Tiểu luận Sống thử có nên chăng?

I. Thực trạng sống thử hiện nay :

Trong xã hội hiện nay, phần lớn giới trẻ đều muốn “sống thử”. Nhưng sau một quá

trình “sống thử”, có rất ít cặp bước đến “sống thật”. Bởi khi yêu mọi thứ đều rất đẹp,

nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, dẫn đến xung đột, rồi vỡ mộng và chia

tay. Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm. thì người ta

có thể dễ dàng bỏ nhau. Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư

luận. Có một số người ủng hộ quan điểm “sống thử”. Một số người cho rằng “sống thử

là điều không nên”. Một số khác nữa thì ủng hộ quan điểm này. Vậy chúng ta phải đứng

ở đâu, nhìn từ góc độ nào để đưa ra lời khuyên đúng đắn và hữu hiệu cho giới trẻ? Như

chúng tôi đã nói ở phần đầu, ở mỗi lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền khác nhau, suy nghĩ

và quan điểm về vấn đề “sống thử” cũng khác nhau. Từ cái nhìn khác nhau đó sẽ dẫn

đến nhiều quan điểm khác nhau khi cùng suy xét một vấn đề.

Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện

một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có

đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính

thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay

nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử”

hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối

sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở

những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại

học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân

”Sống thử” diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đa phần là những người

sống xa nhà như: Công nhân, nhân viên, sinh viên. Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý

kiến: Khi hỏi 100 người nam, "Bạn có muốn sống thử?", Thì có tới 70 người nói "CÓ",

tức 70% số "phái mạnh" muốn “sống thử”. Và, khi hỏi 100 người nữ, “bạn có muốn4

sống thử?”, thì có 61% các bạn gái cũng muốn "sống chung trước khi kết hôn". Đây là

thực trạng khá phổ biến của giới trẻ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là giới sinh viên.

pdf 17 trang chauphong 20/08/2022 5480
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Sống thử có nên chăng?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Sống thử có nên chăng?

