Luận án Thực trạng hoạt động câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

HIV/AIDS được coi là một đại dịch, là hiểm hoạ toàn cầu [1]. Theo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào năm 1981,

khoảng 75 triệu người nhiễm vi-rút HIV/AIDS và khoảng 32 triệu người đã

chết vì bệnh này. Ước tính có 37,9 triệu người đang sống chung với

HIV/AIDS tính tới cuối năm 2018 trên toàn cầu [2].

Tại Việt Nam tính đến 31/12/2020, theo báo cáo của các tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương thì cả nước có 215.220 người nhiễm HIV hiện

đang còn sống và 108.719 người nhiễm HIV đã tử vong [3]. Trên địa bàn tỉnh

Thái Bình, tính đến ngày 29/11/2020 số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống

là 2.186, trong đó số phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là 74, số đang điều trị thuốc

ARV là 1.296 bệnh nhân. Số xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm

HIV/AIDS là 240/260 [4].

Trong bối cảnh trên, nhằm có cơ sở để Việt Nam thực hiện tốt công

tác phòng chống HIV/AIDS, Thủ Tướng Chính phủ đã có quyết định số

1246/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào

năm 2030 [5] trong đó đã đề ra nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực và sự tham

gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các

hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Trên địa bàn Thái Bình, việc quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm

HIV/AIDS hiện gặp nhiều khó khăn do đối tượng là người nhiễm HIV/AIDS

thường xuyên thay đổi địa chỉ vì sợ bị phân biệt đối xử và nhiều người phải

chuyển tới các địa phương khác để sinh sống. Mặt khác, lực lượng cán bộ y tế

tại cơ sở mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc nên khó đảm đương được công việc

[6]. Nhằm góp phần ngăn chặn HIV/AIDS lây lan tại cộng đồng, giảm sự kỳ

thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ người nhiễm tại cộng2

đồng, tỉnh hiện có 10 CLB người có HIV/AIDS đã được hình thành và đi vào

hoạt động. Mô hình các CLB người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng bước đầu

đã cho kết quả tích cực. Tuy nhiên, các CLB vẫn còn gặp nhiều khó khăn

trong việc quản lý và điều hành, việc thu hút sự tham gia của những người

nhiễm HIV/AIDS vào sinh hoạt CLB người nhiễm HIV/AIDS còn chưa được

như mong muốn. Một trong những lý do dẫn đến là việc các CLB người

nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh chưa thể công khai danh tính của các

thành viên tham gia, những kỹ năng điều hành, kỹ năng truyền thông, tư vấn

của những người điều hành chưa có chương trình hỗ trợ chính thức một cách

bài bản và đầy đủ, tâm lý bị kỳ thị của người nhiễm HIV/AIDs vẫn còn khá

phổ biến.

Thực tế trên đặt ra câu hỏi là mô hình CLB người nhiễm HIV/AIDS

trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện hoạt động như thế nào? Những khó khăn

gặp phải chủ yếu của các CLB là gì? Cần thực hiện những hoạt động nào để

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình các CLB này để có thể đóng

góp hiệu quả và tích cực hơn trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại

cộng đồng nói chung và trên địa bàn nghiên cứu nói riêng? Trong bối cảnh

trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động câu lạc

bộ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện

pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu sau:3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng hoạt động câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS và

kiến thức, thực hành về chăm sóc, điều trị ARV của thành viên câu lạc bộ

người nhiễm HIV/AIDS tại 4 huyện của tỉnh Thái Bình năm 2017.

