Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả phương pháp hút tinh trùng từ mào tinh vi phẫu và trữ lạnh trong điều trị vô tinh do bế tắc

Đặt vấn đề

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) một cặp vợ chồng sau 12

tháng có quan hệ tình dục bình thường, không áp dụng bất kỳ biện

pháp tránh thai mà không có thai được xếp vào nhóm vô sinh. Vô sinh

chiếm tỷ lệ trung bình 15% trong cộng đồng và 14% các trường hợp

nguyên nhân vô sinh là vô tinh.

Palermo (1993) đã tiến hành thành công tiêm tinh trùng vào bào

tương trứng và mở ra một bước ngoặc mới cho điều trị vô sinh nam.

Tinh trùng có thể lấy ở ống dẫn tinh, mào tinh, hay tinh hoàn và được

tiêm vào bào tương trứng.

Năm 1998, tại Việt Nam đã thực hiện thành công thụ tinh trong

ống nghiệm với tinh trùng trong tinh dịch. Nguyễn Thà nh Như đã

thực hiện thành công trích tinh trùng tinh hoàn giảm sinh tinh hoặc

tinh trùng mào tinh để thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Hiện tại

việc áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn đã được

triển khai tại các trung tâm TTTON trên toàn quốc.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân vô tinh bế tắc (VTBT) thất bại khi thực

hiện can thiệp trên đường dẫn tinh cũng như khi thực hiện TTTON

hoặc thực sự muốn có con lần thứ hai thì phải thực hiện tiểu phẫu lấy

tinh trùng từ mào tinh hay tinh hoàn, do vậy đặt ra vấn đề cần trữ lạnh

tinh trùng mào tinh để thực hiện TTTON cho bệnh nhân trong những

lần thực hiện sau.

Trữ lạnh tinh trùng là một lĩnh vực thu hút nhiều quan tâm chú ý

từ những năm đầu thế kỷ 18 và trở thành phương pháp phổ biến tại các

trung tâm hỗ trợ sinh sản

Các tác giả trên thế giới thực hiện đồng thời việc phẫu thuật nối

ống dẫn tinh vào mào tinh với hút tinh trùng mào tinh và sau đó trữ2

lạnh, việc áp dụng kỹ thuật này giúp cho người bệnh có khả năng có

thai qua TTTON với tinh trùng mào tinh của chính người bệnh nhân

đã được phẫu thuật không thành công, đồng thời giảm chi phí điều trị

cũng như cung cấp tinh trùng để thực hiện các chu kỳ TTTON.

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng hút tinh trùng

mào tinh trong quá trình thực hiện phẫu thuật điều trị VTBT và trữ

lạnh tinh trùng mào tinh với mục tiêu nghiên cứu:

1- Đánh giá kết quả kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh vi phẫu thực

hiện đồng thời phẫu thuật can thiệp đường dẫn tinh trên bệnh nhân vô

tinh bế tắc mong muốn được trữ lạnh tinh trùng mào tinh.

2- Đánh giá kết quả kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng mào tinh gồm:

mật độ, độ di dộng và tỷ lệ tinh trùng mào tinh sống trước và sau trữ

lạnh, xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

mào tinh sau trữ lạnh và rã đông.

pdf 25 trang chauphong 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả phương pháp hút tinh trùng từ mào tinh vi phẫu và trữ lạnh trong điều trị vô tinh do bế tắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả phương pháp hút tinh trùng từ mào tinh vi phẫu và trữ lạnh trong điều trị vô tinh do bế tắc

Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả phương pháp hút tinh trùng từ mào tinh vi phẫu và trữ lạnh trong điều trị vô tinh do bế tắc
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
Đặt vấn đề 
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) một cặp vợ chồng sau 12 
tháng có quan hệ tình dục bình thường, không áp dụng bất kỳ biện 
pháp tránh thai mà không có thai được xếp vào nhóm vô sinh. Vô sinh 
chiếm tỷ lệ trung bình 15% trong cộng đồng và 14% các trường hợp 
nguyên nhân vô sinh là vô tinh. 
Palermo (1993) đã tiến hành thành công tiêm tinh trùng vào bào 
tương trứng và mở ra một bước ngoặc mới cho điều trị vô sinh nam. 
Tinh trùng có thể lấy ở ống dẫn tinh, mào tinh, hay tinh hoàn và được 
tiêm vào bào tương trứng. 
Năm 1998, tại Việt Nam đã thực hiện thành công thụ tinh trong 
ống nghiệm với tinh trùng trong tinh dịch. Nguyễn Thà nh Như đã 
thực hiện thành công trích tinh trùng tinh hoàn giảm sinh tinh hoặc 
tinh trùng mào tinh để thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Hiện tại 
việc áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn đã được 
triển khai tại các trung tâm TTTON trên toàn quốc. 
Tuy nhiên nếu bệnh nhân vô tinh bế tắc (VTBT) thất bại khi thực 
hiện can thiệp trên đường dẫn tinh cũng như khi thực hiện TTTON 
hoặc thực sự muốn có con lần thứ hai thì phải thực hiện tiểu phẫu lấy 
tinh trùng từ mào tinh hay tinh hoàn, do vậy đặt ra vấn đề cần trữ lạnh 
tinh trùng mào tinh để thực hiện TTTON cho bệnh nhân trong những 
lần thực hiện sau. 
Trữ lạnh tinh trùng là một lĩnh vực thu hút nhiều quan tâm chú ý 
từ những năm đầu thế kỷ 18 và trở thành phương pháp phổ biến tại các 
trung tâm hỗ trợ sinh sản 
Các tác giả trên thế giới thực hiện đồng thời việc phẫu thuật nối 
ống dẫn tinh vào mào tinh với hút tinh trùng mào tinh và sau đó trữ 
2 
lạnh, việc áp dụng kỹ thuật này giúp cho người bệnh có khả năng có 
thai qua TTTON với tinh trùng mào tinh của chính người bệnh nhân 
đã được phẫu thuật không thành công, đồng thời giảm chi phí điều trị 
cũng như cung cấp tinh trùng để thực hiện các chu kỳ TTTON. 
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng hút tinh trùng 
mào tinh trong quá trình thực hiện phẫu thuật điều trị VTBT và trữ 
lạnh tinh trùng mào tinh với mục tiêu nghiên cứu: 
1- Đánh giá kết quả kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh vi phẫu thực 
hiện đồng thời phẫu thuật can thiệp đường dẫn tinh trên bệnh nhân vô 
tinh bế tắc mong muốn được trữ lạnh tinh trùng mào tinh. 
2- Đánh giá kết quả kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng mào tinh gồm: 
mật độ, độ di dộng và tỷ lệ tinh trùng mào tinh sống trước và sau trữ 
lạnh, xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng 
mào tinh sau trữ lạnh và rã đông. 
Tính cần thiết của nghiên cứu 
- Chọn phương thức điều trị VTBT, thực hiện phẫu thuật nối ống 
dẫn tinh vào mào tinh để tái lập thông đường dẫn tinh hay hút tinh 
trùng từ mào tinh đơn thuần để thực hiện TTTON hoặc kết hợp trữ 
lạnh tinh trùng mào tinh là thực tế lâm sàng trong giai đoạn hiện nay. 
- Hút tinh trùng mào tinh trong quá trình thực hiện phẫu thuật điều 
trị VTBT và trữ lạnh tinh trùng mào tinh là vấn đề thời sự. 
Những đóp góp mới của luận án 
