Đề tài Mô phỏng liên tục trong quản lý dự án

1.1 Đặt Vấn Đề

Dự án phần mềm là một đối tượng quản lý phức tạp và có nhiều đặc trưng riêng.

Đó là một hệ thống phức hợp của các mối quan hệ công việc – công việc, con

người – công việc, con người – con người, với nhiều yếu tố tương tác lẫn nhau.

Mỗi tác động và giải pháp của chúng ta đều dẫn đến các hiệu ứng phụ không mong

muốn. Mặc dù phương pháp quản lý dự án đã được hoàn thiện qua nhiều năm, tình

trạng trễ hạn, vượt chi phí hay không đạt về chất lượng trong các dự án phần mềm

vẫn diễn ra khá phổ biến trên thế giới.

Để khắc phục tình trạng này, một số phương pháp và công cụ mới được đã nghiên

cứu và đưa vào ứng dụng trong quản lý dự án. Trong đó mô phỏng liên tục là một

công cụ có nhiều tiềm năng. Mô phỏng liên tục đã được ứng dụng từ hàng chục

năm nay trong nhiều lĩnh vực quản lý, nhưng các nghiên cứu để ứng dụng mô

phỏng liên tục trong quản lý dự án thì chỉ phát triển mạnh trong 10 năm gần đây.

Nhiều mô hình mô phỏng liên tục đã được xây dựng cho quản lý dự án nói chung

và dự án phần mềm nói riêng. Mặc dù có nhiều ưu điểm, mô phỏng liên tục vẫn

chưa trở thành một phương pháp quản lý dự án độc lập có thể thay thế phương

pháp truyền thống (với WBS, sơ đồ Gantt/PERT/CPM ). Do đó một số nhà

nghiên cứu đã đề xuất giải pháp tích hợp, áp dụng cả hai phương pháp nhằm đạt

được hiệu quả cao nhất trong quản lý dự án. Tuy nhiên các kết quả hiện tại chỉ

dừng lại ở mức độ tổng quan rất khó cho các nhà quản lý dự án phần mềm áp dụng

trong thực tế

pdf 20 trang chauphong 20/08/2022 13380
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Mô phỏng liên tục trong quản lý dự án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Mô phỏng liên tục trong quản lý dự án

