Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Thành phố Hà Nội, năm 2017-2019
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, mật độ dân cư tại các khu vực thành thị tăng nhanh khiến lượng chất thải phát sinh tại các đô thị ngày càng lớn. Tại Việt Nam, ở hầu hết tất cả các thành phố, thị xã, việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải do các công ty môi trường đô thị (MTĐT) thực hiện. Trong đó, quá trình thu gom chất thải rắn đô thị (TGCTRĐT) vẫn được thực hiện bằng sức người với các thiết bị thô sơ và mang tính chất thủ công.
Với các thiết bị thu gom, vận chuyển thô sơ, công nhân TGCTRĐT phải làm việc ngoài trời, trên đường phố, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Hơn nữa, “chất thải không được phân loại đúng tại nguồn, không được xử lý ban đầu một cách phù hợp đã khiến cho công nhân TGCTRĐT phải tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với bụi bẩn, các vật sắc nhọn, các sinh vật lây nhiễm và các yếu tố độc hại khác”. Những yếu tố này khiến cho công nhân TGCTRĐT có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề về sức khỏe như bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, da liễu, tai nạn thương tích, rối loạn cơ xương (RLCX) (1-7) và bệnh nghề nghiệp (8).
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các RLCX là một trong những rối loạn phổ biến mà công nhân TGCTRĐT gặp phải. Tỷ lệ công nhân TGCTRĐT mắc RLCX khá cao dao động với tỷ lệ khoảng 45%-92,5% (2, 9-11). Trong đó, tỷ lệ RLCX ở công nhân TGCTRĐT cao nhất là 92,5% trong nghiên cứu của tác giả Ziaei và cộng sự năm 2018 tại Iran (11), 72,2% trong nghiên cứu Hàn Quốc (12) và 71% tại Ấn Độ (2). Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ công nhân TGCTRĐT có các chấn thương vùng thắt lưng dao động trong khoảng 16% đến 74% (13, 14). Tại Hà Lan, cứ 10.000 công nhân MTĐT thì có 19 người có nguy cơ mắc rối loạn cơ xương nghề nghiệp và con số này là 35 người đối với nhóm công nhân TGCTRĐT (15).
Bên cạnh các nguy cơ RLCX, công nhân TGCTRĐT còn có nguy cơ mắc các bệnh khác. Tác giả Rachiotis G. và cộng sự năm 2012 đã chỉ ra tỷ lệ nhiễm viêm gan A ở những người TGCTRĐT là 61% (3). Nghiên cứu của tác giả Eskezia (2016) cho thấy hàng năm, tỷ lệ công nhân TGCTRĐT có ít nhất một chấn thương nghề nghiệp là 34,3% (95%CI: 29,52 - 39,10) (5). Trong nghiên cứu của tác giả Hala Samir Abou-AlWafa tại Ai Cập năm 2011, nhóm công nhân TGCTRĐT thường xuyên phải tiếp xúc với khói diesel do làm việc gần nơi có nhiều phương tiện qua lại, nên tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn hẳn so với nhóm công nhân dịch vụ (25% so với 12,2%) (16). Tại Việt Nam, kết quả khám sức khỏe định kỳ của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội năm 2016 cho thấy có tới 42% công nhân TGCTRĐT xếp loại sức khỏe loại III, IV, V là do mắc các bệnh về hô hấp, răng miệng, da liễu (17).
Kết quả các nghiên cứu về điều kiện lao động và vấn đề sức khỏe của công nhân MTĐT cho thấy do môi trường lao động (MTLĐ) có nhiều yếu tố bất lợi nên công nhân có nhiều vấn đề sức khỏe cần quan tâm như các rối loạn cơ xương, bệnh đường hô hấp, các bệnh da liễu hay tai nạn lao động, tai nạn thương tích Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ cho công nhân TGCTRĐT còn hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là công nhân TGCTRĐT thường gặp vấn đề sức khoẻ nào liên quan đến nghề nghiệp? Kiến thức và thực hành phòng chống vấn đề sức khoẻ đó như thế nào? Cần làm gì để cải thiện sức khoẻ cho họ?