Tiểu luận Sống thử có nên chăng?
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA QUẢN TRỊ KHINH DOANH 
NGÀNH NGOẠI THƯƠNG 
TIỂU LUẬN MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH 
TÊN ĐỀ TÀI 
SỐNG THỬ CÓ NÊN CHĂNG? 
TP.HCM 2013 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
MỞ ĐẦU 
I. Thực trạng việc sống thử hiện nay ở Việt Nam ................................ 1 
II. Khái niệm sống thử dưới góc nhìn pháp luật và đạo đức 
2.1. Khái niệm sống thử ......................................................................... 6 
2.2. Sống thử dưới góc nhìn pháp luật và đạo đức ................................. 
III..Những nguyên nhân và hậu quả của việc sống thử ....................... 6 
3.1. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử.6 
+ Nguyên nhân từ bản thân ........................................................................ 
+ Nguyên nhân từ gia đình ......................................................................... 
+ Nguyên nhân từ xã hội ............................................................................ 
3.2. Những lợi ích của việc sống thử theo cách nhìn người Việt8 
3.3. Những lợi ích của việc sống thử theo các nước Phương Tây..9 
3.4. Những hậu quả của việc sống thử...10 
+ Không thể trưởng thành .......................................................................... 
+ Bị mang tiếng (che giấu bạn bè, bà con, cha mẹ) .................................... 
+ Mang thai ngoài ý muốn 
+ Không an toàn về sức khỏe .................................................................... 
IV. Những kết cục của việc sống thử ................................................... 15 
+ Kết thúc có hậu ....................................................................................... 
+ Đi đến đỗ vỡ ........................................................................................... 
+ Tiến thoái lưỡng nan ............................................................................... 
V. Kết luận ........................................................................................... 17 
Phụ lục ...................................................................................................... 
Tài liệu tham khảo ................................................................................... 
3 
MỞ ĐẦU 
I. Thực trạng sống thử hiện nay : 
Trong xã hội hiện nay, phần lớn giới trẻ đều muốn “sống thử”. Nhưng sau một quá 
trình “sống thử”, có rất ít cặp bước đến “sống thật”. Bởi khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, 
nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, dẫn đến xung đột, rồi vỡ mộng và chia 
tay. Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm... thì người ta 
có thể dễ dàng bỏ nhau. Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư 
luận. Có một số người ủng hộ quan điểm “sống thử”. Một số người cho rằng “sống thử 
là điều không nên”. Một số khác nữa thì ủng hộ quan điểm này. Vậy chúng ta phải đứng 
ở đâu, nhìn từ góc độ nào để đưa ra lời khuyên đúng đắn và hữu hiệu cho giới trẻ? Như 
chúng tôi đã nói ở phần đầu, ở mỗi lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền khác nhau, suy nghĩ 
và quan điểm về vấn đề “sống thử” cũng khác nhau. Từ cái nhìn khác nhau đó sẽ dẫn 
đến nhiều quan điểm khác nhau khi cùng suy xét một vấn đề. 
Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện 
một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có 
đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính 
thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay 
nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” 
hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối 
sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở 
những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại 
học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân 
”Sống thử” diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đa phần là những người 
sống xa nhà như: Công nhân, nhân viên, sinh viên. Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý 
kiến: Khi hỏi 100 người nam, "Bạn có muốn sống thử?", Thì có tới 70 người nói "CÓ", 
tức 70% số "phái mạnh" muốn “sống thử”. Và, khi hỏi 100 người nữ, “bạn có muốn 
4 
sống thử?”, thì có 61% các bạn gái cũng muốn "sống chung trước khi kết hôn". Đây là 
thực trạng khá phổ biến của giới trẻ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là giới sinh viên. 
Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên sống 
thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỷ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành 
thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỷ lệ “sống thử” cao nhất 
thuộc nhóm sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên “sống thử” cho 
rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh 
viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. 
Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% cho biết sẽ cưới. 
Khi xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, họ đều phải lo toan mọi việc từ chi phí ăn uống, 
học tập, rồi đến các mối quan hệ trong xã hộitất cả đã trở thành gánh nặng trên đôi vai 
những cô, cậu chập chững bước vào đời. Chính vì vậy họ cho rằng họ cần một người 
chia sẻ, cần một “chốn bình yên” để giảm bớt những gánh nặng đó. 
Theo nghiên cứu, có tới 90% bạn nữ trong hoàn cảnh “hết mình” vì người yêu đều 
có kết cục đẫm nước mắt: chịu đau đớn, mất mát (nạo phá thai, nghỉ học) mà tình yêu 
vẫn cất cánh bay đi. Chỉ có 10 - 15% các cặp qua sống thử tiếp tục sống với nhau. Có ai 
đó nói rằng: Tuổi trẻ là tình yêu, tuổi già là trí tuệ và tình yêu rất cần sự chỉ bảo của trí 
tuệ. Điều này rất đúng với sinh viên nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung. 
 Theo các cuộc nghiên cứu, điều tra và thăm dò khác, thì hơn 60% bạn trẻ đều muốn 
”sống thử”. Tại sao họ lại muốn sống thử mà không sống thật? Liệu “sống thử” có phải 
là giải pháp tốt nhất cho giới trẻ lựa chọn bạn đời không? Đây đang là vấn đề gây nhiều 
tranh luận trong xã hội. Ở mỗi lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền khác nhau, suy nghĩ và 
quan điểm về vấn đề “sống thử” cũng khác nhau. Đối với người trong cuộc, họ luôn đưa 
ra những lí do hợp lí để về sống chung với nhau. Họ cho rằng: “sống thử” là giải pháp 
tốt nhất để giảm thiểu chi phí sinh hoạt. Khi hai người sống chung, họ sẽ tiết kiệm được 
rất nhiều khoản, tiền ăn, tiền nhà, điện nước, đặc biệt là khoản “tình phí”. Ngoài ra, khi 
sống chung họ sẽ được “gần nhau” mỗi ngày mà không gặp bất kì một khó khăn, trở 
ngại nào cả. Họ có điều kiện để hiểu thêm về nếp sống, tính cách và các mối quan hệ của 
người yêu. Và trên hết là họ muốn thỏa mãn nhu cầu của tình dục. Đây là "nhu cầu" cao 
nhất của động cơ muốn "sống chung trước khi kết hôn". Qua đó họ "test thử" xem chàng 
hay nàng có "hợp tông" với mình không. Liệu đó đã phải là người bạn đời lí tưởng của 
5 
mình chưa? Họ nghĩ rằng “sống thử” là giải pháp hữu hiệu, là cơ hội tốt để lựa chọn cho 
mình một nửa còn lại như ý. Ðó là lý luận của những người cho rằng họ cần phải “thử” 
nhau trước khi thực sự kết hôn. Họ cũng viện lẽ rằng đa số những cuộc hôn nhân đổ vỡ 
là vì khả năng tình dục không đồng đều giữa những cặp vợ chồng! Ðiều này chẳng có 
bằng chứng gì cả. Họ đã quên rằng yếu tố chính của hạnh phúc gia đình là tình yêu, sự 
chấp nhận và bổn phận đối với nhau. Nếu đặt căn bản của hạnh phúc gia đình vào tình 
dục, họ sẽ không thể tránh được thất bại. Mặc dù không ủng hộ việc chung sống trước 
hôn nhân, song nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình, văn hóa đều cho rằng phải 
chấp nhận nó như một tất yếu của xã hội hiện đại. Và để giảm thiểu những hậu quả do 
lối sống này đem lại, bạn trẻ cần được cảnh báo, giúp đỡ. Chúng ta thử hình dung xem, 
liệu hạnh phúc mà “sống thử” mang lại có đủ lớn để khỏa lấp những hậu quả đang tiếc 
do nó gây ra? 
Bấy lâu nay, một bộ phận giới trẻ, trong đó bao gồm nhiều người trí thức học tập 
theo phong cách sống và làm việc của các nước tiến bộ như Mỹ, Pháp, Úc mà quên 
mất rằng phong cách sống của các nước bạn không xuất phát từ trào lưu nào mà từ cái 
tôi tự chủ. Ở các nước tiên tiến, người ta giáo dục trẻ em về ý thức tự lập, tinh thần trách 
nhiệm và các biện pháp an toàn tình dục từ rất sớm. Ý thức và sự tự lập ở đây chính là 
sự tôn trọng dành cho bản thân, đề cao cái tôi mà không gây ảnh hưởng đến người khác. 
Một thiếu niên Mỹ ở tuổi 14 đã có thể tự đến trường, biết cách vệ sinh cá nhân, sửa 
chiếc bóng đèn hư trong phòng mình hay cắt cỏ mướn kiếm tiền trang trải học phí. Bên 
cạnh đó, giới trẻ cũng rất ý thức trong việc bảo vệ mình, tình trạng có thai ngoài ý muốn 
hay bị sốc vì thái độ cư xử của đối phương sau thời gian sống thử rất hiếm khi xảy ra. 
Còn ở ta, những tình huống xảy ra ngoài ý muốn và làm ảnh hưởng đến cha mẹ, gia đình 
