Tiểu luận Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường Mầm non Họa Mi, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - Năm học 2016-2017
(Bản scan)
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận.
1.1 Lý do pháp lý.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của giáo dục với mục tiêu: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, xem đó là một trong những vấn đề quan trọng để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.
| Đội ngũ giáo viên luôn là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, việc quản lý nguồn nhân lực theo quan điểm “chuẩn hóa” càng trở nên cấp bánh hơn bao giờ hết để có thể tận dụng những cơ hội cũng như đương đầu và vượt qua những khó khăn, thách thức do quá trình hội nhập mạng lại.
| Căn cứ vào điều lệ và các văn bản pháp quy của nhà nước về việc quản lý nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường nơi đang công tác. Quyết định số 02/2008/QĐ - BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Nội dung kiểm tra hoạt động sự phạm của giáo viên được xác định trên cơ sở quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kết quả công tác được giao.
Tại điểm c, khoản 4, điều 16, chương II của điều lệ trường mầm non đã quy định Hiệu trưởng có một trong các nhiệm vụ: “Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định”.
Nghị định 42/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/05/2013 quy định nhiện vụ của thanh tra trong hoạt động giáo dục thì hiệu trưởng được giao việc kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo" thay vì trước đây là hoạt động của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Nghị định này đã phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, đòi hỏi trách nhiệm của hiệu trưởng trong công tác quản lý chất lượng đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục.
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_kiem_tra_hoat_dong_su_pham_cua_giao_vien.pdf