Một số gợi ý để nâng cao chất lượng Luận văn Cử nhân và Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Để nâng cao chất lượng nghiên cứu cho các loại luận văn của sinh viên và công

việc hướng dẫn của giảng viên, các trường đại học cần có những qui định cụ thể về nội

dung và yêu cầu về hàm lượng khoa học của chúng. Bài viết này có mục đích giới thiệu

nội dung và qui trình thực hiện nghiên cứu nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp bậc cử

nhân và thạc sĩ trong ngành QTKD.

Nội dung chính của luận văn cử nhân chưa thật sự là công trình nghiên cứu

khoa học mà là một dự án kinh doanh. Nghiên cứu là một khâu dùng để thu thập thông

tin giúp cho quá trình xác định, phân tích và giải quyết vấn đề kinh doanh. Vì vậy, nội

dung của một luận văn cử nhân nên ở dạng của một dự án kinh doanh với qui trình thực

hiện bao gồm ba bước cơ bản, đó là xác định vấn đề, đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề,

và đánh giá hiệu quả của giải pháp. Nội dung của luận văn thạc sĩ có thể là một dự án

kinh doanh (tương tự như luận văn cử nhân nhưng đòi hỏi cao hơn về kỹ năng xác định

và giải quyết vấn đề cũng như phương pháp nghiên cứu sử dụng để thu thập thông tin

phục vụ quá trình xác định và giải quyết vấn đề) hoặc là một nghiên cứu hàn lâm theo

hướng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thông thường là nghiên cứu hàn lâm hướng giải

quyết vấn đề, đặc biệt là những học viên muốn tiếp tục chương trình bậc tiến sĩ. Do đó,

nội dung chính của luận văn thạc sĩ dạng này tương tự như nội dung của một dự nghiên

cứu khoa học hàn lâm và qui trình nghiên cứu tương tự như các nghiên cứu hàn lâm cho

bậc tiến sĩ. Tuy nhiên, hàm lượng khoa học của nó không yêu cầu cao như nghiên cứu

cho luận án tiến sĩ mà là ở dạng nghiên cứu lặp lại để phục vụ giải quyết các vấn đề về

kinh doanh.

