Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận

Chấn thương thận là loại chấn thương hay gặp nhất của đường tiết niệu, chiếm tỷ lệ khoảng 10% chấn thương bụng kín và 1 - 5% các chấn thương nói chung [1],[2],[3],[4]. Các nguyên nhân thường gặp gây chấn thương thận là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt, trong đó tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 75,5% [5].

Trước đây, điều trị chấn thương thận nặng chủ yếu là mổ cấp cứu giống như chấn thương các tạng đặc khác với tỷ lệ phải cắt bỏ thận rất cao [6],[7]. Một trong những lý do của tình trạng này là không chẩn đoán được chính xác mức độ tổn thương tạng. Cũng chính vì vậy, phẫu thuật mổ mở điều trị chấn thương thận là một can thiệp phức tạp nhưng đôi khi không cần thiết vì tổn thương đã tự cầm máu.

Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) đã giúp cho việc đánh giá và phân loại thương tổn trong chấn thương thận được chính xác hơn, là cơ sở lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh đồng thời bảo tồn tối đa chức năng thận [8]. Bên cạnh đó, những tiến bộ của Xquang can thiệp và nội soi tiết niệu đã xử lý được những tổn thương mạch máu và đường bài tiết trong chấn thương thận thay vì phải mổ mở như trước đây. Chính vì vậy, tỷ lệ chấn thương thận được điều trị bảo tồn ngày càng tăng, kể cả chấn thương thận độ IV, thậm chí một số trường hợp độ V [9],[10],[11].

Theo Bonatti M. và cs (2015), hiện nay, điều trị bảo tồn chấn thương thận gồm có điều trị nội khoa đơn thuần, can thiệp mạch và nội soi tiết niệu đặt thông JJ. Phương pháp này được xem là phương pháp lựa chọn đầu tiên cho 90 - 95% các tổn thương trong chấn thương thận [12].

Việc áp dụng chụp cắt lớp vi tính đa dãy và các biện pháp can thiệp ít xâm lấn đã làm cho điều trị bảo tồn chấn thương thận trở thành lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề được đặt ra trong thực tiễn lâm sàng. Mặc dù cắt lớp vi tính đa dãy đã được thừa nhận về độ chính xác gần như tuyệt đối trong chẩn đoán các tổn thương thận nhưng chỉ định chụp cắt lớp vi tính đa dãy cho các trường hợp chấn thương thận ngay từ đầu và trong quá trình theo dõi điều trị như thế nào? Các hình ảnh tổn thương mạch máu thận, hình ảnh tổn thương đường bài tiết cũng như hình ảnh của các biến chứng khác xuất hiện trong quá trình theo dõi điều trị bảo tồn chấn thương thận thể hiện trên cắt lớp vi tính đa dãy nên được xử trí ra sao, khi nào cần can thiệp mạch, khi nào cần đặt thông JJ? Kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận khi áp dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn, chức năng và hình thái thận ra sao sau điều trị bảo tồn? Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể các vấn đề đó trong điều trị bảo tồn chấn thương thận. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng điều trị chấn thương thận, đề tài: "Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận" được thực hiện với 2 mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán và chỉ định điều trị bảo tồn chấn thương thận.

2. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

 

doc 142 trang chauphong 17/08/2022 13040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận

Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
---˜ & ™---
NGÔ TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA 
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHẤN THƯƠNG THẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
---˜ & ™---
NGÔ TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA 
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHẤN THƯƠNG THẬN
Chuyên ngành	: Ngoại Thận và Tiết niệu
Mã số	: 62 72 01 26
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG LONG
PGS.TS. NGUYỄN PHÚ VIỆT
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Tất cả các số liệu cũng như kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Ngô Trung Kiên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng 
Danh mục các biểu đồ 
Danh mục các sơ đồ 
Danh mục các hình
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
AAST
 : American Association for the Surgery of Trauma 
 Hội phẫu thuật chấn thương Mỹ
BN
: Bệnh nhân
BT -NQ
: Bể thận - niệu quản
CLS
: Cận lâm sàng
CLVT
: Cắt lớp vi tính
CT
: Chấn thương
CTT
: Chấn thương thận
ĐBT
: Đài bể thận
ĐMCB
: Động mạch chủ bụng
ĐMT
: Động mạch thận
DSA
: Digital Subtraction Angiography
 Chụp mạch số hóa xóa nền
ĐTMT
 : Động tĩnh mạch thận
ĐVPX
: Đồng vị phóng xạ
MRI
: Magnetic Resonance Imaging 
 Chụp cộng hưởng từ
MSCT
: Multi Slice Computer tomography 
 Chụp cắt lớp vi tính đa dãy
MSTL
: Mạng sườn thắt lưng
NĐTM
: Niệu đồ tĩnh mạch
PTNS
: Phẫu thuật nội soi
RISC
: Renal Injury Staging Classification 
 Phân độ chấn thương thận
SA
: Siêu âm
SPM
: Sau phúc mạc
TMCD
: Tĩnh mạch chủ dưới
TMT
: Tĩnh mạch thận
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Phân độ AAST sửa đổi năm 2018	22
2.1. 	Phân loại mức độ mất máu trên xét nghiệm	52
3.1. 	Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới	55
3.2. 	Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi vào viện	56
3.3. 	Một số triệu chứng lâm sàng chính	56
3.4. 	Sốc và thời gian từ lúc bị chấn thương tới khi nhập viện	57
3.5. 	Liên quan giữa sốc và tổn thương phối hợp trong chấn thương thận	58
3.6. 	Phân loại chấn thương thận khi vào viện 	58
3.7. 	Phân loại chung tổn thương phối hợp trong chấn thương thận	59
3.8. 	Tổn thương tạng phối hợp phát hiện trên siêu âm	59
3.9. 	Xét nghiệm sinh hóa chức năng thận	60
3.10. 	Đánh giá mức độ thiếu máu	60
3.11. 	Các dấu hiệu tổn thương thận trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy	61
3.12. 	Chụp cắt lớp vi tính đa dãy chẩn đoán khối máu tụ quanh thận	62
3.13. 	Bệnh lý thận kèm theo	62
3.14. 	Phân độ chấn thương thận theo AAST dựa trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy	63
3.15. 	Chụp cắt lớp vi tính đa dãy chẩn đoán biến chứng sớm chấn thương thận	63
3.16. 	Tổn thương tạng phối hợp phát hiện trên siêu âm và trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy	64
3.17. 	So sánh chẩn đoán tổn thương thận giữa siêu âm và chụp cắt lớp vi tính đa dãy	65
3.18. 	Truyền máu và mức độ thiếu máu	65
3.19. 	Liên quan giữa truyền máu với chấn thương thận phối hợp	66
3.20. 	Chỉ định điều trị chấn thương thận trong 24 gờ đầu 	66
3.21. 	Điều trị nội khoa và mức độ tổn thương thận	67
Bảng
Tên bảng
Trang
3.22. 	Theo dõi diễn biến các triệu chứng lâm sàng	67
3.23. 	Kết quả điều trị nội khoa đơn thuần	68
3.24. 	Chỉ định can thiệp mạch với chảy máu thể hoạt động	68
3.25. 	Nút mạch điều trị biến chứng mạch máu trong chấn thương thận	69
3.26. 	Các tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy được xác định trên DSA	69
