Tiểu luận Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu - Năm học 2018-2019
1. Lý do pháp lý:
Kiểm định chất lượng giáo dục đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều
17, Luật Giáo dục (2015) quy định: “KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi
cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để
xã hội biết và giám sát”.
Nghị định 75/2006/NĐ-CP và Nghị định 31/2011/NĐ-CP đã cụ thể các nội
dung của công tác KĐCLGD cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ
thống KĐCLGD, định kỳ KĐCLGD, công khai kết quả KĐCLGD”.
Bộ GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, từng bước tạo ra
chuyển biến tích cực về CLGD ở các trường học. Trong KĐCLGD, công tác TĐG là
một bước rất quan trọng trong quy trình kiểm định. Để thực hiện tiểu luận của mình, tôi
căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:
- Điều 17, Điều 19, Điều 58 Luật Giáo dục 2005.
- Chỉ thị 46/2008/CT- BGDĐT, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ GD-ĐT triển
khai “TĐG hằng năm để cải tiến nâng cao CLGD”.
- Thông tư 42/2012/TT – BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ GD-ĐT
về việc ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳ
KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Công văn 8987/KTKĐCLGD – KĐPT, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ
GD&ĐT về việc Hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở
giáo dục thường xuyên.
- Công văn 46/KTKĐCLGD –KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Bộ GD-
ĐT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.
- Thông tư 2210/BGDĐT- KTKĐCLGD, ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ
GD-ĐT về Chỉ đạo đơn giản hóa việc thu thập minh chứng ở một số tiêu chuẩn, tiêu
chí trong KĐCLGD.
2. Lý do lý luận:6
Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá
(bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
của cơ quan quản lý nhà nước.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục là họat động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của
cơ sở giáo dục phổ thông theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT
ban hành nhằm giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong
từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và nâng cao các
hoạt động giáo dục.
Quy trình KĐCL gồm 4 bước: TĐG của cơ sở giáo dục; Đăng kí đánh giá
ngoài; Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục; Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn CLGD
và cấp giấy chứng nhận CLGD. Trong bốn bước trên, bước TĐG của cơ sở giáo dục có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường. TĐG của
cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, TĐG của nhà trường
căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ GD-ĐT ban hành nhằm chỉ ra điểm
mạnh, điểm yếu của trường mình, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng có tính
khả thi và thực hiện các biện pháp đó để nâng cao chất lượng một cách liên tục.
TĐG thể hiện được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, là một quá
trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, có sự
tham gia của nhiều cá nhân trong nhà trường. Vì thế, TĐG đòi hỏi sự chính xác, tính
khách quan, trung thực và công khai, các kết luận, giải thích phải dựa trên thông tin,
minh chứng cụ thể.
Nội dung của TĐG gồm 5 Tiêu chuẩn, được thực hiện theo một quy trình chặt
chẽ gồm 6 bước:
- Thành lập hội đồng TĐG.
- Xây dựng kế hoạch TĐG.
- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo TĐG.
- Công bố báo cáo TĐG.