Đề tài Mô phỏng liên tục trong quản lý dự án
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 
1.1 Đặt Vấn Đề 
Dự án phần mềm là một đối tượng quản lý phức tạp và có nhiều đặc trưng riêng. 
Đó là một hệ thống phức hợp của các mối quan hệ công việc – công việc, con 
người – công việc, con người – con người, với nhiều yếu tố tương tác lẫn nhau. 
Mỗi tác động và giải pháp của chúng ta đều dẫn đến các hiệu ứng phụ không mong 
muốn. Mặc dù phương pháp quản lý dự án đã được hoàn thiện qua nhiều năm, tình 
trạng trễ hạn, vượt chi phí hay không đạt về chất lượng trong các dự án phần mềm 
vẫn diễn ra khá phổ biến trên thế giới. 
Để khắc phục tình trạng này, một số phương pháp và công cụ mới được đã nghiên 
cứu và đưa vào ứng dụng trong quản lý dự án. Trong đó mô phỏng liên tục là một 
công cụ có nhiều tiềm năng. Mô phỏng liên tục đã được ứng dụng từ hàng chục 
năm nay trong nhiều lĩnh vực quản lý, nhưng các nghiên cứu để ứng dụng mô 
phỏng liên tục trong quản lý dự án thì chỉ phát triển mạnh trong 10 năm gần đây. 
Nhiều mô hình mô phỏng liên tục đã được xây dựng cho quản lý dự án nói chung 
và dự án phần mềm nói riêng. Mặc dù có nhiều ưu điểm, mô phỏng liên tục vẫn 
chưa trở thành một phương pháp quản lý dự án độc lập có thể thay thế phương 
pháp truyền thống (với WBS, sơ đồ Gantt/PERT/CPM). Do đó một số nhà 
nghiên cứu đã đề xuất giải pháp tích hợp, áp dụng cả hai phương pháp nhằm đạt 
được hiệu quả cao nhất trong quản lý dự án. Tuy nhiên các kết quả hiện tại chỉ 
dừng lại ở mức độ tổng quan rất khó cho các nhà quản lý dự án phần mềm áp dụng 
trong thực tế. 
1. 2 Mục Đích Và Nội Dung Của Đề Tài 
Mục đích của đề tài là xây dựng được một mô hình tích hợp giữa phương pháp 
quản lý dự án truyền thống và mô phỏng liên tục ở mức độ chi tiết, cho phép phối 
hợp ưu điểm của cả hai phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất và các nhà 
quản lý dự án dễ dàng vận dụng mô phỏng liên tục trong công việc quản lý dự án. 
Mô hình tích hợp sẽ bao gồm: 
 Quy trình quản lý dự án gia công phần mềm đang được sử dụng phổ 
biến ở Việt Nam. 
 Các vấn đề cần giải quyết trong quản lý dự án gia công phần mềm. 
 Những vấn đề nào nên sử dụng phương pháp truyền thống 
 Những vấn đề nào nên sử dụng mô phỏng liên tục và sử dụng như thế 
nào (sử dụng các mô hình đã được xây dựng) 
Các nhà quản lý dự án có thể sử dụng các mô hình này để khảo sát các vấn đề của 
dự án. Tuy nhiên mục tiêu chính của đề tài không phải là các mô hình sẵn có, mà 
là đem đến cho các nhà quản lý dự án tư duy hệ thống, phương pháp tiếp cận hệ 
thống để giải quyết các vấn đề của dự án. 
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đưa phương pháp và các thành tựu của mô phỏng 
liên tục đến các công ty phần mềm Việt Nam với hy vọng công cụ tiên tiến và 
hiệu quả này sẽ giúp nâng cao trình độ quản lý dự án và khả năng cạnh tranh của 
ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. 
1.3 Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 
Đối tượng chính mà đề tài nhắm tới là các công ty gia công phần mềm xuất 
khẩu. Các công ty phần mềm khác ở Việt Nam có thể sử dụng các kết quả của 
nghiên cứu này nếu quy trình phát triển phần mềm các công ty này đang sử 