3.27. 	Vị trí tổn thương mạch máu	70
3.28. 	Liên quan giữa vị trí và các loại thương tổn mạch máu	70
3.29. 	Vị trí nút mạch	71
3.30. 	Diễn biến lâm sàng sau khi can thiệp mạch	71
3.31. 	Thời điểm chỉ định nội soi đặt thông JJ	72
3.32. 	Theo dõi diễn biến lâm sàng và siêu âm của nhóm đặt JJ	72
3.33. 	Kết quả nội soi đặt thông JJ	73
3.34. 	Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng	73
3.35. 	Các loại biến chứng sớm	74
3.36. 	Các phương pháp xử trí biến chứng sớm	74
3.37. 	Đánh giá chung kết quả điều trị	75
3.38. 	Mối liên quan giữa kết quả điều trị và phân độ chấn thương thận	75
3.39. 	Thời gian nằm viện	76
3.40. 	Phân loại kết quả sớm khi bệnh nhân ra viện	76
3.41. 	Biến chứng, di chứng xa khi khám lại	77
3.42. 	Hình thái và chức năng thận sau chấn thương	77
3.43. 	Kết quả theo dõi xa sau điều trị chấn thương thận	78
3.44. 	Kết quả điều trị nhóm có tổn thương tụ máu dưới bao	78
3.45. 	Kết quả điều trị nhóm có tụ máu quanh thận	79
3.46. 	Kết quả điều trị ở các nhóm bệnh nhân có đường vỡ thận	79
3.47. 	Kết quả điều trị ở nhóm chấn thương thận nặng	80
3.48. 	Kết quả điều trị bảo tồn khi có và không có dấu hiệu thoát thuốc cản quang thể hoạt động 	80
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 
Tên biểu đồ 
Trang
3.1. 	Nguyên nhân chấn thương thận	55
3.2. 	Tình trạng sốc khi vào viện	57
3.3. 	Tần suất các dấu hiệu tổn thương nhu mô thận trên siêu âm	64
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Hình thể ngoài của thận	3
1.2. 	Thiết đồ cắt ngang của mạc thận	5
1.3. 	Mạch máu thận	6
1.4. 	Hình ảnh tụ máu dưới bao	14
1.5. 	Máu tụ quanh thận	14
1.6. 	Đụng dập nhu mô thận	15
1.7. 	Phim chụp cắt lớp vi tính bệnh nhân có vết rách thận trái độ III	15
1.8. 	Đường vỡ thận độ IV	16
1.9. 	Vỡ thận phức tạp	16
1.10. 	Nhồi máu phân thùy thận	17
1.11. 	Hình ảnh rách chỗ nối bể thận niệu quản	18
1.12. 	Chảy máu thể hoạt động	18
1.13. 	Hình ảnh giả phình động mạch thận	19
1.14. 	Thông động tĩnh mạch	19
1.15. 	Hình ảnh huyết khối động mạch thận phải	20
1.16. 	Hình ảnh đứt chỗ nối bể thận niệu quản	20
1.17. 	Hình ảnh giả phình động mạch thận trái và sau nút giả phình động mạch	25
1.18. 	Đo kích thước khối máu tụ quanh thận	26
2.1. 	Hình ảnh thoát thuốc cản quang thì muộn trong chấn thương thận độ IV	43
4.1. 	Tụ máu dưới bao thận phải	96
4.2. 	Đường vỡ độ III nhu mô cực dưới thận phải	97
4.3. 	Đường vỡ sâu vào đường bài tiết	98
4.4. 	Tắc động mạch thận trái gây nhồi máu.	99
4.5. 	Nhồi máu do tắc động mạch thận trái, dấu hiệu đường viền vùng vỏ	99
4.6. 	Chụp cắt lớp vi tính đa dãy theo dõi xa chức năng thận phải phục hồi tốt sau điều trị bảo tồn chấn thương thận độ IV	111
4.7. 	Chụp cắt lớp vi tính đa dãy theo dõi xa phát hiện teo cực trên thận trái sau điều trị bảo tồn chấn thương thận độ IV	114
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
2.1. 	Sơ đồ tuyển chọn bệnh nhân nghiên cứu	38
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương thận là loại chấn thương hay gặp nhất của đường tiết niệu, chiếm tỷ lệ khoảng 10% chấn thương bụng kín và 1 - 5% các chấn thương nói chung [1],[2],[3],[4]. Các nguyên nhân thường gặp gây chấn thương thận là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt, trong đó tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 75,5% [5]. 
Trước đây, điều trị chấn thương thận nặng chủ yếu là mổ cấp cứu giống như chấn thương các tạng đặc khác với tỷ lệ phải cắt bỏ thận rất cao [6],[7]. Một trong những lý do của tình trạng này là không chẩn đoán được chính xác mức độ tổn thương tạng. Cũng chính vì vậy, phẫu thuật mổ mở điều trị chấn thương thận là một can thiệp phức tạp nhưng đôi khi không cần thiết vì tổn thương đã tự cầm máu.
Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) đã giúp cho việc đánh giá và phân loại thương tổn trong chấn thương thận được chính xác hơn, là cơ sở lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh đồng thời bảo tồn tối đa chức năng thận [8]. Bên cạnh đó, những tiến bộ của Xquang can thiệp và nội soi tiết niệu đã xử lý được những tổn thương mạch máu và đường bài tiết trong chấn thương thận thay vì phải mổ mở như trước đây. Chính vì vậy, tỷ lệ chấn thương thận được điều trị bảo tồn ngày càng tăng, kể cả chấn thương thận độ IV, thậm chí một số trường hợp độ V [9],[10],[11].
Theo Bonatti M. và cs (2015), hiện nay, điều trị bảo tồn chấn thương thận gồm có điều trị nội khoa đơn thuần, can thiệp mạch và nội soi tiết niệu đặt thông JJ. Phương pháp này được xem là phương pháp lựa chọn đầu tiên cho 90 - 95% các tổn thương trong chấn thương thận [12].
Việc áp dụng chụp cắt lớp vi tính đa dãy và các biện pháp can thiệp ít xâm lấn đã làm cho điều trị bảo tồn chấn thương thận trở thành lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề được đặt ra trong thực tiễn lâm sàng. Mặc dù cắt lớp vi tính đa dãy đã được thừa nhận về độ chính xác gần như tuyệt đối trong chẩn đoán các tổn thương thận nhưng chỉ định chụp cắt lớp vi tính đa dãy cho các trường hợp chấn thương thận ngay từ đầu và trong quá trình theo dõi điều trị như thế nào? Các hình ảnh tổn thương mạch máu thận, hình ảnh tổn thương đường bài tiết cũng như hình ảnh của các biến chứng khác xuất hiện trong quá trình theo dõi điều trị bảo tồn chấn thương thận thể hiện trên cắt lớp vi tính đa dãy nên được xử trí ra sao, khi nào cần can thiệp mạch, khi nào cần đặt thông JJ? Kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận khi áp dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn, chức năng và hình thái thận ra sao sau điều trị bảo tồn? Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể các vấn đề đó trong điều trị bảo tồn chấn thương thận. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng điều trị chấn thương thận, đề tài: "Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận" được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. 	Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán và chỉ định điều trị bảo tồn chấn thương thận. 
2. 	Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược giải phẫu và liên quan của thận
1.1.1. Hình thể ngoài, vị trí và liên quan
Hình 1.1. Hình thể ngoài của thận
* Nguồn: Theo Nguyễn Quang Quyền (2016)[13] 
Thận là một tạng đặc, hình hạt đậu, nằm sau phúc mạc, ở hai bên cột sống, trải dài từ đốt sống N12 đến L3, trong một ổ thận kín. Thận phải thường thấp hơn thận trái khoảng 2cm [14]. Cực trên thận trái ngang bờ trên xương sườn XI, cực dưới cách điểm cao nhất của mào chậu khoảng 5cm. Cực trên thận phải ngang bờ dưới xương sườn XI, cực dưới cách mào chậu khoảng 3cm. Thận được bao bọc bởi bao xơ tương đối chắc và có thể bóc tách dễ dàng bao xơ này ra khỏi nhu mô thận. Kích thước trung bình của thận là cao 12cm, rộng 6cm và dày 3cm. Cân nặng trung bình khoảng 150gram. Ở tư thế nằm, rốn thận trái nằm ở vị trí mỏm ngang đốt sống L1 và cao hơn rốn thận phải [14]. 
* Liên quan của thận
Mặt trước 
Thận phải: có những diện không được phúc mạc phủ mà tiếp xúc trực tiếp với các tạng khác: tuyến thượng thận phải ở cực trên, góc đại tràng phải ở dưới và phần xuống tá tràng ở trong. Phần còn lại có phúc mạc phủ và áp vào mặt tạng của gan.
Thận trái: Liên quan với lách, tụy, dạ dày, tuyến thượng thận trái, góc đại tràng trái, đại tràng xuống và hỗng tràng.
Mặt sa ... s? Emerg Radiol. 20(6): 475-83.
Kawashima A., Sandler C.M., Corl F.M., et al. (2001). Imaging of renal trauma: a comprehensive review. Radiographics. 21(3): 557-74. 
Broghammer JA., Fisher MB., Santucci RA. (2007). Conservative management of renal trauma: a review. Urology. 70(4):623-9. 