2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp hỗ trợ tăng cường

quản lý, hoạt động câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV trên

địa bàn 4 huyện của tỉnh Thái Bình.

pdf 170 trang chauphong 12860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng hoạt động câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng hoạt động câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Luận án Thực trạng hoạt động câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH 
 
ĐỖ DUY BÌNH 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGƯỜI NHIỄM 
HIV/AIDS TẠI TỈNH THÁI BÌNH VÀ HIỆU QUẢ 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG 
Thái Bình - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH 
 
ĐỖ DUY BÌNH 
thùc tr¹ng ho¹t ®éng c©u l¹c bé 
ng-êi nhiÔm hiv/aids t¹i tØnh th¸i b×nh 
 vµ hiÖu qu¶ mét sè biÖn ph¸p can thiÖp 
 Chuyên ngành : Y tế Công cộng 
 Mã số : 9720701 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG 
 Hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC TIẾN 
 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THANH 
Thái Bình - 2021
LỜI CẢM ƠN 
Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và luận án này, tôi đã nhận 
được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được gửi 
lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, 
Khoa Y tế Công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy giáo, 
cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên 
cứu. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Trường đã giúp 
cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Sở Y tế, Trung tâm 
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh 
viện đa khoa huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thụy đã tạo 
mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và 
nghiên cứu. 
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp Trung tâm Phòng 
chống HIV/AIDS nay là trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã sát 
cánh cùng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. 
Cuối cùng tôi luôn ghi nhớ và tri ân sâu sắc tới những người thân yêu 
trong gia đình và bạn bè đã là nguồn động lực lớn lao cho tôi trong suốt quá 
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án. Đây là món quà đặc biệt 
tôi muốn gửi đến cha, mẹ, vợ và các con yêu quý của tôi. 
 Thái Bình, tháng .. năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Đỗ Duy Bình 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Đỗ Duy Bình, học viên khoá đào tạo trình độ Tiến sỹ chuyên 
ngành Y tế Công cộng, của Trường Đại học Y Dược Thái Bình. 
Xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến và PGS.TS Nguyễn Đức Thanh. 
2. Công trình không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được 
công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác 
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của nơi nghiên cứu. 
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên. 
 Thái Bình, tháng .. năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Đỗ Duy Bình 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome 
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) 
ARV Anti Retro Virus 
(Thuốc kháng virút) 
AZT Azidothymidine 
CLB Câu lạc bộ 
HIV Human Immunodeficiency Virus 
(Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người) 
NVP Nivirapine 
T-CD4+ Lymphocyte T- Cluster of differentiation4 
(Tế bào T-CD4+) 
UNAIDS United Nations Programme on HIV/AIDS 
(Chương trình Liên hợp quốc về HIV/AIDS) 
WHO World Health Organization 
(Tổ chức Y tế Thế giới) 
MỤC LỤC 
 Trang 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 
