Tiểu luận Giải quyết đơn tố cáo ở trường Tiểu học Long Thới B, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
(Bản scan)
Việc khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh là một trong những quyền cơ bản của công dân, Hiến pháp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và nhiều văn bản pháp luật khác. Khiếu nại, Tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phản ảnh tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo và phản ánh của mình và tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác ".
Để cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo và phản ánh được quy định theo Hiến pháp năm 2013, tại kì họp thứ 13, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật tố cáo số 03/2011/QH13, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo ra đời đã tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Qua tổng kết nhiều năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật tố cáo và phản ánh cho thấy quyền khiếu nại, tố cáo và phản ánh của công dân đã được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh.
File đính kèm:
- tieu_luan_giai_quyet_don_to_cao_o_truong_tieu_hoc_long_thoi.pdf