Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Cam Ranh, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1.1. Lý do pháp lý
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đang ngày một chiếm vị thế quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Nghị
quyết Trung ương IV khóa XII về vấn đề đổi mới giáo dục khẳng định: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu” là chìa khóa bước vào tương lai. Đảng đã chỉ đạo: Phát triển giáo
dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có
kiến thức văn hóa khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ
luật, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Theo chương I - Điều 16 Luật giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 qui định về vai trò trách nhiệm của cán bộ quản
lý giáo dục như sau: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ
chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không
ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực
quản lý và trách nhiệm cá nhân.”
Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học, tại điều 19 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng
là người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động trong nhà trường như sau:
“Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Xây dựng quy hoạch và phát triển nhà trường,
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên, nhân
viên, quản lý chuyên môn; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các
chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; ”
Ngoài ra thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường phổ thông dân tộc nội trú tại điều 14 quy định hiệu trưởng trường
PTDTNT ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung
học hiện hành, hiệu trưởng trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau: “
Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; Tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này; Được bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học sinh6
PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà
nước ”
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư
số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học cần đạt các tiêu chuẩn sau: “Điều 4: Có
đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà
trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; Điều 5: Lãnh đạo,
quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ
sẵn sàng học tập của mỗi học sinh; ”
Như vậy, Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản
lý, điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt động quản lý trường học
mang tính da dạng, phức tạp đòi hỏi người Hiệu trưởng không những cần có năng lực
chuyên môn giỏi, phương pháp quản lý thực sự khoa học, nghiêm túc, mà còn cần phải
có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương pháp quản lý, những kỹ năng hỗ trợ
trong công tác quản lý của mình. Muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhà
trường, người Hiệu trưởng phải xây dựng lề lối, phương pháp làm việc với cấp dưới
một cách khoa học để tạo động lực lao động của tập thể sư phạm và mỗi giáo viên,
công nhân viên. Xây dựng lề lối làm việc chính là xây dựng phong cách lãnh đạo của
người Hiệu trưởng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Cam Ranh, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1 , BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non, Phổ thông Cam Ranh Năm học 2018-2019 TÊN TIỂU LUẬN: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CAM RANH, TP. CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2018-2019. Học viên: Nguyễn Thị Kim Hà Đơn vị công tác: Trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú Cam Ranh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Cam Ranh, tháng 09/ 2018 2 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, tôi đã được tham gia lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông/ mầm non do Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy, với sự hướng dẫn nhiệt tình và chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng quý báu của các thầy cô giảng viên, đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực cho công tác quản lý của mình sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn và xin gửi đến các quý thầy cô lời chúc sức khỏe, thành đạt trong công việc. Tôi cũng chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo Cam Ranh đã tổ chức lớp học này để tôi được tham gia học tập. