố ở người lao động thường xuyên phải làm việc 
ca, làm thêm giờ .................................................................................. 93 
3.3.3.1. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo 
đường với giới tính, nhóm tuổi, tuổi nghề, chỉ số khối cơ thể (BMI) ···· 93 
3.3.3.2. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo 
đường với tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiền sử đã từng hút 
thuốc lá và đang hút thuốc lá ······························································ 94 
3.3.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo 
đường với tổ chức công việc, tư  ... tiết thành phố Hồ Chí Minh 2016; Số IX: 63- 68. 
99. Nagaya Teruo et al. Markers of insulin resistance in day and shift workers 
aged 30–59 years. Int Arch Occup Environ Health 2002. 2002; 75(8): 562–
568. 
100. Evelyn P. Davila et al. Long Work Hours Is Associated With Suboptimal 
Glycemic Control Among US Workers With Diabetes. American Journal of 
industrian Medicine 2011; 54: 375–383. 
101. X-S. Wang et al. Shift work and chronic disease: the epidemiological 
evidence. Occupational Medicine. 2011; 61: 78–89. 
102. Anne B Hansen et al. Night shift work and incidence of diabetes in the 
Danish Nurse Cohort. BMJ. 2016; 1: 1-7. 
103. Morris Christopher et al. Effects of the Internal Circadian System and 
Circadian Misalignment on Glucose Tolerance in Chronic Shift Workers. Clin 
Endocrinol Metab. 2016; 101(3): 1066 - 1074. 
104. Norito Kawakami et al. Overtime, psychosocial working conditions, and 
occurrence of non-insulin dependent diabetes mellitus in Japanese men. 
Epidemiol Community Health. 1999; 53: 359-363. 
105. Jun Tayama et al. Working Long Hours is Associated with Higher 
Prevalence of Diabetes in Urban Male Chinese Workers: The Rosai Karoshi 
Study. Stress and health. 2014; 32(1): 84- 87. 
106. Kroenke Candyce H et al. Robert Wood Johnson Health and Society 
Scholars Program, University of California, San Francisco and Berkeley, CA 
13 
"Work Characteristics and Incidence of Type 2 Diabetes in Women. 
American Journal of Epidemiology. 2006 Oct 27; 165(2). 
107. Varsha G. Vimalananda et al. Night-shift work and incident diabetes 
among African-American omen. Diabetologia. 2015; 58: 699-706. 
108. Yong Gan et al. Shift work and diabetes mellitus: a meta-analysis of 
observational studies. Occup Environ Med. 2015; 72(1): 72–78. 
109. Timothy H. Monk et al. Exposure to Shift Work as a Risk Factor for 
Diabetes. J Biol Rhythms. 2014; 28(5): 356-359. 
110. Kjeld Poulsen et al. Work, Diabetes and Obesity: A Seven Year Follow-
Up Study among Danish Health Care Workers. Plos One. 2014; 9(7): 
e103425. 
111. Ghazawy ER et al. Night Shift Working and its impact on development 
and control of diabetes mellitus in workers of Abo Korkas sugar factory, El-
Minia, Egypt. Egyptian Journal of Occupational Medicine. 2014; 38(2): 197-
211. 
112. Yanjun Guo et al. The Effects of Shift Work on Sleeping Quality, 
Hypertension and Diabetes in Retired Workers. PLoS One. 2013; 8(8): 
e71107. 
113. Kuwahara K et al. Sleep Duration Modifies the Association of Overtime 
Work With Risk of Developing Type 2 Diabetes: Japan Epidemiology 
Collaboration on Occupational Health Study. Journal of Epidemiology. 2018; 
28(7): 336 - 340. 
114. Thunyarat Anothaisintawee et al. Sleep disturbances compared to 
traditional risk factors for diabetes development: Systematic review and meta-
analysis. Sleep Medicine Review. 2016; 30: 11-24. 