Việc quan tâm, cải thiện điều kiện lao động, hạn chế các bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe cho công nhân MTĐT, trong đó có công nhân TGCTRĐT, là vấn đề hết sức cần thiết. Nghiên cứu: “Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận thành phố Hà Nội, năm 2017-2019” được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Thành phố Hà Nội, năm 2017-2019
(1)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỖ THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG PHÒNG NGỪA MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở CÔNG NHÂN THU GOM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI HAI QUẬN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2017 - 2019 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỖ THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG PHÒNG NGỪA MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở CÔNG NHÂN THU GOM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI HAI QUẬN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2017 - 2019 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 - PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh 2- TS. Lê Thị Kim Ánh HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trên trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh và TS. Lê Thị Kim Ánh đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn khoa học, luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các phòng, ban liên quan tại Tổng Công ty URENCO và tập thể Lãnh đạo, công nhân tại chi nhánh URENCO Ba Đình và URENCO Hai Bà Trưng đã hợp tác tích cực trong nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe an toàn nghề nghiệp của Bộ Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy đã có những ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng chương trình và các tài liệu can thiệp của nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chủ nhiệm và tập thể nhóm nghiên cứu đề tài cấp Thành phố “Thực trạng sức khỏe, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp” đã cho phép tôi tham gia cùng triển khai và cho phép tôi sử dụng một phần số liệu của đề tài thành phố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày .. tháng.năm 2021 Nghiên cứu sinh MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, biểu đồ, hộp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATVSLĐ BHXH An toàn vệ sinh lao động Bảo hiểm xã hội BNN CLB CTR CTRĐT DID ĐKLĐ Bệnh nghề nghiệp Câu lạc bộ Chất thải rắn Chất thải rắn đô thị Difference in Difference (Khác biệt trong khác biệt) Điều kiện lao động HBT Hai Bà Trưng MTĐT MTLĐ NLĐ Môi trường đô thị Môi trường lao động Người lao động PTTH Phổ thông trung học PNDTTS Phụ nữ dân tộc thiểu số PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân RLCX Rối loạn cơ xương SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) TCCP Tiêu chuẩn cho phép TGCTRĐT TNLĐ Thu gom chất thải rắn đô đị Tai nạn lao động TNTT Tai nạn thương tích VĐSK Vấn đề sức khỏe WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng công nhân trong giai đoạn triển khai nghiên cứu 42 Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu 44 Bảng 2.2. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 57 Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của công nhân 62 Bảng 3.2. Một số đặc điểm công việc của công nhân 63 Bảng 3.3. Công việc trong ca lao động của công nhân 64 Bảng 3.4. Các yếu tố tác hại công nhân có tiếp xúc trong môi trường làm việc 65 Bảng 3.5. Triệu chứng sau ca lao động của công nhân 66 Bảng 3.6. Nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính của công nhân đánh giá bằng điểm Orebro 67 Bảng 3.7. Mức độ các dấu hiệu rối loạn cơ xương sau ca lao động của công nhân 68 Bảng 3.8. Kiến thức về yếu tố tác hại nơi làm việc 69 Bảng 3.9. Kiến thức về vấn đề sức khoẻ liên quan đến nghề nghiệp 70 Bảng 3.10. Kiến thức về biện pháp phòng chống bệnh liên quan nghề nghiệp 71 Bảng 3.11. Kiến thức của công nhân về nghĩa vụ của người lao động 72 Bảng 3.12. Kiến thức của công nhân về quyền lợi của người lao động 73 Bảng 3.13. Kiến thức về phương tiện bảo vệ cá nhân cần sử dụng khi làm việc 74 Bảng 3.14. Điểm kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân 75 Bảng 3.15. Thực hiện tư