dụng tương đồng với quy trình gia công phần mềm. 
Đối tượng sử dụng là các nhà quản lý dự án (project manager), quản lý doanh 
nghiệp phần mềm (manager) và các trưởng nhóm (team leader). Đặc điểm của 
các đối tượng này là có kinh nghiệm làm việc trong các dự án phần mềm, hàng 
ngày tiếp xúc và giải quyết các vấn đề của dự án phần mềm với các mức độ 
khác nhau. 
Các loại dự án được khảo sát: 
 Dự án gia công phần mềm: là tạo ra sản phẩm và dịch vụ phần mềm 
theo yêu cầu đặt hàng của một khách hàng (khác với việc tạo ra sản 
phẩm phần mềm để bán hàng loạt cho nhiều khách hàng). 
 Phát triển sản phẩm: Gia công phần mềm có thể chỉ làm một dịch vụ 
hay công đoạn nào đó: nhập liệu (data entry), hỗ trợ khách hàng 
(customer support), kiểm tra sản phẩm (testing), mã hoá chương trình 
(coding)Đối tượng mà đề tài nhắm đến là các dự án phát triển sản 
phẩm với nhiều công đoạn. 
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các giả định sau: 
 Hiệu quả của mô phỏng liên tục trong quản lý dự án: nếu áp dụng hợp 
lý, mô phỏng liên tục sẽ đang lại hiệu quả nhất định trong việc quản lý 
dự án nói chung và dự án phần mềm nói riêng. 
 Tính đúng đắn của mô hình: mục tiêu của đề tài không phải là xây dựng 
mới hay các thay đổi mô hình mô phỏng liên tục mà là tìm cách sử dụng 
hiệu quả, hợp lý các mô hình đã được xây dựng. Các mô hình đó được 
phát triển và thử nghiệm bởi các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và 
được công bố trên các tạp chí uy tín nên ta có thể giả định về tính đúng 
đắn của mô hình mà không cần kiểm chứng lại. 
Đề tài không khảo sát tất cả các mô hình mô phỏng liên tục đã được xây dựng cho 
dự án phần mềm mà chỉ tập trung vào các mô hình thuộc 3 nhóm sau: 
Nhóm 1 – Quy trình thực hiện dự án 
Nhóm 2 – Hoạch định và quản lý nhân sự cho dự án 
Nhóm 3 – Quản lý các thay đổi trong dự án 
1.4 Phương Pháp Thực Hiện 
Mô hình tích hợp chi tiết sẽ được xây dựng từ cơ sở lý thuyết. Sau đó sẽ thử 
nghiệm trong thực tế để kiểm chứng hiệu quả và hoàn thiện dần. 
Hình 1.1 Phương pháp thực hiện đề tài 
1. Mô hình tích hợp PMIM được sử dụng như là cơ sở ban đầu của mô hình 
tích hợp mới. Tuy nhiên những đặc điểm và hạn chế của PMIM cũng được 
chỉ rõ để làm định hướng cho mô hình mới. 
2. Các đặc điểm của dự án phần mềm và quy trình gia công phần mềm được 
tìm hiểu để rút ra các công việc, vấn đề của quản lý dự án gia công phần 
 Mô hình tích hợp 
PMIM 
 Các đặc điểm của dự 
án phần mềm 
 Quy trình gia công 
phần mềm 
 So sánh phương pháp 
quản lý dự án truyền 
thống với mô phỏng 
liên tục 
 Cơ sở của giải pháp 
tích hợp 
 Các công việc, vấn 
đề của quản lý dự án 
gia công phần mềm 
 Lựa chọn phương 
pháp phù hợp cho 
từng công việc, vấn 
đề cụ thể 
 Mô hình tích hợp chi tiết 
 Thử nghiệm, đ ánh giá 
 Điều chỉnh, tối ưu mô hình 
mềm. Các công việc và vấn đề này sẽ được đưa vào mô hình tích hợp mới 
để khảo sát. 
3. So sánh phương pháp quản lý dự án truyền thống với mô phỏng liên tục (sử 
dụng kết quả một số nghiên cứu đã được thực hiện) để rút ra ưu và nhược 
điểm của từng phương pháp. Kết quả này được sử dụng để lựa chọn 
phương pháp phù hợp cho từng công việc, vấn đề cụ thể từ bước #2. 
4. Kết hợp kết quả của các bước #1, #2 và #3 để đưa ra mô hình tích hợp đầu 