cũng như tự hủy hoại bản thân không phải là chuyện hiếm. Đằng sau những cám dỗ, 
những đam mê phù phiếm thường là cảm giác dày vò, hối tiếc. Xét về khía cạnh tâm 
sinh lý, động lực để một người đàn ông kết hôn chính là việc sở hữu một đời sống tình 
dục thường xuyên, đều đặn cũng như có người san sẻ, chăm lo cho mình những nhu cầu 
về ăn mặc, ăn uống Vậy thì, họ còn cần gì phải hợp thức hóa cuộc sống chung đó 
bằng hôn nhân một khi nó đã có thể thỏa mãn những điều họ cần? Suy cho cùng, kết quả 
của việc sống thử là chia tay cũng hoàn toàn nằm trong cái quy luật tất yếu của diễn biến 
tâm lý con người. Nhiều người biện hộ rằng, sống thử là một cách tiết kiệm chi phí trong 
thời buổi vật giá leo thang như hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Ngoài 
6 
việc cắt giảm được chi phí nhà ở, tất cả các khoản phí khác đều tăng vì có ai cắt giảm 
được nhu cầu ăn uống, ăn mặc đâu. Thậm chí khi đó còn phát sinh nhiều khoản chi phí 
khác nữa như khoản “bù” nếu người kia có mức thu nhập không ổn định hoặc bị mất 
việc, một khoản không nhỏ cho tình phí, vui chơi giải trí 
II. Khái niệm sống thử dưới góc nhìn đạo đức và pháp luật: 
 Sống thử: 
Sống thử là một khái niệm trừu tượng, sống thử ở đây chủ yếu là do các phóng viên đặt 
ra chỉ các đôi bạn sinh viên nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không có đăng ký 
kết hôn. 
2.2. Sống thử dưới góc nhìn đạo đức và pháp luật: 
“Sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy 
nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì 
“sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu 
đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, 
“sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng 
túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp 
về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay. 
Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy 
cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tư ... ắn còn có con, một số do nạo phá 
thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi không đủ điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến 
thủng tử cung, băng huyết, vô sinh, thậm chí chết người. 
Theo nguồn tin từ website: 
hien-nay-va-nhung-hau-qua-bao-truoc.html. Ở Anh, hơn ¾ các cặp thích sống thử với 
nhau trước khi sống chính thức và đó là lý do nhiều đứa trẻ được sinh ra trước khi có 
đám cưới bố mẹ hoặc có những đứa trẻ phải chịu cảnh có mẹ mà không có bố. 
Một cuộc khảo sát với hơn 1.000 người đã kết hôn ở Mỹ. Những người tham gia đều ở 
độ tuổi từ 18 đến 34. Những người này đều được hỏi về sự thoả mãn, sự hy sinh vì 
người khác, mức độ quan hệ tình dục và một số yếu tố khác. Sau nghiên cứu, các nhà 
khoa học đưa ra kết luận những người sống thử thường có kết cục hôn nhân không bền 
vững. 
Nhà tâm lý học, tiến sỹ Galena Rhoades thuộc nhóm nghiên cứu nói “Có một tập hợp 
con những người sống thử quyết định lấy nhau vì họ đã lỡ sống với nhau chứ không phải 
vì họ thực sự muốn sống cùng nhau trọn đời. Những cặp đôi sống thử thường không có 
trách nhiệm rõ ràng nên hậu quả sau hôn nhân là điều dễ hiểu”. 
Scott Stanley, một nhà nghiên cứu của Trung Tâm Hôn nhân và gia đình cho biết thêm 
“Những người có ý định kết hôn thì coi việc sống thử như bước đệm của cuộc hôn nhân 
13 
sau này. Nhưng có nhiều cặp chỉ có ý định sống thử cho biết mà không xác định điều 
gì”. 2/3 người tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ cũng đã từng bàn về đám cưới, nhưng 
sau đó lại để mặc kệ chuyện gì xảy đến thì đến. Chỉ có 1/3 còn lại nói họ nghĩ chắc chắn 
sẽ tiến đến hôn nhân nên muốn sống thử trước. Tuy nhiên, sau thời gian sống thử nhiều 
cặp mới vỡ mộng vì cho rằng tìm sai người và chia tay. Có những cặp, thời gian sống 
thử thì chưa biết, nhưng đến khi sống thật mới bàng hoàng nhận ra chồng/vợ mình 
không như những gì mình mong ước và kết quả là chia tay. 
Nói chung, các nhà nghiên cứu đều không đồng tình với việc sống thử trước hôn nhân, 
dù ở một khía cạnh nào đó sống thử cũng có lợi. Lợi là sẽ biết được trước cảm giác và 
cuộc sống hôn nhân thế nào. Nhưng cái hại sẽ nhiều hơn. Sống thử nguy cơ dẫn đến li dị 
cao do cả hai bên đều bị mờ nhạt hứng thú tìm hiểu đối phương vì với họ thời gian tìm 
hiểu là thời gian sống thử. Hôn nhân chỉ như một trách nhiệm không thể bỏ. Họ tiến tới 
hôn nhân nhiều khi do bị ép buộc, chính vì vậy chia tay là điều dễ xảy đến. 
