Tiểu luận Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa - Năm học 2018-2019

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do pháp lý

Cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh gồm một số

văn bản sau:

- Luật giáo dục Việt Nam do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XI,

kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 01 tháng 01 năm 2006 ( khoản 2, Điều 3: Hoạt động giáo dục phải được thực

hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý

luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và

giáo dục xã hội. )

- Căn cứ theo điêu lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và

trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Quy định tại

Chương VII “Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội”:

Điều 45. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và

xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu,

nguyên lý giáo dục.

Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh

1. Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trong mỗi năm học

gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo

viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh.

2. Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi

năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp cử

ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học

sinh từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ

học sinh.

pdf 29 trang chauphong 22/08/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa - Năm học 2018-2019

Tiểu luận Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC T.P. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Mầm non, Phổ thông - TP Cam 
Ranh năm 2018 
ĐỀ TÀI 
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHA MẸ 
VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG 
THCS CAM THỊNH TÂY,CAM RANH, KHÁNH HÒA, 
 NĂM HỌC 2018-2019 
 Học viên: Đặng Thị Bích Trâm 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Cam Thịnh Tây, 
 Cam Ranh, Khánh Hòa 
CAM THỊNH TÂY, THÁNG 9/ 2018 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban 
đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 
2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 1 
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ 
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHA MẸ VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC 
SINH TẠI TRƯỜNG THCS CAM THỊNH TÂY,CAM RANH, 
KHÁNH HÒA, NĂM HỌC 2018-2019 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1.1 Lý do pháp lý 
Cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh gồm một số 
văn bản sau: 
- Luật giáo dục Việt Nam do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XI, 
kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ 
ngày 01 tháng 01 năm 2006 ( khoản 2, Điều 3: Hoạt động giáo dục phải được thực 
hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý 
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và 
giáo dục xã hội. ) 
 - Căn cứ theo điêu lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Quy định tại 
Chương VII “Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội”: 
Điều 45. Trách nhiệm của nhà trường 
Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và 
xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, 
nguyên lý giáo dục. 
Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh 
 1. Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trong mỗi năm học 
gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo 
viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh. 
 2. Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi 
năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp cử 
ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban 
đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 
2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 2 
3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học 
sinh từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ 
học sinh. 
Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 
Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha 
mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: 
 1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. 
 2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự 
nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà 
trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, 
ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học 
sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với 
lứa tuổi. 
- Căn cứ điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban hành kèm thông tư số 
55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo. Điều 
13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp 
1. Hỗ trợ các hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện theo nội dung đã được 
thống nhất trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học. 
2. Tham gia các cuộc họp định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban 
đại diện cha mẹ học sinh lớp, chủ động phối hợp với Ban đại diện và cha mẹ học 
sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có 
hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của 
cha mẹ học sinh; góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học 
sinh. 
3. Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban 
đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện 
cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh 
- Căn cứ thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 Quy định tài trợ 
cho các cơ sở giáo dục. 
- Căn cứ theo kế hoạch năm học 2018-2019 của Hiệu trưởng trường THCS 
Cam Thịnh Tây - xã Cam Thịnh Tây- Cam Ranh, Khánh Hòa. 
1.2 Lý do lý luận: 
Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong 
nhà trường và gia đình là hai cơ sở trực tiếp giáo dục các em. Gia đình luôn là môi 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban 
đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 
2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 3 
trường sống, môi trường giáo dục lâu dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình 
thương yêu. Như vậy, gia đình là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi và ưu thế 
trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, do đó nhà trường cần 
phải chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Mặt 
khác, sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là 
một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta. 
Công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm 
thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình 
và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục; huy động mọi lực lượng và nguồn lực của 
cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết 
bị giáo dục của nhà trường, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục 
lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh, 
tạo điều kiện cho học sinh vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp 
với lứa tuổi. 
Gia đình, Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhu cầu, nguyện vọng , lợi ích 
trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường trong sự nghiệp giáo dục , một đối tác trong 
công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường và là lực lượng quan trọng góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh . 
Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi thiếu niên bắt đầu dậy thì, có nhiều biến 
đoiẻ về tâm sinh lý, ý thức chưa cao, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. 
Học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, nhất là học sinh nam thường bị hấp dẫn bởi 
những trò vui tiêu khiển hiện đại, bên cạnh đó hầu như các em đều không đi học 
thêm. Như vậy, khoảng 1/4 thời gian là các em ở trường, còn 3/4 thời gian các em ở 
nhà hoặc ngoài xã hội, ngoài ra trong suốt gần 3 tháng hè các em cũng không đến 
trường. Với môi trường như vậy, học sinh trung học cơ sở dễ sao nhãng việc học 
tập và rèn luyện của mình nếu không được các bậc phụ huynh quản lý, hướng dẫn. 
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã thực hiện ở toàn cấp trung 
học cơ sở . Phương pháp học tập theo chương trình mới yêu cầu việc tự giác học 
tập ở nhà của học sinh, các em không phải thụ động tiếp thu kiến thức ở trường mà 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban 
đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 
2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 4 
phải chủ động tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn thông tin theo sự hướng dẫn của 
thầy cô và cha mẹ. Hơn nữa quá trình học tập ở nhà là quá trình tiếp nối và hoàn 
thiện quá trình học tập ở trường , làm chuyển hóa kiến thức đã lĩnh hội làm trở 
