Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam về biến đổi khí hậu và đo lường giá sẵn lòng trả (WTP) của họ cho chính sách giảm thiểu nhằm đạt được hoặc tránh gặp phải ba kịch bản tăng nhiệt độ đến năm 2100 (gồm có kịch bản B1 cho mức phát thải và tăng nhiệt độ thấp, kịch bản B2 cho mức phát thải và tăng nhiệt độ trung bình, và kịch bản A1FI cho mức phát thải và tăng nhiệt độ cao) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù người phúc đáp không đánh giá “quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên” là vấn đề xã hội hàng đầu, nhưng họ vẫn sẵn lòng trả số tiền dương cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Cụ thể, để đạt được các kịch bản B1, B2, và A1FI, người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 64.48, USD 56.86, và USD 55.24 và để tránh gặp phải các kịch bản này người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 56.95, USD 62.62, và USD 63.33 theo phân tích phi tham số. Đối với phân tích tham số, để đạt được các kịch bản B1, B2, và A1FI, người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 86.43, USD 77.62, và USD 75.95 và để tránh gặp phải các kịch bản này người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 58.76, USD 72.38, và USD 80.38

pdf 59 trang Minh Tâm 29/03/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân 
 cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu 
 trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam* 
 ĐẶNG ĐÌNH THẮNG† 
 03–2013 
Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân đô thị ở Thành phố Hồ Chí 
Minh, Việt Nam về biến đổi khí hậu và đo lường giá sẵn lòng trả (WTP) của họ cho chính sách 
giảm thiểu nhằm đạt được hoặc tránh gặp phải ba kịch bản tăng nhiệt độ đến năm 2100 (gồm có 
kịch bản B1 cho mức phát thải và tăng nhiệt độ thấp, kịch bản B2 cho mức phát thải và tăng 
nhiệt độ trung bình, và kịch bản A1FI cho mức phát thải và tăng nhiệt độ cao) sử dụng phương 
pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù người phúc đáp không 
đánh giá “quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên” là vấn đề xã hội hàng đầu, nhưng họ 
vẫn sẵn lòng trả số tiền dương cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cụ thể, để đạt được 
các kịch bản B1, B2, và A1FI, người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 64.48, USD 56.86, và 
USD 55.24 và để tránh gặp phải các kịch bản này người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 
56.95, USD 62.62, và USD 63.33 theo phân tích phi tham số. Đối với phân tích tham số, để đạt 
được các kịch bản B1, B2, và A1FI, người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt là USD 86.43, USD 
77.62, và USD 75.95 và để tránh gặp phải các kịch bản này người phúc đáp sẵn lòng trả lần lượt 
là USD 58.76, USD 72.38, và USD 80.38. 
Từ khóa: Sẵn lòng trả (Willingess to pay – WTP); Biến đổi khí hậu (Climate Change); Nóng lên 
toàn cầu (Global Warming); Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; Phương pháp đánh giá ngẫu 
nhiên (Contingent Valuation Method – CVM); Mô hình Logit có điều kiện (Conditional Logit 
Model) 
Phân loại theo JEL: Q51, Q54 
* Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là một hợp phần của dự án nghiên cứu “Willingess to Pay for Climate 
Change Mitigation Policies in Vietnam” được thực hiện bởi TS. Trương Đăng Thụy, Phạm Thị Ánh Ngọc, Đặng Đình 
Thắng, và Đỗ Thị Kim Chi, được tài trợ bởi Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA – Economy 
and Environment Program for Southeast Asia). 
† Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. E-mail: thang.dang@ueh.edu.vn. Tác giả xin gửi lời 
cảm ơn đến TS. Trương Đăng Thụy, Phạm Thị Ánh Ngọc và Đỗ Thị Kim Chi trong dự án nghiên cứu “Willingess to 
Pay for Climate Change Mitigation Policies in Vietnam” đã hỗ trợ cho nghiên cứu này được thực hiện. Cảm ơn tài trợ 
nghiên cứu từ EEPSEA và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 
 1 
 1 Giới thiệu 
Biến đổi khí hậu thực sự là một trong những thách thức lớn mà loài người phải đối 
diện hiện nay vì những tác động tiêu cực của nó đến cuộc sống con người một cách 
rõ ràng (Houghton, 2004; IPCC 2007; Lovejoyce và Hannah 2006; Metz và cộng sự 
2007; Parry và cộng sự 2007; Stern, 2006, 2007). Việc cung cấp các chính sách giải 
quyết thách thức này được quan tâm rộng rãi của các chính trị gia và các nhà nghiên 
cứu khoa học. Có nhiều quan điểm cho rằng cho rằng chính sách giải quyết vấn đề 
biến đổi khí hậu nên được bắt đầu thực hiện từ các khu vực đô thị (Corfee-Morlot 
và cộng sự, 2009; World Bank, 2010) bởi vì mối quan hệ chặt chẽ giữa nó với biến 
đổi khí hậu (World Bank, 2010). Mối quan hệ này được thể hiện thông qua việc các 
khu vực đô thị vừa được xem là nguồn lớn gây ra phát thải hiệu ứng nhà kính, là 
nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu; và 
đồng thời khu vực đô thị cũng là nơi gánh chịu nhiều tổn thất nhất do biến đổi khí 
hậu gây ra. 
 Hiện nay quy mô dân số ở các vùng đô thị cũng gia tăng không ngừng (Angel 
và cộng sự, 2005). Theo ước tính, đến khoảng 2030 trên cả thế giới sẽ có khoảng 59% 
dân số thế giới sống ở khu vực đô thị, trong đó tỷ lệ này lần lượt là 81% và 55% ở 
các quốc gia phát triển và đang phát triển (UN-Habitat, 2011). Tác động của đô thị 
hóa và biến đổi khí hậu đang dần hội tụ theo những cách thức có thể làm tổn hại 
đến sự bền vững về môi trường, kinh tế, và xã hội của cuộc sống con người ở các 
khu vực đô thị trên thế giới. Một cách rõ ràng, quy mô, tốc độ tăng trưởng, và mật 
độ của dân số là những yếu tố quyết định lượng phát thải khí nhà kính ở các thành 
phố (UN-Habitat, 2011). Các khu vực đô thị trên thế giới “đóng góp” khoảng 70% 
tổng lượng phát thải gây hiện tượng nóng lên toàn cầu trong khi chỉ chiếm khoảng 
2% diện tích đất (UN-Habitat, 2011). Đó là hậu quả của việc tiêu thụ nhiều năng 
lượng do yêu cầu của quá trình đô thị hóa nhanh và nhu cầu cho phát triển ở các 
thành phố. Theo thống kê của IEA (2008), khu vực đô thị phát thải trên 67% khí nhà 
kính toàn cầu liên quan đến việc tiêu dùng năng lượng, và con số này được dự báo 
sẽ tăng lên 74% vào năm 2030. Như vậy, phát thải từ các khu vực đô thị được xem là 
nguồn chủ yếu gây nên biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, việc đưa ra các chính sách 
quy hoạch đô thị có tích hợp các chính sách biến đổi khí hậu là hành động cần thiết 
 2 
 nhằm góp phần giải quyết biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, đồng thời làm cho 
các thành phố phát triển bền vững hơn. 
 Bên cạnh đó, các khu vực dân cư ở đô thị là nơi được xem đứng trước rủi ro 
của hiện tượng nước biển dâng, hạn hán, nắng nóng, lũ lụt, và các rủi ro tự nhiên 
khác có liên quan đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có thể đe dọa cơ sở hạ 
tầng, chất lượng cuộc sống và toàn bộ hệ thống đô thị. Không chỉ các quốc gia nghèo 
mà cả các nước có thu nhập cao cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức từ các 
biến cố tự nhiên bất thường do biến đổi khí hậu (World Bank, 2010b). Cả thế giới có 
khoảng 360 triệu người sống ở các khu vực đô thị ven biển thấp hơn 10m so với mức 
nước biển và dễ bị tổn thương bởi lũ lụt và triều cường (Satterthwaite và Moser, 
2008). Một ví dụ điển hình, Trung Quốc có khoảng hơn 78 triệu người sinh sống ở 
các thành phố có nguy cơ bị lũ lụt đe dọa (McGranahan và cộng sự, 2007). Do đó, 
các thành phố với quy mô dân số lớn và càng gia tăng cũng là nơi gánh chịu rất 
nhiều hậu quả từ biến đổi khí hậu. 
 Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các 
sản phẩm và tài sản cho nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia và thành phố phải dựa 
vào sự thuận lợi của quá trình đô thị hóa làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, 
phát triển bền vững của nhiều quốc gia cũng có thể dựa trên sự phát triển bền vững 
của các khu vực đô thị. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến nhiều đô thị và cư 
dân ở đó, đặc biệt là người nghèo. Biến đổi khí hậu rõ ràng là một thách thức lớn 
cho sự phát triển bền vững cho các thành phố trên thế giới hiện nay. Việc đưa ra các 
chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu1 từ khu vực đô thị2 cần được chú trọng hơn 
bao giờ hết nhằm mục tiêu không chỉ là một cách thức giải quyết với vấn đề biến đổi 
1 Chính sách để giải quyết biến đổi khí hậu có thể là chính sách thích ứng (adaptation) hoặc giảm thiểu (mitigation). 
Giảm thiểu được hiểu là những chính sách làm thay đổi hành vi tiêu dùng hay sản xuất, phát triển công nghệ nhằm 
góp phần làm thay đổi biến đổi khí hậu theo hướng có lợi cho con người, như làm giảm tốc độ của nóng lên toàn cầu 
xuống bằng cách thực hiện các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính (chủ yếu là CO2) trên phạm vi toàn cầu (World 
Bank, 2010a) trong khi thích ứng là tìm cách sống có lợi nhất khi trong điều kiện hiện hành của biến đổi khí hậu. 
2 Có thể là việc thực hiện chính sách riêng lẻ ở các thành phố khó có thể đạt kết quả trong việc giải quyết biến đổi khí 
hậu toàn cầu. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu đã tranh luận rằng, tổ chức của các thành phố được xem như là các 
quốc gia thu nhỏ nên nhiều thành phố trên thế giới tham gia giải quyết biến đổi khí hậu sẽ làm cho phạm vi rộng hơn 
trên toàn cầu. Ví dụ, ở Hoa Kỳ có đến 1017 thành phố ký cam kết tham gia Nghị định thư Kyoto nhằm làm giảm phát 
thải khí nhà kính toàn cầu (US Conference of Mayors, 2008). 
 3 
 khí hậu toàn cầu mà còn nhằm tạo ra một sự phát triển bền vững3 cho các đô thị. 
Việc xây dựng thành công các chính sách biến đổi khí hậu ở các thành phố cũng là 
cơ sở để xây dựng các chương trình nghị sự quốc gia cho giải quyết biến đổi khí hậu 
và nóng lên toàn cầu. Nếu không đưa ra các chính sách sách can thiệp đến việc sử 
dụng năng lượng hiệu quả và giảm phát thải nhà kính ở khu vực đô thị thì rất khó 
khăn để loài người có thể tránh được các thảm họa do biến đổi khí hậu cho cả khu 
vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, các thành phố thì đang phải đối diện với 
nhiều thách thức phức tạp cần giải quyết. Do vậy, khi thêm vào các chính sách thích 
ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ làm cho gánh nặng ngân sách và nguồn lực 
công ở các thành phố trở nên lớn hơn. Do đó, cần xem xét tính quan trọng và định 
lượng được lợi ích của chính sách biến đổi khí hậu cũng là một thông tin quan trọng 
cần có để quyết định có nên cung cấp chính sách hay không từ các nhà quản lý xã 
hội. Nghiên cứu sự ưa thích hay ủng hộ của người dân đóng thuế ở hiện tại cho 
chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng là một cơ sở để chính phủ quyết định 
có nên thực hiện các chính sách này hay không (Layton và Brown, 2000). 
 Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) của Việt Nam được dự báo là một trong 
năm thành phố cảng trên toàn thế giới có quy mô dân số bị ảnh hưởng nặng nề nhất 
từ biến đổi khí hậu toàn cầu đến năm 2070 (Nicholls và cộng sự, 2008).4 Nếu tính 
tổng quan các chỉ tiêu về phát triển đô thị, TP. HCM được xếp hạng thứ tư trong số 
các thành phố ở khu vực châu Á dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu do tác động 
của nước biển dâng (Senga, 2010). Do đó, vấn đề biến đổi khí hậu cần được đưa vào 
quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội ở TP. HCM (Storch và Downes, 2011).5 
Trong bối cảnh như vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu sự ưa thích của 
người dân ở TP. HCM, một thành phố bị tác động lớn của biến đổi khí hậu, thông 
qua sẵn lòng trả của họ cho chính sách giảm thiểu sử dụng phương pháp đánh giá 
3 Khái niệm “thành phố bền vững” (sustainable cities) ở đây được hiểu là các cộng đồng đô thị thực hiện cải thiện phúc 
lợi cuộc sống cho thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại để khả năng cải thiện phúc lợi cuộc sống của các thế hệ tương 
lai ở đô thị khi tích hợp các yếu tố kinh tế, xã hội, và môi trường. 