Công tác TĐG có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh
giá ngoài và đạt mục đích của KĐCL của nhà trường. Mỗi người quản lý đều có cách
tổ chức hoạt động riêng, người quản lí giỏi là người biết vận dụng, xử lí công việc một
cách linh hoạt sáng tạo, có cơ sở lý luận rõ ràng nhưng luôn luôn gắn với thực tiễn hiện
trạng của đơn vị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu - Năm học 2018-2019
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUÁN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỞNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THPT, TỈNH BẠC LIÊU CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A, HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU, NĂM HỌC 2018 - 2019 HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG UYÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A, XÃ VĨNH THỊNH HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU Bạc Liêu, ngày 15 tháng 11 năm 2018 2 LỜI CẢM ƠN Kính thưa quý thầy, cô! Qua thời gian học tập Lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông, bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm hay mà Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt, bên cạnh đó, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cơ quan quản lí lớp học. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, tôi xin chân thành cảm ơn: - Trường Cán bộ quản lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. - Quý thầy cô giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã không quản đường xa đến với lớp học; thầy cô rất nhiệt tình, đầy tâm huyết chia sẻ, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng quý báu và đó cũng là hành trang để vững tin hơn khi bước vào công tác quản lý thời gian sắp tới. - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình – Bạc Liêu đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập lớp học này. - Hiệu trưởng trường tiểu học Vĩnh Thịnh A– huyện Hòa Bình – Bạc Liêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia đầy đủ thời gian học tập và nhiệt tình cung cấp một số tài liệu, thông tin của nhà trường để tôi được hoàn thành tiểu luận của mình. Kính thưa quý thầy cô! Bản thân đã rất cố gắng nhưng do điều kiện thời gian, do khả năng có hạn nên chắc rằng nội dung tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi rất mong được đón nhận sự góp ý của lãnh đạo và quý thầy cô. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý lãnh đạo, quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Trân trọng cảm ơn và kính chào! Người viết Nguyễn Thị Phương Uyên 3 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 Danh mục viết tắt 3 I. Lý do chọn đề tài 4-5 1. Lý do pháp lý 4 2. Lý do lý luận 5 3. Lý do thực tiễn 6 II. Tình hình thực tế về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 6-18 1. Khái quát về trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 6 2. Thực trạng về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 7 3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để cải tiến công tác tự đánh giá tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 8-9 4. Kinh nghiệm thực tế về công tác tự đánh giá của trường trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 10-19 III. Kế hoạch hành động đối với công tác tự đánh giá của trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 19-24 IV. Kết luận và kiến nghị 25-26 1. Kết luận 25 2. Kiến nghị 25 Tài liệu tham thảo 26 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT NỘI DUNG CỤ THỂ VIẾT TẮT 1 Ban đại diện BĐD 2 Cơ sở vật chất CSVC 3 Cha mẹ học sinh CMHS 4 Chất lượng giáo dục CLGD 5 Giáo viên GV 6 Học sinh HS 7 Hội đồng HĐ 8 Hội đồng tự đánh giá HĐTĐG 9 Hiệu trưởng HT 10 Kiểm định chất lượng giáo dục KĐCLGD 11 Phó hiệu trưởng PHT 12 Tự đáng giá TĐG 13 TW Trung ương 5 CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A, HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU, NĂM HỌC 2018-2019 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lý do pháp lý: Kiểm định chất lượng giáo dục đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều 17, Luật Giáo dục (2015) quy định: “KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”. Nghị định 75/2006/NĐ-CP và Nghị định 31/2011/NĐ-CP đã cụ thể các nội dung của công tác KĐCLGD cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống KĐCLGD, định kỳ KĐCLGD, công khai kết quả KĐCLGD”. Bộ GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, từng bước tạo ra chuyển biến tích cực về CLGD ở các trường học. Trong KĐCLGD, công tác TĐG là một bước rất quan trọng trong quy trình kiểm định. Để thực hiện tiểu luận của mình, tôi căn cứ vào các văn bản pháp lý sau: - Điều 17, Điều 19, Điều 58 Luật Giáo dục 2005. - Chỉ thị 46/2008/CT- BGDĐT, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ GD-ĐT triển khai “TĐG hằng năm để cải tiến nâng cao CLGD”. - Thông tư 42/2012/TT – BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳ KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. - Công văn 8987/KTKĐCLGD – KĐPT, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. - Công văn 46/KTKĐCLGD –KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Bộ GD- ĐT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học. - Thông tư 2210/BGDĐT- KTKĐCLGD, ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ GD-ĐT về Chỉ đạo đơn giản hóa việc thu thập minh chứng ở một số tiêu chuẩn, tiêu chí trong KĐCLGD. 2. Lý do lý luận: 6 Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước. Tự đánh giá chất lượng giáo dục là họat động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành nhằm giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và nâng cao các hoạt động giáo dục. Quy trình KĐCL gồm 4 bước: TĐG của cơ sở giáo dục; Đăng kí đánh giá ngoài; Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục; Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn CLGD và cấp giấy chứng nhận CLGD. Trong bốn bước trên, bước TĐG của cơ sở giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường. TĐG của cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, TĐG của nhà trường căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ GD-ĐT ban hành nhằm chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của trường mình, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng có tính khả thi và thực hiện các biện pháp đó để nâng cao chất lượng một cách liên tục. TĐG thể hiện được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của nhiều cá nhân trong nhà trường. Vì thế, TĐG đòi hỏi sự chính xác, tính khách quan, trung thực và công khai, các kết luận, giải thích phải dựa trên thông tin, minh chứng cụ thể. Nội dung của TĐG gồm 5 Tiêu chuẩn, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ gồm 6 bước: - Thành lập hội đồng TĐG. - Xây dựng kế hoạch TĐG. - Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. - Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. - Viết báo cáo TĐG. - Công bố báo cáo TĐG. Công tác TĐG có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá ngoài và đạt mục đích của KĐCL của nhà trường. Mỗi người quản lý đều có cách tổ chức hoạt động riêng, người quản lí giỏi là người biết vận dụng, xử lí công việc một cách linh hoạt sáng tạo, có cơ sở lý luận rõ ràng nhưng luôn luôn gắn với thực tiễn hiện trạng của đơn vị. 3. Lý do thực tiễn: 7 Thực tế trong nhiều năm qua, công tác TĐG tại trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đã được thực hiện và từng bước có đi vào chiều sâu. Hoạt động TĐG của trường nhìn chung là tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi quyết định cơ bản có thông qua thống nhất chung. Tuy nhiên, qua quá trình được nghiên cứu, học tập chuyên đề 7 “Đánh giá, KĐCLGD phổ thông” tại lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lí giáo dục, tôi nhận thấy rằng, công tác TĐG của nhà trường vẫn còn một vài bất cập, đánh giá đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tính xác thực và khách quan chưa cao, Hội đồng TĐG cũng có căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD-ĐT để tiến hành xem xét, thu thập thông tin, minh chứng, báo cáo, nhưng đôi lúc việc xử lý thông tin, minh chứng chưa rõ ràng, thiếu thuyết phục; công tác lưu trữ hồ sơ chưa khoa học; trường có chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu nhưng mô tả hiện trạng chưa sâu. Từ đó, biện pháp cụ thể điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra đúng với yêu cầu TĐG còn mang tính hình thức, chung chung. Vấn đề chấn chỉnh, khắc phục hạn chế trong TĐG nói riêng, công tác KĐCLGD của nhà trường nói chung hiện nay vẫn là vấn đề cấp bách và quan trọng, cần điều chỉnh phù hợp. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu năm học 2018 - 2019”, trong đó trọng tâm là công tác TĐG để nghiên cứu với mong muốn: Vận dụng những kiến thức thầy cô truyền đạt, với kinh nghiệm thực tiễn trải nghiệm góp phần nâng cao chất lượng công tác TĐG nói riêng, CLGD toàn diện nhà trường nói chung, từng bước góp phần đưa nhà trường phát triển xứng tầm với yêu cầu của xã hội. II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A: 1. Khái quát về trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu: Trường tiểu học Vĩnh Thịnh A được thành lập theo Quyết định số 1768/QĐ.UB, ngày 05/9/2001 của Chủ tịch UBND huyện Hoà Bình. Trường thuộc xã nghèo, vùng sâu, ven biển; toàn trường có 18 lớp/549 học sinh; gồm 02 điểm trường Vĩnh Lạc và Vĩnh Lập; điểm Vĩnh Lạc là điểm trung tâm có 422 HS/13 lớp, Vĩnh Lập là điểm lẻ có 127 HS/5 lớp; cách nhau khoảng 3 km, tuyến đường giao thông chính là lộ nhựa nên thuận lợi cho HS đi học. Điểm trung tâm trường tọa lạc tại ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh; đây là khu vực trung tâm của xã, có mật độ dân cư khá đông, tập trung buôn bán tại chợ Cống Cái Cùng; nhìn chung, trường có nhiều thuận lợi so với các trường khác trên địa bàn cả về vị trí địa lý, công tác xã hội hóa giáo dục và việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong những năm qua, trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự chỉ đạo sâu sát của Phòng GD-ĐT huyện Hoà Bình, sự hỗ trợ của Ban đại diện CMHS nên CSVC ngày càng hoàn thiện, hiệu quả đào tạo ngày càng cao, chất lượng 8 mũi nhọn và đại trà luôn được cải thiện lực, vị thế và thương hiệu của nhà trường ngày càng được khẳng định. Tr ... mẫu TĐG, phân công nội dung tập huấn, tiếp cận sớm những biểu mẫu, không lúng túng khi thực hiện; chuẩn bị có nội dung cần tập huấn. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp HT, PHT, thư ký HĐTĐG, các nhóm công tác và thư ký các nhóm công tác. Điều kiện, thời gian thực hiện 1 tuần (từ 4/9 đến 11/9) Tài liệu tập huấn; Văn bản và biểu mẫu công tác TĐG. Cách thức thực hiện HT chuẩn bị nội dung tập huấn; thư ký HĐ in ấn các biểu mẫu. Phân công nội dung cho từng báo cáo viên. Rủi ro, khó khăn Thiếu tài liệu, thành viên hiểu chưa sâu, cập nhật sai nôi dung. Hướng khắc phục Kiểm tra tài liệu, bổ sung từ các nguồn; xem kỹ văn bản hướng dẫn, sắp xếp theo thứ tự. 6. Tập huấn nghiệp vụ công tác TĐG. Mục đích/kết quả đạt được Nâng cao nhận thức về công tác TĐG, cung cấp một số kỹ năng cơ bản về thực thi nhiệm vụ trong công tácTĐG; thực hành kĩ năng cho thành viên HĐ biết viết phiếu đánh giá tiêu chí và viết báo cáo. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp HT, PHT và toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Điều kiện, thời gian thực hiện Trong tháng 10 Tài liệu về công tác TĐG, máy chiếu hỗ trợ. 23 Cách thức thực hiện HT, phó HT và GV được tập huấn chuẩn bị tài liệu và nội dung truyền đạt trong tập huấn như thống nhất. Rủi ro, khó khăn GV không tập trung được 1 lần, vì thời gian ảnh hưởng đến giờ dạy; thiếu kinh phí. Hướng khắc phục Tổ chức tập huấn làm 2 đợt;vận động nguồn kinh phí. 7. Thu thập thông tin, minh chứng; mã hóa các minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí Mục đích/ kết quả đạt được Cập nhật minh chứng đúng theo từng tiêu chí cụ thể. Sắp xếp, phân tích, xử lý thông tin, minh chứng đúng, khoa học. Đánh giá mức độ tiêu chí đạt và chưa đạt. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp Nhóm công tác phụ trách tiêu chí, tiêu chuẩn; nhân viên thư viện, văn thư, kế toán, một số GV và nhân viên có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ. Điều kiện, thời gian thực hiện Từ đầu tháng 11/2018 đến hết tháng 2/2019 Thời điểm huy động 25 hàng tháng. Các hộp lưu trữ thông tin, minh chứng tiêu chí theo mã hóa, máy photo, máy in. Cách thức thực hiện Cá nhân thu thập từ chỗ bộ phận lưu trữ. Dựa vào văn bản chỉ đạo để đặt ký hiệu thông tin, minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí. Rủi ro, khó khăn Thông tin, minh chứng không tìm thấy, trùng lặp; bô phận lưu trữ không phối hợp đúng thời gian. Hướng khắc phục Thảo luận, xin ý kiến chỉ đạo; Căn cứ văn bản xem lấy mã hóa nào; nhắc nhở, đưa ra kế hoạch cụ thể nhắc nhở. 8. Họp HĐ TĐG. Mục đích/ kết quả đạt được Kiểm tra tiến độ công việc, đôn đốc và xử lý tồn động (nếu có) nhằm đảm bảo kịp tiến trình, thời gian thực hiện kế hoạch. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp Toàn thể thành viên trong HĐ TĐG. Điều kiện, thời gian thực hiện 1 ngày. Phòng HĐ trường; văn bản thực thi nhiệm vụ của từng thành viên. Cách thức thực hiện Cá nhân, nhóm công tác báo cáo nội dung,tiến độ công việc; thảo luận vấn đề nảy sinh từ minh chứng. 24 Rủi ro, khó khăn Thành viên chưa tích cực,làm qua loa, chiếu lệ. Tập huấn chưa sâu, làm sai. Chế độ bồi dưỡng chưa tương xứng với công việc nên thiếu tích cực. Hướng khắc phục Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nghiêm túc. Căn cứ văn bản làm tốt công tác chi tiêu nội bộ, vận động nguồn kinh phí từ phụ huynh. 9. Hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí. Mục đích/ kết quả đạt được Chỉnh sửa, bổ sung nội dung phiếu đánh giá tiêu chí chuẩn bị viết báo cáo TĐG. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp Lãnh đạo HĐ TĐG và các nhóm công tác, GV, nhân viên phối hợp. Điều kiện, thời gian thực hiện 2 ngày,/tháng 3 Văn bản hướng dẫn TĐG và các phiếu đánh giá tiêu chí; biên bản phản biện chéo. Cách thức thực hiện Kiểm tra lại việc cập nhật, bổ sung nội dung yêu cầu của phiếu hoàn chỉnh. Rủi ro, khó khăn Bổ sung thiếu; viết phiếu không đầy đủ, không cụ thể, mô tả hiện trạng và biện pháp cải tiến không lô gic. Hướng khắc phục Hỗ trợ, nghiên cứu lại văn bản, điều chỉnh hoặc viết lại. 10. Hoàn chỉnh dự thảo báocáo; công bố dự thảo báo cáo trong HĐ sư phạm. Mục đích/kết quả đạt được Kiểm lại minh chứng trong báo cáo và thu thập ý kiến góp ý tập thể để hoàn chình; toàn trường biết được hiện trạng của trường mình. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp HĐTĐG và tập thể cán bộ, GV và nhân viên, thư ký HĐTDG có và ghi biên bản nội dung góp ý, thảo luận. Điều kiện, thời gian thực hiện 2 tuần / giữa tháng 3, Hồ sơ dự thảo báo cáo TĐG; một số văn bản có liên quan Cách thức thực hiện HĐTĐG kiểm lại báo cáo; họp HĐ sư phạm, HT công bố dự thảo báo cáo. Rủi ro, khó khăn Báo cáo có nhiều góp ý. Hướng khắc phục Nghiên cứu, thảo luận và bổ sung, điều chỉnh hoặc giải trình. 25 11. Hoàn thiện báo cáo, công bố báo cáo trong nội bộ. Mục đích/ kết quả đạt được Xử lý tồn động, hoàn thành báo cáo TĐG của nhà trường. Công bố báo cáo trong nôi bộ. Người/ đơn vị thực hiện, phối hợp HT, thư ký HĐ TĐG. Điều kiện, thời gian thực hiện 1 tuần, cuối tháng 3 Văn bản hướng dẫn; công việc thực tiễn nhà trường. Cách thức thực hiện Xem xét góp ý tập thể, đối chiếu văn bản, điều chỉnh bổ sung. Công bố báo cáo TĐG. Rủi ro, khó khăn Nhiều góp ý không phù hợp, thiếu trọng tâm. Hướng khắc phục Họp HĐ trường để phản biện, giải trình. 12. Nộp báo cáo tự đánh giá, công bố báo TĐG. Mục đích/ kết quả đạt được Xác định cấp độ nhà trường đạt được; công bố rộng rãi báo cáo TĐG. Người/đơn vị thực hiện, phối hợp HT, Ban thư ký HĐTĐG. Điều kiện, thời gian thực hiện Đầu tháng 4/2019 Bản Báo cáo TĐG của nhà trường. Cách thức thực hiện Hoàn chỉnh báo cáo, nộp Phòng GD-ĐT; công bố báo cáo TĐG trường. Rủi ro, khó khăn Sai sót về hình thức, Phòng GD-ĐT không chấp nhận. Hướng khắc phục Thư ký kiểm tra, điều chỉnh lại. 13. Tổng kết; đánh giá, khen thưởng Mục đích/ kết quả đạt được Nhận xét ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm chung; tạo động lực trong lao động; tuyên dương, khen thưởng thành tích. Người/đơn vị thực hiện, phốihợp HĐ TĐG và các thành viên phối hợp. Tập thể HĐ sư phạm. Điều kiện, thời gian thực hiện Tuần 3, tháng 4/2019, Sổ theo dõi tiến trình công việc của các thành viên, nhóm công tác; ý kiến tập thể. Cách thức thực hiện Đánh giá mức độ thực thi nhiệm vụ; tổ chức bình chọn khen thưởng; công bố với tập thể nhà trường; tuyên dương, khen thưởng thành tích. Rủi ro, khó khăn So bì, thiếu đồng thuận trong khen thưởng. 