- Phẫu thuật điều trị VTBT có thể thực hiện tái lưu thông đường 
dẫn tinh và hút tinh trình mào tinh để trữ lạnh. Thực hiện cả hai bên 
tinh hoàn để tăng cơ hội có con cho các cặp hiếm muộn. 
- Đề xuất vị trí mở ống mào tinh thuận lợi trong việc nối ống dẫn 
tinh vào mào tinh và hút tinh trùng mào tinh để có kết quả tốt. 
- Những yếu tố có khả năng tác động đến hiệu quả của việc trữ 
lạnh và rã đông tinh trùng từ mào tinh. 
3 
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 
- Luận án có 136 trang bao gồm: đặt vấn đề (3 trang), tổng quan 
tài liệu (38 trang), phương pháp nghiên cứu (20 trang), kết quả nghiên 
cứu (36 trang), bàn luận (36 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang). 
- Luận án có 42 bảng, 18 hình, 14 biểu đồ và 4 sơ đồ. 
- 145 tài liệu tham khảo (24 tài liệu tiếng Việt – 119 tài liệu tiếng 
Anh và 02 tài liệu tiếng Pháp). 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Cơ sở giải phẫu – sinh lý 
1.1.1. Tinh hoàn 
Tinh hoàn: một tuyến vừa sản xuất tinh trùng vừa chế tiết 
testosteron, nằm trong bìu, gồm hai cấu trúc hình bầu dục.. Ở người 
Việt Nam, số đo trung bình của tinh hoàn khoảng 4 cm x 3 cm x 2,5 
cm, thể tích trung bình từ 12-30 ml. 
1.1.2. Trục sinh dục – tuyến yên – hạ đồi 
Nội tiết tố liên quan đến quá trình sinh tinh trùng bao gồm GnRH, 
FSH, LH, testosterone, prolactin và inhibin B. 
Sự sinh tinh và tổng hợp nội tiết của tinh hoàn chịu sự điều phối 
của vùng hạ đồi và các nội tiết tố của tuyến yên. Các nội tiết tố của 
tuyến yên đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động tinh 
hoàn bao gồm: LH, FSH và prolactin.. 
FSH và testosterone kích thích quá trình sản xuất tinh trùng trong 
biểu mô ống sinh tinh. 
1.1.3. Quá trình sinh tinh tại tinh hoàn 
Quá trình phát triển của các nguyên tinh bào từ giai đoạn lưỡng 
bội (2n), chưa biệt hóa thành tế bào tinh trùng đơn bội (1n). Đây là 
một hiện tượng diễn ra liên tục ở các ống sinh tinh trong tinh hoàn trên 
cơ thể nam giới trưởng thành. 
4 
Mỗi tinh nguyên bào trải qua 3 giai đoạn trong quá trình sinh tinh: 
- Giai đoạn tinh nguyên bào: đây là giai đoạn gián phân. 
- Giai đoạn tinh bào: các tinh bào giảm phân bằng cách tái tổ hợp 
chất liệu di truyền và phân bào giảm nhiễm. 
- Giai đoạn tinh tử: giai đoạn biệt hóa của tinh tử (đơn bội) để có 
cấu trúc đặc trưng của tinh trùng trưởng thành. 
1.2. Đại cương về vô tinh 
1.2.1. Định nghĩa về vô tinh 
Vô tinh được định nghĩa không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch 
khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Vô tinh là một trong những 
nguyên nhân vô sinh thường gặp chiếm tỷ lệ 14%. Theo Irvine, khảo 
sát về tinh dịch đồ thì nhóm vô tinh chiếm tỷ lệ từ 10-20% trường hợp 
có bất thường về tinh dịch đồ. 
1.2.2. Phân loại 
Phân loại các nhóm nguyên nhân gây vô tinh đóng vai trò rất quan 
trọng trong điều trị vô sinh. 
1.2.3. Vô tinh bế tắc và vô tinh không bế tắc 
Phương pháp phân loại đầu tiên về chẩn đoán vô tinh do tác giả 
Prins đề xuất và được chia làm hai nhóm: VTBT và vô tinh không bế 
tắc (VTKBT). 
- VTBT: quá trình sinh tinh vẫn bình thường nhưng do tắc nghẽn 
đường dẫn tinh. 
- VTKBT: đặc trưng hiện tượng giảm sinh tinh tại tinh hoàn. 
1.2.4. Vô tinh theo vị trí giải phẫu 
Dựa trên cấu trúc giải phẫu đường dẫn tinh và sinh lý nội tiết của 