Park S.J., Kim J.K., Cho K.S (2006). MDCT Findings of Renal Trauma. American Journal of Roentgenology. 187(2): 541-547.
Peng., Naixiong. (2016). Diagnosis Value of Multi-slice Spiral CT in Renal Trauma. I Jan, 6: 649 - 655.
McGuire J., Bultitude M.F., Davis P., et al. (2011). Predictors of outcome for blunt high grade renal injury treated with conservative intent. J Urol. 185(1): 187-191.
Morey A.F., Brandes S., Dugi DD 3rd., et al. (2014). Urotrauma: AUA guideline. J Urol. 192(2): 327-335.
Harper K., Shah K.H. (2013). Renal trauma after blunt abdominal injury. J Emerg Med. 45(3): 400-404.
Breen K.J., Sweeney P., Nicholson P.J., et al. (2014). Adult blunt renal trauma: routine follow-up imaging is excessive. Urology. 84(1): 62-7.
Malcolm J.B., Derweesh I.H., Mehrazin R., et al (2008). Nonoperative management of blunt renal trauma: is routine early follow-up imaging necessary? BMC Urol. 8:11.
Santucci R.A., Bartsch G., Descotes J. (2004). Evaluation and management of renal injuries: consensus statement of the renal trauma subcommittee. The Bristish Journal of Urology. 93: 937-954.
Bambrick M.L., Heaney R.M., Ní Leidhin C.., et al. (2018). Renal Trauma: Tips for successful imaging and diagnosis. BJU International. 117: 226-234.
Myers J.B., Brant W.O., Broghammer J.A (2013). High-grade renal injuries: radiographic findings correlated with intervention for renal hemorrhage. Urol Clin North Am. 40(3): 335-341.
Fischer W., Wanaselja A., Steenburg SD (2015). Incidence of Urinary Leak and Diagnostic Yield of Excretory Phase CT in the Setting of Renal Trauma. AJR Am J Roentgenol. 204(6):1168-72. 
Bukur M., Inaba K., Barmparas G., et al. (2011). Routine follow-up imaging of kidney injuries may not be justified. J Trauma. 70: 1229-1233.
Charbit J., Manzanera J., Millet I., et al. (2011). What are the specific computed tomography scan criteria that can predict or exclude the need for renal angioembolization after high-grade renal trauma in a conservative management strategy? J Trauma. 70(5): 1219-27.
Regine G., Stasolla A., Miele V. (2007). Multidetector computed tomography of the renal arteries in vascular emergencies. Eur J Radiol, 64(1): 83‐91.
Ngo T.C., Lee J.J., Gonzalgo M.L. (2010). Renal pseudoaneurysm: an overview. Nat Rev Urol. 7(11): 619‐625.
Federle M.P., Kaiser J.A., McAninch J.W. (1981). The role of computed tomography in renal trauma. Radiology. 141: 455-460.
Tinkoff G., Esposito T.J., Reed J., et al. (2008). American Association for the Surgery of Trauma Organ Injury Scale I: Spleen, liver, and kidney, validation based on the National Trauma Data Bank. J Am Coll Surg. 207(5): 646-655.
Santucci R.A., McAninch J.W., Safir M., et al. (2001). Validation of the American Association for the Surgery of Trauma organ injury severity scale for the kidney. J Trauma. 50(2): 195‐200.
Buckley J.C., McAninch J.W. (2011). Revision of current American Association for the Surgery of Trauma Renal Injury grading system. J Trauma. 70 (1): 35-7.
Kozar R.A., Crandall M., Shanmuganathan K., et al. (2018). Organ injury scaling 2018 update: spleen, liver, and kidney. J Trauma. 52(2): 245‐250.
Bjurlin MA., Fantus RJ., Villines D (2017). Comparison of nonoperative and surgical management of renal trauma: can we predict when nonoperative management fails? J Trauma Acute Care Surg. 82: 356-361.
Allison M., Oussama Darwish., Brian Dang., et al. (2016). Successful Nonoperative Management of High-Grade Blunt Renal Injuries. Advances in Urology, Hindawi Publishing Corporation. 16(2):1-5.
