Tiểu luận Công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường THCS Nguyễn Trung Trực, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

1.1. Lý do pháp lý

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong

các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh

Hòa triển khai công văn số 1332/KH-SGDĐT ngày 10/10/2008 về kế hoạch triển khai

phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các

trường học tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2008-2013.

Trên tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, Phòng Giáo dục

và Đào tạo Cam Ranh đã chỉ đạo đến các trường các công văn chỉ đạo thực hiện “ Xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Công văn số 651/PGDĐT-GDTrH

ngày 08/11/2011 của Phòng GD&ĐT TP Cam Ranh về việc hướng dẫn xây dựng kế

hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong

các trường học trên địa bàn thành phố Cam Ranh năm học 2011 – 2012 và giai đoạn

2008 – 2013. Tại mục 5.1, phần 1 của nội dung công văn có ghi rõ: ‘‘Để xây dựng môi

trường xanh, sạch, đẹp các đơn vị trường học lập kế hoạch và đẩy mạnh việc hoàn

thiện các công trình vệ sinh, nước sạch, tường rào, cảnh quan môi trường trong các

nhà trường đảm bảo trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tổ chức trồng cây trong và

ngoài nhà trường vào thời điểm thích hợp ”.

Thực hiện theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh, Trường

THCS Nguyễn Trung Trực thực hiện kế hoạch số 10/ KH-NTT ngày 30/09/2010 xây

dựng môi trường xanh, sạch, đẹp tạo nên văn hóa riêng của nhà trường.

1.2. Lý do về lý luận

Văn hóa là cái do con người tạo ra và tích lũy qua các thế hệ, đồng thời trở thành

tác nhân chủ yếu quy định nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân, cộng

đồng, qui định sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đang sở hữu nó. Văn hóa chính

là các khuôn mẫu do con người tạo ra và được tích lũy qua nhiều thế hệ, các khuôn

mẫu này rèn đúc nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng

đồng đó.

Văn hóa nhà trường là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức phương tiện

và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh

trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình vào

việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.

Văn hóa nhà trường như một ‘‘tảng băng” có phần nổi, phần chìm. Phần nổi của

tảng băng văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi như

khung cảnh trường học, cảnh quan sư phạm, cách bài trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu4

tượng, trang phục của thầy và trò, nghi lễ, tập quán, thói quen . của nhà trường. Phần

chìm của tảng băng khó quan sát được và khó thay đổi gồm các giá trị, nhu cầu, cảm

xúc mong muốn cá nhân, thương hiệu, quyền lực và cách thức ảnh hưởng, các giả định

ngầm.

Mỗi nhà trường, dù có ý thức hay vô ý thức, đều hình thành nên một phong cách

làm việc riêng. Trong mỗi nhà trường đều có những biểu hiện văn hóa tích cực và tiêu

cực. Những biểu hiện của văn hóa tích cực như đoàn kết nội bộ, hòa nhã với đồng

nghiệp, quan hệ thầy trò, phụ huynh học sinh, giáo viên thân thiện chân tình, trang

phục lịch sự, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, văn hóa giữ gìn và xây dựng môi trường

xanh, sạch, đẹp . Những biểu hiện của văn hóa tiêu cực đó là mất đoàn kết nội bộ,

bạo lực học đường, làm việc riêng, nói chuyện, nghe điện thoại trong cuộc họp, lãng

phí điện, nước, thời gian .

