Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019

Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong ngành y có tầm quan trọng rất lớn trong

việc phát triển kiến thức nghề nghiệp và nâng cao chất lượng, sự an toàn của các

dịch vụ chăm sóc. Thực tế đã chứng minh ứng dụng của nghiên cứu trong việc phát

triển kiến thức chuyên môn, nâng cao và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc, đẩy

mạnh thực hành dựa vào bằng chứng, hay tăng cường hiệu quả chi phí trong lĩnh

vực chăm sóc sức khỏe. Mỗi quốc gia, dù trong giai đoạn phát triển nào, đều phải

theo đuổi nghiên cứu chất lượng cao trong điều kiện kinh tế cho phép. Nghiên cứu

khoa học là một trong những ưu tiên hàng đầu của hoạt động khoa học và công

nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học thường được chia ra ba loại hình: nghiên cứu

cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Trong đó, tỷ lệ các nghiên

cứu phát triển ở Việt Nam là rất thấp, chủ yếu là các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng

[1]. Phân loại theo cơ quan quản lý thì các đề tài nghiên cứu khoa học được chia

làm ba nhóm là đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và đề tài cấp cơ sở. Mỗi đề tài

thường tuân theo quy trình quản lý của loại đề tài đó và các quy trình, biểu mẫu

hiện tại rất khác nhau.

Về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây,

nghiên cứu khoa học của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực như nhiều nghiên

cứu hơn, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế tăng lên; hợp tác nghiên cứu

trong và ngoài nước cũng được tăng cường. Tuy nhiên, so với các nước Đông Nam

Á thì số bài báo của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia và Philippines, thấp hơn nhiều

so với các nước khác; chỉ bằng 15% số bài của Singapore, 28% của Thái Lan trong

cùng thời gian [1]. Tính tổng số công bố quốc tế trong giai đoạn 2011-2015, Việt

Nam xếp thứ 59 trên thế giới (so với thứ 66 trong giai đoạn 2006-2010 và thứ 73

giai đoạn 2001-2005) và thứ 4 của Đông Nam Á, sau Singapore (thứ 32 thế giới),

Malaysia (thứ 38) và Thái Lan (thứ 43) [2].

Theo số liệu tổng hợp các xuất bản từ Viện thông tin khoa học (Institute for

Scientific Information, viết tắt là ISI) và cơ sở dữ liệu web khoa học (Web of

Science) tổng hợp các bài báo từ 2001 đến 2015, Việt Nam chỉ có 18.044 bài báo2

trong các tạp chí ISI, chỉ chiếm khoảng 0,2%. Trung bình mỗi năm, số lượng các

bài báo tăng khoảng 17% [1]. Số lượng các bài báo Việt Nam trên các tạp chí quốc

tế có tăng lên nhưng chỉ có 23% bài báo có tất cả các tác giả là Việt Nam, còn lại là

các bài báo có các tác giả nước ngoài [1]. Mặc dù vậy, số lượng các xuất bản quốc

tế tại Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa xứng đáng với tiềm năng nghiên cứu

khoa học trong nước. Một trong những lý do được nêu ra là chất lượng các nghiên

cứu chưa đáp ứng được yêu cầu như phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp cả về

phương pháp luận và phương pháp phân tích [3]; và việc xuất bản các nghiên cứu

còn chưa được quan tâm [1].

Để khắc phục những mặt hạn chế và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa

học thì rất cần có sự thay đổi của các nhà quản lý cũng như những người làm nghiên

cứu khoa học. Do đó, cần thiết phải nắm được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng

hoạt động xuất bản của các nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, các

nhà quản lý có thể xây dựng một chính sách quản lý phù hợp tạo môi trường minh

bạch trong nghiên cứu cùng với các tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu phù hợp

và các công cụ hỗ trợ xuất bản để tạo động lực cho sự đổi mới nâng cao chất lượng

nghiên cứu. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt

động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Lâm sàng, YTCC và Dược, tìm hiểu một

số yếu tố liên quan và đánh giá tính phù hợp khả thi của việc áp dụng một số công

cụ quốc tế được Việt hóa trong việc tăng cường hoạt động NCKH của Việt nam.

