Tiểu luận Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Ngã Sáu - Hậu Giang - Năm học 2017-2018

(Bản scan)

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Cũng trong nghị quyết TW II khoả VIII đã nêu những giải pháp phát triển giáo dục cùng với việc cải tiến các vấn đề về công tác giáo dục toàn diện HS cả mặt tri thức lẫn đạo đức HS.

0 Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 có ghi: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

| Tại Điều 27 của Luật giáo dục năm 2005 cũng quy định: Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 1.2. Cơ sở lý luận

| Học sinh giỏi là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết/khoa học, HSG cần một sự giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của các em. Như vậy, nhà trường cần phát hiện dùng những HSG, có tài năng để kịp thời bồi dưỡng.

Công tác bồi dưỡng HSG là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí. đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò,



pdf 16 trang chauphong 18/08/2022 3920
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Ngã Sáu - Hậu Giang - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_o_truong.pdf