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhu cầu quốc tế hóa, toàn cầu hóa hội nhập và cạnh

tranh, công nghệ, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực con người

đóng vai trò quyết định của mỗi tổ chức mà nhà trường là tổ chức đào luyện những lớp

người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai. Vì thế hiệu trưởng

phải xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, vun trồng và phát triển văn hóa tích cực

để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Để đạt được điều đó, hiệu trưởng nhà trường chú trọng

tới nhiều công tác trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng môi trường xanh,

sạch đẹp.

pdf 19 trang chauphong 22/08/2022 7283
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường THCS Nguyễn Trung Trực, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường THCS Nguyễn Trung Trực, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Tiểu luận Công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường THCS Nguyễn Trung Trực, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
Lớp bồi dưỡng CBQL Mầm non và phổ thông thành phố Cam Ranh năm 2018 
TÊN TIỂU LUẬN: 
 CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG 
XANH, SẠCH, ĐẸP Ở TRƯỜNG THCS 
NGUYỄN TRUNG TRỰC THÀNH PHỐ CAM 
RANH TỈNH KHÁNH HÒA 
 Học viên : Đỗ Thị Hà 
 Đơn vị công tác : Trường THCS Nguyễn Trung Trực 
 Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 
 Cam Ranh, tháng 09 năm 2018 
2 
MỤC LỤC 
STT Nội dung Trang 
01 1. Lý do chọn đề tài 1 
02 1.1. Lý do pháp lý 1 
03 1.2. Lý do về lý luận 1 
04 1.3. Lý do thực tiễn 2 
05 2. Thực trạng về công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở 
trường THCS Nguyễn Trung Trực, thành phố Cam Ranh, tỉnh 
Khánh Hòa 
3 
06 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường THCS Nguyễn Trung Trực 3 
07 2.2. Thực trạng quản lí công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp 
ở trường THCS Nguyễn Trung Trực 
4 
08 2.3. Những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu để nâng cao chất 
lượng công tác Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường THCS 
Nguyễn Trung Trực 
4 
09 2.3.1. Thuận lợi 4 
10 2.3.2 Khó khăn 5 
11 2.3.3. Điểm mạnh 5 
12 2.3.4. Điểm yếu 5 
13 2.4. Bài học kinh nghiệm 6 
14 3. Kế hoạch hành động xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở 
trường THCS Nguyễn Trung Trực, thành phố Cam Ranh, tỉnh 
Khánh Hòa 
8 
15 4. Kết luận và kiến nghị 15 
16 4.1. Kết luận 15 
17 4.2. Kiến nghị 15 
3 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1.1. Lý do pháp lý 
 Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong 
các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh 
Hòa triển khai công văn số 1332/KH-SGDĐT ngày 10/10/2008 về kế hoạch triển khai 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các 
trường học tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2008-2013. 
 Trên tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, Phòng Giáo dục 
và Đào tạo Cam Ranh đã chỉ đạo đến các trường các công văn chỉ đạo thực hiện “ Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Công văn số 651/PGDĐT-GDTrH 
ngày 08/11/2011 của Phòng GD&ĐT TP Cam Ranh về việc hướng dẫn xây dựng kế 
hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong 