pdf 12 trang chauphong 16280
Bạn đang xem tài liệu "Một số gợi ý để nâng cao chất lượng Luận văn Cử nhân và Thạc sĩ quản trị kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số gợi ý để nâng cao chất lượng Luận văn Cử nhân và Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Một số gợi ý để nâng cao chất lượng Luận văn Cử nhân và Thạc sĩ quản trị kinh doanh
MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN 
CỬ NHÂN VÀ THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH 
Nguyễn Đình Thọ 
Khoa QTKD, Trường ĐH Kinh tế TPHCM 
TÓM TẮT 
 Để nâng cao chất lượng nghiên cứu cho các loại luận văn của sinh viên và công 
việc hướng dẫn của giảng viên, các trường đại học cần có những qui định cụ thể về nội 
dung và yêu cầu về hàm lượng khoa học của chúng. Bài viết này có mục đích giới thiệu 
nội dung và qui trình thực hiện nghiên cứu nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp bậc cử 
nhân và thạc sĩ trong ngành QTKD. 
 Nội dung chính của luận văn cử nhân chưa thật sự là công trình nghiên cứu 
khoa học mà là một dự án kinh doanh. Nghiên cứu là một khâu dùng để thu thập thông 
tin giúp cho quá trình xác định, phân tích và giải quyết vấn đề kinh doanh. Vì vậy, nội 
dung của một luận văn cử nhân nên ở dạng của một dự án kinh doanh với qui trình thực 
hiện bao gồm ba bước cơ bản, đó là xác định vấn đề, đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề, 
và đánh giá hiệu quả của giải pháp. Nội dung của luận văn thạc sĩ có thể là một dự án 
kinh doanh (tương tự như luận văn cử nhân nhưng đòi hỏi cao hơn về kỹ năng xác định 
và giải quyết vấn đề cũng như phương pháp nghiên cứu sử dụng để thu thập thông tin 
phục vụ quá trình xác định và giải quyết vấn đề) hoặc là một nghiên cứu hàn lâm theo 
hướng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thông thường là nghiên cứu hàn lâm hướng giải 
quyết vấn đề, đặc biệt là những học viên muốn tiếp tục chương trình bậc tiến sĩ. Do đó, 
nội dung chính của luận văn thạc sĩ dạng này tương tự như nội dung của một dự nghiên 
cứu khoa học hàn lâm và qui trình nghiên cứu tương tự như các nghiên cứu hàn lâm cho 
bậc tiến sĩ. Tuy nhiên, hàm lượng khoa học của nó không yêu cầu cao như nghiên cứu 
cho luận án tiến sĩ mà là ở dạng nghiên cứu lặp lại để phục vụ giải quyết các vấn đề về 
kinh doanh. 
 Để nâng cao chất lượng các luận văn, cơ sở đào tạo QTKD cần xác định nội 
dung và yêu cầu cơ bản của luận văn cho sinh viên. Một khi đã nắm rõ yêu cầu cơ bản 
học viên sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện luận văn của mình. Hơn nữa, việc này cũng 
giúp cho khâu đánh giá chất lượng luận văn chính xác hơn. Về phía sinh viên, họ cần 
phải nắm rõ nội dung và yêu cầu của nghiên cứu mình thực hiện cho luận văn cũng như 
phương pháp nghiên cứu sử dụng. Cuối cùng cũng là quan trọng nhất là phải gắn liền với 
thực tiễn. Luận văn cử nhân và thạc sĩ dù ở dạng nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là khám 
phá và giải quyết một vấn đề thực tiễn trong kinh doanh. Hay nói cách khác, sinh viên 
cần phải rõ nguyên tắc: Làm gì, làm như thế nào và làm như vậy sẽ được gì cho những 
người sử dụng nó. 
Xác định nội dung và qui trình thực hiện các nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp 
đã được nhiều nhà nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới tập trung nghiên cứu 