thành kĩ năng của bản thân . Do đó, nhà trường cần phải chủ động phối hợp thường 
xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, nhằm 
thực hiện tốt mục tiêu và nguyên lý giáo dục. 
Tính hệ thống, tính liên tục và tính thống nhất các tác động giáo dục và các 
lực lượng giáo dục là một nguyên tắc giáo dục rất quan trọng , vì đặc điểm của quá 
trình giáo dục là lâu dài, việc phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh tạo nên 
sự gắn kết giữa nhà trường và cộng đồng , sự cảm thông chia sẻ đồng thời mỗi bên 
đều thấy được trách niệm của mình trong việc giáo dục trẻ. 
Do đó sự phối hợp giữa nhà trương với cha mẹ học sinh là điều hết sức cần 
thiết, sẽ tạp ra sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng giáo dục: thầy cô và cha mẹ, 
đồng thời tạo được môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của học sinh 
ở cả nhà trường và gia đình . 
1.3 Lý do thực tiễn: 
Thực tế trong những năm gần đây, với sự hội nhập vào nền kinh tế thị 
trường, bên cạnh những mặt tích cực đã có không ít tiêu cực ảnh hưởng đến suy 
nghĩ của các em học sinh, làm cho tinh thần, động cơ, thái độ học tập của một số 
em có phần giảm sút, lệch lạc. Một số học sinh không có ý thức học tập, không có 
ước mơ, không có hoài bão, các em đến lớp như một “cực hình”, đến lớp không 
thuộc bài, không chép bài, không chú ý nghe thầy cô giảng bài, làm mất trật tự 
trong tiết học, ở nhà không học bài và làm bài tập, thường xuyên trốn học, nghe rủ 
rê của bạn bè hay vào quán nét....Điều đáng quan tâm là một số em bỏ học, bị lôi 
kéo bởi những thanh niên xấu tụ tập thành các băng nhóm hư hỏng làm mất an 
ninh trật tự ở địa phương ngày càng gia tăng. 
Về phía gia đình, hầu hết các phụ huynh đều mong muốn con em của mình 
đến lớp là những học sinh chăm ngoan, học hành đến nơi đến chốn, mai sau trở 
thành công dân có ích cho xã hội, có tương lai tươi sáng. Bên cạnh đó cũng có một 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban 
đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 
2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 5 
bộ phận các bậc phụ huynh học sinh ( PHHS) nhận thức lệch lạc trong việc học của 
con em mình, một số khác vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải lo lam lũ kiếm sống 
nên không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học của các con. Ngoài ra, một số 
phụ huynh khác chưa đủ trình độ, phương pháp để kèm cặp việc học của các 
em...nên việc học hành, giáo dục giao khoán hết cho thầy cô giáo, cho nhà trường. 
Đây là thực tế có thật tại địa phương xã Cam Thịnh Tây, xã miền núi khó khăn. 
 Do đó, có thể thấy việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và ban 
đại diện cha mẹ học sinh là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết, công tác này 
nếu được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng và 
kết quả giáo dục của nhà trường. Vì lý do đó, bản thân tôi chọn đề tài “ Hiệu 
 ... 9 
luận về vấn 
đề phối hợp 
ĐK tài 
chính: 
200.000 bồi 
dưỡng cho 
các bài tham 
luận 
trò, trách nhiệm của gia đình 
và chức năng, nhiệm vụ của 
hội cha mẹ học sinh 
- Hiệu trưởng tư vấn cho 
Ban đại diện cha mẹ học 
sinh những kiến thức, kỹ 
năng để họ thực hiện tốt vai 
trò, nhiệm vụ của mình, tư 
vấn cho họ lập kế hoạch 
hành động cho cả năm học 
của Ban đại diện 
- Mất điện thoại nhắc nhở 
, nhà trường 
gửi thư mời 
Ban đại diện 
của trường. 
- Chuẩn bị 
máy phát điện 
Tổ chức họp 
phụ huynh 
học sinh 
- Thông báo 
kết quả học 
tập và rèn 
luyện của HS 
ở HKI. 
- Trao đổi 
- Giáo 
viên chủ 
nhiệm lớp. 
- Cha mẹ 
học sinh 
- Lớp học. 
- Bảng 
thống kê kết 
quả hai mặt 
chất lượng 
giáo dục của 
- GVCN thông qua kết quả 
học tập và rèn luyện của HS 
ở HKI. 
- GVCN không thông báo cụ 
thể HS yếu, chưa ngoan chỉ 
thông báo kết quả chung của 
Cha mẹ học 
sinh đi không 
đầy đủ 
Gửi thư mời, 
nhắc học sinh 
đưa tận tay 
cho cha mẹ 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam 
Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 20 
kinh nghiệm 
giáo dục con 
em để nâng 
cao kết quả 
học tập và rèn 
luyện của học 
sinh 
lớp ở HKI lớp và nêu tên những HS có 
thành tích tốt, nhiều tiến bộ. 
- Gửi thư mời riêng những 
phụ huynh có con em đạt kết 
quả chưa cao, còn nhiều hạn 
chế để trao đổi riêng, từ đó 
tư vấn về cách thức giáo dục 
và thống nhất với phụ huynh 
những biện pháp cần áp 
dụng. 
- GVCN kết hợp với Bn đại 
diện cha mẹ học sinh của lớp 