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo của trường PTDTNT Cam Ranh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tham gia khóa học này, đồng thời cũng hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài tiểu luận theo kế hoạch. Dù có nhiều cố gắng nhưng với một thời gian ngắn và lượng kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự cảm thông và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cam Ranh, ngày 09 tháng 09 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Kim Hà 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luậntrang1 1.1. Lý do pháp lý ...................................trang 1 1.2. Lý do về lý luận..............................................................................................trang 2 1.3. Lý do thực tiễn................................................................................................trang 4 2. Thực trạng về PCLĐ của Hiệu trưởng tại trường PTDTNT Cam Ranh..trang 5 2.1. Gới thiệu khái quát về tình hình trường PTDTNT Cam Ranhtrang 5 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội chung của địa phương.trang 5 2.1.2. Tình hình trường PTDTNT Cam Ranh....................................trang 5 2.2. Thực trạng về PCLĐ của Hiệu trưởng tại trường PTDTNT Cam Ranh ........trang 8 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới PCLĐ của Hiệu trưởng tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Cam Ranh.............................trang 10 2.3.1. Điểm mạnh......................................................................................trang 10 2.3.2. Điểm yếu..........................................................................................trang11 2.3.3. Cơ hội..............................................................................................trang 11 2.3.4 Thách thứctrang 12 2.4. Thành công và chưa thành công của Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Cam Ranh về việc vận dụng PCLĐ trong quản lý nhà trường...trang 12 2.4.1. Môi trường lãnh đạo của trường của Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Cam Ranh trong việc vận dụng PCLĐ để quản lý nhà trường..trang 12 2.4.2. Đánh giá chung kết quả đạt được về việc Hiệu trưởng việc vận dụng PCLĐ trong quản lý nhà trường...trang 13 2.4.3. Bài học kinh nghiệm...trang 15 3. Kế hoạch hành động để đổi mới PCLĐ của Hiệu trưởng trường PTDTNT Cam Ranh năm học 2018-2019 trang 17 4. Kết luận và kiến nghị ...trang 23 4.1.Kết luận ..........trang 23 4.2..Kiến nghị ...........trang 23 4 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ THCS Trung học cơ sở PTDTNT Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Trung học phổ thông GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên NV- CNV Nhân viên - Công nhân viên PCLĐ Phong cách lãnh đạo UBND Ủy ban nhân dân QĐ Quyết định 5 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đang ngày một chiếm vị thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Nghị quyết Trung ương IV khóa XII về vấn đề đổi mới giáo dục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là chìa khóa bước vào tương lai. Đảng đã chỉ đạo: Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có kiến thức văn hóa khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ luật, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Theo chương I - Điều 16 Luật giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 qui định về vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục như sau: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân...” Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại điều 19 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động trong nhà trường như sau: “Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Xây dựng quy hoạch và phát triển nhà trường, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; ” Ngoài ra thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú tại điều 14 quy định hiệu trưởng trường PTDTNT ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, hiệu trưởng trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau: “ Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này; Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học sinh 6 PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước” Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học cần đạt các tiêu chuẩn sau: “Điều 4: Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; Điều 5: Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh; ” Như