tiên, được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở lý thuyết. 
5. Thử nghiệm mô hình trong thực tế và đánh giá kết quả. 
6. Điều chỉnh và tối ưu mô hình từ kết quả thực nghiệm của bước #5 và các 
phản hồi thu được. 
7. Quay lại bước #5 để thực hiện các thử nghiệm mới. 
Sau một thời gian thực hiện chu trình thử nghiệm và tối ưu: #5 #6 #5 #6 
ta sẽ xây dựng được mô hình tích hợp hiệu quả có khả năng áp dụng rộng rãi 
trong thực tế. 
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số lượng thử nghiệm, mô hình tích hợp được 
xây dựng trong đề tài này chưa thể đạt mức độ hiệu quả cao. 
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN 
2.1 Sơ lược về tư duy hệ thống và mô phỏng liên tục 
 Hệ thống 
Là một nhóm tương hỗ của các phần tử để tạo ra một dạng thức hành vi thống 
nhất. 
 Tư duy hệ thống (system thinking) 
Là phương pháp suy nghĩ trong đó coi hệ thống là một thể thống nhất. Ngược lại 
với phương pháp phân tích, chia sự vật hiện tượng thành các thành phần nhỏ mà 
ta có thể hiểu được, tư duy hệ thống là cách suy nghĩ theo phương pháp tổng hợp. 
Hình 2.1 Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp 
Nguồn: “System Dynamics and its Use in an Organisation” [16] 
Thể thống nhất 
HỆ THỐNG 
Phương pháp tổng 
hợp 
Phương pháp phân 
tích 
Hiểu hệ thống 
Có kiến thức về hệ 
thống 
Các thành phần riêng 
lẽ 
Các phương pháp tư duy hệ thống cung cấp cho chúng ta các công cụ hữu hiệu để 
hiểu được các hành vi của một hệ thống động, phức tạp và có thể đưa ra các tác 
động phù hợp. 
Mục tiêu của tư tưởng hệ thống: 
 Tối ưu hệ thống, cải thiện mối phụ thuộc tương hỗ giữa các phần tử trong 
hệ thống. 
 Hiểu rõ cấu trúc hệ thống để có thể đưa ra các chính sách phù hợp 
Một số tính chất của hệ thống động 
 Cấu trúc bên trong của hệ thống quyết định hành vi của hệ thống 
Xu hướng của các hành vi của hệ thống là để xóa bỏ sự khác biệt giữa trạng 
thái hiện tại và trạng thái mong muốn của hệ thống 
 Quá trình động 
Các nguyên nhân gây ra kết quả nhưng kết quả cũng tác động lên các nguyên 
nhân. Ngyên nhân của vấn đề thường nằm ở cách xa hiện tượng về không gian 
và thời gian. Mỗi vấn đề là kết quả của một quá trình tích lũy sự tương tác giữa 
nhiều vấn đề nhỏ trong hệ thống. 
 Hiệu ứng lề 
Các chính sách giải quyết vấn đề trong hệ thống thường tạo ra hiệu ứng lề. 
Hiệu ứng lề là những kết quả ngoài dự kiến và nó là nguyên nhân gây ra sự bất 
ổn trong hệ thống. Nguyên nhân của hiệu ứng lề là do khuynh hướng trở về 
trạng thái ổn định ban đầu của hệ thống. 
 Mô Phỏng Liên Tục (System Dynamics) 
Là công cụ để mô hình tổ chức và hành vi của hệ thống theo tư duy hệ thống. Đây 
là một phương pháp hiệu quả để khảo sát các vấn đề phức tạp của quản lý. 
Các khái niệm và kỹ thuật của mô phỏng liên tục: 
 Vòng phản hồi âm 
 Vòng phản hồi dương 
 Giản đồ nhân quả 
 Giản đồ cấu trúc 
 Kho và dòng 
2.2 Ứng dụng trong quản lý dự án 
Phần này tóm tắt một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm ứng dụng tư duy hệ 
thống và mô phỏng liên tục trong quản lý dự án. Những kết quả này là nền tảng 
cho mô hình tích hợp được thực hiện trong đề tài. 
2.2.1 Cơ sở của việc ứng dụng mô phỏng liên tục trong quản lý dự án 