4 Nghiên cứu này khảo sát 136 thành phố cảng trên thế giới bắt đầu thực hiện vào năm 2005. Mười thành phố cảng có 
số người dân dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu gồm có Mumbai (Ấn Độ), Quảng Châu (Trung Quốc), 
Thượng Hải (Trung Quốc), Miami (Hoa Kỳ), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), Kolkata (Ấn Độ), Greater New York (Hoa 
Kỳ), Osaka-Kobe (Nhật Bản), Alexandria (Ai Cập) và New Orleans (Hoa Kỳ) (xem xét điều kiện tại thời điểm 2005). 
5 Vì tính cấp thiệt như vậy, TP. Hồ Chí Minh đã xếp vào nhóm các thành phố lớn nhất trên thế giới (C40) tham gia 
giải quyết biến đổi khí hậu. Chi tiết, tham khảo tại 
 4 
 ngẫu nhiên CVM.6 Bên cạnh đo lường lợi ích7 của chính sách giảm thiểu, nghiên cứu 
này còn tìm hiểu kiến thức và thái độ của người dân đối với biến đổi khí hậu. 
Phần còn lại của bài viết này được tổ chức như sau. Phần 2 trình bày tổng quan lý 
thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu bao gồm mô tả 
địa điểm nghiên cứu, thiết kế và quản lý khảo sát, và mô hình kinh tế lượng để ước 
lượng giá trị WTP sẽ được trình bày trong phần thứ 3. Ở phần thứ 4, kết quả nghiên 
cứu sẽ được trình bày cũng với một số thảo luận. Cuối cùng, trong phần thứ 5, một 
số kết luận quan trọng sẽ được đưa ra dựa trên các kết quả của nghiên cứu này. 
2 Tổng quan lý thuyết 
Nghiên cứu về sự ưa thích cho chính sách biến đổi khí hậu là một chủ đề nghiên 
cứu đang dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh 
tế môi trường và biến đổi khí hậu. Về kết quả ước lượng WTP cho các chính sách 
khí hậu, Johnson và Nemet (2010) tổng hợp 27 nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 
2010 để tìm ra rằng giá trị WTP nằm trong khoảng từ USD 22 đến USD 437/hộ gia 
đình/năm, và giá trị trung bình và trung vị của WTP lần lượt là USD 167 và USD 135 
(tính theo USD năm 2008).8 Cụ thể, Berk và Fovell (1999) là một trong số các nghiên 
cứu đầu tiên ứng dụng CVM để tìm hiểu sự ưa thích của người dân ở thành phố 
Log Angles, Hoa Kỳ. Có đến tám kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai (bốn cho 
mùa hè và bốn cho mùa đông) được sử dụng để hỏi.9 Kết quả nghiên cứu cho thấy 
6 Có hai nhóm phương pháp các nhà kinh tế học sử dụng để đánh giá lợi ích của chính sách giảm thiểu biến đổi khí 
hậu là dùng các mô hình kinh tế học vĩ mô cho quy mô cả nền kinh tế (IPCC, 2001; Dowlatabadi và Morgan, 1993; 
Maddison, 1995; Nordhaus, 1994) và sử dụng các phương pháp phát biểu sở thích (SP – Stated Preferences) cho các cá 
nhân hay hộ gia đình. CVM là một phương pháp thuộc nhóm phương pháp SP dùng để đo lường giá trị kinh tế của 
chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu. 
7Trong đo lường lợi ích của chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu hiện nay, các nhà nghiên cứu không chỉ tập trung 
vào lợi ích trực tiếp của chính sách đó mà còn có thể nghiên cứu cả lợi ích kép (co-benefits, spillover benefits, ancillary 
benefits) của chính sách. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, mời xem thêm ở Bollen và cộng sự (2009a), Pearce 
(2000). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào đo lường lợi ích trực tiếp thông qua giá 
trị WTP của người phúc đáp cho chính sách. 