14 
115. Vũ Xuân Trung. Nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở 
người lao động thường xuyên phải làm ca kíp, làm thêm giờ và đề xuất giải 
pháp dự phòng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. 2016. 
116. Luật Lao động. Quyết định số 45/2019/QH14 của Quốc hội. Bộ luật 
Lao động. 2019; 40 - 41. 
117. Tripathy JP. Prevalence and risk factors of diabetes in a large 
community-based study in North India: results from a STEPS survey in 
Punjab, India. Diabetology & Metabolic Syndrome. 2017; 9(8). 
118. Japan Data. (2019). Study Finds Japanese Men Do 1.6 Times as Much 
Overtime as Women. Nippon. 2019. 
119. Trần Đại Tri Hãn, Nguyễn Minh Tâm. Các yếu tố liên quan đến sự thay 
đổi mức đường huyết ở người có tiền sử đái tháo đường. Tạp chí Y Dược học- 
Trường Đại học Y Dược Huế. 6/2017; Số 7(03): 93 -97. 
120. Alexandros Heraclides. Psychosocial Stress at Work Doubles theRisk of 
Type 2 Diabetes in Middle-Aged Women. Diabetes Care. 2009 - December; 
32(12) 
121. Cathy Lloyd et al. Stress and Diabetes: A Review of the Links. Diabetes 
Spectrum. 2005; 18(2): 121-127. 
122. JobStreet. Lao động Việt Nam không còn thời gian dành cho gia đình. 
Truy cập xem ngày 26/5/2017, <https://www.jobstreet.vn/career-
resources/lao-dong-viet-nam-khong-con-thoi-gian-danh-cho-gia-
dinh/#.W91FDdIzYdU>, 
15 
16 
Phụ lục 1 
PHIẾU PHỎNG VẤN 
PHÁT HIỆN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 
Để giúp cho việc phát hiện bệnh ĐTĐ, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì 
Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách điền hoặc khoanh tròn vào 
câu trả lời đúng tương ứng ở cột mã: 
A. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SÀNG LỌC 
A1 Họ và tên:........................................................... Mã số HS: [ ] [ ] [ 
] [ 
A2 Tên đơn vị:.................................................................................................... 
Nghề/Vị trí làm việc:.................................................................................... 
A3 Năm sinh:............. Năm làm nghề hiện 
tại:.................................. 
A4 
Giới tính 
1. Nữ 
2. Nam 
A5 
Trình độ học vấn? 
1. Không biết đọc, không biết viết 
2. Biết đọc, biết viết 
3. Tốt nghiệp tiểu học 
4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 
5. Tốt nghiệp phổ thông trung học 
6. Tốt nghiệp trung học chuyên 
nghiệp, CĐ, ĐH hoặc cao hơn 
A6 Chị đã kết hôn chưa? 
(Chỉ trả lời khi đối tượng phỏng vấn 
là NỮ) 
1. Có 
2. Không 
A7 Chị đã con chưa? 
(Chỉ dùng cho giới tính là NỮ) 
1. Có 
2. Không => Chuyển câu A9 
A8 Con của chị khi đẻ được bao nhiêu kg .. kg 
A9 Anh/Chị ăn bữa gần nhất cách đây bao 
lâu? 
................. giờ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
VIỆN ĐÀO TẠO YTCC&YHDP 
17 
B. TIỀN SỬ BỆNH TẬT 
B10 Anh/Chị đã bao giờ được chẩn đoán 
tăng huyết áp chưa? 
1. Có 
2. Không 
B11 Anh/Chị được chẩn đoán tăng huyết 
áp năm nào? 
 [ ] [ ] [ ] [ ] 
B12 Gia đình Anh/Chị có ai bị mắc bệnh 
ĐTĐ không? 
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Không 
2. Bố, mẹ đẻ 
3. Anh/Chị/Em ruột 
4. Ông/Bà nội 
5. Con 
B13 Anh/Chị có bất kỳ tiền sử nào về 
bệnh tim mạch/bệnh mạch 
vành/bệnh mạch máu ngoại vi? 