các trường học trên địa bàn thành phố Cam Ranh năm học 2011 – 2012 và giai đoạn 
2008 – 2013. Tại mục 5.1, phần 1 của nội dung công văn có ghi rõ: ‘‘Để xây dựng môi 
trường xanh, sạch, đẹp các đơn vị trường học lập kế hoạch và đẩy mạnh việc hoàn 
thiện các công trình vệ sinh, nước sạch, tường rào, cảnh quan môi trường trong các 
nhà trường đảm bảo trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tổ chức trồng cây trong và 
ngoài nhà trường vào thời điểm thích hợp ”. 
 Thực hiện theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh, Trường 
THCS Nguyễn Trung Trực thực hiện kế hoạch số 10/ KH-NTT ngày 30/09/2010 xây 
dựng môi trường xanh, sạch, đẹp tạo nên văn hóa riêng của nhà trường. 
1.2. Lý do về lý luận 
 Văn hóa là cái do con người tạo ra và tích lũy qua các thế hệ, đồng thời trở thành 
tác nhân chủ yếu quy định nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân, cộng 
đồng, qui định sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đang sở hữu nó. Văn hóa chính 
là các khuôn mẫu do con người tạo ra và được tích lũy qua nhiều thế hệ, các khuôn 
mẫu này rèn đúc nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng 
đồng đó. 
 Văn hóa nhà trường là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức phương tiện 
và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh 
trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình vào 
việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. 
 Văn hóa nhà trường như một ‘‘tảng băng” có phần nổi, phần chìm. Phần nổi của 
tảng băng văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi như 
khung cảnh trường học, cảnh quan sư phạm, cách bài trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu 
4 
tượng, trang phục của thầy và trò, nghi lễ, tập quán, thói quen ... của nhà trường. Phần 
chìm của tảng băng khó quan sát được và khó thay đổi gồm các giá trị, nhu cầu, cảm 
xúc mong muốn cá nhân, thương hiệu, quyền lực và cách thức ảnh hưởng, các giả định 
ngầm. 
 Mỗi nhà trường, dù có ý thức hay vô ý thức, đều hình thành nên một phong cách 
làm việc riêng. Trong mỗi nhà trường đều có những biểu hiện văn hóa tích cực và tiêu 
cực. Những biểu hiện của văn hóa tích cực như đoàn kết nội bộ, hòa nhã với đồng 
nghiệp, quan hệ thầy trò, phụ huynh học sinh, giáo viên thân thiện chân tình, trang 
phục lịch sự, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, văn hóa giữ gìn và xây dựng môi trường 
xanh, sạch, đẹp ... Những biểu hiện của văn hóa tiêu cực đó là mất đoàn kết nội bộ, 
bạo lực học đường, làm việc riêng, nói chuyện, nghe điện thoại trong cuộc họp, lãng 
phí điện, nước, thời gian ... 
 Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhu cầu quốc tế hóa, toàn cầu hóa hội nhập và cạnh 
tranh, công nghệ, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực con người 
đóng vai trò quyết định của mỗi tổ chức mà nhà trường là tổ chức đào luyện những lớp 
người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai. Vì thế hiệu trưởng 
phải xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, vun trồng và phát triển văn hóa tích cực 
để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Để đạt được điều đó, hiệu trưởng nhà trường chú trọng 
tới nhiều công tác trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng môi trường xanh, 
sạch đẹp. 