Shoobridge J.J., Bultitude M.F., Koukounaras J. (2013). A 9-year experience of renal injury at an Australian level 1 trauma centre. BJU Int. 112(2): 53-60.
Erlich T., Kitrey N.D. (2018). Renal trauma: the current best practice. Ther Adv Urol. 10(10): 295-303.
Mingoli A., La Torre M., Cirillo B. (2017). Operative and nonoperative management for renal trauma: comparison of outcomes. A systematic review and meta-analysis.Therapeutics and Clinical Risk Management.13: 1127-1137.
Keihani S., Xu Y., Angela P. (2017). Contemporary management of high-grade renal trauma: Results from the American Association for the Surgery of Trauma Genitourinary Trauma study. J Trauma Acute Care Surg. 84 (3): 418-25.
Trần Thanh Phong, Phạm Mạnh Sùng (2010). Kết quả điều trị không phẫu thuật chấn thương thận kín tại bệnh viện nhân dân 115. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 14(3): 26 - 31.
Min A.L, Myung J.J., Gil J.L (2017), Management of High-grade Blunt Renal Trauma. Journal of Trauma and Injury. 30(4): 192-196.
Hotaling J.M., Sorensen M.D., Smith T.G 3rd, et al. (2011). Analysis of diagnostic angiography and angioembolization in the acute management of renal trauma using a national data set. J Urol. 185(4): 1316-20.
Lanchon C., Fiard G., Arnoux V., et al. (2016). High grade blunt renal trauma: predictors of surgery and long-term outcomes of conservative management. A prospective single center study. J Urol. 195(1): 106-111.
Nuss G.R., Morey A.F., Jenkins A.C., et al. (2009). Radiographic predictors of need for angiographic embolization after traumatic renal injury. J Trauma. 67(3): 578-82.
Rao D., Haifeng Y., Haibo Z., et al. (2014). Superselective transcatheter renal artery embolization for the treatment of hemorrhage from non-iatrogenic blunt renal trauma: report of 16 clinical cases. Therapeutics and clinical risk management. 10: 455. 
Ramaswamy R.S., Darcy M.D (2016). Arterial Embolization for the Treatment of Renal Masses and Traumatic Renal Injuries. Tech Vasc Interv Radiol. 19: 203-10.
Baghdanian A.H., Baghdanian A.A., Armetta A., et al. (2017). Utility of MDCT findings in predicting patient management outcomes in renal trau-ma. Emerg Radiol. 24(3): 263-272.
Figler B.D., Malaeb B.S., Voelzke B., et al. (2013). External validation of a substratification of the American Association for the Surgery of Trauma renal injury scale for grade 4 injuries. J Am Coll Surg. 217(5): 924-928.
Hardee M.J., Lowrance W., Stevens M.H., et al. (2013). Process improvement in trauma: com-pliance with recommended imaging evaluation in the diagnosis of high-grade renal injuries. J Trauma Acute Care Surg. 74(2): 558-562.
Jeffrey H. (2010). American Association for the Surgery of Trauma grade 4 renal injury substratification into grades 4a (low risk) and 4b (high risk). J Urol. 183(2): 592-597.
Zemp L., Mann U., Rourke K.F. (2018). Perinephric hematoma size is independently associated with the need for urological intervention in multisystem blunt renal trauma. J Urol. 199(5): 1283-1288.
Huber J.S., Pahernik P., Hallscheidt, et al. (2011). Selective transarterial embolization for posttraumatic renal hemorrhage: a second try is worthwhile. The Journal of urology. 185 (5): 1751-5.
Saour M., Charbit J., Millet I., et al. (2014). Effect of renal angioembolization on post-traumatic acute kidney injury after high-grade renal trauma: a comparative study of 52 consecutive cases. Injury. 45(5): 894-901.
Hammond A.A. (2018). Case of renal artery embolization for Grade 5 renal injury, usually reserved for surgery. West African Journal of Radiology. 25(1): 75-78.
Arnaud M., Rouvière O. (2014). Renal artery embolization: indications, technical approaches and outcomes. Nature Reviews Nephrology. 8(1):243-248. 
Miller D.C., Forauer A., Faerber G.J. (2002). Successful angioembolization of renal artery pseudoaneurysms after blunt abdominal trauma. Urology. 59(3): 444-445.