Sống cùng nhau trước hôn nhân một thời gian dài bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, 
trong đó có một hậu quả để đời là bạn có thể dễ bị rơi vào tình trạng ly hôn sớm. 
Nghiên cứu mới đây cho hay, những cặp đôi sống chung đụng tạm thời với nhau trong 
một ngôi nhà thường có nguy cơ “đường ai người nấy đi”, tức là ra toà li dị nhiều hơn 
những cặp đôi kiên nhẫn chờ đợi được đến ngày vu quy. 
Các nhà nghiên cứu chỉ ra, có nhiều nguyên nhân khiến việc “góp gạo thổi cơm chung” 
gây ra những “quả báo” hậu hôn nhân. Nói chung với những đôi nam nữa chưa kết hôn 
mà sống với nhau thì cứ 5 cặp sẽ có 1 cặp li dị sau khi kết hôn.Ở Anh, hơn ¾ các cặp 
thích sống thử với nhau trước khi sống chính thức và đó là lý do nhiều đứa trẻ được sinh 
ra trước khi có đám cưới bố mẹ hoặc có những đứa trẻ phải chịu cảnh có mẹ mà không 
có bố. 
 Theo kết quả quan sát trên trang mạng bietsong.com những đôi nam nữa chưa kết hôn 
mà sống với nhau thì cứ 5 cặp sẽ có 1 cặp li dị sau khi kết hôn. 
 Như vậy sống thử với những hệ lụy nghiêm trọng như mang thai ngoài ý muốn, ảnh 
hưởng đến sức khỏe sinh sản, nạo thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi không đủ 
14 
điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến thủng tử cung, băng huyết, vô sinh, thậm chí chết 
người. 
Hoặc giả sử đẻ con mà không kết hôn, người mẹ nuôi con đơn thân, những đứa trẻ này 
sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, không được hưởng sự giáo dục tốt, cũng như không được 
hưởng điều kiện sống tốt như những đứa trẻ cùng độ tuổi. 
Sống thử mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng. Bởi nó là một 
cuộc sống không lâu bền. Sau một thời gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong 
cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là đối với những cặp sinh viên 
còn phải mang theo nỗi lo học hành thì càng bức bối. Sống thử gây ra cuộc sống bấp 
bênh, thiếu mục đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn có thể giải quyết được 
thì hai người lại dễ buông xuôi. Cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên nhàm chán nhanh chóng 
nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ. 
Sống thử làm cho con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt là tàn 
phá tình yêu. Bởi lẽ tình yêu là 1 tình cảm vô cùng bí ẩn và cũng khó định nghĩa, nó 
khiến cho đối phương luôn háo hức tìm kiếm, khám phávậy thử hỏi còn gì để yêu 
không khi cả hai đã biết rõ về nhau, lúc ấy theo tự nhiên thì tình yêu cũng từ từ mà giảm 
dần, có còn lại cũng chỉ là lòng thương và trách nhiệm. Nếu không có gì ràng buộc thì 
trách nhiệm cũng theo đó mà mất đi. Ngoài ra, sống thử còn ảnh hưởng nhiều đến việc 
học tập đối với sinh viên, và công việc đối với người đi làm và nó cũng là một trong các 
yếu tố gây tệ nạn xã hội. 
Lúc sống thử ai cũng nghĩ sẽ tiến tới hôn nhân, đến khi chia tay rồi mới thấy khó kiếm 
được tình yêu mới. Chiện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn nam cũng như các bạn nữ 
chỉ có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ không thể chấp nhận đã từng 
sống với người khác. Hậu quả ngoài ý muốn là mang thai, phá thai, hoặc đẻ con nhưng 
các bạn phải chấp nhận là bố, là mẹ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc các bạn 
gái phải làm mẹ đơn thân. 
Mỗi người, mỗi thế hệ đều có quan điểm khác nhau về vấn đề sống thử. Tuy nhiên, nhìn 
nhận một cách toàn diện có thể khẳng định: Sống thử chẳng những là không nên mà 
trước hết là không thể. Việc sống thử sẽ không có gì đáng ngại với các đôi có kết cục tốt 
nhưng thường thì vẫn gây rất nhiều hậu quả khôn lường. 
15 
Những cặp nam nữ "sống thử" có tỉ lệ ngoại tình cao gấp 4 lần so với những cặp vợ 
chồng thực sự, chất lượng đời sống thể chất và tình cảm cũng thấp hơn. Họ thường đến 
nhanh theo kiểu "tình yêu gấp gáp", tình dục là lý do chính thôi thúc họ sống thử. Vì vậy 
nếu xảy ra xung đột hoặc vỡ mộng, họ sẵn sàng chia tay, nên nó không có tính bền vững. 
Phần lớn các cặp sống thử không lường trước (hoặc có lường trước nhưng không thể 
tránh khỏi) những hậu quả để lại nên sau khi tan vỡ, hậu quả phần lớn thuộc về các bạn 
nữ. Về sức khỏe, họ có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình 
dục như AIDS, giang mai... các viêm nhiễm đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai biến 
như vô sinh, ung thư... Về tâm lý, sau cú sốc họ sẽ trở nên chai sạn, mất niềm tin 
