Tiểu luận Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường TH Thanh Dức B, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2018-2019

(Bản scan)

1.1. Lý do pháp lý:

Mục tiêu Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu | cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về đức, trí, thể mỉ và các kĩ năng cơ bản để | tiếp tục lên bậc học cơ sở. Theo Điều 27, luật Giáo dục ban hành 2005. Để thực

hiện nhiệm vụ Giáo dục toàn diện cho học sinh, nhà trường có những hành động bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng chủ yếu thông qua các hoạt động dạy và học. Thật vậy, sự ra đời của điều lệ trường Tiểu học năm 1994, đã đánh dấu một bước ngoặc của ngành Giáo dục.

Xã hội hóa công tác Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển Giáo dục. Trong điều 12 của Luật Giáo dục có nêu “Xã hội hoá sự nghiệp

Giáo dục” nên công tác quản lý chỉ đạo, phát triển Giáo dục bậc Tiểu học phải gắn chặt với công tác vận động mọi lực lượng trong xã hội cũng tham gia chăm sóc Giáo dục thế hệ trẻ, là sức mạnh để phát triển Giáo dục Tiểu học có chất lượng.

Với tầm quan trọng của xã hội hóa công tác Giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương Xã hội hoá công tác Giáo dục như Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 “đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế và Thể dục thể thao”;Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân. Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT, phê duyệt đề án: “Quy hoạch phát triển Xã hội hoá công tác Giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” ; Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005 ở Điều 12 có nêu “ Phát triển Giáo dục, xây dựng Xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp Giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức Giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp Giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp Giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu Giáo dục, xây dựng môi trường Giáo dục lành mạnh và an toàn” Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Dạy nghề, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Môi trường:. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về Nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp nêu rõ giải pháp: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, công tác quản lý, tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Giáo dục, phát triển đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục. Đó là cơ sở pháp lý để giúp thực hiện tốt quản lý Xã hội hóa ở trường Tiểu học.



pdf 21 trang chauphong 5802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường TH Thanh Dức B, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_quan_ly_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_o_truong_th_t.pdf