Sau khi Forrester đề xuất mô phỏng liên tục như là một phương pháp hữu hiệu để 
khảo sát các hệ thống xã hội – kinh tế phức tạp, mô phỏng liên tục đã phát tiển 
mạnh và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực quản lý. 
Nếu John D.Sterman là một trong những người đi tiên phong trong việc đưa mô 
phỏng liên tục vào quản lý dự án thì Abdel-Hamid và Madnick là những người 
tiên phong trong việc ứng dụng mô phỏng liên tục vào quy trình phần mềm. Qua 
một số mô hình riêng lẽ được xây dựng và chứng minh được hiệu quả trong thực 
tế, tư duy hệ thống và mô phỏng liên tục dần phát triển và phổ biến trong quản lý 
dự án như là một cách tiếp cận mới có khả năng giải quyết những giới hạn của các 
phương pháp quản lý hiện tại. 
Trong “System Dynamics Modeling for Project Management” [20], John 
D.Sterman tóm tắt việc sử dụng mô hình mô phỏng liên tục trong việc quản lý các 
dự án lớn. Mô phỏng liên tục đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều công ty lớn 
như là một công cụ phân tích hiệu quả trong cả nghiên cứu và thực tế. Bên cạnh 
quản lý dự án, mô phỏng liên tục còn được dùng để đánh giá các chiến lược và 
chính sách kinh doanh. 
Tác giả cũng đưa ra các giải thích lý do tại sao chúng ta phải sử dụng mô hình máy 
tính một cách chính quy thay vì mô hình nhận thức (mental model) hình thành 
trong đầu chúng ta. Mô hình tri thức có nhiều ưu điểm như xử lý nhiều loại thông 
tin dưới nhiều dạng khác nhau, dễ thay đổi và điều chỉnh. Tuy nhiên với những 
hạn chế lớn như không tường min ... với nhiều đối 
tượng (đây là một trong những ý tưởng dẫn đấn việc hình thành đề tài 
này) 
 Cải tiến cách thức kiểm chứng mô hình với những giới hạn về dữ liệu 
thực. 
 So sánh các phương pháp mô phỏng để đưa ra cách sử dụng phù hợp 
 Xây dựng các kỹ thuật cho mô phỏng hỗn hợp cũng như các trường hợp 
ứng dụng 
 Phát triển các công cụ hỗ trợ cho các vấn đề hoạch định 
 Xây dựng những mô hình mô phỏng quá trình tổng quát có thể điều 
chỉnh để ứng dụng cho nhiều trường hợp. 
So sánh giữa mô phỏng liên tục và phương pháp quản lý dự án truyền thống được 
Alexandre Rodrigues và John Bowers phân tích chi tiết trong “System Dynamics 
in Project Management: A Comparative Analysis With Traditional Methods”[17]. 
Các tác giả đã so sánh hai phương pháp trên nhiều khía cạnh (được giới thiệu chi 
tiết trong chương 4). Phương pháp quản lý dự án truyền thống tập trung vào các 
thành phần bên trong dự án. Nó cần được mở rộng ra bối cảnh lớn hơn, có tính 
đến các hiệu ứng về mặt quản lý. Các vấn đề mang tính chiến lược không được 
khảo sát tường minh mà thường dựa vào kinh nghiệm chủ quan. Mô phỏng liên 
tục cung cấp cái nhìn tổng quát hơn, tập trung vào các phản hồi đối với các hành 
vi của dự án và cách tiếp cận mang tính hệ thống hơn đối với các vấn đề của dự 
án. Các tác giả cũng đề xuất việc tạo ra một mô hình duy nhất chứa đựng những 
ưu điểm của cả hai phương pháp. 
Một số nghiên cứu về giải pháp tích hợp cũng đã được thực hiện. Rodrigues và 
Terry Williams đưa ra một mô hình tổng quát để áp dụng mô phỏng liên tục trong 
quản lý dự án [19]. Mô hình mang tên PMIM (Project Management Integrated 