vậy, Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt động quản lý trường học mang tính da dạng, phức tạp đòi hỏi người Hiệu trưởng không những cần có năng lực chuyên môn giỏi, phương pháp quản lý thực sự khoa học, nghiêm túc, mà còn cần phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương pháp quản lý, những kỹ năng hỗ trợ trong công tác quản lý của mình. Muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhà trường, người Hiệu trưởng phải xây dựng lề lối, phương pháp làm việc với cấp dưới một cách khoa học để tạo động lực lao động của tập thể sư phạm và mỗi giáo viên, công nhân viên. Xây dựng lề lối làm việc chính là xây dựng phong cách lãnh đạo của người Hiệu trưởng. 1.2. Lý do về lý luận Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Thứ nhất: Dựa vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người, ta có 4 loại phong cách lãnh đạo cực đoan như sau: Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người thấp; Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người cao; Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người thấp; Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người cao. Từ việc nêu ra bốn phong cách lãnh đạo có tính cực đoan ở trên, nhà quản lý cần sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp, mang tính toàn diện hơn tức vừa quan tâm đến 7 công việc vừa quan tâm đến con người ở mức độ hợp lý. Người quản lý không đặt mục tiêu quá cao cũng như không qua dễ dãi đối với cấp dưới. Thứ hai: Dựa vào tiêu chí mức độ trưởng thành của cấp dưới, đòi hỏi người lãnh đạo phải có hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, ta có phong cách lãnh đạo theo tình huống gồm có các loại phong cách lãnh đạo: Phong cách chỉ đạo; Phong cách kèm cặp / hướng dẫn; Phong cách hỗ trợ; Phong cách ủy quyền. Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, người lãnh đạo phải đủ năng động trong chuyển đổi các phong cách cho phù hợp với mức độ trưởng thành của cấp dưới. Muốn vậy, người lãnh đạo cần phải biết rõ mức độ trưởng thành của người dưới quyền để sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Thứ ba: Căn cứ tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới. Có ba loại phong cách lãnh đạo cơ bản thường gặp, đó là: - Phong cách lãnh đạo độc đoán: Người lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý mà không tham khảo ý kiến của nhân viên dưới quyền. Ưu điểm của phong cách độc đoán là nó cho phép giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ. Song, nhược điểm của PCLĐ độc đoán là không tận dụng được sáng tạo, kinh nghiệm của người dưới quyền, triệt tiêu tính sáng tạo của giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm. Ví dụ: Trường hợp áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán: đó là khi tập thể đang ở giai đoạn thấp; Cấp dưới hạn chế kinh nghiệm, thiếu kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc áp dụng trong tình huống đặc biệt, khẩn cấp. - Phong cách lãnh đạo dân chủ: Người lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý sau khi có sự bàn bạc rộng rãi với tập thể và nhận được sự nhất trí, ủng hộ của tập thể. Ưu điểm của phong cách dân chủ là nó cho phép khai thác những sáng kiến, kinh nghiệm của những người dưới quyền, của tập thể. Từ đó nó tạo ra một sự thoả mãn lớn cho người dưới quyền vì tạo ra được cảm giác được chấp nhận và được tham gia. Nhược điểm của phong cách dân chủ là trong rất nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà kh ... h Nhiệt tình, kiên trì, chọn thời điểm hợp lý để đồng nghiệp thấy được bản thân đang học hỏi để hoàn thiện PCLĐ. 3 Tìm hiểu hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý của GV, CNV Nắm chắc tình hình đội ngũ GV,CNV quá trình đào tạo, công tác, hoàn cảnh gia đình. Nguyện vọng, sở trường, năng lực, Hiệu trưởng/ Văn thư nhà trường. - Chủ tịch công đoàn. - Đoàn thanh niên. - Bộ phận văn thư. Công đoàn. Đoàn thanh niên: Cung cấp các loại hồ sơ liên quan. ( Thực hiện thường xuyên - Nghiên cứu hồ sơ, phân loại GV,CNV trong các năm gần đây. - Gặp riêng trao đổi. Đánh giá công tác trong thời gian qua. - GV, CNV thiếu hợp tác, né tránh.Việc đánh giá của GV, CNV của các tổ chức trong nhà trường chưa chính xác. Tạo sự gần gũi, thân thiện, thể hiện sự lắng nghe, chia sẻ và thông cảm . Yêu cầu các phiếu đánh giá cần chi tiết, việc tổ chức đánh giá 23 Thứ tự Nội dung công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện/ phối hợp Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Khó khăn khi