1.1. Đại cương về HIV/AIDS ....................................................................... 4 
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 4 
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................. 4 
1.2. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS .............................................................. 7 
1.2.1. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS trên Thế giới ..................................... 7 
1.2.2. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam ..................................... 10 
1.2.3. Thực trạng điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV ........................... 13 
1.3. Nhu cầu và các biện pháp hỗ trợ chăm sóc điều trị của người 
nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ............................................................... 19 
1.3.1. Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc, điều trị của người nhiễm HIV/AIDS.... 19 
1.3.2. Các biện pháp hỗ trợ chăm sóc, điều trị đối với người nhiễm 
HIV/AIDS tại cộng đồng .......................................................................... 26 
1.4. Mô hình câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình .... 36 
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 39 
2.1. Đối tượng, địa bàn, thời gian nghiên cứu ......................................... 39 
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 39 
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 41 
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 42 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 42 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 42 
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 47 
2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ................................................ 52 
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 53 
2.2.5.Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................ 57 
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 58 
2.2.7. Sai số có thể gặp phải và các biện pháp khống chế sai số ............. 59 
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................. 60 
2.2.9. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 61 
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 62 
3.1. Hoạt động câu lạc bộ và kiến thức, thực hành của đối tượng về 
chăm sóc, điều trị HIV/AIDS .................................................................... 62 
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 62 
3.1.2. Thực trạng hoạt động của câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS trên 
địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 64 
3.1.3. Thực trạng kiến thức, thực hành về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS 68 
3.1.4. Thực hành của đối tượng về tuân thủ điều trị ................................ 72 
3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp hoạt động câu lạc bộ người 
nhiễm HIV/AIDS ....................................................................................... 75 
3.2.1. Thay đổi sự tham gia của đối tượng và sự hỗ trợ của câu lạc bộ ... 75 
3.2.2. Thay đổi kiến thức chăm sóc, điều trị của đối tượng ..................... 82 
3.2.3. Thay đổi thực hành chăm sóc, điều trị của đối tượng .................... 93 
3.2.4. Thay đổi về xét nghiệm tế bào T-CD4 của đối tượng ................... 97 
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 98 
4.1. Hoạt động câu lạc bộ và kiến thức, thực hành của đối tượng về 
chăm sóc, điều trị HIV/AIDS .................................................................... 98 
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................. 98 