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Không 
2. Độtquỵ/Tai biến mạch máu não. 
3. Đau thắt ngực 
4. Suy tim 
5. Loét bàn chân 
6. Cắt cụt chi 
99. Khác (ghi rõ):  
B14 Anh/Chị đã bao giờ được chẩn đoán 
bị rối loạn mỡ máu chưa? 
1. Có 
2. Không 
B15 Anh/Chị đă từng hút thuốc lá không? 1. Có 
2. Không 
B16 Hiện tại, Anh/Chị có hút thuốc lá 
không? 
1. Có 
2. Không 
C. THÔNG TIN VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC 
C17 Anh/Chị làm việc theo: 1. Giờ hành chính => Chuyển câu 
21 
2. Theo ca 
99. Khác (ghi rõ):.. 
C18 Nếu làm việc theo ca, Anh/Chị làm 
việc theo: 
1. Ca sáng 
2. Ca chiều 
3. Ca đêm 
18 
99. Khác (ghi rõ):.. 
C19 Trong tháng ít việc, Anh/Chị thường 
làm việc ca nào? 
1. Ca sáng 
2. Ca chiều 
3. Ca đêm 
99. Khác (ghi rõ): 
C20 Trong tháng nhiều việc, Anh/Chị 
thường làm việc ca nào? 
1. Ca sáng 
2. Ca chiều 
3. Ca đêm 
99. Khác (ghi rõ): .. 
C21 Trong thời gian làm việc, Anh/Chị 
thường phải ĐỨNG hay NGỒI? 
1. Đứng làm => Chuyển câu 23 
2. Ngồi làm 
99. Khác (ghi rõ):.. 
C22 Nếu ngồi làm việc, Anh/Chị thường 
phải ngồi trong bao lâu? 
1. Trên 6 giờ 
2. Dưới 6 giờ 
C23 Trong thời gian làm việc, Anh/Chị 
được nghỉ giải lao mấy lần? 
................. lần 
C24 Tổng thời gian nghỉ giải lao là bao 
lâu? 
.. phút 
C25 Anh/Chị thường kết thúc ngày làm 
việc lúc mấy giờ? 
...............giờ 
C26 Anh/Chị có phải làm việc thêm giờ 
không? 
1. Thường xuyên 
2. Thỉnh thoảng 
3. Ít khi 
4. Không=>Chuyển câu C31 
C27 Nếu thường xuyên làm thêm giờ, anh 
chị thường làm thêm mấy giờ trong 
ngày? 
 giờ 
C28 Nếu thỉnh thoảng làm thêm giờ, anh 
chị thường làm thêm mấy giờ trong 
ngày? 
 giờ 
C29 Nếu ít khi làm thêm giờ, anh chị 
thường làm thêm mấy giờ trong 
ngày? 
 giờ 
19 
C30 Trong năm qua, thời gian làm thêm 
giờ của Anh/Chị một tháng là mấy 
giờ? 
(Chỉ hỏi những người có làm thêm 
giờ) 
Tháng ít việc:................ giờ 
Tháng nhiều việc:......... giờ 
C31 Theo Anh/Chị thì mức độ lao động 
(hay làm việc) của anh/chị là như thế 
nào? 
1. Trung bình 
2. Nặng 
99. Khác (ghi rõ):... 
D. THÔNG TIN VỀ GIẤC NGỦ 
D32 
Trong vòng 1 tháng qua theo 
Anh/Chị giấc ngủ buổi tối của 
anh/chị thường như thế nào? 
(Nếu có làm ca thì không tính ngày 
làm đêm) 
1. Ngủ rất tốt 
2. Ngủ tốt 
3. Bình thường 
4. Khó ngủ 
D33 
Vào buổi tối, Anh/Chị thường ngủ 
được bao nhiêu giờ? 
................ giờ 
D34 
Hai tuần qua, Anh/Chị có mất ngủ 
không? 
