Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu sụn viền trên ổ chảo khớp vai và kết quả điều trị tổn thương SLAP bằng phẫu thuật nội soi
1. Tính cấp thiết
Sụn viền là một cấu trúc dạng sụn sợi, dính với sụn khớp ổ chảo, nơi các dây chằng bao khớp bám vào, làm sâu thêm ổ chảo và tăng diện tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo cánh tay. Vị trí sụn viền và đầu dài gân nhị đầu ở nơi bám vào bờ trên ổ chảo xương cánh tay, khi tổn thương gọi là SLAP (Superior Labrum Anterior to Posterior lesions). Cấu trúc này dễ bị thương tổn khi lực của gân nhị đầu tác động vào chỗ bám ở bờ trên ổ chảo. Cơ chế chấn thương thường gặp là khớp vai xoay trong, kết hợp giật mạnh, đột ngột. Chấn thương có thể gây tổn thương ngay lập tức hoặc tăng dần do bị tác động lặp đi lặp lại.
Việc chẩn đoán và phát hiện sớm tổn thương SLAP tương đối khó khăn do sự phức tạp về giải phẫu và chức năng trong vận động các cơ vùng vai. Với tần suất bệnh không nhiều, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, vấn đề chẩn đoán sớm ra bệnh là một bài toán khó khăn với nhiều phẫu thuật viên. Việc ứng dụng nội soi can thiệp trong điều trị tổn thương SLAP là một chỉ định bắt buộc, thể hiện rõ tính ưu việt .
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nội soi khớp, đặc biệt là nội soi khớp vai, các phẫu thuật viên đã nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn về tổn thương SLAP: sinh bệnh học và các tổn thương kèm theo; từ đó, phát triển kỹ thuật nội soi khớp vai điều trị tổn thương SLAP hiệu quả với nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp mổ mở trước đây về mặt thẩm mỹ, chức năng và sớm đưa người bệnh trở lại tập luyện thể thao.
Ở nước ta, hiện chưa có công trình nào thực hiện thống kê hay nghiên cứu sâu về tổn thương SLAP.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu giải phẫu sụn viền trên ổ chảo khớp vai và kết quả điều trị tổn thương SLAP bằng phẫu thuật nội soi”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu sụn viền trên ổ chảo khớp vai và kết quả điều trị tổn thương SLAP bằng phẫu thuật nội soi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết Sụn viền là một cấu trúc dạng sụn sợi, dính với sụn khớp ổ chảo, nơi các dây chằng bao khớp bám vào, làm sâu thêm ổ chảo và tăng diện tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo cánh tay. Vị trí sụn viền và đầu dài gân nhị đầu ở nơi bám vào bờ trên ổ chảo xương cánh tay, khi tổn thương gọi là SLAP (Superior Labrum Anterior to Posterior lesions). Cấu trúc này dễ bị thương tổn khi lực của gân nhị đầu tác động vào chỗ bám ở bờ trên ổ chảo. Cơ chế chấn thương thường gặp là khớp vai xoay trong, kết hợp giật mạnh, đột ngột. Chấn thương có thể gây tổn thương ngay lập tức hoặc tăng dần do bị tác động lặp đi lặp lại. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm tổn thương SLAP tương đối khó khăn do sự phức tạp về giải phẫu và chức năng trong vận động các cơ vùng vai. Với tần suất bệnh không nhiều, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, vấn đề chẩn đoán sớm ra bệnh là một bài toán khó khăn với nhiều phẫu thuật viên. Việc ứng dụng nội soi can thiệp trong điều trị tổn thương SLAP là một chỉ định bắt buộc, thể hiện rõ tính ưu việt . Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nội soi khớp, đặc biệt là nội soi khớp vai, các phẫu thuật viên đã nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn về tổn thương SLAP: sinh bệnh học và các tổn thương kèm theo; từ đó, phát triển kỹ thuật nội soi khớp vai điều trị tổn thương SLAP hiệu quả với nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp mổ mở trước đây về mặt thẩm mỹ, chức năng và sớm đưa người bệnh trở lại tập luyện thể thao. Ở nước ta, hiện chưa có công trình nào thực hiện thống kê hay nghiên cứu sâu về tổn thương SLAP. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải phẫu sụn viền trên ổ chảo khớp vai và kết quả điều trị tổn thương SLAP bằng phẫu thuật nội soi”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu sụn viền ổ chảo khớp vai trên xác bảo quản lạnh ở người Việt Nam trưởng thành. - Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn thương SLAP. 3. Ý nghĩa của đề tài Luận án mô tả đặc điểm giải phẫu của sụn viền và các thành phần liên quan ở người Việt Nam trưởng thành. Sự hiểu biết thấu đáo về giải phẫu là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình phẫu thuật đối với các tổn thương SLAP nói riêng, chấn thương khớp vai nói chung. Kết quả đạt được qua nghiên cứu đóng góp cho chuyên ngành, nâng cao chất lượng phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn thương SLAP. 4. Cấu trúc của luận án Luận án có 128 trang, gồm các phần: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1 (Tổng quan tài liệu) 40 trang, Chương 2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu) 23 trang; Chương 3 (Kết quả nghiên cứu) 31 trang; Chương 4 (Bàn luận) 30 trang; Kết luận 2 trang. Luận án có 41 bảng, 5 biểu đồ, 54 hình và 101 tài liệu tham khảo (5 tài liệu tiếng Việt, 96 tài liệu tiếng Anh). CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu sụn viền - Cấu tạo giải phẫu sụn viền - Các biến thể giải phẫu của sụn viền: Phức hợp Bufford và ngoài ra còn hai biến thể ít gặp của Khuyết dạng lá phía trong bờ trước trên sụn viền và khuyết phía dưới bờ trên sụn viền sụn viền. - Các thành phần phụ của sụn viền - Mạch máu chi phối sụn viền - Thần kinh chi phối sụn viền - Chức năng sụn viền và các thành phần liên quan 1.2. Tổn thương SLAP Tổn thương sụn viền vào chỗ bám của gân nhị đầu dài vào bờ trên ổ chảo xương cánh tay thường gọi là tổn thương SLAP. Đây là loại tổn thương ít gặp trong lâm sàng. Nổi bật là triệu chứng đau khớp vai dai dẳng, tăng lên khi thực hiện các động tác đưa tay qua đầu và giảm khả năng vận động; thường đi kèm tiếng kêu “lách cách” và “pốp pốp” ở trong vai. Chẩn đoán hình ảnh tổn thương SLAP: X-quang, chụp khớp vai cản quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp vai. Phân loại tổn thương SLAP: Có nhiều cách phân loại về tổn thương SLAP, trong đó phân loại của Snyder về tổn thương SLAP vẫn được công nhận phổ biến nhất: chia tổn thương SLAP ra làm 4 tuýp. Các nguyên nhân gây tổn thương SLAP: tổn thương do mỏi, do thoái hóa, do chấn thương. 