8 Kết quả này đã loại bỏ các giá trị khác biệt (outliers) của WTP. 
9 Bốn kịch bản cho mùa hè gồm có: (1) Nóng hơn cho vùng duyên hải, (2) Lạnh hơn cho vùng duyên hải, (3) Nóng 
hơn cho vùng thung lũng, và (4) Lạnh hơn cho vùng thung lũng. Bốn kịch bản cho mùa đông gồm có: (1) Nóng hơn 
và ẩm ướt hơn cho các vùng, (2) Nóng hơn và khô ráo hơn cho các vùng, (3) Lạnh hơn và ẩm ướt hơn cho các vùng, 
và (4) Lạnh hơn và khô ráo hơn cho các vùng. 
 5 
 giá WTP của người phúc đáp chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mức tăng nhiệt độ đối với 
các kịch bản mùa hè và mức giảm lượng mưa đối với các kịch bản mùa đông. Giá trị 
WTP còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mà người phúc đáp quan tâm như sau: chất 
lượng cuộc sống, tác động đến các khu bảo tồn hoang dã, tác động kinh tế, và tác 
động đến các thế hệ tương lai. Li và cộng sự (2004) cho kết quả là có khoảng hơn 
một người phúc đáp được khảo sát ở các thành phố ở Hoa Kỳ sẵn lòng chi trả thêm 
khoảng EURO 3 cho phát thải một tấn CO2 tương đương để ủng hộ chính sách khí 
hậu. Hersch và Viscusi (2006) tìm ra rằng người dân đô thị ở châu Âu sẵn lòng trả 
thêm 3.7% cho chi phí nhiên liệu (xăng) để ủng hộ cho chính sách biến đổi khí hậu, 
tương đương khoảng EURO 156 cho phát thải một tấn CO2 tương đương. Viscusi và 
Zeckhauser (2006) chỉ ra rằng sinh viên Đại học Harvard sẵn lòng trả thêm USD 0.5 
cho một gallon xăng (tăng khoảng 25%) để giúp làm giảm phát thải nhà kính. 
Hidano và Kato (2007) là nghiên cứu CVM cho chính sách chống nóng lên toàn cầu 
của chính phủ Nhật Bản. Kết quả cho thấy, các giá trị WTP không bị ảnh hương do 
việc thay đổi thông tin của kịch bản nóng lên toàn cầu, địa điểm và thời gian khảo 
sát mà bị tác động bởi anchoring effect khi thực hiện đánh giá ban đầu. Giá trị WTP 
thấp nhất và cao nhất lần lượt là 0.014% và 0.068% của giá trị GDP Nhật Bản vào 
năm 2000. Brouwer và cộng sự (2008) là một nghiên cứu CVM về sự ủng hộ của 
hành khách hàng không cho chính sách làm giảm phát thải CO2 từ phương tiện họ 
tham gia lưu thông thông qua việc trả thêm tiền thuế du hành carbon (carbon travel 
tax) theo giá vé. Kết quả cho thấy, nhìn chung, người phúc đáp sẵn lòng trả tiền thuế 
du hành carbon để ủng hộ cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu mặc dù có sự 
khác biệt về tỷ lệ đồng ủng hộ cho chương trình giữa hành khách đến từ Châu Âu 
(tỷ lệ 80% ủng hộ và WTP trung bình là EURO 26.6/chuyến bay), Bắc Mỹ (tỷ lệ 75% 
ủng hộ và WTP trung bình là EURO 20.2/chuyến bay), Châu Á (tỷ lệ 59% ủng hộ và 
WTP trung bình là EURO 16.1/chuyến bay). Từ các kết quả WTP, các tác giả đã ước 
lượng số tiền tài trợ hàng năm cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể 
khoảng EURO 23 tỷ. Lee và Cameron (2008) nghiên cứu về các WTP của người dân 
cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách thực hiện khảo sát 1651 hộ gia 
đình ở Hoa Kỳ qua hệ thống thư tín. Kết quả cho thấy WTP lớn hơn nếu sử dụng 
phương tiện thanh toán là thuế năng lượng và tỷ lệ thuận với khả năng chia sẻ chi 
phí này từ cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, người dân Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng ủng hộ chính 
sách nhiều hơn khi họ tin rằng hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu là lớn. 
