Tiểu luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình học sinh tại trường THPT Thanh Đa - Năm học 2018-2019

(Bản scan)

1.1. Lý do pháp lý

Hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình học sinh đã được quy định trong nhiều văn bản pháp lý và đó là cơ sở để các trường học thực hiện hoạt động này. Những văn bản đó là : Luật Giáo dục 2010, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có quy định, Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.

Trong Luật Giáo dục 2010, Điều 12-Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục xác định: "Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân... Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, Phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng mục tiêu giáo dục lành mạnh, an toàn",

| Điều 58 – Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường: “Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục".

| Điều 94, 95 quy định về Trách nhiệm của gia đình, Quyên của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh đã quy định tất cả cha mẹ học sinh có trách nhiệm và quyền lợi phối hợp với nhà trường để giáo dục con

Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có quy định rất rõ trong Điều 45 – Trách nhiệm của nhà trường :

“Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục "(trách nhiệm này cũng được nêu trong điều 93-Luật giáo dục 2010)

Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

“Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương. Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhắm.

1, Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục,

2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.”



pdf 33 trang chauphong 6881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình học sinh tại trường THPT Thanh Đa - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_phoi.pdf