trục hạ đồi tuyến yên sinh dục, tác giả Sharif đã đề nghị chia nguyên 
nhân vô tinh làm ba nhóm: 
5 
- Vô tinh trước tinh hoàn bao gồm những trường hợp suy hạ đồi, 
tuyến yên bẩm sinh, mắc phải hay vô căn. 
- Vô tinh tại tinh hoàn bao gồm những rối loạn sinh tinh tại tinh 
hoàn. 
- Vô tinh sau tinh hoàn như tắc hệ thống ống dẫn tinh. 
1.3. Chẩn đoán vô tinh 
1.3.1. Khám lâm sàng 
1.3.2. Các xét nghiệm trong chẩn đoán vô tinh 
Tinh dịch đồ: không có tinh trùng trong tinh dịch là hiện tượng không 
có tinh trùng trong cặn lắng tinh dịch sau khi ly tâm và được khảo sát 
dưới kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần. 
Xét nghiệm hóc-môn sinh dục: định lượng hóc-môn của trục hạ đồi 
tuyến yên sinh dục giúp gợi ý vô tinh trước, tại hay sau tinh hoàn. 
Sinh thiết tinh hoàn: tiêu chuẩn quan trọng nhất để chẩn đoán phân 
biệt giữa hai nhóm bệnh nhân chẩn đoán VTBT và VTKBT. 
Siêu âm doppler bìu 
Siêu âm qua ngả trực tràng. 
Chụp ống dẫn tinh 
Xét nghiệm về di truyền 
1.4. Điều trị vô tinh 
Mục tiêu điều trị là có tinh trùng để có thai tự nhiên hay TTTON. 
1.4.1. Thám sát bìu – phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh: 
Hướng dẫn điều trị vô sinh nam của Hội Niệu Khoa Châu Âu, Hội 
Niệu Khoa Hoa Kỳ, Hội Sinh Sản hoa Kỳ khuyến nghị thám sát bìu 
thực hiện trên bệnh nhân chẩn đoán VTBT với các mục tiêu: sinh thiết 
tinh hoàn, tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh - mào tinh hay nối 
ống dẫn tinh tận tận sau phẫu thuật triệt sản, có thể trữ mô tinh hoàn 
hay tinh trùng mào tinh để chuẩn bị thực hiện TTTON. 
6 
1.4.2. Điều trị vô sinh bằng TTTON 
Đại cương: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 
trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn. Phôi thu được sẽ chuyển vào 
buồng tử cung để làm tổ hoặc được đông lạnh sử dụng sau. 
Chỉ định: 
- Các trường hợp vô sinh do tắc vòi tử cung, 
- Vô sinh do lạc nội mạc tử cung, 
- Vô sinh do bất thường về phóng noãn, 
- Vô sinh do tinh dịch đồ bất thường, 
- Vô sinh không rõ nguyên nhân, 
- Đã áp dụng bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhưng không có 
kết quả. 
Chống chỉ định: Các trường hợp vô sinh do nguyên nhân buồng tử 
cung. 
1.4.3. Các phương pháp trích tinh trùng mào tinh, tinh hoàn để 
TTTON trên nhóm bệnh nhân VTBT 
Bảng 1.3: So sánh các phương pháp trích tinh trùng từ tinh hoàn 
hay từ mào tinh để thực hiện TTTON 
Kỹ thuật Ưu điểm Nhược điểm 
MESA Vi phẫu thuật nên biến chứng thấp 
Lấy được nhiều tinh trùng 
Có thể trữ lạnh tinh trùng 
từ mào tinh. 
Tinh trùng từ mào tinh tốt hơn từ 
tinh hoàn 
Cần kỹ năng vi phẫu 
Gây tê 
Không có chỉ định cho VTKBT 
PESA Không cần kỹ năng vi phẫu 
Gây tê tại chỗ 
Tinh trùng từ mào tinh tốt hơn từ 
tinh hoàn. 
Biến chứng: tụ máu, đau, tổn 
thương mạch máu tinh hoàn, mào 
tinh. 
Lấy được tinh trùng ít hơn 
MESA. 
7 
Kỹ thuật Ưu điểm Nhược điểm 
Không có chỉ định cho VTKBT 
Số lượng tinh trùng từ mào tinh 
thu được thường thấp, khó trữ 
lạnh tinh trùng từ mào tinh. 
FNA Không cần kỹ năng vi phẫu 
Gây tê tại chỗ 
Có thể chỉ định VTKBT 
Số lượng tinh trùng lấy được ít 
Kết quả thấp ở nhóm VTKBT 
Biến chứng tụ máu bìu, đau. 
TESE Kỹ thuật được chỉ định cho 
VTKBT 
Biến chứng nhiễm trùng, tụ máu 