1.3. Lý do thực tiễn 
 Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. 
Với Giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường, các em không 
những chỉ trau dồi tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách, kỹ năng sống trong 
tương lại. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có việc xây 
dựng “Trường học Xanh- Sạch- Đẹp” đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an 
toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm gắn bó với trường lớp, 
thầy cô, bạn bè; được thụ hưởng không gian giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt 
mỏi. Trường học xanh- sạch- đẹp còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học 
sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia 
đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt 
đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường; đồng thời 
kéo được cả gia đình, xã hội cùng vào với nhà trường góp phần quan trọng trong công 
tác xã hội hóa giáo dục. 
 Năm học 2017 – 2018 trường THCS Nguyễn Trung Trực đã đạt được những 
thành tích nhất định trong việc xây dựng văn hóa nhà trường. Nhà trường đã nuôi 
dưỡng và vun trồng được nhiều biểu hiện của văn hóa tích cực như đoàn kết nội bộ, 
5 
hòa nhã với đồng nghiệp, quan hệ thầy trò, phụ huynh học sinh với giáo viên thân 
thiện chân tình, trang phục lịch sự, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, xây dựng môi trường 
xanh, sạch, đẹp ... nhưng một số biểu hiện của văn hóa tiêu cực vẫn chưa thật sự hạn 
chế được bởi một bộ phận học sinh chưa có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, chưa có ý 
thức trồng cây, hoa, tích cực tham gia lao động tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. 
 Qua học lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lí Mầm non và phổ thông thành phố Cam 
Ranh năm 2018, tôi đã được học những kiến thức và kĩ năng lãnh đạo, quản lí nhà 
trường. Tôi thấy rằng việc nuôi dưỡng, vun trồng và xây dựng văn hóa nhà trường lành 
mạnh để nó đơm hoa, kết trái, phát huy tác dụng là trách nhiệm chung của tất cả các 
thành viên trong nhà trường, trong đó hiệu trưởng đóng vai trò quyết định. Nên tôi 
chọn đề tài ‘‘Công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở Trường THCS Nguyễn 
Trung Trực Thành phố Cam Ranh Tỉnh Khánh Hòa năm học 2018-2019” nhằm cải 
thiện những hạn chế của nhà trường trong công tác này. 
2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH, 
ĐẸP Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC, THÀNH PHỐ CAM RANH 
TỈNH KHÁNH HÒA 
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường THCS Nguyễn Trung Trực 
 Cam Bình là một xã đảo, cách trung tâm Thành phố Cam Ranh 12 hải lý, có diện 
tích tự nhiên 582,55 ha, với tổng số dân trên 7.000 người. Toàn xã có 4 thôn, phân bố 
trên 2 đảo nhỏ Bình Ba và Bình Hưng, mỗi đảo cách nhau 5 hải lý. Đại đa số người 
dân nơi đây làm nghề biển, nuôi trồng thuỷ hải sản và đang trên đà sang phát triển 
tham quan du lịch biển đảo. Ngoài ra còn một bộ phận dân cư khác sống bằng nghề 
buôn bán nhỏ. 
 Trường THCS Nguyễn Trung Trực được chính thức tách từ trường PTCS từ 
năm học 2006-2007. Trường có 2 điểm trường nằm trên 2 đảo của xã, mỗi điểm 
trường cách nhau 5 hảỉ lí. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục và 