tổ chức, trao đổi về kinh 
nghiệm giáo dục các em. 
Tổ chức họp 
phụ huynh 
học sinh 
Nâng cao kết 
quả học tập và 
rèn luyện học 
Giáo viên 
chủ nhiệm 
Cha mẹ 
- Nội dung , 
biên bản 
họp 
- Thông báo kết quả học tập 
và rèn luyện của học sinh 
giữa HKII của cả lớp 
Cha mẹ học 
sinh đi không 
đầy đủ 
Gửi thư mời 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam 
Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 21 
sinh đến cuối 
năm học 
học sinh - GVCN trao đổi cách phụ 
đạo, bồi dưỡng ở nhà cho 
cha mẹ học sinh để đạt kết 
quả cao ở cuối năm học 
Tổ chức hội 
nghị cha mẹ 
học sinh lớp, 
trường cuối 
năm học 
Tổng kết, định 
hướng hoạt 
động/ Kết quả 
đạt được. 
Báo cáo kết 
quả xếp loại 
hai mặt giáo 
dục của học 
sinh, phương 
hướng tổ chức 
rèn luyện học 
sinh trong hè. 
- Hiệu 
trưởng 
- Hiệu phó 
- GVCN 
-GVBM 
- Tổng phụ 
trách đội 
Phòng họp 
Bảng thống 
kê chất 
lượng hai 
mặt giáo 
dục của học 
sinh 
Thông báo cho PHHS kết 
quả học tập của học sinh . 
Thông báo kế hoạch trong 
hè của nhà trường 
Cha mẹ học 
sinh đi không 
đầy đủ 
GVCN gửi 
giấy mời. 
Kiểm tra, Giảm tối đa tỷ Hiệu - Sổ chủ Kiểm tra báo cáo hàng tháng GVCN Hiệu trưởng 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam 
Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 22 
đánh giá, 
tổng kết khen 
thưởng công 
tác phối hợp 
của GVCN 
với gia đình 
và Ban đại 
diện cha mẹ 
học sinh 
lệ học sinh bỏ 
học, nâng cao 
sự tin tưởng 
của phụ 
huynh, uy tín 
nhà trường 
trưởng 
GVCN 
Ban đại 
diện cha 
mẹ học 
sinh 
nhiệm 
- Biên bản 
sinh hoạt 
lớp 
- Biên bản 
làm việc 
giữa GVCN 
với gia đình 
học sinh 
của GVCN 
Kiểm tra thông tin của các 
loại sổ họp, biên bản.. 
Đánh giá kết quả đạt được 
trong năm học về công tác 
phối hợp 
Bình chọn cho người xuất 
sắc 
Khen thưởng. 
không ghi sổ 
họp, không 
có báo cáo cụ 
thể 
lập kế hoạch 
cụ thể 
Phê bình, nhắc 
nhở GVCN 
không hoàn 
thành nhiệm 
vụ 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện 
cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 23 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1 Kết luận: 
Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục là quốc sách hàng đầu nên mỗi địa phương tùy 
thuộc vào tình hình kinh tế mà đầu tư cho giáo dục của địa phương mình, nhưng một nhà 
trường thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào tài lãnh đạo của Hiệu trưởng , sự 
phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nếu không có sự trợ giúp 
của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì Hiệu trưởng có tài giỏi đến đâu cũng khó đưa được 
nhà trường phát triển. 
Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học 
sinh là trách nhiệm của nhà trường, cũng là cách thức để phát triển giáo dục . Hiện nay, 
công tác này gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự tâm huyết của nhà quản lý giáo dục 
và của từng giáo viên trong nhà trường. 
Qua kết quả thực tế đã đạt được tại đơn vị công tác cho thấy, nếu Hiệu trưởng xây 
dựng được định hướng và phát triển tốt với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học 
sinh thì nhà trường sẽ có một sức mạnh cộng hưởng, như kinh nghiệm dân gian “ Một 
cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 
Vậy, việc giáo dục HS không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường mà nó là kết 
quả tổng hợp của một quá trình rèn luyện tích cực trong môi trường nhà trường, gia đình 
và xã hội. Để thực hiện tốt trách nhiệm này, Hiệu trưởng phải nắm vững vai trò, trách 
nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp một cách hài hòa, khoa học nhằm 
tạo được động lực phát triển nhà trường. 
4.2 Kiến nghị 
4.2.1 Đối với Phòng GD & ĐT thành phố Cam Ranh: 
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, 
mở lớp đào tạo kỹ năng, phối hợp với phụ huynh học sinh cho giáo viên. 
- Tổ chức cuộc thi GVCN giỏi để tạo sân chơi lành mạnh, tạo cơ hội cho các 
GVCN học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Động viên, khuyến khích, khen thưởng, ghi nhận cống hiến của các bậc cha mẹ 
học sinh tích cực tại các trường trong thành phố. 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện 
cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 24 
4.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân xã Cam Thịnh Tây: 
- Tuyên truyền, vận động học sinh, phụ huynh học tích cực tham gia vào các hoạt 