bìu, đau. 
Tại thời điểm hiện tại, các hướng dẫn điều trị của Hội Sinh Sản 
Hoa Kỳ, Hướng dẫn điều trị Hội Niệu Khoa Châu Âu cũng đặt vấn đề 
sử dụng kỹ thuật MESA (vi phẫu hút tinh trùng mào tinh trong phẫu 
thuật) trong điều trị VTBT, chất lượng tinh trùng tốt, thu được nhiều 
tinh trùng để thực hiện TTTON cũng như trữ lạnh. 
1.5. Trữ lạnh tinh trùng 
Nguyên tắc trữ lạnh tinh trùng: giảm nhiệt độ của môi trường 
chứa mẫu tế bào hay mẫu mô xuống nhiệt độ -1960C (ni-tơ lỏng). Các 
hoạt động sinh học bên trong tế bào bao gồm phản ứng sinh hóa và 
trao đổi chất bị ngừng lại. 
- Từ 150C đến -50C: phá hủy những giọt lipid trong bào tương và 
các cấu trúc vi ống. 
- Từ -50C đến -800C: hình thành tinh thể đá nội bào và ngoại bào. 
- Từ -500C đến -1500C: phá vỡ màng bào tương. 
Chỉ định thực hiện trữ lạnh tinh trùng: 
- Trước khi hóa trị hay xạ trị vùng chậu. Đối với trường hợp trước 
dậy thì có thể thực hiện phẫu thuật trích tinh trùng tinh hoàn để trữ 
lạnh. 
- Trước các phẫu thuật có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 
- Bệnh nhân có chất lượng tinh trùng có thể diễn tiến đến tình 
trạng vô tinh do bị ảnh hưởng điều trị các bệnh lý như: u tuyến yên, 
ung thư thanh quản, suy thận, tiểu đường không kiểm soát, xơ cứng bì. 
8 
- Những trường hợp chỉ xuất tinh được khi sử dụng thiết bị cấy 
điện cực. 
- Sau khi điều trị suy sinh dục, bệnh nhân có xuất tinh từng đợt. 
- Bệnh nhân vô tinh không bế tắc, sau điều trị có tinh trùng hoặc 
sau thủ thuật trích tinh trùng tinh hoàn. 
- Trong quá trình thực hiện  ... ,001, r = 0,529 
Bảng 3.30: Tỷ lệ (%) sống của tinh trùng (TT) từ mào tinh trái 
trước và sau khi thực hiện trữ lạnh 
Tỷ lệ (%) TT sống/ 
mào tinh trái 
Tỷ lệ (%) TT 
sống 
Tỷ lệ (%) TT 
sống thấp nhất 
Tỷ lệ (%) TT 
sống cao nhất 
Trước thực hiện trữ lạnh 14,51% ± 5,27% 6% 26% 
Sau thực hiện trữ lạnh 7,57% ± 3,61% 2% 16% 
Tỷ suất 51% ± 10% 
Thực hiện phép kiểm p = 0,032, r = 0,245 
20 
3.4. Khảo sát các yếu tố liên quan đến trữ lạnh tinh trùng mào 
tinh 
Khảo sát mối tương quan giữa cấu trúc giải phẫu của mào tinh với 
yếu tố mật độ tinh trùng trước và sau khi trữ lạnh 
Chúng tôi chia cấu trúc mào tinh thành các biến số (1): mào tinh 
chỉ có phần đầu, (2): mào tinh có phần đầu và thân, (3): mào tinh hoàn 
thiện về cấu trúc. 
Bảng 3.31: Khảo sát mối tương quan giữa cấu trúc giải phẫu của 
mào tinh với yếu tố mật độ tinh trùng trước và sau khi trữ lạnh. 
Đặc điểm mào tinh phải Hệ số Beta KTC 95% P R2 
Tỷ lệ mật độ tinh trùng sau 
trữ lạnh mào tinh phải 
10,62 -0,15 – 21,39 0,05 0,04 
Đặc điểm mào tinh trái Hệ số Beta KTC 95% P R2 
Tỷ lệ mật độ tinh trùng sau 
trữ lạnh mào tinh trái 
35,37 17,56 – 53,17 <0,001 0,17 
Thực hiện phép kiểm khảo sát mối tương quan giữa đặc điểm mào 
tinh và mật độ tinh trùng mào tinh sau trữ lạnh, nhận thấy có mối 
tương quan thuận giữa sự hoàn thiện cấu trúc mào tinh với mật độ tinh 
trùng mào tinh sau khi thực hiện trữ lạnh. 
Mật độ tinh trùng mào tinh phải trước khi trữ lạnh có tương 
quan với: 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng mào tinh phải di động trước trữ lạnh, 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng từ mào tinh phải sống trước trữ lạnh, 