(vd, Perry 1998; Garson 2002). Lý do là chất lượng các nghiên cứu trong các luận văn 
đóng góp một phần rất lớn trong chất lượng đào tạo của trường đại học. Vì vậy, các 
trường đại học thường xác định rõ ràng và đầy đủ nội dung (mục tiêu, phạm vi, hàm 
lượng khoa học, qui trình thực hiện) và hình thức cho từng loại luận văn (Garson 2002; 
UTSFoB 1999). 
 Để góp phần cho việc thống nhất về nội dung và qui trình thực hiện các nghiên 
cứu cho luận văn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh (QTKD), góp phần nâng cao chất 
lượng đào tạo của ngành QTKD cũng như giúp cho sinh viên có một qui trình tổng quát 
trong quá trình thực hiện luận văn, bài viết này nhằm vào các mục tiêu: (1) xác định nội 
dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp (2) đề xuất qui trình thực hiện các nghiên cứu 
cho từng loại luận văn. Bài viết này chỉ tập trung vào luận văn bậc cử nhân và thạc sĩ 
trong ngành QTKD. Tuy nhiên, bài viết có đề cập đến luận án tiến sĩ nhằm mục đích 
phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa nghiên cứu của các bậc đào tạo QTKD. Bài 
viết này được chia thành ba phần chính. Trước tiên, tác giả giới thiệu khái quát về các hệ 
đào tạo trong ngành QTKD. Tiếp theo, tác giả giới thiệu các ví dụ về nội dung và qui 
trình thực hiện luận văn cử nhân và thạc sĩ. Cuối cùng là một số đề xuất để tăng cường 
chất lượng của các luận văn. 
SƠ LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU CHO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QTKD 
Hệ thống luận văn tốt nghiệp ngành QTKD tại một số nước trên thế giới 
 Trên thế giới, các trường đại học khác nhau có những tiêu chuẩn về nội dung 
cũng như hình thức khác nhau cho các luận văn và luận án được thực hiện trong trường 
của mình. Hơn nữa các trường đại học cũng có những hệ đào tạo tuy cùng bậc nhưng với 
nội dung yêu cầu khác nhau. 
 Một cách tổng quát, trong ngành QTKD ở bậc đại học, các trường đại học trên 
thế giới có mục tiêu và nội dung đào tạo cử nhân QTKD gần tương tự nhau. Tuy nhiên, 
cũng có một số điểm khác nhau. Lấy ví dụ tại một số nước như Anh, Úc, vv. có hai bằng 
cử nhân khác nhau: (1) Cử nhân kinh doanh (Bachelor of Business) hoặc cử nhân với 
chuyên ngành cụ thể như marketing, tài chánh (Bachelor of Business in 
Marketing/Finance), vv., và (2) Cử nhân nghiên cứu (Honours). Yêu cầu của hai hệ này 
hoàn toàn khác nhau. Trong hệ học môn học, thông thường sinh viên chỉ cần học đủ các 
môn học (đủ số tín chỉ qui định) để nhận bằng cử nhân mà không cần thực hiện nghiên 
cứu (luận văn) để được tốt nghiệp. Trong hệ nghiên cứu, học viên cần phải thực hiện một 
nghiên cứu dạng hàn lâm (academic research) để được tốt nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần 
chú ý là hệ nghiên cứu là hệ nâng cao (chứ không phải hệ thay thế) cho hệ môn học. Sinh 
viên muốn vào học hệ nghiên cứu thì phải có bằng cử nhân của hệ môn học. Để được vào 
học hệ này, sinh viên phải có khả năng và thích thú trong lãnh vực nghiên cứu khoa học 
hàn lâm. Các trường đại học tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, vv. thường chỉ có một 
hệ ở bậc đại học – đó là hệ môn học – và thường không yêu cầu sinh viên thực hiện luận 
văn tốt nghiệp (Hình 1). 
Tương tự như bậc cử nhân QTKD, trong hệ đào tạo cao học QTKD tại các nước 