pdf 189 trang chauphong 17/08/2022 20653
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
NGUYỄN ĐỨC THÀNH 
TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
TRONG LĨNH VỰC LÂM SÀNG Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ DƢỢC 
TẠI VIỆT NAM NĂM 2017-2019 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01 
HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
NGUYỄN ĐỨC THÀNH 
TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
TRONG LĨNH VỰC LÂM SÀNG Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ DƢỢC 
TẠI VIỆT NAM NĂM 2017-2019 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS VŨ HOÀNG LAN 
2. GS.TS BÙI THỊ THU HÀ 
HÀ NỘI, 2021
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu khoa học của tôi. 
Các số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng 
được công bố. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Đức Thành 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, 
quan tâm của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp của tôi và gia đình. 
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc với hai giáo viên hướng dẫn 
của tôi. Trong quá trình thực hiện luận án đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến 
thức và kinh nghiệm quý báu, khuyến khích để tôi hoàn thành được luận án này. 
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng các thầy cô tại trường 
Đại học Y tế Công cộng đã giúp tôi có những kiến thức bổ ích và hỗ trợ tôi trong 
quá trình học tập và hoàn thành luận án tại trường. 
Xin trân trọng cám ơn! 
iii 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan ............................................................................................................... i 
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii 
Mục lục ...................................................................................................................... iii 
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................. vi 
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii 
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................... ix 
Danh mục các hình vẽ ................................................................................................. x 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 
1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 4 
1.2. Thực trạng xuất bản nghiên cứu khoa học y học ................................................. 6 
1.3. Đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học ........................................................... 7 
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học ....................................... 9 
1.4.1. Yếu tố cá nhân .......................................................................................... 10 
1.4.2. Các yếu tố về môi trường làm việc ........................................................... 10 
1.5. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y học, dược, y tế công 
cộng tại Việt Nam ..................................................................................................... 13 
1.5.1. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học ................................................... 13 
1.5.2. Quy trình quản lý đề tài Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc 
gia (NAFOSTED) ............................................................................................... 19 
1.5.3. Trách nhiệm của đối tượng tham gia vào quy trình ................................. 20 
1.5.4. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học trên thế giới ............................... 21 
1.6. Các công cụ giúp tăng cường xuất bản nghiên cứu khoa học ............................ 22 
1.6.1. Phân loại nghiên cứu y học....................................................................... 22 
1.6.2. Nghiên cứu y học lâm sàng, y học dự phòng và y tế công cộng và các 
công cụ chuẩn ..................................................................................................... 23 
1.6.3. Nghiên cứu dược và các công cụ quản lý chất lượng nghiên cứu Dược ...... 29 
iv 
1.6.4. Một số công cụ đánh giá chất lượng xuất bản phẩm ................................ 32 
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38 