- Mật độ tinh trùng mào tinh phải sau khi trữ lạnh, 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng mào tinh phải di động sau trữ lạnh, 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng từ mào tinh phải sống sau trữ lạnh. 
Mật độ tinh trùng mào tinh trái trước khi trữ lạnh có tương 
quan thuận với: 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng mào tinh trái di động trước trữ lạnh, 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng từ mào tinh trái sống trước trữ lạnh, 
21 
- Mật độ tinh trùng mào tinh trái sau khi trữ lạnh, 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng mào tinh trái di động sau trữ lạnh, 
- Tỷ lệ (%) tinh trùng từ mào tinh trái sống sau trữ lạnh. 
Chương 4: BÀN LUẬN 
4.1. Kết quả hút tinh trùng mào tinh 
4.1.1. Hiệu quả kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh 
Trong nghiên cứu của Schroeder, Silber, Hibi đều thực hiện phẫu 
thuật thám sát bìu và hút tinh trùng từ mào tinh để trữ lạnh, can thiệp 
đường dẫn tinh sử dụng các trang thiết bị vi phẫu. Các tác giả cũng 
đưa ra nhận định tinh trùng từ mào tinh thu được trong quá trình phẫu 
thuật có số lượng nhiều cũng như chất lượng tốt để có thể trữ lạnh. Kết 
quả thu được tinh trùng từ mào tinh trong nghiên cứu của chúng tôi 
tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Schroeder, Silber, 
Hibi. 
Tác giả Hồ Sỹ Hùng, 68,27% có tinh trùng trong dịch hút mào 
tinh và 31,73% không ghi nhận tinh trùng trong dịch hút mào tinh. Tác 
giả Vũ Thị Bích Loan, phân nhóm bệnh nhân vô tinh và nghiên cứu 
trên nhóm VTBT, thu được tinh trùng khi hút tinh trùng mào tinh qua 
da là 100%. 
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thu được tinh trùng từ mào tinh 
qua phẫu thuật là 100% và 62,52% trường hợp sau khi phẫu thuật can 
thiệp đường dẫn tinh xuất hiện tinh trùng trong tinh dịch. Như vậy, 
nghiên cứu của chúng tôi đạt được hiệu quả hút tinh trùng từ mào tinh 
qua phẫu thuật, đồng thời can thiệp phẫu thuật đường dẫn tinh trên 
bệnh nhân VTBT, điều này đã khắc phục được các nhược điểm trong 
nghiên cứu của của hai tác giả Hồ Sỹ Hùng và Vũ Thị Bích Loan. 
Cần chẩn đoán chính xác cũng như phân nhóm VTBT & VTKBT, 
thực hiện hút tinh trùng từ mào tinh đồng thời can thiệp phẫu thuật 
đường dẫn tinh giúp người bệnh nhân đạt hiệu quả cao trong điều trị 
22 
cũng như phù hợp với các hướng dẫn điều trị vô sinh nam của Hội 
Niệu Khoa Châu Âu, Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ, Hội Sinh sản Hoa Kỳ. 
Kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh được thực hiện đồng thời với 
phẫu thuật can thiệp đường dẫn tinh không làm thay đổi kết quả phẫu 
thuật nối ống dẫn tinh vào mào tinh. 
4.1.2. Chất lượng của tinh trùng mào tinh khi thực hiện kỹ thuật 
hút tinh trùng mào tinh 
Tác giả Andrew đưa ra nhận định, với kỹ thuật hút tinh trùng mào 
tinh bằng phẫu thuật có thể thu nhận được tinh trùng với số lượng 
nhiều mặc dù thể tích dịch hút được khoảng 10 – 20 microliters. Kỹ 
thuật hút tinh trùng từ mào tinh trong phẫu thuật đã cung cấp tinh 
trùng chất lượng tốt cho việc thực hiện TTTON và trữ lạnh tinh trùng 
để dự phòng cho những lần thực hiện sau. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu 
của Schroeder, Bernie về kết quả thực hiện hút tinh trùng từ mào tinh 
về yếu tố mật độ, tỷ lệ di dộng. 