1.3. Sơ lược về các phương pháp điều trị tổn thương SLAP Điều trị bảo tổn: Điều trị nội khoa: đây được xem là điều trị đầu tay trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, hoặc với các tổn thương dạng SLAP độ I. Điều trị phẫu thuật: Mổ mở và phẫu thuật nội soi. PTNS khớp là một trong những tiến bộ to lớn của ngành chấn thương chỉnh hình nhằm sửa chữa và phục hồi các tổn thương có hiệu quả mà ít xâm hại mô và tổ chức xung quanh nhất. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiện cứu 2.1.1. Nghiên cứu giải phẫu - 15 xác người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải phẫu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tiêu chuẩn lựa chọn giải phẫu: Sụn viền trên xác ướp được chọn thuận tiện của những xác được phẫu tích. Xác được chọn không có vết mổ trên vùng vai. Tiêu chuẩn loại trừ giải phẫu: Có bằng chứng tổn thương cấu trúc giải phẫu của vai khi phẫu tích; Có dấu hiệu biến dạng khớp vai; Có bằng chứng can thiệp phẫu thuật trên vai; Có bằng chứng của u, bướu làm biến đổi cấu trúc của vai. 2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng - 54 bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương SLAP và được phẫu thuật nội soi khâu sụn viền tại Bệnh viện Quân Y 175 từ 1/2015 đến 12/2018. Tiêu chuẩn lựa chọn lâm sàng Lựa chọn các bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương SLAP. Tiêu chuẩn loại trừ lâm sàng Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu giải phẫu Thực hiện từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 03 năm 2020 tại Bộ môn Giải phẫu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 2.2..2. Nghiên cứu lâm sàng Thực hiện từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2018 tại Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân Y 175. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu giải phẫu: Mô tả cắt ngang trên xác phẫu tích Nghiên cứu lâm sàng: Nghiên cứu tiến cứu mô tả can thiệp, không đối chứng. 2.3.1. Nghiên cứu giải phẫu: - Phương tiện nghiên cứu: Bộ dụng cụ phẫu tích, thước đo, - Các chỉ tiêu nghiên cứu + Các dây chằng ổ chảo cánh tay: Vị trí điểm bám của 4 dây chằng ổ chảo - cánh tay ở sụn viền ổ chảo xương vai. + Đầu dài cơ nhị đầu: Xác định vị trí điểm bám, kích thước điểm bám. + Đặc điểm của sụn viền: tính liên tục, độ dày, độ cao, các đường kính của sụn viền. + Hình thái của ổ chảo: Theo phân loại của Andreas Prescher And Thomas Klumpen. 2.3.2. Nghiên cứu lâm sàng: - Bệnh sử: Tuổi, nghề nghiệp, nguyên nhân và cơ chế chấn thương (nếu có), thời gian đau, đã điều trị gì chưa. - Thăm khám lâm sàng: Biên bộ vận động các động tác khớp vai bằng thước đo góc, kết hợp một số nghiệm pháp thăm khám tổn thương SLAP. Đánh giá chức năng khớp vai theo 2 thang điểm VAS và UCLA. - Cận lâm sàng: X-quang thường (tư thế thẳng), MRI - Phương pháp phẫu thuật - Điều trị phục hồi chức năng sau mổ: gồm 4 giai đoạn (Giai đoạn I, II, III và IV) - Đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật Thông tin phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật; các