2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 38 
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 40 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 41 
2.4. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 41 
2.5. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 41 
2.6. Biên số và chỉ số nghiên cứu .............................................................................. 42 
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 44 
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 44 
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 45 
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 46 
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................. 46 
3.1.1. Đặc điểm cơ sở nghiên cứu ...................................................................... 46 
3.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 46 
3.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ....................................................... 49 
3.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ............................................. 49 
3.2.2. Sản phẩm ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu khoa học .......................... 50 
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở ..... 51 
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở ...... 51 
3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học ...... 54 
3.4. Kết quả thử nghiệm tính chấp nhận và khả thi của quy trình và công cụ hỗ 
trợ xuất bản nghiên cứu khoa học ............................................................................. 74 
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 95 
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................. 95 
4.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ....................................................... 95 
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học ................................ 98 
4.4. Mức độ khả thi/phù hợp của bộ công cụ mới xây dựng .................................. 102 
4.4.1. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về chính trị ................................... 103 
4.4.2. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về hệ thống tổ chức...................... 104 
v 
4.4.3. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về kỹ thuật ................................... 105 
4.4.4. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về kinh tế/tài chính ...................... 106 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108 
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 110 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 111 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 112 
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 121 
vi 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
ACCP : Liên hiệp các Trường Dược phẩm Lâm sàng Mỹ 
CARE : Công cụ đánh giá chất lượng báo cáo trường hợp (Case Report) 
CHEERS : Các tiêu chuẩn hợp nhất trong báo cáo đánh giá tổng thể về Kinh tế 
y tế (Consolidated Health Economic Evaluation Reporting Standards) 
CONSORT : Công cụ đánh giá chất lượng các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 
(Consolidated Standards for Reporting Trials) 
CSHP : Hiệp hội Dược sĩ Bệnh Viện Canada 
EQUATOR : Hệ thống Tăng cường chất lượng và thống nhất trong các nghiên cứu 
sức khỏe (Enhancing the QUAlity and Transparency Of health 
Research) 
HĐCDGSNN : Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước 
ISI : Viện thông tin khoa học (Institute for Scientific Information) 
ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for 
Standardization) 
KHCN : Khoa học công nghệ 
KHĐT : Khoa học đào tạo 
KHXH : Khoa học xã hội 
NAFOSTED : Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia 
NCKH : Nghiên cứu khoa học 
PRISMA : Công cụ đánh giá chất lượng của nghiên cứu tổng quan hệ thống 
và phân tích gộp (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews 
and Meta-Analyses) 
QLKHCN : Quản lý Khoa học và công nghệ 
STROBE : Công cụ đánh giá chất lượng các nghiên cứu quan sát (The 
Strengthening the Reporting of Observational Studies in Epidemiology) 
VCI : Chỉ số trích dẫn Việt Nam (Vietnam Citation Index) 