thế lao động bất lợi trong ca lao động 75 Bảng 3.16. Thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 76 Bảng 3.17. Tỷ lệ công nhân thường xuyên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân 77 Bảng 3.18. Điểm thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân 78 Bảng 3.19. Kiến thức của công nhân về nguyên nhân gây rối loạn cơ xương 78 Bảng 3.20. Kiến thức về các tư thế lao động bất lợi có thể gây rối loạn cơ xương 79 Bảng 3.21. Kiến thức về biểu hiện của rối loạn cơ xương 80 Bảng 3.22. Kiến thức về ảnh hưởng của các rối loạn cơ xương 80 Bảng 3.23. Kiến thức về biện pháp phòng chống các rối loạn cơ xương 81 Bảng 3.24. Kiến thức về biện pháp xử trí khi có các dấu hiệu ban đầu của rối loạn cơ xương 82 Bảng 3.25. Điểm kiến thức về rối loạn cơ xương của công nhân 82 Bảng 3.26. Xử trí khi có dấu hiệu rối loạn cơ xương tại các thời điểm khác nhau 83 Bảng 3.27. Điểm thực hành về rối loạn cơ xương của công nhân 85 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động 85 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động 86 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương và nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính 87 Bảng 3.31. Các hoạt động can thiệp đã triển khai 88 Bảng 3.32. Danh mục các tài liệu can thiệp được xây dựng 89 Bảng 3.33. Sự thay đổi điểm kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân sau can thiệp 97 Bảng 3.34. Kết quả cải thiện kiến thức về các yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân 98 Bảng 3.35. Sự thay đổi điểm kiến thức về biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề sức khỏe do hành vi có hại gây ra 99 Bảng 3.36. Kết quả cải thiện kiến thức về biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề sức khỏe do hành vi có hại gây ra 99 Bảng 3.37. Sự thay đổi kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 100 Bảng 3.38. Kết quả cải thiện kiến thức của công nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 100 Bảng 3.39. Sự thay đổi điểm kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân ở hai nhóm sau can thiệp 101 Bảng 3.40. Kết quả cải thiện kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 101 Bảng 3.41. Sự thay đổi thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân ở hai nhóm sau can thiệp 102 Bảng 3.42. Kết quả cải thiện thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 102 Bảng 3.43. Sự thay đổi điểm kiến thức của công nhân về rối loạn cơ xương 103 Bảng 3.44. Kết quả cải thiện kiến thức của công nhân về rối loạn cơ xương 104 Bảng 3.45. Kết quả cải thiện thực hành các biện pháp dự phòng rối loạn cơ xương 105 Bảng 3.46. Kết quả cải thiện thực hành xử trí khi có các dấu hiệu về rối loạn cơ xương và thực hành chung phòng chống rối loạn cơ xương 106 Bảng 3.47. Sự thay đổi tỷ lệ công nhân có dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động về rối loạn cơ xương 107 Bảng 3.48. Kết quả giảm một số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị sau can thiệp 108 Bảng 3.49. Sự thay đổi số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động và điểm Orebro đánh giá nguy cơ rối loạn cơ xương của công nhân sau can thiệp 109 Bảng 3.50. Kết quả giảm số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động và giảm nguy cơ rối loạn cơ xương của công nhân đánh giá bằng điểm Orebro sau can thiệp 110 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP Hình 1.1. Sơ đồ thu gom chất thải tại nhà 7 Hình 1.2. Sơ đồ thu gom chất thải theo khối 7 Hình 1.3. Mô hình niềm tin sức khoẻ (Glanz, 2008) 25 Hình 1.4. Các giai đoạn thay đổi hành vi (Neesham, 1993) 27 Hình 1.5. Mô hình MTLĐ lành mạnh 29 Hình 1.6. Khung lý thuyết 40 Hình 1.7. Quy trình công nghệ thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải của Công ty URENCO 43 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 48 Biểu đồ 3.1. Thực hành dự phòng rối loạn cơ xương của công nhân 83 Hộp 3-1. Tài liệu Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe công nhân 91 Hộp 3-2. Tờ gấp dự phòng rối loạn cơ xương cho công nhân môi trường đô thị 91 Hộp 3-3. Tờ gấp dự phòng bệnh hô hấp cho công nhân môi trường đô thị 92 Hộp 3-4. Tờ gấp dự phòng say nắng, say nóng cho công nhân môi trường đô thị 92 Hộp 3-5. Tờ gấp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn 93 Hộp 3-6. Tờ gấp dự phòng tai nạn giao thông 93 Hộp 3-7. Video dự phòng rối loạn cơ xương ở công nhân môi trường đô thị 94 Hộp 3-8. Video dự phòng tổn thương vật sắc nhọn và cách xử lý đô thị 94 Hộp 3-9. Video dự phòng bệnh đường hô hấp ở công nhân môi trường 94 Hộp 3-10. Video dự phòng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị 95 Hộp 3-11. Video dự phòng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị 95 Hộp 3-12. Tài liệu hướng dẫn triển khai sử dụng Bảng kiểm tư thế lao động 96 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, mật độ dân cư tại các khu vực thành thị tăng nhanh khiến lượng chất thải phát sinh tại các đô thị ngày càng lớn. Tại Việt Nam, ở hầu hết tất cả các thành phố, thị xã, việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải do các công ty môi trường đô thị (MTĐT) thực hiện. Trong đó, quá trình thu gom chất thải rắn đô thị (TGCTRĐT) vẫn được thực hiện bằng sức người với các thiết bị thô sơ và mang tính chất thủ công. Với các thiết bị thu gom, vận chuyển thô sơ, công nhân TGCTRĐT phải làm việc ngoài trời, trên đường phố, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Hơn nữa, “chất thải không được phân loại đúng tại nguồn, không được xử lý ban đầu một cách phù hợp đã khiến cho công nhân TGCTRĐT phải tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với bụi bẩn, các vật sắc nhọn, các sinh vật lây nhiễm và các yếu tố độc hại khác”. Những yếu tố này khiến cho công nhân TGCTRĐT có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề về sức khỏe như bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, da liễu, tai nạn thương tích, rối loạn cơ xương (RLCX) (1 ... nh kỳ 1 Tham gia khám phát hiện bệnh nghề nghiệp 1 Sử dụng thực phẩm, thuốc bồi dưỡng độc hại, hiện vật do công ty phát (nếu có) 1 Nghỉ phép theo quy định 1 Tuân thủ quy trình ATVSLĐ khi làm việc 1 Sử dụng PTBVCN được cấp đầy đủ 1 Báo cáo trường hợp tai nạn thương tích 1 Báo cáo tình huống không an toàn 1 Không biết/ không trả lời 0 Tổng điểm thực hành chung 3. Kiến thức về cơ xương liên quan nghề nghiệp STT Câu hỏi Trả lời Điểm Anh/chị có biết làm nghề này có thể mắc các rối loạn xương khớp không ? Có 1 Không 0 Anh/Chị hãy liệt kê những biểu hiện của RLCX mà anh/chị biết? Chấn thương do TNGT -1 Đau cổ gáy 1 Đau lưng 1 Viêm xương khớp cấp tính -1 Hội chứng ổng cổ tay 1 Đau thần kinh tọa 1 Thoát vị đĩa đệm 1 Khác (ghi rõ......................) Không biết 0 Anh/Chị hãy liệt kê những nguyên nhân thường gặp gây ra RLCX ở môi trường làm việc mà anh/chị biết? Sai tư thế 1 Công việc lặp đi lặp lại 1 Do tuổi tác 1 Lao động quá sức 1 Lao động liên tục 1 Thời tiết quá lạnh 1 Thời tiết quá nóng -1 Thời tiết quá ẩm ướt 1 Tiếng ồn -1 Bụi -1 Khác (ghi rõ.......................) Không biết 0 Anh/Chị hãy liệt kê những tư thế lao động có thể gây ra rối loạn CX ở môi trường làm việc mà anh/chị biết? Tay cao hơn đầu/ Khuỷu tay cao hơn vai 1 Cổ cúi 1 Lưng cúi >30 độ 1 Lưng cúi >45 độ 1 Ngồi xổm 1 Quỳ trên 2 đầu gối 1 Đứng có vặn mình 1 Đi lại có vặn mình 1 Cầm/nắm vật nặng bằng 1 tay 1 Nâng nhấc vật nặng nhiều lần 1 Nâng, nhấc vật nặng quá cao 1 Đẩy vật nặng (xe rác) ra xa cơ thể 1 Khác (ghi rõ:..) Không biết 0 Anh/Chị hãy liệt kê những dấu hiệu ban đầu của rối loạn CX mà anh/chị biết? Mỏi 1 Cảm giác tê bì, kim châm 1 Đau tại chỗ 1 Sưng tại chỗ 1 Cứng khớp -1 Khác (ghi rõ............................) Không biết 0 Theo Anh/Chị các rối loạn CX diễn biến thành mấy giai đoạn 1 giai đoạn -1 2 giai đoạn -1 3 giai đoạn 1 4 giai đoạn -1 Khác (Ghi rõ) Không biết 0 Anh/Chị hãy cho biết các rối loạn CX có thể gây ra các bệnh lý mạn tính gì? Trật khớp -1 Thoát vị đĩa đệm 1 Viêm khớp mạn tính 1 Cứng khớp 1 Thoái hóa khớp 1 Khác (ghi rõ.............................) Không biết 0 Theo Anh/Chị rối RLCX ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào? Hạn chế vận động/đi bộ 1 Hạn chế cầm nắm các vật dụng 1 Hạn chế leo cầu thang 1 Hạn chế cúi 1 Hạn chế ngủ 1 Hạn chế vệ sinh cá nhân 1 Hạn chế vui chơi, giải trí 1 Khác (ghi rõ.............................) Không biết 0 Theo Anh/Chị, nên làm gì để hạn chế các rối loạn CX liên quan nghề nghiệp? Tập thể dục thường xuyên 1 Khởi động trước khi lao