26 Hướng khắc phục Có minh chứng về ưu, hạn chế của cá nhân; phân tích độ chênh lệch; phân tích thực trạng về kinh phí ảnh hưởng số lượng khen thưởng. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Để có được thành công trong công tác TĐG thì cán bộ quản lí và toàn thể HĐ sư phạm cần phải xác định đúng ý nghĩa, mục đích, yêu cầu cũng như quy trình công tác KĐCLGD; phải nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo; chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tốt khâu thu thập, phân tích, xử lí và lưu trữ minh chứng. Điều quan trọng hơn vẫn là phải tạo sự đồng thuận của mọi người về công tác TĐG, có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động, khen thưởng động viên tạo động lực thúc đẩy thành công hơn trong công tác TĐG. Trong quá trình TĐG, ngoài vấn đề nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận thì người HT còn cần phải thật sự chú ý đến thực trạng của đơn vị. Có như thế thì người HT mới có thể chỉ đạo TĐG đúng, khách quan và đề ra các giải pháp hiệu quả để cải tiến nâng cao chất lượng, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác TĐG, nâng dần mức độ thành công cho thời gian tiếp sau. 2. Kiến nghị: - Sở GD-ĐT Bạc Liêu thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác KĐCLGD. - Phòng GD-ĐT cần có đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ nhà trường trong công tác TĐG; hằng năm, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tổng kết về công tác về công tác TĐG và KĐCL. Qua đó tạo điều kiện các trường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tuyên dương những tập thể, cá nhân có nhiều giải pháp hay trong lĩnh vực này. - Hỗ trợ các điều kiện để trường thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng hàng năm, nhất là về nhân sự, tài chính. Vĩnh Thịnh, ngày tháng 11 năm 2018 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Phương Uyên 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật Giáo dục năm 2005. - Chỉ thị 46/ 2008/CT- BGDĐT, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Triển khai tự đánh giá hằng năm để cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. - Thông tư 42/2012/TT – BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. - Công văn 8987/KTKĐCLGD – KĐPT, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. - Công văn 46/KTKĐCLGD – KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học. - Thông tư 2210/BGDĐT- KTKĐCLGD, ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chỉ đạo đơn giản hóa việc thu thập minh chứng ở một số tiêu chuẩn tiêu chí trong kiểm định chất lượng giáo dục. - Công văn 4378/BGDĐT, ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn quản lý chất lượng giáo dục năm 2017 -2018, đối với công tác kiểm định chất lượng giáo dục “chú trọng tự đánh giá hằng năm, triển khai kiểm định chất lượng chu kỳ 2 đối với trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm. - Tài liệu học tập Bồi dưỡng lớp cán bộ quản lý trường phổ thông. - Tham khảo một số Tiểu luận về công tác KĐCLGD trong nhà trường phổ thông./. 28 Phụ lục 5 TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH PHIẾU ĐĂNG KÝ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀ VIẾT TIỂU LUẬN - Họ tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG UYÊN - Sinh ngày: 07/ 8/1983 - Lớp bồi dưỡng QLCB trường THPT, năm học 2018 – 2019 - Tên cơ sở nghiên cứu: Trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. - Thời gian nghiên cứu thực tế và viết Tiểu luận: từ ngày 21/10/2018 đến ngày 14/11/2018. - Đề tài tiểu luận (HV đăng ký 2 đề tài thuộc 2 chuyên đề khác nhau và chỉ làm đề tài khi được duyệt). ĐỀ TÀI 1 (chuyên đề 7) ĐỀ TÀI 2 (chuyên đề 8) Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, năm học 2018 - 2019. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học tại Trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, năm học 2018- 2019. Bạc Liêu, ngày 15 tháng 11 năm 2018 KÝ DUYỆT NGƯỜI ĐĂNG KÝ Duyệt đề tài. Nguyễn Thị Phương Uyên
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_kiem_dinh_chat_luong_giao_duc_tai_truong.pdf