Đào tạo Khánh Hòa, UBND thành phố Cam Ranh, Phòng Giáo dục Đào tạo Cam 
Ranh, trường được xây mới 8 phòng học và đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2006. 
Năm học 2012 – 2013 hai điểm trường được tách làm 2 cơ sở giáo dục riêng là Trường 
THCS Nguyễn Trung Trực và Trường Tiểu học và THCS Bình Hưng. 
 Năm học 2018 - 2019, trường THCS Nguyễn Trung Trực có tổng số học sinh là 
220 em biên chế vào 8 lớp, có 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên của 
trường đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn là 40%. Cơ sở vật chất của nhà trường 
hiện tại tương đối đầy đủ so với yêu cầu và quy định chung. 
 Trường có 08 Đảng viên. Tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả, các hoạt 
động do công đoàn cấp trên đề ra đạt nhiều thành tích đáng khen ngợi; đặc biệt, phối 
6 
hợp chặt chẽ với nhà trường trong các phong trào thi đua. Tạo được chỗ dựa vững chắc 
cho công đoàn viên hăng say công tác. Năm năm liền đạt công đoàn vững mạnh. 
 2.2. Thực trạng quản lí công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở 
trường THCS Nguyễn Trung Trực 
 Năm học 2017 – 2018 hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trung Trực đã tiếp tục 
phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Triển khai 
công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp trong một số cuộc họp giao ban đầu 
tuần, hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Phát động 
thi đua trang trí lớp học, trồng hoa, cây xanh trên sân trường, trang trí thư viện lớp học. 
Tổ chức các buổi lao động làm vệ sinh trường, nhắc nhở HS đi vệ sinh đúng nơi quy 
định. Các bộ phận trong nhà trường đồng thuận thực hiện công việc được giao nhưng 
chất lượng hiệu quả việc làm của các bộ phận chưa được đẩy mạnh và mang lại hiệu 
quả thiết thực. Trong năm, công tác tổ chức hoạt động trồng cây xanh, trồng hoa 
trên sân trường chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có kinh phí đầu tư mua cây giống cũng 
như chuẩn bị các dụng cụ trồng cây đầy đủ, khâu tổ chức còn mang tính qua loa đại 
khái chưa thu hút được HS. 
 Hoạt động lao động làm vệ sinh sân trường, lớp học học sinh vẫn chưa thật sự tự 
giác, giáo viên vẫn phải luôn nhắc nhở. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức giữ vệ 
sinh, công tác vệ sinh trường lớp ... ích kinh phí 
từ nguồn chi các 
hoạt động phong 
trào. 
- Máy tính, máy 
chiếu, bảng 
chiếu 
- Thực hiện tuần 
7 tháng 10/ 2018 
- Triển khai mục đích, 
ý nghĩa và yêu cầu cần 
đạt được của trường 
trong công tác này. 
- Tổ chức triển khai các 
hoạt động và cách thực 
hiện, xem các mô hình 
xây dựng trường học 
xanh, sạch, đẹp. 
- Tổ chức thảo luận 
các nội dung. 
- Giải đáp ý kiến thắc 
mắc, thống nhất chung. 
- Tổng kết 
- Ban giám hiệu 
không có khả năng. 
- Giáo viên ngại, 
chán không tích cực 
tham gia. 
- Không có tài liệu tập 
huấn. 
- Nội dung không đáp 
ứng sự mong đợi của 
giáo viên. 
- Thiếu kinh phí. 
- Mời chuyên gia. 
- Tổ chức các hình 
thức phong phú, hấp 
dẫn, nội dung thiết 
thực. 
- Sư tầm, biên soạn. 
- Thẩm định sử dụng 
tài liệu đã được 
nghiên cứu, công bố. 
- Vận động ủng hộ 
kinh phí. 
6. 
Giáo 
dục ý 
Học sinh có 
ý thức và 
hành động 
HT, Phó 
HT, GV, 
HS 
- Giáo án, kế 
hoạch. 
- Máy tính, máy 
- Tuyên truyền vào các 
buổi chào cờ đầu tuần 