4.1.2. Hoạt động của câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS ..................... 100 
4.1.3. Kiến thức, thực hành về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS ............... 103 
4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp hoạt động câu lạc bộ người 
nhiễm HIV/AIDS ..................................................................................... 109 
4.2.1. Việc thực hiện các hoạt động can thiệp ....................................... 109 
4.2.2. Thay đổi sự tham gia của đối tượng và sự hỗ trợ của câu lạc bộ . 110 
4.2.3. Thay đổi kiến thức chăm sóc, điều trị của đối tượng ................... 114 
4.2.4. Thay đổi thực hành chăm sóc, điều trị của đối tượng .................. 122 
4.2.5. Thay đổi chỉ số xét nghiêm tế bào T-CD4 của đối tượng ............ 125 
4.3. Hạn chế trong nghiên cứu ................................................................ 126 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 128 
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 130 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN 
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
 Trang 
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị ARV ......................................... 16 
Bảng 2.2 Số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn nghiên cứu tính đến thời 
đểm điều tra ..................................................................................................... 40 
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp của đối tượng (n=420) .... 62 
Bảng 3.2. Trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân của đối tượng (n=420) .. 63 
Bảng 3.3. Phương pháp quản lý, điều hành sinh hoạt và truyền thông của CLB 
(n=420) ............................................................................................................ 64 
Bảng 3.4. Đáp ứng tài liệu truyền thông và cơ sở vật chất của CLB (n=420) 65 
Bảng 3.5. Thời gian sinh hoạt của CLB mỗi lần tổ chức ................................ 65 
Bảng 3.6. Sự tham gia của nhân viên y tế trong sinh hoạt CLB ..................... 66 
Bảng 3.7. Thành phần tham dự và phương pháp hỗ trợ kiến thức của nhân 
viên y tế tại CLB (n=61) ................................................................................. 66 
Bảng 3.8. Nội dung hỗ trợ nhận được từ sinh hoạt CLB và mức độ hài lòng 
của đối tượng tham gia (n=420) ...................................................................... 67 
Bảng 3.9. Tỷ lệ đối tượng biết nguyên nhân gây bệnh và đường lây nhiễm 
HIV/AIDS (n=420) ......................................................................................... 68 
Bảng 3.10. Nhận thức của đối tượng về thuốc ARV (n=420) ........................ 69 
Bảng 3.11. Tỷ lệ đối tượng biết nội dung về tuân thủ điều trị ARV và hậu quả 
của không tuân thủ điều trị ARV (n=420) ...................................................... 70 
Bảng 3.12. Tỷ lệ đối tượng biết về khoảng cách giữa các lần uống thuốc ARV . 70 
Bảng 3.13. Tỷ lệ đối tượng biết cách xử trí khi quên uống thuốc ARV ......... 71 
Bảng 3.14. Số lần không uống thuốc ARV trong tháng trước thời điểm điều 
tra và lý do đưa ra của đối tượng ...................................................... ... Câu 17. Anh/chị cho biết điều trị ARV có tác dụng gì? (Có thể chọn nhiều câu 
trả lời) 
1. Làm giảm sự phát triển của vi-rút HIV 
2. Làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS 
3. Tiêu diệt vi-rút HIV 
4. Cả ba ý trên 
5. Theo anh/chị thuốc ARV điều trị trong bao lâu? 
6. Điều trị một thời gian 
7. Điều trị khi thấy hết triệu chứng 
8. Điều trị khi thấy cơ thể khỏe lên 
9. Điều trị suốt đời 