 6 
 Trong những năm gần đây, càng có nhiều hơn nghiên cứu về sự ưa thích của 
người dân các nước cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu với sự đa dạng về 
“hàng hóa” đánh giá. Acquah và Onumah (2011) tìm hiểu nhận thức của nông dân 
Ghana về biến đổi khí hậu và đánh giá cho các chính sách giảm thiểu. Kết quả 
nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn người phúc đáp cảm nhận về hiện tượng tăng nhiệt 
độ và giảm lượng nước mưa theo thời gian, và WTP của họ cho chính sách giảm 
thiểu bị tác động nghịch chiều với các biến số tuổi, số năm đi học, và quyền sở hữu 
đất nông nghiệp. Trong khi đó, Adaman và cộng sự (2011) nghiên cứu về WTP của 
các hộ gia đình đô thị ở Thổ Nhĩ Kỳ cho giảm phát thải CO2 thông qua cải tiến sản 
xuất năng lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của họ. 2422 người phúc đáp 
ở 26 thành phố được phỏng vấn trực tiếp bằng cách sử dụng double-bounded 
dichotomous choice CVM. Kết quả cho thấy WTP bị ảnh hưởng không chỉ bởi các yếu 
tố kinh tế-xã hội của người phúc đáp mà còn cả kiến thức môi trường, thái độ và 
hành vi liên quan đến việc phạm vi hợp tác giải quyết biến đổi khí hậu và tính khả 
thi của chính sách. WTP của những người có trình độ học vấn cao hơn trong mẫu 
khảo sát này so với người có trình độ học vấn thấp hơn. Ngoài ra, sự ủng hộ cho 
chính sách của người phúc đáp bị ảnh hưởng tiêu cực do niềm tin về khả năng 
không đóng góp của những người khác và thiếu niềm tin vào thể chế ra quyết định 
chính sách (do tham nhũng và quản lý kém). Tỷ lệ nhỏ (khoảng một phần ba) người 
dân không ủng hộ chính sách chủ yếu là những người có thu nhập thấp và ít quan 
tâm đến vấn đề môi trường. Nhóm người phản đối chính sách giảm thiểu và cho 
rằng đây chỉ là trách nhiệm của các nước phát triển vì họ phát thải nhiều chỉ chiếm 
một tỷ lệ rất nhỏ. Akter và Bennett (2011) sử dụng “Chương trình giảm thiểu ô 
nhiễm carbon” (CPRS)10 do chính phủ Úc xây dựng như là một hàng hóa cho người 
dân ở bang New South Wales. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân Úc sẵn 
lòng trả thêm số tiền từ AUD 17 đến AUD 68 cho chi tiêu họ gia đình hàng tháng để 
ủng hộ cho CPRS. Đồng thời, WTP của người phúc đáp chủ yếu dựa vào niềm tin 
của họ đối với mức tăng nhiệt độ trong tương lai theo tỷ lệ nghịch chiều. Trong khi 
đó, nhận thức về thất bại của chính sách của người dân có tác động tiêu cực đến sự 
ủng cho chính sách giảm thiểu. Ngoài ra, người dân ở New South Wales cho rằng 
10 Tên tiếng Anh của chương trình này là Carbon Pollution Reduction Scheme (CPRS). Đây là một chương trình mua bán 
phát thải do chính phủ Úc xây dựng nhằm làm giảm lượng phát thải khí nhà kính như cam kết thực hiện Nghị định 
thư Kyoto của quốc gia này. Chi tiết thông tin về chương trình này, mời tham khảo tại: 
 7 
 mình sẽ ủng hộ chính sách mạnh mẽ hơn nếu cả thế giới đạt được sự đồng thuận 
trong việc việc giải quyết biến đổi khí hậu và các quốc gia phát thải khí nhà kính 
nhiều nhất trên thế giới cũng phải thực hiện các chương trình hay chính sách giảm 
phát thải tương tự như hành động của nước Úc. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu 
cũng chỉ ra rằng việc thông tin về biến đổi khí hậu lan truyền càng rộng thì sự ủng 
hộ cho chính sách càng tăng lên. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã so sánh WTP 
cho chính sách giữa hai nhóm xem và nhóm không xem chương trình An 
Inconvenient Truth thì thấy nhóm nắm được thông tin về biến đổi khí hậu qua 
chương trình truyền hình này có xu hướng sẵn sàng chi trả cao hơn nhiều cho các 
giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu so với nhóm còn lại. Còn Achtnicht (2012) có 
lẽ là một trong số ít các nghiên cứu sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn để 
đo lường WTP của người mua xe hơi ở Đức cho việc giảm phát thải CO2. Kết quả 
cho thấy người mua xe hơi sẵn lòng trả tiền cao hơn cho xe ít phát thải hơn. 