Nghiên cứu của Schroeder đã phân các nhóm nguyên nhân VTBT 
để thực hiện hút tinh trùng mào tinh và kết luận nguyên nhân của 
VTBT không làm thay đổi kết quả hút tinh trùng từ mào tinh và cũng 
không thay đổi tỷ lệ có thai lâm sàng khi sử dụng tinh trùng từ mào 
tinh thực hiện TTTON. 
4.2. Tính hiệu quả trữ lạnh tinh trùng mào tinh 
Đánh giá hiệu quả trữ lạnh tinh trùng từ mào tinh về yếu tố mật độ 
Trong nghiên cứu của Schroeder, tỷ suất trữ lạnh về mật độ tinh 
trùng là 41,38%, của chúng tôi là 48,18% ± 15,58% (mào tinh phải) và 
47,65% ± 15,46% (mào tinh trái). Mật độ tinh trùng mào tinh trong 
nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đương với tác giả 
Schroeder khi thực hiện trữ lạnh và kết quả tốt hơn. 
Trong nghiên của tác giả Vũ Thị Bích Loan và Hồ Sỹ Hùng, chọc 
hút tối thiểu khi có tinh trùng di động là dừng lại, không cố lấy thêm 
23 
mẫu. Chính vì vậy mẫu sau khi rã đông rất ít, nguyên nhân khác vì tác 
giả thực hiện hút tinh trùng mào tinh qua da nên phương thức vô cảm 
không phải tuyệt đối nên không thể tiến hành trong thời gian kéo dài. 
Chúng tôi tiến hành hút tinh trùng từ mào tinh qua phẫu thuật với 
những ưu thế: phương thức vô cảm thường là tê tủy sống hoặc mê toàn 
thân nên có thời gian để thực hiện hút tinh trùng với lượng tối đa, chọn 
lựa vị trí tốt nhất trên mào tinh để hút tinh trùng mào tinh để thực hiện 
trữ lạnh, nên số lượng tinh trùng mào tinh trong nghiên cứu của chúng 
tôi tốt hơn các nghiên cứu của các tác giả khác trong nước. 
Theo hướng dẫn điều trị vô sinh nam của Hội Niệu Khoa Châu Âu 
khuyến cáo nên sử dụng kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh qua phẫu 
thuật giúp thâu nhận tinh trùng tốt hơn, có thể sử dụng nhiều lần, giảm 
sang chấn cho bệnh nhân cũng như tiết kiệm chi phí. 
Đánh giá hiệu quả trữ lạnh tinh trùng từ mào tinh về yếu tố di động 
Tác giả O’Connell nhận định quy trình trữ lạnh tinh trùng sẽ làm 
giảm trung bình 37% các chỉ số liên quan đến chất lượng tinh trùng. 
Nguyên nhân do tổn thương ty thể của tinh trùng, các ATP được tạo ra 
bởi sự phosphoryl oxy hóa ở bên trong màng ty thể được chuyển đến 
các vi ống, suy giảm chức năng hoạt động của ty thể có thể giải thích 
sự giảm tỷ lệ di động của tinh trùng. 
Cũng theo tác giả O’Connell nhấn mạnh về quá trình hồi phục độ 
di động của tinh trùng trong quá trình trữ lạnh và rã đông đều bị tổn 
thương màng tế bào, nhân tế bào và bị tổn thương nhiều nhất là mất 
đầu và đuôi của tinh trùng, tỷ lệ thu được tinh trùng di động trong quá 
trình trữ lạnh thường không vượt quá 50%. Tỷ suất về di động của tinh 
trùng sau trữ lạnh trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 36% ± 17% 
(mào tinh phải) và 39% ± 13% (mào tinh trái) thể hiện qua các bảng 
3.25 & 3.29. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng 
với nghiên cứu của O’Connell. 
24 
Đánh giá hiệu quả trữ lạnh tinh trùng từ mào tinh về yếu tố tỷ lệ 
tinh trùng sống 
Theo tác giả O’Connell thì tỷ lệ giảm các chỉ số của tinh trùng khi 
thực hiện trữ lạnh tinh trùng khoảng 37%, nghiên cứu của chúng tôi có 
tỷ suất tinh trùng sống sau khi thực hiện trữ lạnh là 51% ± 14% (mào 
tinh phải) & 51% ± 10% (mào tinh trái), như vậy kết quả của chúng tôi 
tương đương với nghiên cứu của tác giả O’Connell. 