Model) và dựa trên PMBOK. PMIM cho phép ứng dụng mô phỏng liên tục ở cả 
cấp độ quản lý chiến lược và điều hành, bằng cách đưa kết quả hiện tại của dự án 
của dự án vào mô hình để dự đoán kết quả tương lai và phân tích rủi ro. Các mô 
hình mô phỏng liên tục được sử dụng như “phòng thí nghiệm” để phân tích hành 
vi quá khứ và xác định nguyên nhân của các sai hỏng. 
Hình 2.3 Sơ đồ tồng thể của mô hình PMIM 
Nguồn: System Dynamics in Software Project Management: towards the 
development of a formal integrated framework [19] 
Quy trình quản lý dự án truyền thống: 1 5 6 7 11 13 
PMIM thêm hai chu trình mới: 
 (B1) Hỗ trợ lập kế hoạch: 1 2 3 4 
Dữ liệu trong các bản kế hoạch dạng sơ đồ Gantt/PERT được đưa vào các 
mô hình mô phỏng liên tục để thử nghiệm và đánh giá. Kết quả sẽ được 
dùng để hiệu chỉnh kế hoạch. 
 (B2) Hỗ trợ kiểm soát dự án: 7 8 9 10 
Các mô hình mô phỏng liên tục được sử dụng để giải thích kết quả và báo 
cáo các thông tin mà phương pháp truyền thống không thể cung cấp (tỷ lệ 
lỗi chưa được phát hiện, yếu tố nhân sự) 
Vấn đề gia công phần mềm được Gordon E. McCraya và Thomas D. Clark khảo 
sát trong “Using system dynamics to anticipate the organizational impacts of 
Baùo caùo tieán ñoä LAÄP KEÁ HOAÏCH
Baùo caùo
soá lieäu
KIEÅM SOAÙT
THÖÏC HIEÄN
Keá hoaïch (Gantt,
PERT...)
Haønh vi
lieân tuïc
Haønh vi
quaù khöù MOÂ HÌNH
MOÂ PHOÛNG
LIEÂN TUÏC
(B1) Hoã
trôï kieåm
soaùt döï aùn
(B2) Hoã
trôï laäp keá
hoaïch
1
23
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
outsourcing”[25]. Tuy nhiên đối tượng được khảo sát lại là các công ty có sản 
phẩm được gia công chứ không phải là các công ty cung cấp dịch vụ gia công 
phần mềm mà đề tài này nhắm tới. Các mô hình mô phỏng được xây dựng để 
khảo sát các tác động của việc gia công phần mềm, hỗ trợ cho việc ra quyết định 
đi gia công hay tự sản xuất (make-or-buy decision). Gia công cho phép các công 
ty giảm giá thành, nhưng cũng tạo ra các chi phí mới và rủi ro mới, đôi khi cao 
hơn lợi ích mà việc gia công mang lại. 
Các mô hình này cũng giúp các công ty cung cấp dịch vụ gia công phần mềm biết 
được các yếu tố dẫn đến quyết định của khách hàng và bằng cách nào đem lại lợi 
ích cao nhất cho các khách hàng của mình. 
2.2.2 Một số mô hình mô phỏng liên tục trong quản lý dự án 
Nhiều mô hình mô phỏng liên tục đã được xây dựng cho quản lý dự án nói chung 
và dự án phần mềm nói riêng. Phần này mô tả tóm tắt một số mô hình đã được 
khảo sát và ứng dụng đề tài. 
 Mô hình đánh giá tác động của sự thay đổi thiết kế 
Do Terry Williams, Colin Eden, Fran Ackermann, Andrew Tait xây dựng trong 
“The effects of design changes and delays on project costs”[22]. 
Mô hình cho thấy sự thay đổi thiết kế không chỉ làm tăng thời gian (cho việc thiết 
kế lại) và các công việc trực tiếp bị thay đổi mà còn tác động lên toàn bộ dự án do 
nhiều công việc bị xáo trộn. Do đó các tác động phải được khảo sát toàn diện và 
kế hoạch thực hiện dự án phải được điều chỉnh lại. 
 Mô hình đánh giá tác động của hành vi khách hàng lên dự án 
Do Alexandre G.Rodrigues và Terry Williams xây dựng trong “System Dynamics 
in Project Management: Assessing the Impact of Client Behavior on Project 
Performance”[18]. 