 Ở quy mô nghiên cứu rộng lớn hơn cả là nghiên cứu đa quốc gia về đánh giá 
WTP cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu của Carlsson và cộng sự (2012) 
được thực hiện ở Trung Quốc, Thụy Điển, và Hoa Kỳ sử dụng các kịch bản giảm 
phát thải của IPCC đến năm 2050 theo các tỷ lệ lần lượt là 30%, 60%, và 85%. Kết 
quả chỉ ra rằng người dân Thụy Điển sẵn sàng chi trả nhiều tiền nhất cho chính sách 
giảm thiểu biến đổi khí hậu tromg khi con số đó của người dân Trung Quốc là thấp 
nhất. Cụ thể, người dân Thụy Điển, Hoa Kỳ, và Trung Quốc sẵn lòng chi trả 1.6%, 
1.1%, và 0.9% trong tổng thu nhập của mình để cản trở nhiệt độ tăng lên 20F đến 
năm 2050. Chalak và cộng sự (2012) nghiên cứu WTP của khách hàng các công ty 
cung cấp nước ở Anh Quốc cho chính sách giảm thiểu phát thải khí nhà kính sử 
dụng phương pháp phân tích Bayesian Mixed Logit cho dữ liệu thí nghiệm lựa chọn. 
Kết quả, WTP trung bình trên cho việc tránh phát thải GHG tăng lên lớn hơn WTP 
trung bình cho nỗ lực làm giảm chúng. Longo và cộng sự (2012) là một nghiên cứu 
CVM về WTP cho chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu khi xem xét cả lợi ích kép 
của nó ở tại Basque Country, Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy, khi đưa các lợi ích kép 
vào để xem xét bên cạnh lợi ích trực tiếp, người phúc đáp sẵn lòng chi trả cao hơn 
53–73%. Kết quả này cũng hàm ý về khả năng ủng hộ cao hơn của người dân đóng 
thuế trong một quốc gia nếu chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu có phục vụ cả 
cho mục tiêu phát triển. 
 8 
 Thông qua khảo sát lý thuyết hiện hành, nhìn chung chúng ta thấy các nghiên 
cứu trong chủ đề đánh giá sự ưa thích của người dân cho chính sách (giảm thiểu) 
biến đổi khí hậu chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển. Nghiên cứu này sẽ 
có ý nghĩa làm đa dạng thêm kết quả thực nghiệm từ một quốc gia đang phát triển 
là Việt Nam. 
3 Phương pháp nghiên cứu 
3.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 
Phương pháp định giá kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp 
đánh giá ngẫu nhiên (CVM). CVM là một phương pháp phát biểu sở thích (stated 
preferences) được áp dụng rộng rãi hiện nay nhằm mục tiêu định giá các hàng hóa 
không có giá trên thị trường hay các hàng hóa không tồn tại thị trường cho nó. 
Trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp này, các thị trường hay kịch bản giả 
định về hàng hóa được xây dựng và cung cấp đến người phúc đáp để hỏi họ về giá 
trị sẵn lòng trả (WTP) tối đa hay sẵn lòng chấp nhận (WTA) tối thiểu của họ cho 
nó11, qua đó nghiên cứu sẽ khám phá được sự thay đổi về mặt phúc lợi do hàng hóa 
đó đem lại theo cảm nhận riêng của người phúc đáp (Bateman và cộng sự, 2002; 
Mitchell và Carson, 1989). Ý tưởng về CVM được xem là xuất hiện lần đầu tiên vào 
năm 1947 trong nghiên cứu của Ciriacy- Wantrup (1947) và được áp dụng lần đầu 
tiên trong nghiên cứu của Davis (1963). 