Nghiên cứu của chúng tôi 100% trường hợp có đủ tinh trùng sống 
sau khi rã đông để thực hiện TTTON. Nghiên cứu của chúng tôi thực 
sự đã giúp giải quyết nhược điểm của tác giả Vũ Thị Bích Loan và Hồ 
Sỹ Hùng để cải thiện tỉ lệ có tinh trùng sống sau khi rã đông bởi các 
yếu tố: thu thập được nhiều tinh trùng hơn nhờ phương pháp thu thập 
(hút tinh trùng mào tinh trong quá trình phẫu thuật, lựa chọn được vị 
trí tốt nhất trên mào tinh để hút tinh trùng), quá trình thực hiện trữ lạnh 
tinh trùng thu thập được ở từng bên mào tinh riêng biệt. 
Về các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh 
trùng khi thực hiện trữ lạnh, tác giả Watson đề cập tính nghiêm ngặt 
của quy trình và thống nhất các bước thực hiện. Chúng tôi thực hiện 
cùng một quy trình trong thực hiện trữ lạnh tinh trùng mào tinh cho tất 
cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu nên yếu tố về quy trình sẽ 
không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng mào tinh khi trữ lạnh. 
Theo các tác giả Thijssen, Cayan, Friedler, Kathrins, Rodriguez-
Wallberg, Silber, Tournaye, Witt các yếu tố quyết định chất lượng tinh 
trùng để có thể thực hiện TTTON. Độ di động của tinh trùng sẽ là yếu 
tố then chốt và liên quan mật thiết đến mật độ tinh trùng cũng như tỷ lệ 
sống của tinh trùng. Nghiên cứu của chúng tôi đạt tỷ suất trữ lạnh, tỷ 
suất tinh trùng di động, tỷ suất tinh trùng sống tương đương với các 
nghiên cứu của Schroeder, O’Connell. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tính khả quan về chất lượng 
tinh trùng mào tinh sau khi thực hiện trữ lạnh. 
25 
KẾT LUẬN 
Trong thời gian thực hiện đề tài từ 01/01/2016 – 30/04/2019 tại 
Bệnh Viện Bình Dân, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 102 bệnh 
nhân vô tinh bế tắc với phương pháp điều trị phẫu thuật thám sát bìu 
kết hợp kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh và trữ lạnh tinh trùng mào 
tinh. Chúng tôi có những kết luận như sau: 
Kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh trong phẫu thuật: 94,12% 
trường hợp thu được tinh trùng để trữ lạnh và không ảnh hưởng đên 
kết quả phẫu thuật nối ống dẫn tinh vào mào tinh. 
Tinh trùng từ mào tinh thâu nhận được trong quá trình phẫu thuật 
thám sát bìu trong nghiên cứu, được thực hiện trữ lạnh đạt hiệu quả về 
tỷ suất mật độ, tỷ suất tinh trùng di động và tỷ suất tinh trùng sống sau 
trữ lạnh có thể chuẩn bị để thực hiện TTTON. 
Chất lượng của tinh trùng từ mào tinh sau trữ lạnh phụ thuộc vào 
mật độ tinh trùng thu được khi thực hiện kỹ thuật hút tinh trùng từ mào 
tinh. 
Cấu trúc giải phẫu của mào tinh, số tinh trùng trưởng thành trong 
một ống sinh tinh ảnh hưởng đến mật độ tinh trùng trước và sau trữ 
lạnh, chất lượng tinh trùng sau trữ lạnh, đồng thời có giá trị tiên lượng 
kết quả trữ lạnh tinh trùng. 
KIẾN NGHỊ 
Điều trị vô tinh bế tắc cần thực hiện phẫu thuật thám sát bìu, giúp 
chẩn đoán – điều trị và thực hiện hút tinh trùng từ mào tinh và trữ lạnh 
tinh trùng mào tinh đồng thời. 
Kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh trong quá trình phẫu thuật nên 
thực hiện trên cả hai tinh hoàn và trữ lạnh riêng. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_danh_gia_ket_qua_phuong_phap_hut_tinh_trung.pdf
  • docTTLADDLM- MAI BA TIEN DUNG.doc