thực hiện Hướng khắc phục trong năm học) cần chính xác, trung thực. 4 Có kỹ năng vận dụng thành thạo lý luận về PCLĐ trong công tác quản lý nhà trường, biến kĩ năng đó thành phẩm chất cá nhân Hoàn thiện PCLĐ trong công tác quản lý cho Hiệu trưởng. Hiệu trưởng/ Các bộ phận và các tổ chức trong nhà trường - Đối với GV, CNV mới . - GV, CNV năng lực nhưng còn thiếu tự tin. -GV, CNV có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao (10/ 2018 ) Hiệu trưởng linh hoạt vận dụng các PCLĐ: - PCLĐ chỉ đạo, chỉ dẫn, độc đoán nhằm giúp GV, CNV hoàn thành nhiệm vụ; Hiệu trưởng cần áp dụng PCLĐ hỗ trợ, dân chủ, ủy quyền - Phải có sự nổ lực, kiên trì học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Phải biết tự kiềm chế bản thân, cương nhu đúng lúc. - Có sự đánh giá rút kinh nghiệm từ bản thân. - Biết lựa chọn và áp dụng PCLĐ cho phù hợp với từng tình huống và nhóm đối tượng cụ thể. 5 Nâng cao năng lực quản lý, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng ra quyết Là cơ sở cho việc thực hiện tốt PCLĐ dân ch ủ Hiệu trưởng/ Các phó Hiệu trưởng Hiệu trưởng phải thể hiện năng lực chuyên môn, vai trò lãnh đạo. Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các chức năng của một nhà quản lý. Thực hiện tốt các bước kĩ năng lắng Đối tượng quản lý đa dạng. Đối tượng đàm phán thiếu thiện chí. Tìm hiểu kĩ từng đối tượng. Phân tích cho họ thấy được lợi ích của cá nhân và lợi ích của 24 Thứ tự Nội dung công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện/ phối hợp Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Khó khăn khi thực hiện Hướng khắc phục địnhlàm cơ sở cho việc thực hiện tốt PCLĐ dân chủ phù hợp Hiệu trưởng phải là người đồng chí, là người bạn tin cậy của cấp dưới mình (11/ 2018 ) nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng ra quyết Đối tượng thường chống đối khi ra quyết định. tập thể. Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để ra quyết định đúng đắn, thuyết phục. 6 Thường xuyên theo dõi, phân loại giáo viên về trình độ nghiệp vụ, sự tự tin, tinh thần trách nhiệmđể áp dụng đúng đắn PCLĐ phù hợp với môi trường lãnh đạo Để áp dụng phù hợp các PCLĐ theo từng tình huống, từng cá nhân. Phát huy trình độ nghiệp vụ, GV, CNV. Hiệu trưởng/ Tập thể sư phạm nhà trường Có thông tin đánh giá của GV, CNV Thành tích cá nhân , thông tin điểm manh và điểm yếu cảu từng GV,CNV. (Thực hiện thường xuyên trong năm ) HT phải nắm thông tin đánh giá của GV. Tổ chức họp, tham mưu các phó Hiệu trưởng, tổ trưởng khi phân công nhiệm vụ. Ra quyết định phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, hoàn cảnh GV,CNV. GV, CNV thắc mắc, so bì. Tránh việc nặng, tìm việc nhẹ Phân tích cho họ thấy vì mục đích chất lượng giáo dục của nhà trường. Thể hiện sự tin tưởng của nhà trường đối với cá nhân được phân công. 25 Thứ tự Nội dung công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện/ phối hợp Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Khó khăn khi thực hiện Hướng khắc phục 7 Thống nhất quyết tâm hành động trong Ban giám hiệu: phải xây dựng PCLĐ phù hợp với môi trường lãnh đạo, coi đó là tiêu chuẩn ứng xử văn hóa của nhà trường Tạo được sự đồng thuận, đồng tình và thống nhất trong Ban giám hiệu: phải xây dựng PCLĐ phù hợp với môi trường lãnh đạo. Hiệu trưởng/ Các phó Hiệu trưởng Các cuộc họp trong Ban giám hiệu nhà trường. (10/ 2018 thực hiện đến tháng 01/2019) Đưa ra các ý kiến để bàn bạc và thống nhất trong cuộc họp. Có trường hợp không đồng thuận ý kiến với nhau. Cần thuyết phục để đi đến ý kiến thống nhất. 8 Xác định nội dung, những vấn đề quản lý cần được bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm. Đưa vào chương trình và kế hoạch hành động của lãnh Đưa vào chương trình và kế hoạch hành động những vấn đề quản lý cần được bàn bạc dân chủ của lãnh đạo trường. Hiệu trưởng/ Các phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn Phải có thời gian thu thập thông tin, ý kiến. (10/ 2018 và thực hiện đến tháng 01/2019) Thu thập thông tin, ý kiến về những vấn đề cần được đưa ra bàn bạc dân chủ để đưa vào chương trình và kế hoạch hành động của lãnh đạo trường. Thu thập thông tin không đầy đủ. Những vấn đề cần đưa ra bàn bạc dân chủ không thành công. Cần kiên trì thực hiện. Nắm bắt thông tin đầy đủ. Xử lý những vấn đề đúng yêu cầu, trọng tâm đã xác định. 26 Thứ tự Nội dung công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện/ phối hợp Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Khó khăn khi thực hiện Hướng