và các tiết sinh hoạt 
- HS không có ý thức 
tự giác. 
- Vận động thuyết 
phục đưa vào nội 
dung đánh giá xếp 
13 
thức tự 
giác của 
học sinh 
tự giác giữ 
gìn môi 
trường 
chiếu, bảng  
lớp. 
- Trong các tiết học 
giáo dục bảo vệ môi 
trường và kĩ năng sống 
loại. 
7. 
Trồng 
cây 
xanh, 
trồng và 
chăm 
sóc bồn 
hoa. 
Có thêm 
bóng mát, 
tạo cảnh 
quan trường 
đẹp. Có 
những cây 
mới, đẹp , 
mát hơn, 
không khí 
trong lành 
hơn. 
Đoàn TN, 
GV, HS, 
PHHS... 
- Kinh phí mua 
cây trích từ quỹ 
đoàn, đội, làm 
công tác xã hội 
hóa từ PHHS. 
- Xác định vị trí 
trồng cây xanh 
sau nội trú. 
Trồng bổ sung 
hoa vào các bồn, 
trồng và mua 
thêm các chậu 
hoa, cây cảnh 
trang trí trước 
văn phòng và 
hành lan trước 
lớp. 
- Sơ đồ trồng 
- Chọn các ngày sau 
mưa để dễ trồng. 
- Chỉ đạo Đoàn TN phụ 
trách thực hiện chuẩn 
bị cây xanh và hoa. 
- Phân chia khu vực 
trồng cây cụ thể cho 
từng bộ phận. 
- Phân công trồng, 
chăm sóc cây, hoa. 
- Chưa nắm vững kĩ 
thuật trồng cây. 
-Thiếu các dụng cụ để 
làm, thiếu nước, cây 
chết. 
- Giáo viên không có 
năng lực thực hiện. 
- Giáo viên không 
tích cực, làm qua loa, 
đối phó. 
- Học sinh và gia đình 
học sinh không quan 
- Hướng dẫn cách 
trồng cây. 
- Vận động, tận dụng, 
thúc đẩy XHHGD 
mua cây mới trồng 
lại, chuẩn bị thêm 
phân bón. Bố trí hệ 
thống nước đầy đủ. 
- Hướng dẫn, hỗ trợ 
phát huy vai trò giáo 
viên trẻ, giáo viên có 
uy tín. 
- Tuyên truyền nâng 
cao nhận thức, vận 
động thuyết phục, đưa 
vào thi đua đánh giá. 
- Vận động, thuyết 
phục, đưa vào nội 
14 
cây. 
Thực hiện tuần 
17 tháng 
12/2018 
tâm, không tham gia. 
- Kết quả trồng cây, 
hoa không đạt chỉ tiêu 
đề ra. 
dung đánh giá, xếp 
loại. 
 - Điều chỉnh, bổ 
sung, thúc đẩy. 
8. Lao 
động vệ 
sinh 
trường, 
lớp. 
Trường, lớp 
sạch đẹp. 
- Học sinh 
có y thức 
giữ vệ sinh 
cá nhân, vệ 
sinh môi 
trường. 
Bí thư 
đoàn TN, 
Trưởng 
ban văn 
thể, TPT 
đội, GV, 
HS 
- Căn cứ vào nội 
quy nhà trường. 
- Có đầy đủ 
dụng cụ lao 
động ( chổi, đồ 
hốt rác, giỏ 
đựng rác, nước 
rửa tay, xà 
phòng diệt 
khuẩn, khăn lau 
tay...) 
- Tổ chức từ 
tuần 1 đến tuần 
19 trong năm 
2018-2019. 
- Chỉ đạo Tổng phụ 
trách phân công khu 
vực vệ sinh từng lớp. 
GVCN hướng dẫn học 
sinh làm tại lớp và sân 
trường vào 15 phút đầu 
giờ học. Phân công 
Trưởng ban văn thể 
kiểm tra. 
- GVCN nhận xét, đáng 
giá việc làm của hs. 
- Tổng vệ sinh toàn 
trường 1 lần/ tuần. 
- Thiếu dụng cụ lao 
động. 
- Làm chậm trễ, chưa 
sạch. 
- Ảnh hưởng của thời 
tiết. 
- Tai nạn lao động. 
- Học sinh không 
quan tâm, không tham 
gia. 
- Nhắc nhở, vận động, 
thúc đẩy trang bị đủ 
dụng cụ lao động 
- Thường xuyên kiểm 
tra, nhắc nhở, chấn 
chỉnh, tăng cường 
kiểm tra. 
- Thay đổi kế hoạch 
thực hiện. 
- Chuẩn bị dụng cụ y 
tế, nhắc nhở, giáo dục 
HS chú ý an toàn khi 
lao động. 
- Tuyên truyền nâng 
cao nhận thức, sáng 
tạo các hình thức tổ 
chức lao động, vận 
động thuyết phục đưa 
vào nội dung đánh giá 
15 
xếp loại. 
9. Trang 
trí lớp 
học, thư 
viện, 
nhà vệ 
sinh 
thân 
thiện. 
Tất cả các 
phòng học, 
thư viện, 
nhà vệ sinh 
đẹp, thân 
thiện, gần 
gũi. 
- Phát huy 
khả năng 
sáng tạo và 
niềm vui, 
hứng thú, 
khả năng thể 
hiện của học 
sinh. 
Phó hiệu 
trưởng, 
GVCN, 
nhân viên 
thư viện, 
bảo vệ, 
phục vụ 
và học 
sinh 
- Kinh phí từ 
quỹ lớp, quỹ thư 
viện. 
-Giấy màu, giấy 