như Anh, Úc, vv. cũng có hai dạng thạc sĩ khác nhau: (1) Thạc sĩ QTKD (MBA – Master 
of Business Admistration) hoặc thạc sĩ với chuyên ngành cụ thể như Marketing, Tài 
chánh (Master of Business in Marketing/Finance), vv., và (2) Thạc sĩ nghiên cứu (Master 
of Business by Research/Master of Philosophy). Cũng tương tự như trong hệ cử nhân, 
thạc sĩ QTKD theo hệ môn học, học viên không nhất thiết phải làm nghiên cứu cho luận 
văn tốt nghiệp mà chỉ cần học đủ số tín chỉ qui định. Nhưng học viên phải thực hiện các 
dự án kinh doanh cho từng môn học cụ thể. Chỉ có bằng thạc sĩ nghiên cứu là phải làm 
luận văn ở dạng nghiên cứu hàn lâm. Trong hệ đào tạo tiến sĩ ngành QTKD cũng thường 
được chia thành hai hệ chính – tiến sĩ hệ hàn lâm (PhD – Doctor of Philosophy) và tiến sĩ 
hệ thực tiễn (Professional Doctorates; trong ngành QTKD gọi là DBA – Doctor of 
Business Administration). Nội dung nghiên cứu cho luận án của hai hệ này có những yêu 
cầu khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng trường đại học cụ thể, đặc biệt là cho 
tiến sĩ hệ thực tiễn (DBA) (xem, lấy ví dụ, McWilliam & ctg 2002). 
Hệ thống luận văn tốt nghiệp ngành QTKD tại Việt Nam 
Ngành đào tạo QTKD đã xuất hiện tại nước ta từ thập niên 1990. Lúc đầu một số 
trường đại học lớn về kinh tế như Trường ĐH Kinh tế TPHCM và Trường ĐH Kinh tế 
Quốc dân Hà Nội. Những năm sau đó, một số trường đại học khác, đặc biệt là các trường 
đại học dân lập hoặc bán công như Đại học Mở TPHCM, Đại học Hùng Vương, Đại học 
Văn Lang, vv. đã tham gia đào tạo QTKD. Ngành này tiếp tục phát triển và một số 
trường đã đào tạo sau đại học, đặc biệt là thạc sĩ. Chương trình đào tạo QTKD của nước 
ta có điểm giống và khác với một số nước trên thế giới. Hệ đào tạo của chúng ta gần với 
hệ môn học ở bậc cử nhân và thạc sĩ (tương tự như tại các trường của Mỹ, Úc, vv.). Tuy 
nhiên chúng ta yêu cầu thực hiện luận văn tốt nghiệp ở bậc cử nhân (dạng chuyên đề thực 
tập hoặc luận văn) và thạc sĩ. 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 
Một vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và học tập cho sinh viên 
các hệ đào tạo là chất lượng các luận văn (cho sinh viên bậc cử nhân và học viên bậc cao 
học) vì luận văn tốt nghiệp phản ánh khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng sinh 
viên tiếp thu trong suốt quá trình học để nghiên cứu, phân tích và giải quyết một vấn đề 
cụ thể nào đó trong ngành QTKD. Hiện nay, Trường ĐH Kinh tế TPHCM đã đào tạo và 
hàng năm có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ và bậc cao hơn – tiến sĩ. 
Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có một tiêu chuẩn cụ thể và thống nhất cho các luận 
văn mà chỉ dựa chủ yếu vào những qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (SĐH 
2002). Điều này sẽ gây một số khó khăn cho sinh viên và cả giảng viên hướng dẫn cũng 
như hội đồng đánh giá, đặc biệt là luận văn thạc sĩ. Lấy ví dụ, nghiên cứu như thế nào là 
phù hợp cho một luận văn cử nhân hay thạc sĩ, cách trích dẫn tài liệu tham khảo như thế 
nào, hình thức ra sao, tiêu chí nào để đánh giá, vv. 
Những dạng nghiên cứu cho các loại luận văn của ngành QTKD 
Có nhiều dạng nghiên cứu khác nhau trong ngành QTKD. Để phục vụ cho việc 