khắc phục đạo trường 9 Đánh giá việc thực hiện PCLĐ dân chủ phù hợp với môi trường lãnh đạo Đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện PCLĐ dân chủ cũng như các PCLĐ khác đã phù hợp với môi trường lãnh đạo chưa, mức độ đạt được và chưa đạt được Hiệu trưởng /Các phó Hiệu trưởng và các tổ chức trong nhà trường. Tập thể sư phạm tham gia phiếu đánh giá chuẩn Hiệu trưởng. ( Cuối tháng 02/ 2018 ) Công đoàn nhà trường tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng làm bản tự kiểm điểm chi tiết và tự nhận xét, đánh giá.Tập thể sư phạm lấy phiếu đánh giá để từ mức độ đạt được và chưa đạt được. Tình thần trách nhiệm chưa cao trong công tác đánh giá. Việc tổ chức đánh giá cho có chứ chưa thực sự bài bản. Xác định nhiệm vụ đánh giá cho Hiệu trưởng là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong nhà trường. Chỉ đạo thực hiện đúng yếu cầu, quy định. 27 4. Kết luận và kiến nghị: 4.1. Kết luận: Phong cách lãnh đạo hiệu quả của Hiệu trưởng là sự thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp các đặc điểm của môi trường lãnh đạo. Bên cạnh xây dựng phong cách lãnh đạo hiệu quả, người Hiệu trưởng cần nâng cao năng lực chuyên môn để hoàn thiện mình. Năng lực chuyên môn tốt, quản lý giỏi, lãnh đạo hay của người Hiệu trưởng sẽ là con đường ngắn nhất, bền nhất để đưa nhà trường ngày một phát triển hơn. Phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng là kết quả của mối quan giữa cá nhân với môi trường lãnh đạo, nên Hiệu trưởng cần lấy phong cách lãnh đạo dân chủ làm nền tảng, kết hợp linh hoạt các phong cách khác, nâng cao trình độ tập thể sư phạm. Có như vậy phong cách lãnh đạo mới thành công, tập thể sư phạm mới đoàn kết ,nhà trường mới phát triển. Phong cách lãnh đạo của một Hiệu trưởng rất quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong quá trình lãnh đạo, quản lý của chính Hiệu trưởng. Tóm lại, việc xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp trong đơn vị sẽ phát huy được tinh thần trách nhiệm, sự năng động sáng tạo, tự chủ và tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong nhà trường. Bầu không khí thân thiện trong đơn vị chính là động lực làm việc cho tất cả nhân viên trong hội đồng sư phạm. Đó cũng là sức mạnh của người hiệu trưởng. Kết quả của việc vận dụng PCLĐ mới này sẽ thúc đẩy trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi GV, CNV, và tập thể sư phạm. 4.2. Kiến nghị: * Đối Phòng Giáo dục và đào tạo: Lãnh đạo phòng Giáo dục và đào tạo cần kiện toàn vấn đề nhân sự, Hiệu trưởng được tham mưu cho Phòng Giáo dục về vấn đề này. Cần có chế độ phụ cấp hợp lí cho cán bộ quản lý nhà trường. Tiếp tục chủ động phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý cho đội tượng nguồn. Phòng Giáo dục cần tổ chức buổi họp mặt giữa các Hiệu trưởng để thảo luận, trao đổi những biện pháp, kinh nghiệm về “nâng cao trình độ phát triển tập thể sư phạm” của trường mình. Đồng thời mời những chuyên gia về quản lý đến trao đổi cho các Hiệu trưởng hiểu thêm về nghiệp vụ quản lý. 28 Phòng Giáo dục cần rà soát đội ngũ giáo viên, nhân viên, bồi dưỡng về chuyên môn,về phẩm chất đạo đức, chính trị cho họ. Trong phân cấp quản lí, cần giao quyền tự chủ thật sự cho Hiệu trưởng nhà trường. Đó là quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tổ chức, biên chế, tài chính... Quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất của nhà trường để tạo môi trường an toàn cho học sinh và giáo viên an tâm dạy và học. * Đối với chính quyền, địa phương: Lãnh đạo cần có sự phối hợp và chỉ đạo sâu sát, kịp thời cho Hiệu trưởng, tạo điều kiện tốt nhất để Hiệu trưởng hoàn thành công việc. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho nhà trường. Quan tâm hơn trong công tác chỉ đạo huy động học sinh và hỗ trợ vận động khi học sinh bỏ học. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lí học quản lý, NXB Đại Học Sư phạm. 2. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 9/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Học viện Quản lý giáo dục (2012), Tài liệu quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT. 5.Hoàng Minh Hùng (2009), Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học, Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Hữu Lam (1996), Hành vi tổ chức, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia. 9. Tài liệu học tập bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông,
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_hieu_truong_truon.pdf