rôki, đecan, sơn 
màu. 
- Nội dung cần 
trang trí ( khẩu 
ngữ, chủ đề...) 
- Lớp học, thư 
viện, sân trường, 
nhà vệ sinh. 
- Thực hiện từ 
tuần 2 đến tuần 
17 năm 2018-
2019. 
- Chỉ đạo GVCN, bộ 
phận thư viện, nhân 
viên văn phòng, GVCN 
cùng tất cả học sinh 
8/8 lớp nỗ lực trang trí 
lớp, thư viện và nhà vệ 
sinh thân thiện theo 
tiêu chí của kế hoạch 
đã triển khai. Phân 
công các nhóm thực 
hiện và hoàn thành 
trong tháng 10. 
- Phân công Trưởng 
ban văn thể và TPT 
kiểm tra. 
- Nhận xét tuyên dương 
khen thưởng. 
- Các bộ phận làm 
không đúng theo các 
tiêu chí trong bản kế 
hoạch. 
- Làm bong tróc sơn 
tường, hư hỏng một 
số vật dụng trong 
phòng học. 
- Thiếu các phương 
tiện, CSVC. 
- Các nhóm thực hiện 
không đúng yêu cầu. 
- Một số học sinh 
không tham gia. 
- Thực hiện chậm trễ, 
sai sót, tiêu cực. 
- Chế độ khen thưởng 
không tương xứng với 
công việc. 
- Hướng dẫn, hỗ trợ 
cách thực hiện. 
- GVCN nhắc nhở HS 
cẩn thận trong quá 
trình thực hiện. 
- Vận động, tận dụng, 
thúc đẩy XHHGD. 
- Hướng dẫn kĩ trước 
khi giao việc. 
- Nhắc nhở, giáo dục 
HS, đưa vào nội dung 
đánh giá xếp loại. 
- Theo dõi, nhắc nhở 
chấn chỉnh, tăng 
cường kiểm tra. 
- Vận động hỗ trợ đề 
xuất kinh phí từ 
BĐDCMHS. 
16 
10.Tổng 
kết việc 
thực 
hiện kế 
hoạch. 
Đánh giá kết 
quả thực 
hiện công 
tác xây dựng 
môi trường 
xanh, sạch, 
đẹp. 
Ban chỉ 
đạo. 
Thực hiện đánh 
giá theo tiêu chí 
đề ra của bản kế 
hoạch. 
Thực hiện tuần 
19. 
Kiểm tra kết quả thông 
qua các nội dung thực 
hiện: Trồng cây xanh, 
chăm sóc hoa; Vệ sinh 
sân trường, lớp học; 
Trang trí lớp, nhà vệ 
sinh, thư viện. 
- Khen thưởng, rút kinh 
nghiệm. 
- Đánh giá không 
đúng thực chất. 
- Một số công việc 
chưa hoàn thành. 
- Phải tiến hành 
hường xuyên, đối 
chiếu với kế hoạch, 
đo lường theo chuẩn. 
- Nghiên cứu tìm hiểu 
nguyên nhân, lập kế 
hoạch điều chỉnh, bổ 
sung. 
17 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
 Đổi mới quản lý công tác xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp tạo cảnh quan sư 
phạm có đủ cây xanh, môi trường sạch, đẹp đồng thời tạo môi trường giáo dục trong 
lành. Các phòng học, phòng thư viện, phòng chức năng, nhà vệ sinh ngăn nắp, sạch 
đẹp, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường. Tạo nên nét văn hóa riêng 
của nhà trường. 
 Trong quá trình đổi mới yếu tố về tinh thần của con người là rất quan trọng. Đổi 
mới quản lý công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp không phải là việc một 
sớm một chiều mà phải cần rất nhiều thời gian và công sức phối hợp của tập thể nhà 
trường. 
 Nhìn chung, chất lượng quản lý công tác xây dựng môi trường xanh – sach – đẹp ở 
các cấp hiện nay dù có xuất hiện nhiều khuynh hướng đổi mới tích cực và phần nào tác 
động đến người lãnh đạo, giúp họ nắm bắt nhanh và tốt các khuynh hướng tích cực đó 
để xây dựng và phát triển vẻ đẹp của nhà trường. Tuy nhiên, có được sự đồng thuận 
trong tư tưởng và cách thực hiện của các nhà quản lý và đội ngũ trong trường là cả một 
vấn đề khó khăn. Các nhà quản lý giáo dục chưa thật sự có những bước đổi mới đột 
phá. Để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng trong công tác này sự đồng thuận 
trong tập thể nhà trường và kinh phí thực hiện. Đây là hai yếu tố không thể thiếu trong 
việc đổi mới bất kỳ một hình thức nào. 