10. Không biết 
11. Khác (ghi rõ) 
i. 
Câu 18. Theo anh/chị, thế nào là tuân thủ điều trị ARV? (Có thể chọn nhiều 
câu trả lời) 
1. Uống đúng thuốc 
2. Uống đúng liều lượng 
3. Uống đúng giờ/đúng khoảng cách 
4. Uống đều đặn suốt đời 
5. Khác (Ghi rõ)  
Câu 19. Anh/chị cho biết việc không tuân thủ điều trị có thể dẫn đến hậu quả 
gì? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) 
1. Không ngăn chặn được sự tăng sinh của vi-rút HIV 
2. Phát sinh vi-rút mới kháng thuốc 
3. Chi phí trong điều trị tăng cao 
4. Khác (ghi rõ) 
Câu 20. Anh/chị cho biết thuốc ARV phải uống mấy lần trong ngày? 
1. Một lần 
2. Hai lần 
3. Ba lần 
4. Khác (ghi rõ).. 
Câu 21. Anh/chị cho biết khoảng cách giữa các lần uống thuốc là bao lâu? 
1. Uống cách nhau thế nào cũng được 
2. Uống cách nhau 6 tiếng 
3. Uống cách nhau 8 tiếng 
4. Uống cách nhau 12 tiếng (Phác đồ 2) 
5. Uống cách nhau 24 tiếng (Phác đồ 1) 
6. Khác (ghi rõ).. 
Câu 22. Theo anh/chị, nếu một người quên uống thuốc thì phải làm thế nào? 
1. Bỏ liều đó đi, uống liều tiếp theo đúng giờ quy định 
2. Uống liền một lúc 2 liều khi nhớ ra 
3. Uống ngay liều đó khi nhớ ra. Liều tiếp theo phải uống cách liều 
trước ít nhất 4 tiếng đồng hồ. 
4. Cách khác (ghi rõ) 
5. Không biết. 
2.2 THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV 
Câu 23. Anh/chị hiện đang điều trị phác đồ nào? 
1. 1a: D4T-3TC-NVP 
2. 1b: D4T-3TC-EFV 
3. 1c: ZDV-3TC-NVP 
4. 1d: ZDV-3TC-EFV 
5. 1e: TDF-3TC-NVP 
6. 1f: TDF-3TC-EFV 
7. 1g: TDF-D4T-3TC 
8. 1k: AZT- 3TC-TDF 
9. 2a: TDF-3TC-LPV/r 
10. 2b: ABC-DDI-LPV/r 
11. 2c: ABC-3TC-LPV/r 
12. Không nhớ 
Câu 24. Trong tháng qua anh/chị đã bỏ/không uống thuốc ARV mấy lần? 
1. Có .. lần 
2. Không bỏ lần nào -> Chuyển C 26 
Câu 25. Nếu có bỏ, lý do tại sao? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) 
1. Bận nhiều việc 
2. Đi làm không mang theo thuốc 
3. Ngủ quên 
4. Không có ai nhắc nhở 
5. Muốn tránh tác dụng phụ của thuốc 
6. Hết thuốc chưa kịp đi lấy 
7. Cảm thấy mệt nên không uống 
8. Chỉ đơn giản là quên 
9. Lý do khác (ghi rõ)  
Câu 26. Trong tháng qua anh/chị uống thuốc không đúng giờ mấy lần? 
(uống sai giờ so với giờ đã chọn từ 1 tiếng đồng hồ trở lên) 
1. Có mấy lần 
2. Không uống sai giờ lần nào -> Chuyển C28 
Câu 27. Nếu không đúng giờ, lý do tại sao? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Bận nhiều việc nên quên 
2. Đi làm không mang theo thuốc 
3. Ngủ quên 
4. Không có ai nhắc nhở 
5. Muốn tránh tác dụng phụ của thuốc 
6. Cảm thấy mệt nên không uống 
7. Do thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày 
8. Chỉ đơn giản là quên 
9. Lý do khác (ghi rõ)  
Câu 28. Trong tháng qua anh/chị có uống thuốc từ hai lần trở lên không? 
1. Có 
2. Không Chuyển câu 30 
Câu 29. Nếu không đúng cách, lý do tại sao? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Không nhớ cách uống/liều uống bác sĩ dặn 
2. Phải uống quá nhiều thuốc 
3. Do thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày 
4. Cảm thấy mệt, không khỏe 
5. Lý do khác (ghi rõ)  
Câu 30. Hiện tại anh/chị đang dùng biện pháp nào để nhắc mình uống thuốc? 
1. Tự nhớ, không dùng biện pháp nào 
2. Đồng hồ báo thức, chuông điện thoại 
3. Đánh dấu vào lịch 
4. Nhờ người khác nhắc nhở 
5. Khác (ghi rõ)  
Câu 31. Anh/chị có gặp phải tác dụng phụ nào của thuốc không? 
1. Có 
2. Không Chuyển câu 34 
Câu 32. Nếu có anh/chị có gặp phải tác dụng phụ nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Buồn nôn/nôn 
2. Phát ban 
3. Đau đầu 
4. Chóng mặt 
5. Mệt mỏi 
6. Khác.. 
Câu 33. Nếu có, anh/chị đã làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc? 
1. Thông báo cho nhân viên y tế phòng khám ngoại trú 