phân loại nội dung khoa học của các nghiên cứu cho luận văn, chúng ta có thể chia thành 
ba dạng chính: (1) nghiên cứu ứng dụng (problem-solving research), (2) nghiên cứu hàn 
lâm theo hướng giải quyết vấn đề (problem-oriented research), và (3) nghiên cứu hàn lâm 
thuần túy (basic/pure research) (Hunt 1991). Nghiên cứu cho luận văn cử nhân chủ yếu là 
ở dạng nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chủ yếu ở dạng hàn lâm 
theo hướng giải quyết vấn đề (Hình 2) (Nghiên cứu cho luận án tiến sĩ PhD thường phải ở 
dạng hàn lâm thuần túy và luận án tiến sĩ DBA thường ở dạng nghiên cứu hàn lâm giải 
quyết vấn đề) (xem, lấy ví dụ, Garson 2002). 
 Cũng cần chú ý là cách phân loại trên đây mang tính chất tương đối. Thật sự 
không dễ dàng tách biệt rõ giữa các dạng nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là giữa hai dạng 
nghiên cứu hàn lâm theo hướng giải quyết vấn đề và hàn lâm thuần túy. Vì vậy, rất nhiều 
nhà nghiên cứu chỉ phân loại thành hai dạng chính, ứng dụng (nghiên cứu để ra quyết 
định kinh doanh) hoặc hàn lâm (nghiên cứu cơ bản). Các nghiên cứu cho bậc thạc sĩ 
thường là nghiên cứu hàn lâm nhưng ở dạng lặp lại những nghiên cứu đã có (replication 
research) (luận án tiến sĩ cũng là nghiên cứu hàn lâm nhưng để mở rộng lý thuyết hiện 
có). 
Luận văn cử nhân 
Như đã giới thiệu, một cách tổng quát, các nghiên cứu dùng cho luận văn cử nhân 
là dạng nghiên cứu ứng dụng (nghiên cứu để giải quyết vấn đề kinh doanh). Nội dung 
chính của luận văn cử nhân chưa phải là công trình nghiên cứu khoa học mà là một dự án 
kinh doanh (business project). Nghiên cứu là một khâu dùng để thu thập thông tin giúp 
cho quá trình xác định, phân tích và giải quyết vấn đề kinh doanh. Sinh viên ở bậc cử 
nhân khi làm luận văn tốt nghiệp cần phải biết vận dụng các lý thuyết đã học (tài chánh, 
sản xuất, marketing, nhân sự, vv.) để giải  ... ng dẫn đường cho việc xác định vấn đề và cũng 
là cơ sở để giải quyết vấn đề. 
 2. Trong quá trình xác định và giải quyết vấn đề, sinh viên cần thông tin. Vì 
vậy, cần phải thực hiện công việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu có thể ở dạng thứ cấp (trong 
và ngoài công ty) hoặc sơ cấp (tự thu thập lấy). Khi cần thu thập dữ liệu sơ cấp, sinh viên 
cần phải thiết kế nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu để có được thông tin cần thiết 
cho quá trình xác định và giải quyết vấn đề kinh doanh. 
 3. Yêu cầu cơ bản của luận văn cử nhân là xác định và giải quyết vấn đề 
kinh doanh, không phải tập trung chủ yếu vào vấn đề nghiên cứu khoa học, theo đúng 
nghĩa của thuật ngữ nghiên cứu khoa học. Dĩ nhiên chúng ta có thể (và thường) dùng 
thuật ngữ nghiên cứu cho dự án kinh doanh. Vì vậy, khi giới thiệu tổng quan về luận văn 
cần chú ý không nên dùng thuật ngữ phương pháp nghiên cứu mà nên trình bày qui trình 
thực hiện luận văn. Trong qui trình này, như đã giới thiệu, nếu cần dữ liệu sơ cấp thì phải 
thiết kế và thực hiện nghiên cứu, và lúc này mới trình bày phương pháp nghiên cứu 
(phương pháp thu thập dữ liệu: định tính, định lượng, chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, 
cách thức thu thập, vv.). Hơn nữa, nội dung chính của luận văn là xác định vấn đề và giải 
quyết vấn đề kinh doanh. Vì vậy, nội dung về phương pháp nghiên cứu và kết quả của nó 