YTCC : Y tế công cộng 
vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1.1. Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại các đơn vị ............. 13 
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu tham gia phỏng vấn ....................................................... 42 
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 47 
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tiếp) .................................... 48 
Bảng 3.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học chung tại các đơn vị 
nghiên cứu (n=584) .................................................................................. 49 
Bảng 3.4. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các môi trường hỗ trợ tiến 
hành nghiên cứu khoa học tại đơn vị ....................................................... 51 
Bảng 3.5. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về khả năng của bản thân khi làm 
nghiên cứu khoa học ................................................................................ 53 
Bảng 3.6. Các yếu tố liên quan đến việc đã từng chủ nhiệm đề tài .......................... 54 
Bản ... NG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC 
Căn cứ Quyết định số 7007/QĐ-BYT ngày 25 tháng 11 năm 2016 về việc 
phê duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Y tế tế giao nhiệm vụ cho 
trường Đại học Y tế Công cộng và Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế 
tiến hành đề tài cấp Bộ “Đánh giá và xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng các 
nghiên cứu sức khỏe” tại một số tỉnh trên cả nước. 
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng nghiên cứu khoa học và 
cung cấp thông tin cho công tác hoạch định chính sách liên quan với ba mục tiêu cụ 
thể sau: 
1. Đánh giá được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên 
cứu khoa học Y học tại Việt Nam. 
2. Xây dựng được quy trình kiểm soát chất lượng nghiên cứu khoa học và 
các công cụ đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học phù hợp với điều kiện Việt 
Nam về khoa học sức khoẻ (nghiên cứu lâm sàng, Y tế công cộng và Dược) 
3. Thử nghiệm về mức độ chấp nhận và tính khả thi của quy trình và công cụ 
đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học Y học để đề xuất quy trình chính thức. 
Năm 2017, nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra thực trạng chất lượng 
nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng nghiên cứu. Năm 2018, 
nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin đánh giá mức độ chấp nhận, phù hợp và tính 
khả thi của việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng nghiên cứu y học mà nhóm 
dự thảo xây dựng (gửi kèm). 
VIỆC THAM GIA VÀO NGHIÊN CỨU LÀ HOÀN TOÀN TỰ NGUYỆN. 
Anh/chị có quyền từ chối tham gia vào nghiên cứu, hoặc rút khỏi nghiên cứu 
vào bất kỳ thời điểm nào mà không phải chịu bất cứ bất lợi hay thiệt hại về lợi ích 
nào liên quan. 
171 
Sau khi được giải thích một cách đầy đủ, anh/chị có đồng ý, trên cơ sở tự 
nguyện, sẽ tham gia vào nghiên cứu này? 
  Đồng ý  Từ chối 
Ngày //2018 Chữ ký đối tượng tham gia nghiên cứu 
Ngày //2018 Người giải thích cho đối tượng 
Đơn vị công tác:  
A. THÔNG TIN CHUNG 
 Câu hỏi Phương án trả lời Ghi chú 
A.1. Giới tính của người trả lời 
Nam 
Nữ 
1 
2 
A.2. 
Anh/ chị sinh năm nào? 
(Năm dương lịch) 
19.. 
A.3. 
Học vị cao nhất mà anh/chị 
đạt được? 
Tiến sĩ 
Thạc sỹ 
Cử nhân 
Khác (ghi 
rõ)... 
1 
2 
3 
4 
A.4. 
Chức danh của anh chị hiện 
nay 
Lãnh đạo đơn vị 
Trưởng khoa/bộ môn 
Trưởng phòng 
Cán bộ nghiên cứu 
Giảng viên 
Bác sỹ 
Điều dưỡng/nữ hộ sinh 
Khác (ghi rõ)  
1 
2 
3 
4 
5 
6 
9 
A.5. 
Cơ quan làm việc hiện tại của 
anh/chị thuộc loại nào sau 
đây? 
Trường Đại học 
Sở Y tế 
Sở Khoa học công nghệ 
Bệnh viện 
1 
2 
3 
4 
172 
A.6. 
Cơ quan làm việc hiện tại của 
anh/chị thuộc tỉnh nào? 
Hà Nội 
Huế 
Nam Định 
Cần Thơ 
Thái Nguyên 
TP Hồ Chí Minh 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
A.7. 
Lĩnh vực nghiên cứu chính 
trong 5 năm gần đây của 
anh/chị? 
(chọn tất cả các phương án) 
Lâm sàng 
Dược 
Y tế công cộng 
Khác (ghi rõ) 
1 
2 
3 
4 
B. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH PHÙ HỢP, SỰ CHẤP NHẬN, TÍNH KHẢ 
THI CỦA CÁC NỘI DUNG ĐỀ XUẤT TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ 