tổn thương phối hợp và cách xử trí; độ tổn thương SLAP, số neo khâu và cách xử lý trong quá trình phẫu thuật; khó khăn, thuận lợi và tai biến trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng bệnh nhân sau mổ: Bệnh nhân được khám đánh giá vào 5 thời điểm (ngày đầu sau mổ, khi ra viện, 3 tháng - 6 tháng - 12 tháng sau mổ) về: mức độ đau, tình trạng vết mổ, biên độ vận động khớp vai, đánh giá theo thang điểm VAS và UCLA, biên độ vận động khớp vai, đánh giá độ liền sụn viền khâu trên MRI sau mổ 12 tháng 2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu sụn viền ổ chảo khớp vai 3.1.1. Đặc điểm của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay Bảng 3.1. Liên quan điểm bám đầu dài cơ nhị đầu cánh tay với củ trên ổ chảo Đầu dài cơ nhị đầu Vai Tổng n (%) p Trái n (%) Phải n (%) Không bám vào củ trên ổ chảo 6 (20,0) 6 (20,0) 12 (40,0) p>0,05 Bám vào củ trên ổ chảo 9 (30,0) 9 (30,0) 18 (60,0) Tổng 15 (50,0) 15 (50,0) 30 (100,0) Đầu dài cơ nhị đầu 60% có bám vào củ trên ổ chảo, 40% không bám vào củ trên ổ chảo, tổng số lượng vai có đầu dài cơ nhị đầu bám vào củ trên ổ chảo hoặc không ở hai bên phải, trái là bằng nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.2. Vị trí điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay khi đối chiếu lên sụn viền Vị trí Vai Tổng n (%) p Trái n (%) Phải n (%) Điểm 11h 8 (26,7) 9 (30,0) 17 (56,7) p>0,05 Từ 12h đến 2h 1 (3,3) 0 (0,0) 1 (3,3) Từ 10h đến 12h 3 (10,0) 3(10,0) 6(20,0) Từ 11h đến 12h 3(10,0) 3 (10,0) 6(20,0) Tổng 15 (50,0) 15 (50,0) 30 (100,0) Điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu lên sụn viền có kích thước khác nhau trong đó 18/30 vai có điểm bám nhỏ, nằm gọn trong một vùng khi phân chia sụn viền thành 12 vùng theo chiều kim đồng hồ, còn lại 12/30 vai có điểm bám rộng hơn nhưng không quá 2 phân vùng theo cách phân chia trên. Bảng 3.3. Phân loại vị trí điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay theo Vangsness Vị trí Vai Tổng n (%) p Trái n (%) Phải n (%) Dạng 1 10 (33,3) 9 (30,0) 19 (63,3) p>0,05 Dạng 2 1 (3,3) 3 (10,0) 4 (13,3) Dạng 3 3 (10,0) 3(10,0) 6 (20,0) Dạng 4 1 (3,3) 0 (0,0) 1 (3,3) Tổng 15 (50,0) 15 (50,0) 30 (100,0) Theo phân loại của Vangsness, điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu lên sụn viền và ổ chảo ở cả 4 dạng đều xuất hiện: dạng 1 (toàn bộ bám ở phần sau của ổ chảo) chiếm đa số 19/30 tiêu bản (63,3%) sau đó đến dạng 3 và dạng 2, dạng 4 ít nhất với 01/30 tiêu bản (3,3%), sự khác biệt giữa hai bên vai phải và trái là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.4. Chiều rộng đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám Giá trị (mm) Vai p Trái (n=15) Phải (n=15) Chung hai bên (n=30) Nhỏ nhất 1,8 1,6 1,6 p>0,05 Lớn nhất 5,7 5,5 5,7 X±SD 3,393 ± 1,065 2,780 ± 1,005 3,087 ± 1,064 Chiều rộng đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám sát với sụn viền ổ chảo bên trái trung bình là 3,393 ± 1,065 mm (1,8 mm đến 5,7 mm). Khoảng giới hạn giá trị và giá trị trung bình tương ứng ở bên phải có xu hướng thấp hơn bên