nên đưa vào phần phụ lục. Khi phân tích sử dụng đến chúng thì chỉ minh họa kết quả của 
nó (ghi chú xem phụ lục, tương tự như khi sử dụng dữ liệu thứ cấp thì phải ghi chú nguồn 
của chúng). 
 4. Một vấn đề nữa khi làm luận văn, sinh viên cần chú ý đến là cơ sở lý luận 
dùng để giải quyết vấn đề. Vì vậy, khi viết phần cơ sở lý luận thì chỉ tổng kết lại những lý 
thuyết nào cần sử dụng để giải quyết vấn đề trong luận văn (không phải là một quyển 
sách giáo khoa trình bày tất cả mọi thứ, ngoại trừ trường hợp sinh viên muốn chứng minh 
cho người đọc là mình chưa biết cách thức vận dụng lý thuyết đề giải quyết một vấn đề 
kinh doanh!). Thật sự, trong luận văn tốt nghiệp đại học, như đã giới thiệu, nội dung 
chính là vận dụng những kiến thức đã học để xác định và giải quyết một vấn đề kinh 
doanh cụ thể nào đó. Vai trò của cơ sở lý thuyết cũng tương tự như vai trò của thông tin 
thứ cấp. Do đó, cách trình bày tốt nhất là vận dụng chúng trong quá trình phân tích để xác 
định và giải quyết vấn đề và trích dẫn tài liệu tham khảo khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, 
việc làm này không dễ dàng đối với sinh viên đại học, nên họ thường viết thành một 
chương về cơ sở lý thuyết. Một điểm nữa cũng cần chú ý là sử dụng lý thuyết cần phải 
dẫn nguồn (tài liệu tham khảo). Nếu không trích dẫn nguồn thì nội dung của nó sẽ được 
hiểu là nội dung của tác giả luận văn. Nhưng vì nội dung này không phải của tác giả luận 
văn cho nên tác giả vi phạm tính trung thực trong khoa học (sao chép của người khác, 
tương tự như chép bài của người khác trong phòng thi). Hơn nữa, cũng cần chú ý là chỉ 
liệt kê tài liệu tham khảo nào có trích dẫn trong luận văn (nghĩa là có sử dụng chúng) chứ 
không phải thấy gì ghi nấy. 
 Tóm lại, nội dung của một luận văn cử nhân thông thường nhất là một dự án 
kinh doanh bao gồm việc xác định và giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể. Để thực 
hiện công việc này, sinh viên cần thực hiện nghiên cứu ứng dụng để thu thập thông tin 
nhằm phục vụ công việc xác định và giải quyết vấn đề kinh doanh cụ thể nào đó. 
Luận văn thạc sĩ 
Nội dung của luận văn thạc sĩ có thể là một dự án kinh doanh (tương tự như luận 
văn cử nhân nhưng đòi hỏi cao hơn về kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề cũng như 
phương pháp nghiên cứu sử dụng để thu thập thông tin phục vụ quá trình xác định và giải 
quyết vấn đề) hoặc là một nghiên cứu hàn lâm theo hướng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, 
luận văn thạc sĩ thường là nghiên cứu hàn lâm theo hướng giải quyết vấn đề, đặc biệt là 
những học viên muốn tiếp tục chương trình bậc tiến sĩ. Nội dung chính của luận văn thạc 
sĩ dạng này tương tự như nội dung của một dự nghiên cứu khoa học hàn lâm (Hình 2) và 
qui trình nghiên cứu tương tự như các nghiên cứu hàn lâm cho bậc tiến sĩ, nhưng yêu cầu 
về hàm lượng khoa học của nó thấp hơn nhiều so với yêu cầu nghiên cứu cho luận án tiến 
sĩ. Khác với nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, trong đó nghiên cứu sinh phải tìm được cái 
mới (lấp khe hỗng lý thuyết chưa được ai lấp), nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ thường là 
dạng nghiên cứu lặp lại (xem, lấy ví dụ, Nguyễn Đình Thọ 2007a). Cũng cần chú ý thêm 
là nội dung chính luận văn thạc sĩ dạng này là dự án nghiên cứu khoa học và có nhiều 