vào tình yêu và hôn nhân. Nhiều người khác thì trở nên buông thả, vì không còn trinh 
tiết để giữ gìn nữa nên họ sẵn sàng quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác. 
Một thống kê cho thấy 85,7% sinh viên khi được hỏi đều nhận định sống thử ảnh hưởng 
đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng sẽ gây hậu quả về sức 
khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất là đối với nữ. 
Khảo sát ở Đại Đại học Y dược Thái nguyên, 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình 
dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp 
nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới. Thậm chí nhiều trường hợp chàng trai sẽ "bỏ của chạy 
lấy người", tìm cách bỏ rơi bạn gái và cái thai. 
Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng rủi ro mắc bệnh lây 
truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm đường sinh sản, mang thai ngoài ý muốn vẫn 
hiện hữu. Việc sử dụngthuốc tránh thai khẩn cấp tuy có hiệu quả trước mắt nhưng sẽ để 
lại nhiều di chứng lâu dài, khiến niêm mạc tử cung bị teo lại, trứng không làm tổ được, 
dẫn tới mang thai ngoài dạ con, vô sinh. 
IV. Những kết cục của việc sống thử: 
4.1 Kết thúc có hậu: 
 Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới đã ấn 
định, hay ít nhất, cả hai cùng biết rằng: “Không lâu nữa, chúng ta sẽ kết hôn với nhau”. 
Chưa có bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian nhất định 
trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui vẻ, hạnh phúc. Chưa 
16 
kể một số ích lợi từ thực tế cần được công nhận: Hai người có thể tiết kiệm chi phí sinh 
hoạt, đủ đầy “chuyện ấy” ở cái tuổi “chẳng thể đừng được” và bạn cũng có thời gian để 
nhìn ngắm xem liệu anh ấy đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của hai người 
chưa. 
Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều kiện chín muồi để có được “kết thúc 
có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về với nhau khi còn đang đi học, công việc chưa 
ổn định, tương lai về một đám cưới rất mù mờ. Những bạn trẻ này rơi vào trường hợp 
thứ hai. 
4.2 Loại đi đến đổ vỡ: 
Kiểu chung sống mà chưa định rõ mối quan hệ của hai người sẽ dẫn tới đâu là điều hết 
sức nên tránh. 
Bạn chuyển đến với người yêu vì hợp đồng thuê nhà của mình đã hết, vì như thế thì tiện 
chăm sóc nhau hơn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn v.v. tất cả chỉ là những lý do nhất 
thời, có phần bồng bột. 
Sống thử dẫn đến chia tay cũng giống như một cuộc ly hôn nhỏ. Hậu quả là bạn đã mất 
thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình. 
Giải pháp ư? Hãy định ra giới hạn thời gian. Sau 6 tháng sống chung, hoặc chúng ta kết 
hôn, hoặc ai đi đường nấy. Dù sao đây cũng không phải thượng sách, nó có thể “tiết 
kiệm” tuổi xuân cho bạn, nhưng những tổn thương có thể có sau chia tay luôn là điều 
không tránh khỏi. 
4.3 Một số cảnh báo: 
 Hai người chưa chắc đã đồng quan điểm 
Đàn ông và phụ nữ nhìn nhận cuộc sống rất khác nhau. Trong khi phụ nữ coi sống thử là 
quá trình tập dượt cho hôn nhân, nam giới có thể chỉ đơn giản nghĩ sống thử thật tiện lợi, 
vẫn có “vợ” mà không phải lo nghĩ đến xây dựng tương lai. Họ chính là những người 
ngại gắn kết, vì đơn giản, dù có trì hoãn, anh ta cũng chẳng mất gì. 
 Sống thử làm bạn phát phì 
Nghiên cứu mới của ĐH Newcastle cho thấy phụ nữ có xu hướng tăng cân khi chung 
sống với bạn trai, trong khi đó nam giới có phần khỏe mạnh hơn khi sống cùng bạn gái. 
Nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn thay đổi. Khi chung sống, hai người ăn uống giống 
nhau, thậm chí khẩu phần ăn cũng giống nhau. Điều này cũng có nghĩa bạn gái ăn nhiều 
17 
hơn so với khi còn “độc thân”. Điều tệ hại là phụ nữ nếu luôn có bạn trai bên cạnh lại rất 
lười tập thể dục. 
V. Kết luận: 
Có thể chẳng ảnh hưởng gì đến hôn nhân của bạn sau này, cũng có thể sẽ để lại những 
tổn thương rất lớn, gây phí hoài tuổi xuân, song một điều chắc chắn, chung sống trước 
hôn nhân làm bạn phát phì và thất vọng về sự khác biệt quan điểm. Vì những lý do đó, 
hãy thận trọng. 
Cuối cùng, đừng nghĩ rằng sống thử là vô hại và rằng việc đó sẽ chẳng dễ dàng gì ảnh 
hưởng đến cuộc sống sau này của bạn. Tốt nhất, bạn nên suy nghĩ chín chắn và nêu rõ 
quan điểm với người yêu mình. Đừng hành động để làm mất đi ý nghĩa của hôn nhân 
thực sự. 
Tài liệu tham khảo 
 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_song_thu_co_nen_chang.pdf