Hass C.A., Reigle M.D., Selzman A.A. (1998). Use of ureteral stents in the management of major renal trauma with urinary extravasation: is there a role? The Journal of Endourology. 12: 545-549.
Keihani S., Anderson R.E., Fiander M., et al. (2018). Incidence of urinary extravasation and rate of ureteral stenting after high-grade renal trauma in adults: a meta-analysis. Transl Androl Urol. 7(2): 169‐178.
Brandes S.B., McAninch J.W. (2004). Renal trauma: a practical guide to evaluation and management. ScientificWorldJournal. 4(1): 31‐40.
Keihani S., Anderson R.E., Hotaling J.M., et al. (2019). Diagnosis and management of urinary extravasation after high-grade renal trauma. Nat Rev Urol. 16(1): 54-64. 
Trần Quốc Hòa (2019). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận. Luận án tiến sỹ y học. Đại học y Hà Nội.
Graham, J.F. Glenn, Richie J.P .(1998). Adrenal and renal. Glenns Urologic Surgery. 5(1): 1-7.
Serafetinides E., Kitrey N.D., Djakovic N., et al. (2015). Review of the current management of upper urinary tract injuries by the EAU Trauma Guidelines Panel. Eur Urol. 67(5): 930‐936.
Nance M.L, Lutz N., Carr M.C. et al. (2004). Blunt renal injuries in children can be managed nonoperatively: outcome in a consecutive series of patients. J Trauma. 57(3): 474-478.
Moudouni S.M., Hadj Slimen M., Manunta A. (2001). Magagement of major blunt renal laceration: is a nonoperative approach indicated? European Urology. 40: 409-414.
Qudah H.S., Santucci R.A (2006). Complications of renal trauma. Urol Clin North American. 33(1): 41-53.
Aragona F., Pepe P., Patane D., et al. (2012). Management of severe blunt renal trauma in adult patients: A 10-year retrospective review from an emergency hospital. BJU Int. 110(5): 744-748.
Sujenthiran A. (2017). Is Nonoperative Management the Best First-line Option for High-grade Renal trauma? A Systematic Review. European Urology Focus. 327(1): 1-11.
Hoàng Long (2012). Điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương thận. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 80(3): 27-35.
Trần Văn Hinh (2008). Bệnh học Ngoại Tiết niệu. NXB Quân đội Nhân dân. 
Marboef P., Delsart P. (2010). Conduite - tenir devant une atrophie rénale chez le patient hypertendu: l’experience lilloise. EM Consulte. 327(1): 1-1. 
Hà Văn Quyết (2013). Bài giảng Bệnh học ngoại khoa. Nhà xuất bản Y học. 33-34.
Prasad NH., Devraj R., Chandriah GR., Sagar SV, et al. (2014). Predictors of nephrectomy in high grade blunt renal trauma patients treated primarily with conservative intent. Indian J Urol. 30(2): 158‐160.
Moore E.E., Shackford S.R., Pachter H.L. (1989). Organ injury scaling: spleen, liver and kidney. The Journal of Trauma. 29(1): 1664-1666.
Trần Ngọc Sinh (2011). Bài Giảng Bệnh học niệu khoa. Nhà xuất bản Phương Đông. 9-48.
Chatziioannou A., Brountzos E., Primetis E., et al. (2004). Effects of superselective embolization for renal vascular injuries on renal parenchyma and function. Eur J Vasc Endovasc Surg. 28 (2): 201-6.
Jonathan S.G. (2016). Transcatheter Embolization for the Treatment of Renal Trauma. Procedural Dictations in Image-Guided Intervention. 23(8): 463-466.
Castle E.P., Herrell S.D. (2002). Laparoscopic management of page kidney. The Journal of Urology.168(1): 673-674.

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_gia_tri_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_da_day_v.doc
  • doc2. TÓM TẮT (Tieng Viet).doc
  • doc3. TÓM TẮT (Tieng Anh).doc
  • doc4. Thong tin ket luan moi (Tieng Viet).doc
  • doc5. Thong tin ket luan moi (Tieng Anh).doc
  • tifKiên B7.tif