trái, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,050). Tính chung hai bên, chiều rộng trung bình của đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám là 3,087 ± 1,064 mm. Bảng 3.5. Chiều dài đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám Giá trị (mm) Vai p Trái (n=15) Phải (n=15) Chung hai bên (n=30) Nhỏ nhất 8,2 7,6 7,6 p>0,05 Lớn nhất 14,2 14,3 14,3 ±SD 11,147 ± 1,645 10,920 ± 1,684 11,033 ± 1,640 Chiều dài đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám sát với sụn viền ổ chảo bên trái nằm trong khoảng giao động rộng từ 8,2 mm đến 14,2 mm, trung bình là 11,147 ± 1,645 mm. Khoảng giới hạn giá trị tương ứng ở bên phải rộng hơn bên trái từ 7,6 mm đến 14,3 mm, giá trị trung bình có xu hướng thấp hơn bên trái, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tính chung cả hai bên, trong nghiên cứu này, chiều dài trung bình của đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám là 11,033 ± 1,640 mm. 3.1.2. Đặc điểm của sụn viền Bảng 3.6. Đường kính trên dưới của sụn viền Giá trị (mm) Giới p Nam (n=22) Nữ (n=8) Chung ha ... cho ổ chảo 14%. 4.1.2.2. Đường kính trước – sau của sụn viền Đường kính trước sau dưới của sụn viền từ 18,0 mm đến 32 mm, trung bình là 25,63 ± 3,60 mm, sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Đường kính trước – sau trên của sụn viền từ 14 đến 27 mm, kích thước trung bình là 21,26 ± 3,48 mm. Theo Saitoh S. và cộng sự nghiên cứu 31 khớp vai người Nhật, đường kính trước - sau dưới của sụn viền từ 28,2 mm đến 48,0 mm, trung bình là 35,2 ± 4,1 mm. S Lippitt và cộng sự đã báo cáo kết quả nghiên cứu trên người Mỹ: đường kính trước sau của sụn viền là 27 ± 2 mm. 4.1.2.3. Tính toàn vẹn của sụn viền Mất liên tục của sụn viền ở 6/30 vai (20%), và 1/30 vai (3,3%) có khoảng trống giữa sụn viền và ổ chảo. Bain I.G. và cộng sự nghiên cứu trên 20 tiêu bản vai bảo quản lạnh: 05 khớp vai (26%) có một phần sụn viền không liên tục trên viền ổ chảo, còn trên 17 khớp vai (89%) có khe hở giữa sụn viền và ổ chảo. 4.1.2.4. Độ rộng của sụn viền Độ rộng sụn viền ở vị trí 2 giờ từ 2,2 mm đến 6,6 mm, trung bình là 4,760 ± 1,148 mm; ở vị trí 4 giờ từ 3 mm đến 9,5 mm, giá trị trung bình là 5,663 ± 1,309 mm; ở vị trí 6 giờ từ 2,3 mm đến 8,6 mm, trung bình là 6,003 ± 1,243 mm; ở vị trí 8 giờ từ 3,6 mm đến 11,3 mm, trung bình là 6,010 ± 1,515 mm; ở vị trí 10 giờ khoảng từ 1,4 mm đến 8 mm, trung bình là 5,450 ± 1,179 mm. Tác giả Koga A. và cộng sự nghiên cứu trên 62 vai của tử thi, độ rộng chung bình ở vị trí 7 giờ là 6,3 ± 1,0 mm (từ 4,6–9,4 mm), ở vị trí 8 giờ là 5,8 ± 0,9 mm 148 (từ 3,6–8,1 mm), ở vị trí 9 giờ là 5,4 ± 1,1 mm (nằm trong giới hạn từ 3,3–8,5 mm), ở vị trí 10 giờ là 5,7 ± 0,9 mm (nằm trong giới hạn từ 4,2–8,1 mm). Şimşek và cộng sự phẫu tích trên 22 khớp vai từ 11 xác: độ rộng trung bình ở các mốc theo phân chia múi giờ như sau 4,86±0,87 mm ở mốc 12 giờ, 4,41±1,2 mm ở 2 giờ, 5,52 ±1,23 mm ở 4 giờ, 6,10±0,86 mm ở 6 giờ; 5,71±0,91 mm ở 8 giờ, 5,14±0,98 mm ở 10 giờ. 4.1.2.5. Độ cao của sụn viền Độ cao trung bình của sụn viền ở vị trí 2 giờ là 2,620 ± 0,972 mm (1,2 mm đến 5,7 