 Trong thiết kế CV, việc mô tả “thật nhất” thị trường giả định cho trao đổi 
hàng hóa được đánh giá là rất quan trọng (Brookshire và Crocker, 1981; Haab và 
McConnell, 2003; Mitchell và Carson 1989). CVM là một phương pháp định giá 
hàng hóa giả định trực tiếp (hypothetical-direct valuation) cần có sự tham gia năng 
động của người phúc đáp. Do đó, để thực hiện được việc quản lý khảo sát hiệu quả, 
các kịch bản giả định được xây dựng cần được mô tả rõ ràng để người phúc đáp 
nắm các thông tin của hàng hóa và việc sử dụng nguồn lực (Herrera và cộng sự 
11 Sử dụng WTP hay WTA để đo lường sự ưa thích của người phúc đáp cho hàng hóa cần đánh giá cũng là một tranh 
cãi. Về mặt lý thuyết, do tác động thu nhập (income impact) thường nhỏ nên không có sự khác biệt lớn giữa giá trị 
WTP và WTA và do đó chênh lệch giữa hai giá trị này có thể bỏ qua (Horowitz và Mcconnell, 2003; Mitchell và 
Carson, 1989). Tuy nhiên, về mặt thực nghiệm lại có sự khác biệt khi WTA thường lớn hơn WTP do xảy ra hiệu ứng 
sở hữu nguồn lực (endowment effect) (Kahneman và cộng sự 1990; Thaler 1980). 
 9 
 2004; Loomis và cộng sự, 2000; Zhongmin và cộng sự, 2003); hay trình bày bối cảnh 
thể chế hay phương tiện chi trả với sự nhấn mạnh vấn đề giới hạn ngân sách (Arrow 
và cộng sự, 1993). Phương tiện chi trả cần phải thực tế và gần gũi với cuộc sống của 
người phúc đáp. 
 Sau khi thiết kế được CV cho nghiên cứu, một mẫu người phúc đáp ngẫu 
nhiên sẽ được xác định để hỏi về sự ưa thích (cụ thể là WTP tối đa hoặc WTA tối 
thiểu) cho một sự thay đổi giả định của hàng hóa cần đánh giá mà điều đó có thể 
làm thay đổi phúc lợi của người phúc đáp. Người phúc đáp được giả định là sẽ thể 
hiện hành vi của họ trong cuộc khảo sát như là trên thị trường thực tế. Điều này là 
yêu cầu tối quan trọng để tránh các hiện tượng sai lệch kết quả của nghiên cứu.12 
Muốn đạt được điều này, yêu cầu đặt ra không chỉ ở khả năng tạo ra bảng câu hỏi 
phù hợp mà còn khả năng quản lý khảo sát tốt. Để thực hiện khảo sát CVM, có thể 
sử dụng một trong các phương pháp như phỏng vấn trực tiếp (face-to-face/in-person 
interview), phỏng vấn qua điện thoại (telephone interview), phỏng vấn bằng thư điện 
tử (e-mail interview). Trong những cách khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thường được 
xem là hiệu quả hơn cả về mức độ chính xác của thông tin khi thực hiện một cuộc 
trao đổi “sâu”, “trực tiếp”, và “gần gũi” người phúc đáp mặc dù chi phí của nó có 
thể rất cao (Amigues và cộng sự, 2002; Bateman và cộng sự, 2003; Lipton và cộng sự, 
1998). 
 Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện nay CVM vẫn là một phương pháp nằm 
trong dòng tranh cãi bởi tính giá trị và đáng tin cậy của kết quả và tác động của các 
sai lệch từ CVM (Venkatachalam, 2004). Arrow và cộng sự (1993) đưa ra một số 
khuyến nghị để tối đa hóa tính đáng tin cậy của CVM bằng cách: sử dụng mẫu xác 
suất, áp dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp (mặt-đối-mặt) hoặc phỏng vấn qua 
điện thoại (nhưng không khảo sát bằng thư điện tử), đo lường WTP hơn là WTA, 
phỏng vấn thử bảng câu hỏi để chỉnh sửa và hoàn thiện trước khi phỏng vấn chính 
thức, diễn giải các câu hỏi CV theo như trong một cuộc trưng cầu dân ý giả định, 
đưa thêm lựa chọn “Có thể không ủng hộ” bên cạnh lựa chọn “Có” và “Không”, 
kiểm tra mối liên quan giữa các đặc tính cá nhân của người phúc đáp và WTP, và 
nhắc nhở người phúc đáp về giới hạn ngân sách như trên thực tế trước khi họ đưa 
ra quyết định WTP của mình. Tuy vậy, ngày nay CVM đã được ứng dụng rộng rãi 
12 Các sai lệch (biases) có thể do sai lệch giả định (hypothetical bias), hành vi chiến lược (strategic behavior), vấn đề phạm 
vi/sự kết hợp (embedding/scope problems), sai lệch do mức chi trả ban đầu (anchoring bias), và sai lệch thông tin 
(information bias). 
 10 

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_ve_bien_doi_khi_hau_vadanh_gia_cua_nguoi_dan_cho_c.pdf