Mô hình phân tích các tác động của khách hàng: Thay đổi yêu cầu, phạm vi công 
việc, chậm trễ việc thông qua thiết kế, yêu cầu báo cáo tiến độ và đề nghị một 
số giải pháp nhằm giảm thiểu hậu quả của những tác động đó. 
 Mô hình Khảo Sát Quy Trình Kiểm Soát Chất Lượng 
Một số mô hình được xây dựng để khảo sát hiệu quả của việc áp dụng các quy 
trình kiểm soát chất lượng, do John D.Sterman và Nelson P.Repenting 
 mô tả trong “Getting Quality the old-fashioned way: self-confirming attributions 
in the Dynamics of Process Improvement” [5], Shinji Kusumotoy, Osamu 
Mizunoy, Tohru Kikunoy, Yuji Hirayamayy, Yasunari Takagiyy và Keishi 
Sakamoto trong “Software Project Simulator for Effective Process 
Improvement”[14]. 
Các mô hình cho thấy sự đầu tư nguồn lực cho các hoạt động cải tiến quy trình sẽ 
có tác động dài hạn bằng cách nâng cao hiệu quả của quy trình, từ đó giảm tỷ lệ 
sai hỏng được tạo ra. 
 Mô hình Quản Lý Rủi Ro 
Do Alexandre G.Rodrigues xây dựng, được mô tả trong “Managing and 
Modelling Project Risk Dynamics A System Dynamics-based Framework” [6]. 
Rủi ro được hình thành trong mối liên hệ chằng chịt giữa các yếu tố trong dự án. 
Do đó một yếu tố riêng lẻ không thể là nguyên nhân của một rủi ro cũng như ta 
không dễ dàng tìm được giải pháp khắc phục rủi ro. Để hiểu nguyên nhân gây ra 
rủi ro và có giải pháp phù hợp, nhà quản lý phải nhìn vấn đề một cách tổng thể. 
Mô phỏng liên tục được sử dụng để cung cấp một cách nhìn và công cụ mới để 
quản lý các rủi ro trong dự án, bằng cách hỗ trợ 6 quá trình quản lý rủi ro nêu ra ở 
trên, như là một phần của ứng dụng mô phỏng liên tục trong quản lý dự án. 
 Mô hình Khảo Sát Định Luật Brooks 
Có nhiều nghiên cứu khảo sát đinh luật Brooks cho vấn đề bổ sung nhân sự, dưới 
nhiều góc độ khác nhau, Ray Madachy và Denton Tarbet trong “Case Studies in 
Software Process Modeling with System Dynamics”[3], Pei Hsia, Chih-tung Hsu, 
David C. Kung trong “Brooks’ Law Revisited: A System Dynamics Approach”[2]. 
Mô hình giải thích nhận định của Fred Brooks: “Thêm người vào một dự án phần 
mềm đang bị trễ sẽ càng làm nó trễ hơn” do những chi phí về huấn luyện và giao 
tiếp (training and communication overhead). Tuy nhiên mô hình cũng cho thấy 
định luật Brooks chỉ đúng trong những điều kiện nhất định. Ta vẫn có thể thêm 
người trong giai đoạn đầu của dự án hoặc thời gian của dự án còn đủ dài để việc 
tăng người có thể phát huy tác dụng. 
 Mô hình Quản Lý Nhân Sự 
Cũng có nhiều mô hình được xây dựng để giải quyết các vấn đề về nhân sự trong 
dự án: luân chuyển nhân sự, tuyển dụng do Tarek K. Abdel-Hamid mô tả trong 
“The dynamics of project staffing: A System Dynamics Based Simulation 
Approach” [21], Ray Madachy và Denton Tarbet trong “Case Studies in Software 
Process Modeling with System Dynamics”[3] 
Mô hình cho thấy sự chuyển đổi nhân sự thường mang lại hiệu quả kém. Cả hai dự 
án đều phải dành thời gian cho việc huấn luyện người mới và tăng số lượng các 
trao đổi (communication). Ngoài ra, hiệu quả khi một người làm nhiều việc đồng 
thời cũng thấp hơn so với khi làm một công việc tại một thời điểm. 
2.3 Vấn đề và hướng nghiên cứu 
Vấn đề áp dụng mô phỏng liên tục 
Dù có nhiều ưu điểm, mô phỏng liên tục vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong 