mm), ở vị trí 4 giờ là 3,82 ± 1,14 mm (2 mm đến 5,7 mm), ở vị trí 6 giờ là 3,73 ± 1,03 mm (1,9 mm đến 5,4 mm), ở vị trí 8 giờ là 3,26 ± 1,85 mm (0,7 mm đến 10,7 mm), ở vị trí 10 giờ là 3,02 ± 1,09 mm (1,3 mm đến 5,1 mm). Theo Saitoh S. và cộng sự, chiều cao trung bình của sụn viền ở thành trước là 4,3 ± 1,7 mm (2,0 đến 9,2 mm), ở phần sau sụn viền là 5,1 ± 1,9 mm (1,5 đến 10,5 mm). Không có mối tương quan và chỉ có một sự khác biệt nhỏ (p <0,05) được tìm thấy giữa các phép đo này. Chiều cao trung bình của sụn viền phía trên là 4,7 ± 1,8 mm (2,3 đến 8,25 mm), của phần dưới sụn viền là 5,6 ± 1,8 mm (2,9 đến 11,1 mm). Không có mối tương quan và chỉ có một sự khác biệt nhỏ (p <0,05) có thể là được tìm thấy giữa hai phép đo. Szopińska S. và cộng sự, nghiên cứu sụn viền ổ chảo người bình thường trên hình ảnh siêu âm cho kết quả: Cả hai phần trước và sau của labrum đều nằm ở độ sâu thường không quá 4,0–5,0 cm, đôi khi thấp hơn (từ 2,5 đến 3,5 cm). Độ sâu này thay đổi, tùy thuộc vào độ dày của mô mỡ dưới da và hoạt động của các cơ. Có vẻ như phần trước của sụn viền cao hơn phần sau. 4.1.3. Đặc điểm của ổ chảo. 4.1.3.1. Đường kính trên dưới của ổ chảo Đường kính trên dưới trung bình của ổ chảo ở nam là 30,682 ± 2,714 mm (26 mm đến 36 mm), ở nữ là 24,375 ± 2,875 mm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tính chung cả hai giới, đường kính trên dưới trung bình ổ chảo là 29,000 ± 3,921 mm. Mathews S. và cộng sự nghiên cứu trên hình ảnh 3D-CT-scans của 18 người khỏe mạnh: Chiều cao trung bình là 36,6 ± 3,6 mm, với sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ, ở nam là 39,5 ± 3,5 mm và ở nữ là 34,8 ± 2,2 mm. Anthony J. và cộng sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân (56 nam, 44 nữ) trên phim MRI , đường kính trên dưới ổ chảo ở nam là 30,1±2,8 mm, nữ là 25,4 ± 1,8 mm, chung là 28,0 ± 3,3 mm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. McPherson E.J. và cộng sự nghiên cứu trên 101 tiêu bản xương vai người Mỹ không có tổn thương xương vai cho kết quả chiều cao ổ chảo: 33,9 ± 3,9 mm. 4.1.3.2. Đường kính ngang của ổ chảo Đường kính trước - sau trên của ổ chảo. Đường kính trước sau trên trung bình của ổ chảo ở nam là 30,68 ± 2,71 mm (12,0 mm đến 24,0 mm), ở nữ là 13,50 ± 1,31 mm. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tính chung cả hai giới, đường kính trước sau trên trung bình của ổ chảo là 16,27 ± 3,08 mm. Theo Chhabra N. và cộng sự nghiên, đường kính trước – sau trên của ổ chảo là 18,66 ± 2,13 mm. Nghiên cứu của Mamatha T. cho kết quả: đường kính trước – sau trên của ổ chảo bên phải là 16,27 ± 2,01 mm (12 – 22 mm), bên trái là 15,77 ± 2,87mm (12 – 21 mm). Đường kính trước sau dưới của ổ chảo: Đường kính trước sau dưới trung bình của ổ chảo ở nam là 21,682 ± 2,275 mm (17,0 mm đến 25,0 mm), ở nữ là 17,125 ± 3,044 mm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05). Tính chung cả hai giới, đường kính trước sau dưới trung bình của ổ chảo là 20,467 ± 3,191 mm. Theo Mathews S. và cộng sự nghiên cứu trên hình ảnh 3D-CT-scans, chiều rộng trung bình là 27,8 ± 3,1 mm với sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ, ở nam là 30,3 ± 3,3 mm và ở nữ là 26,2 ± 1,6 mm. Chhabra N. và cộng sự nghiên cứu trên 126 xương bả vai người Ấn Độ (71 vai trái, 55 vai phải) kết luận: đường kính trước – sau dưới của ổ chảo là 24,93 ± 2,55 mm (18,48 – 33,89 mm). Mamatha T. nghiên cứu trên 202 xương bả vai người trưởng thành không phân biệt giới tính người Ấn Độ cho kết quả: đường kính trước – sau dưới của ổ chảo bên phải là 23,35 ± 2,04 mm (20 – 28 mm), ở bên trái là: 23,02 ± 2,30 mm (18 – 28 mm). 4.1.3.3. Hình dạng của ổ chảo Chúng tôi phát hiện cả 3 hình thái ổ chảo (theo phân loại của Prescher A. và cộng sự): 66,7% ổ chảo dạng 3 (hình oval), 30% dạng 2, 3,3% dạng 1. Sự khác biệt giữa vai phải và trái là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Prescher A. và cộng sự nghiên cứu trên 236 xương bả vai (118 nữ, 118 nam) từ năm 1985-1996 trên quần thể người Đức, 55% xương bả vai có khuyết lõm (tương đương dạng 1 hoặc dạng 2), 45% xương bả vai không có khuyết và có dạng hình oval. Không có sự khác biệt giữa hai bên phải, trái. Theo nghiên cứu của Anetzberger H. và cộng sự thực hiện trên 343 xương bả vai, 59% dạng 1, 29% dạng 2 và 12% dạng 3. Dạng 2 thường xuất hiện ở nữ, hai dạng còn lại hay xuất hiện ở nam. Hình dạng ổ chảo không phụ thuộc bên phải – trái. 4.1.4. Điểm bám của dây chằng ổ chảo cánh tay 4.1.4.1. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay trên Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên vào sụn từ 12 giờ đến 2 giờ: nhiều nhất là từ 12 giờ đến 1 giờ (66,7%), sau đó là vùng từ 1 giờ đến 2 giờ (30,0%). Sự khác biệt giữa vai phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai bảo quản đông lạnh cho kết quả: Phần phần dính vào sụn viền của dây chằng ổ chảo cánh tay trên kéo dài từ 12 giờ 15 đến 1 giờ 10, tập trung ở 12 giờ 30 đến 12 giờ 45. 4.1.4.2. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay giữa Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên từ 12 giờ đến 3 giờ, nhiều nhất là từ 12 giờ đến 1 giờ (66,7%). Sự khác biệt giữa vai phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai ở xác bảo quản đông lạnh: Phần phần dính vào sụn viền của dây chằng ổ chảo cánh tay giữa kéo dài từ 12 giờ 50 đến 3 giờ 10, tập trung ở 1 giờ 50 đến 2 giờ 35. 4.1.4.3. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới trước Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên từ 3 giờ đến 6 giờ, nhiều nhất là từ 4 giờ đến 5 giờ (83,3%). Sự khác biệt giữa vai phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai bảo quản đông lạnh cho kết quả: Phần phần dính vào sụn viền của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới trước kéo dài từ 2 giờ 35 đến 5 giờ, tập trung ở 3 giờ 30 đến 4 giờ 05. 4.1.4.4. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới sau Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên từ 6 giờ đến 9 giờ, nhiều nhất là từ 7 giờ đến 8 giờ (83,3%). Sự khác biệt giữa vai phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai bảo quản đông lạnh cho kết quả: Phần phần dính vào sụn viền của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới sau kéo dài từ 6 giờ 45 đến 9 giờ 45, tập trung ở 7 giờ 35 đến 8giờ 50. 