1. Có 
2. Không=>Chuyển câu D36 
D35 
Nếu mất ngủ thì trong 2 tuần qua, 
Anh/Chị mất ngủ mấy lần? 
..lần 
D36 
Thường sau khoảng 30 phút từ lúc đi 
ngủ, Anh/Chị đã ngủ được chưa? 
1. Có => Chuyển câu D38 
2. Không 
D37 
Hai tuần qua, Anh/Chị bị mấy lần 
sau 30 phút mà chưa ngủ được? 
.................. lần 
D38 
Hàng ngày, Anh/Chị thường ngủ lúc 
mấy giờ? 
.................. giờ 
D39 
Hàng ngày, Anh/Chị thường thức 
dậy lúc mấy giờ? 
.................. giờ 
D40 
Anh/Chị thường thức dậy giữa giấc 
ngủ không? 
1. Có 
2. Không=>Chuyển câu E42 
D41 
Hai tuần qua, Anh/Chị thức dậy giữa 
giấc ngủ mấy lần? 
.................. lần 
F. E. CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC 
20 
Cảm ơn Anh/Chị đã tham gia nghiên cứu! 
E42 
Từ nhà đến nơi làm việc của anh/chị 
là bao xa? 
.................... km 
E43 
Đi từ nhà Anh/Chị đến cơ quan 
thường hết bao nhiêu phút? 
.phút 
E44 
Hàng ngày, Anh/Chị thường đi bằng 
phương tiện gì? 
Phương tiện:. 
E45 
Anh/chị có tập luyện những loại hình 
thể dục nào dưới đây? 
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Đi bộ 
2. Chạy 
3. Chơi thể thao (Cầu lông, bóng 
chuyền, bóng bàn...) 
4. Đi xe đạp 
5. Không tập 
99. Khác (ghi rõ):....... 
E46 
Anh/chị tập luyện bao nhiêu phút 
một ngày với các loại hình trên? 
.......................phút/ngày 
21 
Phụ lục 2 
HỒ SƠ KHÁM BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 
B. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SÀNG LỌC 
B1 Họ và tên: ................................................................... Giới tính: Nam/Nữ 
B2 Tên đơn vị: ................................................................. ................................ 
B3 
Năm sinh: ................................................................... 
 [ ] [ ] [ ] [ 
] 
F. ĐO CÁC CHỈ SỐ Số đo 
F4 Chiều cao đứng (cm) 
 [ ] [ ] [ ] [ 
] 
F5 Cân nặng (kg) 
 [ ] [ ] [ ] [ 
] 
F6 Vòng eo (cm) 
 [ ] [ ] [ ] [ 
] 
F7 Vòng hông (cm) 
 [ ] [ ] [ ] [ 
] 
F8 Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương (mm Hg) 
G. XÉT NGHIỆM (Đo bằng mmol/L) 
G9 XNo đường máu lúc đói – Thời 
gian:........h................. 
 [ ] [ ] [ ] / 
G10 XNo đường máu sau 2h làm nghiệm pháp - Thời 
gian: .... h....... 
 [ ] [ ] [ ] 
II. KHÁM NỘI CHUNG Bác sỹ ký tên 
H11 Tiền sử bệnh tật: 
Có lưu ý = 1 
Không = 2 
H12 Tuần hoàn: 
Có lưu ý = 1 
Không = 2 
H13 Hô hấp: 
Có lưu ý = 1 
Không = 2 
H14 Tiêu hóa: 
Có lưu ý = 1 
Không = 2 
H15 Nội tiết: Có lưu ý = 1 
22 
Không = 2 
H16 Khác: 
Có lưu ý = 1 
Không = 2 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_trang_mac_benh_dai_thao_duong_type_2_o_nguoi_la.pdf
  • docxTHE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS - Copy.docx
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI.docx
  • pdftom tat tieng viet dinh quoc khanh.pdf
  • pdftom tat tieng anh dinh quoc khanh.pdf
  • docxTRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
  • pdfTRUÖNG DAI HOC Y HÀ NOI.pdf