CHẤT LƢỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Anh/ chị đã được nhận quy trình kiểm soát chất lượng nghiên cứu khoa học 
(NCKH) được xây dựng trong thời gian vừa qua với sự tham gia của các chuyên gia 
trong nghiên cứu khoa học. Anh/ chị hãy đánh giá, cho ý kiến về quy trình này dưới 
các góc độ về Phù hợp, Khả thi, Chấp nhận đối với đơn vị/ cơ sở của anh/ chị. 
Anh/ chị hãy cho biết ý kiến của anh/ chị 
với những vấn đề sau 
1 2 3 4 5 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng 
ý 
Không 
đồng ý 
Không 
chắc 
chắn 
Đồng 
ý 
Hoàn 
toàn 
đồng 
ý 
Tính phù hợp (Suitability) 
B.1. 
Quy trình mới phù hợp với mục tiêu, tầm 
nhìn và định hướng phát triển NCKH của 
tổ chức 
1 2 3 4 5 
B.2. 
Quy trình mới có khả năng khai thác các 
thế mạnh về NCKH của đơn vị/ cơ sở 
1 2 3 4 5 
B.3. 
Quy trình mới có khả năng khắc phục được 
những khó khăn/ nhược điểm của quy trình 
hiện tại 
1 2 3 4 5 
B.4. 
Phạm vi và đối tượng có thể áp dụng quy 
trình kiểm soát CLNCKH trong quy trình 
đề xuất là phù hợp 
1 2 3 4 5 
173 
B.5. 
Cách tiếp cận sử dụng quy trình kiểm soát 
CLNCKH là lồng gh p các điểm mấu chốt 
đề cập trong quy trình vào nội dung của 
quy trình quản lý NCKH của đơn vị/cơ sở 
phù hợp 
1 2 3 4 5 
B.6. 
Các gợi ý xây dựng môi trường hỗ trợ 
nghiên cứu có tính ứng dụng và phù hợp 
với cơ sở/đơn vị của anh chị 
1 2 3 4 5 
B.7. 
Các bộ công cụ đánh giá chất lượng nghiên 
cứu quy trình đưa ra có thể áp dụng được 
với các nghiên cứu trong lĩnh vực y học 
lâm sàng tại đơn vị/cơ sở của anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.8. 
Các bộ công cụ đánh giá chất lượng nghiên 
cứu quy trình đưa ra có thể áp dụng được 
với các nghiên cứu trong lĩnh vực Dược tại 
đơn vị/cơ sở của anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.9. 
Các bộ công cụ đánh giá chất lượng nghiên 
cứu quy trình đưa ra có thể áp dụng được 
với các nghiên cứu trong lĩnh vực YTCC 
tại đơn vị/cơ sở của anh/chị 
1 2 3 4 5 
Tính chấp nhận (Acceptability) 
B.10. 
Quy trình mới được chấp nhận trong môi 
trường làm việc của cơ sở/ đơn vị anh/ chị 
1 2 3 4 5 
B.11. 
Việc triển khai quy trình NCKH mới được 
sự ủng hộ của lãnh đạo của cơ sở đơn vị 
anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.12. 
Quy trình mới có huy động được nhiều hơn 
sự tham gia hoạt động NCKH của các cán 
bộ trong đơn vị anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.13. 
Quy trình mới sẽ được ủng hộ từ các bên 
liên quan đến quản lý và tiến hành NCKH ở 
cơ sở/ đơn vị anh/ chị 
1 2 3 4 5 
B.14. 
Triển khai quy trình mới tạo được nhiều lợi 
ích cho tổ chức và cá nhân người làm NCKH 
1 2 3 4 5 
Tính khả thi (Feasibility) 
B.15. 
Cơ sở/ tổ chức có đủ năng lực để thực hiện 
quy trình 
1 2 3 4 5 
174 
B.16. 
Việc triển khai quy trình không đòi hỏi cơ 
sở phải thiết lập một hệ thống mới để thực 
hiện quy trình 
1 2 3 4 5 
B.17. 
Cơ chế quản lý hiện tại của đơn vị anh/chị 
đủ khả năng để thực hiện quy trình 
1 2 3 4 5 
B.18. 
Đơn vị của anh/chị đảm bảo đủ kinh phí để 
triển khai quy trình quản lý mới 
1 2 3 4 5 
B.19. 
Năng lực của các cán bộ hiện tại đủ để 
thực hiện/ triển khai quy trình quản lý 
mới. 
1 2 3 4 5 
B.20. 
Số lượng cán bộ hiện tại đủ để thực 
hiện/ triển khai quy trình mới 
1 2 3 4 5 
B.21. 
Cơ cấu tổ chức hiện có ở cơ sở anh/ chị 
phù hợp để triển khai quy trình mới 
1 2 3 4 5 
Kỳ vọng về tác động của việc áp dụng quy trình NCKH mới 
B.22. 
Quy trình mới giúp tăng cường hiệu quả 
hoạt động quản lý NCKH của cơ sở/đơn 
vị anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.23. 
Quy trình NCKH mới giúp cải thiện số 
lượng xuất bản phẩm quốc tế của đơn vị 
anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.24. 
Quy trình mới giúp hạn chế/ thay đổi 
các rủi ro về tài chính trong NCKH tại 
đơn vị anh/chị 
1 2 3 4 5 
B.25. 
Quy trình mới giúp cải thiện hợp tác 
quốc tế trong NCKH tại đơn vị anh/chị 
1 2 3 4 5 
Anh/ chị có góp ý gì khác cho quy trình quản lý NCKH mới được đề xuất 
không? Cụ thể là góp ý gì? 
Xin trân trọng cảm ơn sự hơp tác của anh/chị! 
175 
Phụ lục 12 
PHIẾU HƯỚNG DẪN PVS/TLN LẤY Ý KIẾN VỀ TÍNH PHÙ HỢP, KHẢ THI, 
SỰ CHẤP NHẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NCKH Y HỌC 
HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN/ THẢO LUẬN NHÓM 