2. Đến phòng khám trong trường hợp khẩn cấp 
3. Tự điều trị tại nhà 
4. Tự ngưng thuốc điều trị ARV 
5. Khác (ghi rõ).. 
Câu 34. Trong tháng qua anh/chị có quên hoặc uống quá số lần nào không? 
1. Có .nhiêu lần 
2. Không Chuyển câu 36 
Câu 35. Anh/chị đã làm gì khi quên uống thuốc? 
1. Uống một lúc 02 liều 
2. Uống bù theo hướng dẫn của nhân viên y tế 
3. Ghi lại liều quên và ghi lại lý do quên 
4. Không làm gì cả, uống tiếp như bình thường 
5. 5. Khác (ghi rõ) 
Câu 36. Trong tháng đầu điều trị ARV, anh/ chị đã tái khám như thế nào? 
1. Hàng tuần 
2. 2-3 lần/tháng 
3. 1 lần/tháng 
4. Không tái khám lần nào 
2.3 CÁC NỘI DUNG CHĂM SÓC KHÁC 
Câu 37. Theo anh/chị người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc như thế nào? 
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Chăm sóc các rối loạn về tâm lý 
2. Bảo vệ nhân quyền 
3. Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người chăm sóc ngay tại nhà 
4. Hỗ trợ về kinh tế 
5. Khác (ghi rõ).. 
Câu 38. Theo anh/chị người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc về mặt xã hội 
như thế nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Giới thiệu tham gia sinh hoạt CLB người có HIV/AIDS 
2. Giới thiệu chuyển gửi tới các cơ sở hỗ trợ pháp lý 
3. Giới thiệu và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với nguồn xã 
hội sẵn có 
4. Hỗ trợ chăm sóc giai đoạn cuối và mai táng 
5. Khác (ghi rõ) 
Câu 39. Anh/chị cho biết cần làm gì để chăm sóc thể chất cho người nhiễm 
HIV như thế nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Giới thiệu chuyển gửi đăng ký điều trị HIV/AIDS tại phòng khám 
ngoại trú 
2. Giới thiệu chuyển gửi tới những điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội 
(như lao) 
3. Hỗ trợ tuân thủ điều trị với những người đang điều trị ARV 
4. Hỗ trợ xử lý các triệu chứng chăm sóc tổn thương đơn giản tại nhà, 
CLB 
5. Khác (ghi rõ).. 
Câu 40. Anh/chị cho biết cần làm gì để chăm sóc về tinh thần như thế nào? 
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Động viên, khuyến khích sống tích cực 
2. Giới thiệu, chuyển gửi khi có bất thường về tâm lý 
3. Chăm sóc tinh thần khi bị tổn thương do mất mát người thân 
4. Chăm sóc tinh thần giai đoạn cuối 
5. Khác (ghi rõ) .. 
Câu 41. Anh/chị đã làm gì để phòng tránh lây nhiễm cho người thân qua sinh 
hoạt hàng ngày? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi thay chiếu 
2. Băng kín những vết thương bị xuất tiết 
3. Giặt riêng quần áo của người khác trong gia đình 
4. Không nên, không cần thiết 
5. Khác (ghi rõ).. 
Câu 42. Trong tháng qua anh/chị đã được ai chăm sóc chính về mặt thể chất? 
1. Người thân chăm sóc 
2. Bạn câu lạc bộ chăm sóc 
3. Tự chăm sóc 
4. Khác (ghi rõ). 
Câu 43. Trong tháng qua anh/chị đã được chăm sóc về mặt tình thần như thế 
nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Động viên, khuyến khích sống tích cực 
2. Giới thiệu, chuyển gửi khi có bất thường về tâm lý 
3. Chăm sóc tinh thần khi bị tổn thương do mất mát người thân 
4. Chăm sóc tinh thần giai đoạn cuối 
5. Khác (ghi rõ) . 
Câu 44. Trong tháng qua anh/chị đã làm gì để phòng tránh lây nhiễm HIV sang 
người khác? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi thay chiếu 
2. Băng kín những vết thương bị xuất tiết 
3. Giặt riêng quần áo của người khác trong gia đình 
4. Không nên, không cần thiết 
5. Khác (ghi rõ).. 
Câu 45. Hiện tại ai là người hỗ trợ anh/chị chính trong việc điều trị ARV? 
1. Người thân hỗ trợ 
2. Bạn câu lạc bộ hỗ trợ 
3. Tự hỗ trợ bản thân 
4. Khác (ghi rõ)......................................... 
III THAM GIA CÂU LẠC BỘ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 
Câu 46. Ai là người giới thiệu anh/chị đến CLB? 