 Tóm lại, trong giáo dục con người là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta cần phải có 
sự đồng thuận, sự thống nhất giữa các nhà quản lý các cấp và giữa người quản lý với 
giáo viên thì việc nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường mới thực hiện được. 
4.2. Kiến nghị 
4.2.1. Đối với Sở các cấp chính quyền địa phương 
 Tăng cường đầu tư cho công tác giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng với 
nhu cầu giáo dục trong thời kỳ mới. 
 Có chế độ thu hút đặc biệt đối với giáo viên về công tác tại địa phương. Cần có 
lộ trình đầu tư phù hợp xây dựng trường chuẩn quốc gia. 
 Hỗ trợ thêm kinh phí để nâng cấp, sửa chữa sân chơi, nhà vệ sinh cho học sinh. 
4.2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 
 Tổ chức cho cán bộ quản lý, cán bộ cốt cán ở trường học tập lý luận chính trị, 
quản lý giáo dục. Mở các hội thảo chuyên đề để đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường 
được giao lưu học tập lẫn nhau. 
 Hàng tháng tổ chức họp giao ban để nắm bắt thông tin chỉ đạo hoạt động xây 
dựng văn hóa nhà trường. Trên cơ sở đó nắm bắt thông tin điều chỉnh kịp thời hoạt 
động giáo dục toàn ngành. 
18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ giáo dục và đào tạo, Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-
2013, Nhà xuất bản Giáo dục 
[2] Trường Cán bộ quản lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu học tập bồi 
dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông, Lưu hành nội bộ năm 2013 
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2008 ) chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT ngày 22 tháng 7 
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 
[ 4] Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, kế hoạch số 1332/KH-SGDĐT ngày 
10/10/2008 về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực” trong các trường học tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2008-2013 
[5] Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Ranh, Công văn số 651/PGDĐT-GDTrH ngày 
08/11/2011 của Phòng GD&ĐT TP Cam Ranh về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các 
trường học trên địa bàn thành phố Cam Ranh năm học 2011 – 2012 và giai đoạn 2008 
– 2013 
[6] THCS Nguyễn Trung Trực, kế hoạch số 10/ KH-NTT ngày 30/09/2010 của 
Trường THCS Nguyễn Trung Trực về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phong trào 
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 – 2011 và 
giai đoạn 2008 – 2013 
[7] Trường THCS Nguyễn Trung Trực, báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của 
trường THCS Nguyễn Trung Trực. 
[8] Trường THCS Nguyễn Trung Trực, phương hướng và nhiệm vụ năm học 2018 – 
2019 
[9] Học viện Quản lý Giáo dục (2013), tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng PT, NXB Giáo 
dục. 
[10] Một số tiểu luận của các khóa trước. 
19 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
 - BĐDCMHS: Ban đại diện cha mẹ học sinh 
 - CSVC : Cở sở vật chất 
 - GV : Giáo viên 
 - GVCN : Giáo viên chủ nhiệm 
 - HT : Hiệu trưởng 
 - HS : Học sinh 
 - PHHS : Phụ huynh học sinh 
 - TN : Thanh niên 
 - TPT : Tổng phụ trách 
 - XHHGD : Xã hội hóa giáo dục 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_xay_dung_moi_truong_xanh_sach_dep_o_truon.pdf