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong phạm vi của bài viết này tác giả chỉ 
tập trung vào một dạng nghiên cứu hàn lâm giải quyết vấn đề theo qui trình suy diễn, phù 
hợp cho luận văn thạc sĩ. Cách thức thực hiện được trình bày ở Hình 4. 
 Trước tiên, để có thể chọn nội dung nghiên cứu của đề tài, thiết kế và thực hiện 
nghiên cứu, học viên nên chọn một chức năng trong QTKD (marketing, tài chánh, nhân 
sự, vv), và sau đó đi vào một lãnh vực cụ thể (hẹp) của chức năng đó. Cụ thể là nếu xác 
định thực hiện nghiên cứu trong lãnh vực marketing, thì cần đi hẹp hơn nữa, ví dụ như 
thương hiệu, kênh phân phối, quảng cáo, vv. Tiếp theo, cần đọc một số nghiên cứu đã có 
để xem xét có thể thực hiện nghiên cứu tương tự cho một ngành kinh doanh cụ thể nào đó 
không. Cần chú ý cũng là nghiên cứu khoa học hàn lâm nhưng nghiên cứu cho một luận 
văn thạc sĩ nên không đòi hỏi phải tổng kết tất cả các nghiên cứu đã có để tìm ra khe 
hổng nghiên cứu (research gap) như yêu cầu của luận án tiến sĩ (và học viên cao học cũng 
chưa đủ kiến thức cần thiết và thời gian để thực hiện công việc này). Vì vậy, chỉ cần đọc 
một số nghiên cứu dạng tổng kết (literature review papers) về vấn đề mình có ý định 
nghiên cứu để có bức tranh tổng thể về sự phát triển của lãnh vực này. Tiếp theo, tập 
trung vào một số bài nghiên cứu để xác định lại vấn đề nghiên cứu và chọn được một mô 
hình nghiên cứu phù hợp có khả năng giải quyết vấn đề nghiên cứu của mình. Đây là 
dạng nghiên cứu lặp lại. Ví dụ như nghiên cứu đã thực hiện ở một nước khác, chúng ta 
lặp lại nghiên cứu này ở Việt Nam để xem xét có phù hợp hay không cho điều kiện Việt 
Nam. Hoặc là nghiên cứu của ngành này, chúng ta lặp lại ở ngành khác để xem xét những 
đặc thù riêng của ngành đó, vv. Ở khâu này, học viên có thể thực hiện một số nghiên cứu 
khám phá bằng các kỹ thuật định tính tại Việt Nam (nếu là sử dụng mô hình của các nước 
khác trên thế giới) hoặc thị trường (ngành; khi mô hình đã được xây dựng tổng quát hoặc 
tại thị trường khác với thị trường đang nghiên cứu). Nghiên cứu này có thể giúp điều 
chỉnh mô hình hiện có cho phù hợp với thị trường đang nghiên cứu (và dĩ nhiên, ý nghĩa 
khoa học của đề tài sẽ tăng lên). 
 Công việc kế tiếp là thiết kế và thực hiện nghiên cứu để kiểm định mô hình 
nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình (nếu có). Học viên cần chọn được phương 
pháp nghiên cứu thích hợp để kiểm định mô hình nghiên cứu (có thể là định tính, định 
lượng hoặc cả hai – thông thường nhất là dùng định tính để điều chỉnh thang đo, nếu 
thang đo chưa được kiểm định tại Việt Nam hay tại thị trường đang nghiên cứu và dùng 
định lượng để kiểm định thang đo và mô hình). Tiếp theo, học viên thực hiện nghiên cứu 
(thu thập và xử lý dữ liệu). Cũng cần chú ý là dữ liệu để kiểm định mô hình có thể ở 
nhiều dạng khác nhau chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải làm nghiên cứu khảo sát 
(survey) tuy rằng phương pháp này thường sử dụng trong ngành QTKD. Hơn nữa, khi 
thực hiện dạng nghiên cứu này cần chú ý khâu đo lường (thang đo), chọn mẫu, và kỹ 
thuật phân tích thích hợp, vv., nghĩa là cần phải đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng (xem, lấy ví 
dụ, Nguyễn Đình Thọ 2007b). Cuối cùng, đề xuất những ứng dụng của kết quả nghiên 