1. Cán bộ y tế phòng khám ngoại trú 
2. Cán bộ y tế thôn/ xóm 
3. Trạm y tế xã/thị trấn 
4. Người nhiễm HIV đang sinh hoạt tại CLB 
5. Người thân 
6. Khác (ghi rõ) 
Câu 47. Anh/chị tham gia Câu lạc bộ tính đến nay được bao nhiêu tháng? 
.........................tháng 
Câu 48. Anh/chị được quản lý như thế nào khi tham gia CLB? 
1. Theo dõi trên sổ sách quản lý 
2. Không có sổ quản lý 
3. Có nội quy khi tham gia CLB 
4. Khác (ghi rõ). 
Câu 49. Anh/chị sinh hoạt Câu lạc bộ bao lâu một lần? 
1. 1 tháng/lần 
2. 2 tháng/lần 
3. > 2 tháng/lần 
Câu 50. Trong những lần tổ chức sinh hoạt CLB anh/chị có tham gia đều đặn 
không? 
1. Toàn bộ số buổi 
2. 3/4 số buổi 
3. 2/4 số buổi 
4. 1/4 số buổi 
5. < 1/4 số buổi 
Câu 51. Một lần sinh hoạt kéo dài bao lâu?..............giờ 
Câu 52. Những phương pháp truyền thông anh/chị thường được tiếp cận tại 
CLB? 
1. Thảo luận nhóm 
2. Tivi, xem băng đĩa 
3. Cả hai đáp án trên 
4. Khác (ghi rõ) 
Câu 53. Theo anh chị về cơ sở vật chất đã đáp ứng đủ chưa? (nghế ngồi...) 
1. Đáp ứng đủ 
2. Tạm đủ 
3. Chưa đủ 
Câu 54. Theo anh chị tài liệu truyền thông đã đáp ứng đủ chưa? (như tờ rơi, đĩa 
DVD, tranh, ảnh, áp phích) 
1. Đáp ứng đủ 
2. Tạm đủ 
3. Chưa đủ 
Câu 55. Phương pháp điều hành hoạt động trong buổi sinh hoạt? (Câu hỏi nhiều 
lựa chọn) 
1. Người tham gia còn bị thụ động 
2. Người tham gia đã được chủ động 
3. Thời gian chia sẻ còn thiếu 
4. Thời gian chia sẻ đã đủ 
5. Khác.................................... 
Câu 56. Khi sinh hoạt Câu lạc bộ có cán bộ y tế tham gia không? 
1. Có 
2. Không Chuyển câu 59 
Câu 57. Nếu có cán bộ y tế, là ai? 
1. Cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 
2. Cán bộ y tế phòng khám ngoại trú 
3. Cán bộ tế trạm y tế 
4. Cán bộ y tế thôn/xóm 
5. Khác........................... 
Câu 58. Nếu có hình thức tham gia là gì? 
1. Tư vấn điều trị ARV 
2. Cặp nhật kiến thức mới về điều trị ARV 
3. Nói chuyện chuyên đề về HIV/AIDS 
4. Khác................................. 
Câu 59. Ai là người hỗ trợ tốt nhất trong quá trình anh/chị điều trị ARV và các 
nhiễm trùng cơ hội? 
1. Cán bộ Trạm Y tế xã 
2. Cán bộ phòng khám ngoại trú 
3. Người nhà 
4. Thành viên Câu lạc bộ 
5. Không ai hỗ trợ 
6. Khác (ghi rõ). 
Câu 60. Anh/chị có nhận được sự hỗ trợ chăm sóc từ thành viên CLB? 
1. Có 
2. không 
Câu 61. Nếu có thì là nội dung nào? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Hướng dẫn cách tuân thủ điều trị ARV 
2. Chia sẻ kinh nghiệm điều trị khi có biến chứng của thuốc và bệnh 
3. Hỗ trợ đi lại khi nhận dịch vụ điều trị tại phòng khám ngoại trú 
4. Khác. 
Câu 62. Anh/chị cho biết khi tham gia sinh hoạt tại CLB có những hiệu quả gì? 
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Hiểu biết điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV 
2. Cách tự chăm sóc các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội 
3. Biết cách tự chăm sóc, điều trị tại nhà 
4. Tự tin, không mặc cảm 
5. Phát triển kinh tế gia đình 
6. Không có lợi ích gì 
Câu 63. Anh/chị cho biết hoạt động của câu lạc bộ là gì? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 
1. Hỗ trợ về tinh thần 
2. Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS 
3. Nâng cao nhận thức về HIV giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử 
4. Khác (ghi rõ)............................................. 
Câu 64. Anh chị có hài lòng với hoạt động hiện tại Câu lạc bộ không? 
1. Rất hài lòng 
2. Hài lòng 
3. Không hài lòng 
Kết thúc phỏng vấn 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_trang_hoat_dong_cau_lac_bo_nguoi_nhiem_hivaids.pdf
  • pdfDong gop moi TA.pdf
  • pdfDong gop moi TV.pdf
  • pdfTom tat TA Binh.pdf
  • pdfTom tat TV Binh.pdf