động 1 Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh 1 Bổ sung vi chất dinh dưỡng 1 Nghỉ giải lao 5-10 phút sau 1 giờ làm việc liên tục 1 Chia nhỏ các túi/vật cần nâng 1 Tư thế lao động thích hợp 1 Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc 1 Khác (ghi rõ.............................) Không biết 0 Theo anh/chị nên làm gì khi gặp các dấu hiệu ban đầu của RLCX? Nghỉ cho đến khi hết đau mỏi 1 Thay đổi tư thế làm việc 1 Làm việc cường độ nhẹ hơn 1 Làm việc bình thường -1 Chườm nóng 1 Dùng thuốc giảm đau -1 Đi khám bệnh ngay 1 Khác (ghi rõ.............................) Không biết 0 5. Thực hành phòng chống RLCX Thực hành tư thế lao động STT Câu hỏi Trả lời Điểm Thời gian Anh/Chị làm việc trong tư thế tay cao hơn đầu hoặc khuỷu tay cao hơn vai trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 >2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị làm việc trong tư thế cổ cúi quá mức (>450) trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 >2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị làm việc trong tư thế lưng cúi > 300 trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 >2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị làm việc trong tư thế lưng cúi quá mức (> 450) trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 >2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị làm việc trong tư thế ngồi xổm trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị làm việc trong tư thế quỳ trên hai đầu gối trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị làm phải đứng/đi lại có vặn mình trong một ca làm việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị phải cúi có vặn mình trong một ca việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị phải cầm, nắm vật trên 5kg bằng một tay trong một ca việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị phải nâng/nhấc vật nặng trên 5kg ít nhất 2 lần mỗi phút trong một ca việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị phải nâng/nhấc vật trên 13,5 kg cao quá vai, thấp dưới gối hoặc cách xa cơ thể một sải tay trong một ca việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thời gian Anh/Chị đẩy xe rác trên đường bằng trong một ca việc? Không làm 1 < 2 giờ 1 > 2 giờ 0 Thực hành phòng chống RLCX STT Câu hỏi Trả lời Điểm Anh/Chị có thường xuyên tập thể dục > 30 phút/ngày? Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng, không thường xuyên 0 Không -1 Anh/Chị có thường xuyên khởi động trước khi lao động? Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng, không thường xuyên 0 Không -1 Anh/Chị có thường xuyên chia nhỏ các túi/vật cần nâng nhấc Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng, không thường xuyên 0 Không -1 Anh/Chị có thường xuyên nghỉ giải lao 5-10 phút sau 1 giờ làm việc liên tục? Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng, không thường xuyên 0 Không -1 Anh/Chị có thường xuyên nhờ người trợ giúp khi phải nâng nhấc vật nặng ? Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng, không thường xuyên 0 Không -1 Anh/chị làm gì khi gặp các dấu hiệu đau, mỏi CXK khi đang làm việc Nghỉ ngơi 1 Làm việc bình thường -1 Điều chỉnh tư thế 1 Chườm nóng 1 Dùng thuốc giảm đau -1 Khác (ghi rõ...................................) Không biết 0 Anh/chị làm gì khi gặp các dấu hiệu đau, mỏi, tê bì CXK sau ca làm việc Nghỉ ngơi 1 Không nghỉ ngơi -1 Chườm nóng 1 Dùng thuốc giảm đau -1 Khác (ghi rõ...................................) Không biết 0 Anh/chị làm gì khi gặp các dấu hiệu đau, mỏi, tê bì CXK kéo dài Nghỉ ngơi 1 Cố gắng làm việc bình thường -1 Chườm mát -1 Chườm nóng 1 Dùng thuốc giảm đau 1 Đi khám bệnh ngay 1 Khác (ghi rõ...................................) Không biết 0 Anh/chị đã làm gì để dự phòng các rối loạn CX nghề nghiệp Tập thể dục thường xuyên 1 Khởi động trước khi lao động 1 Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh 1 Bổ sung vi chất dinh dưỡng 1 Nghỉ ngơi sau mỗi 1 giờ làm việc 1 Luôn thay đổi tư thế khi làm việc 1 Không làm việc quá sức 1 Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 Khác (ghi rõ....................................) Không biết 0 PHỤ LỤC 9. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ “THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI” Căn cứ Quyết định số 6510/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn vị tổ chức chủ trì, kinh phí và thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học theo phương thức tuyển chọn năm 2016, Trường Đại học Y tế công cộng được phê duyệt chủ trì thực hiện đề tài: “Thực trạng sức khỏe, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp”. Mã số đề tài: 01C-08/09-2016-03(17). Thời gian triển khai đề tài thành phố: từ tháng 06 /2016 đến tháng 06/2018 trên nhóm đối tượng công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) và Hợp tác xã Thành công (doanh nghiệp tư nhân) trực tiếp tham gia 2 công đoạn: Thu gom và Xử lý chất thải. Các mục tiêu nghiên cứu gồm: 1-Mô tả thực trạng sức khoẻ của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội (2016-2017); 2- Phân tích một số yếu tố liên quan nghề nghiệp đối với sức khoẻ của công nhân ngành môi trường đô thị Hà Nội; 3-Đề xuất và thử nghiệm giải pháp can thiệp. Có 04 nội dung nghiên cứu chính Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan. Gồm: Tổng quan chung về vấn đề sức khỏe của công nhân MTĐT theo các công việc tập trung vào thu gom; vận chuyển; xử lý. Tổng quan về điều kiện lao động của công nhân MTĐT theo các công việc trên. Tổng quan về công cụ đánh giá sức khỏe/ Điều tra về tình hình sức khỏe của các nghiên cứu đã được thực hiện và các công cụ điều tra được khuyến nghị sử dụng để đánh giá sức khỏe trên thế giới. Tổng quan về các giải pháp can thiệp được thực hiện nhằm xây dựng nơi làm việc lành mạnh công nhân môi trường đô thị. Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá thực trạng sức khỏe công nhân MTĐT Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ và Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp; Điều tra đánh giá tình trạng sức khỏe của công nhân dựa vào các Phiếu điều tra về tình hình bệnh tật và sức khỏe gồm 2 loại: 1- Do nhóm nghiên cứu xây dựng; 2- Các bộ công cụ được khuyến nghị sử dụng bởi WHO. Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá thực trạng điều kiện lao động của công nhân MTĐT Hà Nội: Phân tích kết quả quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp; Phân tích số liệu về nhiệt độ, độ ẩm tại thành phố Hà Nội trong thời gian nghiên cứu; Quan sát điều kiện làm việc; phân tích quy trình công nghệ; thảo luận đưa ra các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đối với từng lĩnh vực công việc/công đoạn (tập trung vào: Thu gom và xử lý). Đánh giá điều kiện lao động bằng bảng kiểm được nhóm xây dựng dựa trên những bảng kiểm đánh giá nơi làm việc an toàn của WHO. Nội dung 4: Xây dựng chương trình can thiệp, thử nghiệm và đánh giá chương trình: Xây dựng chương trình can thiệp nhằm xây dựng nơi làm việc lành mạnh cho người lao động (Healthy workplace). Đánh giá trước can thiệp. Thử nghiệm mô hình can thiệp nơi làm việc lành mạnh đã được xây dựng ở trên. Đánh giá hiệu quả can thiệp. Nghiên cứu sinh là một thành viên trong nhóm nghiên cứu. Với nguồn lực có hạn, nghiên cứu sinh đề xuất và đã được chủ nhiệm đề tài cấp thành phố cho phép của sử dụng một phần kết quả nghiên cứu của đề tài thành phố (một số kết quả của các nội dung 1, 2, 3) để tham khảo và thực luận án của nghiên cứu sinh. PHỤ LỤC 10. GIẤY CHẤP THUẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc GIẤY CHẤP THUẬN (Về việc cho phép tham gia triển khai và sử dụng số liệu của đề tài) Họ và tên: Nguyễn Thúy Quỳnh Chức danh khoa học: Phó giáo sư, Tiến sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Y tế công cộng. Tôi là chủ nhiệm đề tài thành phố “Thực trạng sức khỏe, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp”, mã số đề tài: 01C-08/09-2016-03 (Quyết định số 6510/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn vị tổ chức chủ trì, kinh phí và thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học theo phương thức tuyển chọn năm 2016) Bằng văn bản này tôi đồng ý cho nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Hà tham gia cùng triển khai đề tài và sử dụng một phần số liệu của đề tài thành phố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_can_thiep_nang_cao_kien_thuc_thuc_hanh_an.doc
- Tóm tắt luận án.doc
- Trang thong tin tieng an.doc
- Trang thong tin tieng viet.doc