cứu (cho tổ chức có thể sử dụng nó như công ty, đơn vị quản lý ngành, vv.) và nêu những 
hạn chế của kết quả này cùng với hướng nghiên cứu tiếp theo. Học viên cần chú ý khâu 
cuối cùng này của qui trình nghiên cứu vì nó nói lên giá trị của nghiên cứu – đây là một 
nghiên cứu hàn lâm theo hướng giải quyết vấn đề. 
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC LUẬN VĂN 
Những giới thiệu trong các phần trên cho thấy luận văn cử nhân hay thạc sĩ đều 
phản ánh quá trình sử dụng kiến thức của sinh viên trong suốt quá trình học để giải quyết 
một vấn đề cụ thể nào đó trong ngành QTKD (mục tiêu của ngành QTKD là giúp cho 
sinh viên nắm bắt được cách khám phá, xác định vấn đề và giải quyết vấn đề một cách 
khoa học) (xem, lấy ví dụ, UTSFoB 1999). Vì vậy, chất lượng luận văn phản ánh phần 
lớn kiến thức thu nhận được của sinh viên trong quá trình học tập và chất lượng của sơ sở 
đào tạo. Để nâng cao chất lượng của các luận văn, một số vấn đề cần chú ý giải quyết như 
sau: 
 1. Cần xác định nội dung và yêu cầu cơ bản của luận văn cho sinh viên. Một 
khi đã nắm rõ yêu cầu cơ bản, học viên sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện luận văn. 
Hơn nữa, việc này cũng giúp cho khâu đánh giá công trình của sinh viên chính xác và 
công bằng hơn. 
 2. Cần làm rõ cho sinh viên các bậc (sinh viên cử nhân, học viên cao học) 
hiểu biết được mục tiêu của bậc học là phát hiện và giải quyết vấn đề. Công việc phát 
hiện và giải quyết vấn đề (kinh doanh hay nghiên cứu) đều phải dựa trên cơ sở khoa học 
(lý thuyết đã có và/hoặc dữ liệu). Điều quan trọng là sinh viên phải hiểu được họ đang 
thực tập làm khoa học và khoa học không thể có được từ chân không. Quá trình thực hiện 
luận văn là quá trình sản xuất ra sản phẩm khoa học (sản phẩm là tác phẩm khoa học) – 
không phải là quá trình sản xuất ra sản phẩm nghệ thuật (sản phẩm là tác phẩm nghệ 
thuật) – trong ngành họ dạng thực hiện nghiên cứu (nhà khoa học chỉ làm một việc: mô tả 
qui luật của thực tế chứ không thể tạo ra thực tế; nhà văn vừa có thể mô tả thực tế nhưng 
cũng có thể tạo ra thực tế - hư cấu). 
 3. Cần trang bị đầy đủ hơn về phương pháp và công cụ nghiên cứu khoa học, 
đặc biệt là cho bậc cao học để học viên có thể thiết kế và thực hiện một nghiên cứu cho 
luận văn của mình. 
Thay lời kết 
Bài viết này đưa ra một số gợi ý để thực hiện nghiên cứu cho luận văn cử nhân và 
cao học ngành QTKD, góp phần vào việc nâng cao chất lượng các luận văn trong ngành 
này. Để nâng cao chất lượng của luận văn, sinh viên cần phải nắm rõ nội dung và yêu cầu 
của nghiên cứu thực hiện cho luận văn. Hai là phải nắm vững phương pháp nghiên cứu sử 
dụng để thực hiện luận văn. Và cuối cùng cũng là quan trọng nhất là nghiên cứu phải gắn 
liền với thực tiễn. Luận văn cử nhân và thạc sĩ dù ở dạng nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn 
là khám phá và giải quyết một vấn đề thực tiễn trong kinh doanh. Hay nói cách khác, sinh 
viên cần phải rõ nguyên tắc: Làm gì, làm như thế nào và làm như vậy sẽ được gì cho 
những người sử dụng nó. Nếu thực hiện được những điều này thì hy vọng chất lượng các 
luận văn sẽ được nâng cao, góp phần gia tăng chất lượng đào tạo của ngành QTKD. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_goi_y_de_nang_cao_chat_luong_luan_van_cu_nhan_va_thac.pdf