4.2. Về đặc điểm bệnh nhân: Chủ yếu là nam giới (74,07%), là quân nhân. Tuổi trung bình 53,04 (từ 20 đến 67), 19 vai trái; 36 vai phải. Thời gian bị bệnh trước mổ chủ yếu dưới 12 tháng. Có 47 BN bên tay thuận, 36 BN có yếu tố chấn thương. Thời gian nằm viện trung bình 5 ngày. 4.3. Về kết quả chẩn đoán: Nội soi khớp vai với nhiều ưu điểm: quan sát rộng rãi trong khớp vai, đánh giá được toàn diện tổn thương và xử lý trong vùng một lần mổ; ít xâm lấn phần mềm, nội soi khâu gân dưới vai giúp hồi phục chức năng tốt hơn so với mổ mở. Các BN trẻ tuổi chủ yếu tổn thương SLAP đơn thuần, nguyên nhân do tai nạn thể thao chiếm đa số. Sau mổ khả năng phục hồi tốt. Những BN tuổi trung niên có tổn thương kết hợp. 4.4. Về kỹ thuật mổ: Theo tác giả Yang H.J. (2014), không có sự khác biệt giữa mối khâu vuông góc và mối khâu ngang về chức năng, nhưng ở nhóm khâu ngang động tác xoay và biên độ vận động tốt hơn nhóm khâu vuông góc ở lần theo dõi cuối cùng. Theo Chalmers P.N. và cộng sự (2015), cho thấy: các BN kết hợp khâu SLAP và cố định gân nhị đầu cho kết quả kém hơn nhóm BN chỉ khâu SLAP đơn thuần hoặc cố định gân nhị đầu đơn thuần. Trong 21 BN nội soi khâu tổn thương SLAP, có 6 BN thời gian theo dõi dưới 3 tháng. Còn 15 BN có thời gian theo dõi trung bình 5,46 tháng (từ 4 đến 10 tháng) cải thiện chỉ số VAS và Constant so với trước mổ. Tác giả Castagna A. và cộng sự, khâu SLAP cải thiện rõ so với trước mổ ở chỉ số VAS và Constant ở thời điểm 6 tháng [100]. KẾT LUẬN 1. Đặc điểm giải phẫu của sụn viền và các thành phần liên quan ở người Việt Nam trưởng thành: Đặc điểm của đầu dài cơ nhị đầu: 18/30 có bám vào củ trên ổ chảo. Kích thước tại điểm bám: chiều rộng 3,09 ± 1,06 mm, chiều dài 11,03 ± 1,64 mm. Đặc điểm của sụn viền: đường kính trên – dưới là 36,77 ± 4,51 mm, đường kính trước sau dưới là: 25,63 ± 3,61 mm, đường kính trước sau trên là: 21,27 ± 3,48 mm. Sụn viền rộng từ 4,76 ± 1,15 mm đến 6,01 ± 1,51mm; cao từ 2,62 ± 0,97 mm đến 3,82 ± 1,14 mm. Đặc điểm của ổ chảo: đường kính trên - dưới là: 29,00 ± 3,92 mm, đường kính trước – sau trên là: 16,27 ± 3,08 mm; đường kính trước – sau dưới là: 20,47 ± 3,19 mm. 2. Về phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn thương SLAP: - Biên độ vận động khớp vai bên tổn thương, sau mổ 12 tháng có sự cải thiện có ý nghĩa về các động tác dạng vai, xoay ngoài và xoay trong so với 6 tháng sau phẫu thuật. Tổng điểm UCLA trung bình sau mổ 6 tháng là 27,78 ± 1,61 và sau 12 tháng là 32,13 ± 1,37. Sau 6 tháng phẫu thuật điểm VAS trung bình là 1,50 ± 0,50 và sau 12 tháng phẫu thuật điểm trung bình là 0,54 ± 0,50. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Biến chứng trong mổ: 2/54 bệnh nhân bị vỡ đường hầm xương ổ chảo khi đặt vít neo.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phau_sun_vien_tren_o_chao_kh.docx
- 2.a.bìa tiếng việt.docx
- 3.a. bìa tiếng anh.docx
- 3.b.NCS Ngọc - Tóm tắt English.docx
- 4. NCS Ngọc - Trang thong tin những đóng góp mới của LA.docx