quản lý dự án phần mềm. Hầu như chỉ có một số công ty lớn áp dụng mô phỏng 
liên tục trong quản lý dự án. Một số nguyên nhân được đưa ra là: 
 Mô phỏng liên tục vẫn chưa được biết đến trong cộng đồng sản xuất phần 
mềm như là một công cụ hỗ trợ quản lý dự án hữu hiệu. 
 Các thành tựu và kết quả nghiên cứu về ứng dụng mô phỏng liên tục trong 
quản lý dự án nói chung và dự án phần mềm nói riêng chưa được tập hợp, 
trình bày một cách hệ thống và gắn với các phương pháp quản lý, quy trình 
đang được sử dụng. 
 Phương pháp và kỹ thuật mô phỏng còn khó hiểu đối với phần lớn các nhà 
quản lý. 
Vấn đề của các mô hình mô phỏng liên tục đã được xây dựng 
Hầu hết các mô hình đã được xây dựng đều được tiến hành sau khi dự án kết 
thúc với mục tiêu tìm ra nguyên nhân của các sai lệch. Do đó những mô hình 
này chủ yếu phục vụ cho việc học hỏi, rút kinh nghiệm nhiều hơn là áp dụng 
trực tiếp trong việc quản lý dự án hiện tại. Mô hình tích hợp PMIM khắc phục 
được một phần nhược điểm này bằng cách dự đoán kết quả tương lai của dự án 
các kết quả hiện tại. 
Vấn đề của mô hình tích hợp PMIM 
Mô hình tích hợp PMIM đề xuất một phương án phối hợp mô phỏng liên tục 
và phương pháp quản lý dự án truyền thống trong quy trình phát triển phần 
mềm. Mô hình này cho phép ứng dụng mô phỏng liên tục trong cả quản lý 
chiến lược và quản lý tác vụ. Tuy nhiên mô hình này cũng còn một số hạn chế 
sau: 
 Thiếu chi tiết: Mô hình PMIM đưa ra hướng tích hợp nhưng chỉ dừng lại ở 
mức độ tổng quát nên rất khó áp dụng trong thực tế (nên áp dụng phương 
pháp nào trong các công việc và vấn đề cụ thể) 
 Chưa kết hợp với các mô hình mô phỏng liên tục khác nhằm tạo thuận lợi 
cho các nhà quản lý trong việc áp dụng. 
 Được xây dựng dựa trên PMBOK nên các dự án phần mềm theo các quy 
trình khác sẽ khó áp dụng mô hình này. 
Cơ sở của nghiên cứu 
 Một số mô hình mô phỏng liên tục trong quản lý dự án được phát triển và 
thử nghiệm bởi các nhà nghiên cứu 
 Mô hình tích hợp tích hợp tổng quát PMIM do Rodrigues và Terry 
Williams đề xuất. 
Nội dung mới của nghiên cứu 
Đưa ra mô hình tích hợp giữa mô phỏng liên tục và phương pháp quản lý 
dự án truyền thống trong quy trình phát triển phần mềm. Mô hình mới phải 
có các đặc điểm sau: 
 Chi tiết (detail): Bao gồm các công việc của quản lý dự án và chỉ rõ 
phương pháp áp dụng cho từng công việc cụ thể. 
 Tính mở (openness): Cho phép đưa vào các mô hình mô phỏng liên tục 
trong quản lý dự án đã được xây dựng 
 Tính động (extensible): Dễ dàng thay đổi, điều chỉnh và tối ưu khi áp 
dụng trong thực tế. 
 Tính linh động (flexibility): Có thể áp dụng từng phần hay toàn bộ mô 
hình tích hợp. Cho phép nhiều loại dự án, nhiều loại quy trình khác nhau 
áp dụng được. 
Cụ thể (specific): Cho một loại dự án cụ thể (dự án gia công xuất khẩu phần 
mềm). 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_mo_phong_lien_tuc_trong_quan_ly_du_an.pdf
  • pdfmo_phong_lien_tuc_trong_quan_ly_du_an_chuong_7_3641_20312.pdf
  • pdfmo_phong_lien_tuc_trong_quan_ly_du_an_chuong_6_5757_20311.pdf
  • pdfmo_phong_lien_tuc_trong_quan_ly_du_an_chuong_5_7196_20310.pdf
  • pdfmo_phong_lien_tuc_trong_quan_ly_du_an_chuong_3_4_1378_20309.pdf