XIN Ý KIẾN VỀ TÍNH PHÙ HỢP, KHẢ THI, SỰ CHẤP NHẬN VỀ 
QUI TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Y HỌC 
Mục tiêu 
1. Đánh giá mức độ chấp nhận, tính phù hợp của qui trình kiểm soát chất 
lượng nghiên cứu khoa học y học. 
2. Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng qui trình kiểm soát chất lượng 
nghiên cứu khoa học y học. 
3. Đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho qui trình kiểm soát 
chất lượng nghiên cứu khoa học y học. 
Đối tƣợng: 
1. Cán bộ trực tiếp thực hiện các nghiên cứu khoa học y học trong khoảng 
thời gian thử nghiệm qui trình. 
2. Cán bộ phê duyệt và kiểm soát chất lượng nghiên cứu khoa học y học 
trong khoảng thời gian tháng 12/2015-6/2017. 
3. Cán bộ sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học (các nhà hoạch định chính sách). 
Giới thiệu phỏng vấn 
Chào Anh/Chị. Tên tôi là. Tôi là Cán bộ của trường Đại 
học Y tế Công cộng. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu xây dựng qui trình kiểm 
soát chất lượng các nghiên cứu khoa học y học. Trong thời gian qua chúng tôi đã 
giới thiệu đến các anh/ chị qui trình kiểm soát chất lượng chất lượng các nghiên cứu 
khoa học Y học. Cuộc trao đổi này nhằm mục đích xin ý kiến của Anh/Chị về việc 
áp dụng qui trình này tại đơn vị anh/ chị dưới các góc độ về tính phù hợp, mức độ 
chấp nhận và tính khả thi. Các ý kiến đóng góp của Anh/Chị có ý nghĩa rất quan 
trọng trong việc chỉnh sửa qui trình kiểm soát chất lượng phù hợp hơn. Chúng tôi 
176 
xin đảm bảo rằng các thông tin mà các Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật, chỉ phục 
vụ cho mục đích xây dựng và chỉnh sửa qui trình kiểm soát chất lượng nghiên cứu. 
Nội dung phỏng vấn: 
1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 
- Chức vụ: 
- Tuổi: 
- Cơ quan công tác: 
- Số năm tham gia các hoạt động có liên quan đến nghiên cứu: 
2. Tính phù hợp/chấp nhận của quy trình quản lý NCKH (Đưa bản quy 
trình xin ý kiến) 
2.1. Tính phù hợp 
1. Xin anh/chị đánh giá sự phù hợp của phạm vi và đối tượng áp dụng của 
quy trình kiểm soát CLNCKH này? 
2. Xin anh/chị cho biết khả năng sử dụng các nội dung đề xuất trong quy 
trình kiểm soát CLNCKH đề xuất này để lồng gh p vào nội dung trong quy trình 
quản lý NCKH hiện tại của đơn vị? 
3. Sự phù hợp của quy trình đề xuất với mục tiêu, tầm nhìn và định hướng 
phát triển NCKH của tổ chức. 
4. Khả năng khai thác các thế mạnh về NCKH của đơn vị/ cơ sở của quy 
trình đề xuất? 
2.2. Tính chấp nhận 
5. Theo anh/chị, sự ủng hộ của các bên liên quan trong việc triển khai các nội 
dung đề xuất trong quy trình kiểm soát CLNCKH tại cơ sở như thế nào? 
Từ phía: Lãnh đạo cơ sở/đơn vị, cán bộ nghiên cứu, người sử dụng kết quả 
nghiên cứu 
6. Anh/chị hãy phân tích thuận lợi, khó khăn của đơn vị/cơ sở trong việc áp 
dụng các nội dung đề xuất trong quy trình kiểm soát CLNCKH 
2.3. Tính khả thi 
7. Theo anh/chị, năng lực của đơn vị và năng lực của cán bộ đơn vị trong 
việc triển khai các nội dung trong quy trình mới như thế nào? 
177 
8. Theo anh/chị, tính khả thi về hệ thống quản lý và cơ chế quản lý NCKH 
hiện tại của đơn vị để triển khai các nội dung đề cập trong quy trình mới 
9. Kinh phí của cơ sở/đơn vị có đáp ứng được việc triển khai quy trình mới 
10. Tính khả thi của các bộ công cụ đánh giá chất lượng nghiên cứu quy 
trình chuẩn quốc tế đề cập trong quy trình đề xuất này với các nghiên cứu: 
- Trong lĩnh vực y học lâm sàng 
- Trong lĩnh vực nghiên cứu Dược 
- Trong lĩnh vực Y tế công cộng 
11. Anh/ chị có ý kiến đóng góp gì khác không? 
 Bổ sung các đề xuất về việc xây dựng môi trường hỗ trợ nghiên cứu (nếu có) 
 Bổ sung các đề xuất về phần theo dõi đánh giá đề tài NCKH (nếu có) 
 Bổ sung các bộ công cụ quốc tế đánh giá chất lượng nghiên cứu trong lĩnh 
vực YHLS, Dược, YTCC (nếu có) 
 Đề xuất về các biện pháp tăng cường việc phổ biến và ứng dụng các bộ 
công cụ giới thiệu trong quy trình đề xuất 
Xin cảm ơn các ý kiến của anh/ chị! 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tang_cuong_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_linh.pdf
  • pdfInformation of the thesis - Nguyen Duc Thanh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Nguyễn Đức Thành.pdf
  • pdfTrang thông tin Luận án - Nguyễn Đức Thành.pdf