động giáo dục, hoạt động ngoại khóa của nhà trường. 
- Tạo hành lang pháp lý giúp nhà trường thuận lợi hơn trong công tác vận động 
các nguồn lực xã hội. 
4.2.3. Đối với cha mẹ học sinh: 
- Mạnh dạn, nhiệt tình phối hợp với giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường cùng 
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. 
- Đóng góp ý kiến với nhà trường về việc học hành của con em mình. 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường yên tâm học tập. 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện 
cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có 
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
- Luật giáo dục Việt Nam do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XI, kỳ hợp thứ 
 thông qua ngày 14 tháng năm 200 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 
năm 200 . 
- Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban hành kèm thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT 
ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo. 
- Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 9 2012 Quy định tài trợ cho các cơ sở giáo 
dục. 
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông) 
của trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 
- Tài liệu chuyên đề 13: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường phổ thông của 
trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện 
cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 26 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 
1.1. Lý do pháp lý 1 
1.2. Lý do lý luận 2 
1.3.Lý do thực tiễn 4 
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 5 
2.1 Khái quát tình hình, đặc điểm nhà trường 5 
2.2 Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ và 
Ban đại diện cha mẹ học sinh 
2.2.1 Điểm mạnh 
2.2.2 Điểm yếu 
2.2.3 Cơ hội 
2.2.4 Thách thức 
7 
7 
8 
9 
10 
2.3. Kinh nghiệm thực tế của nhà trường trong công tác xây dựng 
và phát triển mối quan hệ với cha mẹ và Ban đại diện cha mẹ học 
sinh 
2.3.1 Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và phát triển mối quan hệ với 
cha mẹ, ban đại diện cha mẹ học sinh 
2.3.2 Nội dung và hình thức phối hợp, xây dựng và phát triển quan hệ 
với cha mẹ và Ban đại diện cha mẹ học sinh 
2.3.3 Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng và 
10 
11 
12 
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ và ban đại diện 
cha mẹ học sinh tại trường THCS Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa năm học 2018-2019 
HV: Đặng Thị Bích Trâm - Trường THCS Cam Thịnh Tây 27 
phát triển mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh 12 
III . KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ 
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHA MẸ VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA 
MẸ HỌC SINH NĂM HỌC 2018-2019 
14 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1 Kết luận 
4.2 Kiến nghị 
23 
23 
23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 
LỜI CẢM ƠN 
 Trong thời gian gần 2 tháng học lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, 
được các thầy cô giảng viên đã tận tình truyền đạt kiến thức và cả kinh 
nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục, bản thân em đã tiếp thu được rất 
nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm hay về công tác quản lý. 
Những kiến thức thầy cô đã truyền thụ sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt 
động, giúp em nâng cao kiến thức quản lý, đáp ứng được sự kỳ vọng của 
các cấp lãnh đạo, của tập thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. 
 Để hoàn thành khóa bồi dưỡng Cán bộ quản lý, em xin chân thành cảm 
ơn Lãnh đạo phòng GD&ĐT TP. Cam Ranh, Ban giám hiệu trường THCS 
Cam Thịnh Tây đã tạo điều kiện để em được học lớp Cán bộ quản lý và 
hoàn thành tiểu luận của mình. 
 Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường cán bộ quản lý giáo dục TP. 
Hồ Chí Minh. 
 Bản thân em đã rất cố gắng, song bài tiểu luận này vẫn không tránh 
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý 
kiến của quý thầy cô. 
 Cuối cùng, ngoài lời cảm ơn chân thành, em xin kính chúc quý thầy cô 
dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. 
 Xin chân thành cảm ơn 
 Người thực hiện 
 Đặng Thị Bích Trâm 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_hieu_truong_chi_dao_xay_dung_va_phat_trien_moi_qua.pdf