Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

I. VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH Ở VIỆT NAM

1. Giao tiếp là gì ?

1.1 Khái niệm giao tiếp

Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn tại nhiều

mối quan hệ. Đó là mối quan hệ dòng họ, huyết thống, quan hệ họ hàng, thôn xóm, quan

hệ hành chính – công việc, quan hệ bạn bè Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít

là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời (quan hệ huyết thống, họ hàng),

còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng

ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ,

liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp.

Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã

hội giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác, nhằm

thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt động chiến

lược phối hợp, tự nhận biết mình và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên,

giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.

1.2 Vai trò chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của

mỗi con người.

 Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe và tạo mối quan hệ tốt đẹp

với những người xung quanh

Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có

người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám

đông.

Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải

những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự

tử.

Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm

vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấy

được hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở.

Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con

người: theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay

góa vợ thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc

Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất

của con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợ

của người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng

pdf 29 trang chauphong 19/08/2022 8560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... 
KHOA .... 
Tiểu luận 
Văn hóa giao tiếp trong kinh 
doanh của 3 miền Việt Nam 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
1 
LỜI MỞ ĐẦU 
Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực 
kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất 
bại của một doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống và nhất là 
trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng đến vấn đề giao tiếp. Mỗi quốc gia có 
một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau. Có thể nói người Việt Nam 
mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so với các quốc 
gia trong khu vực. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh đã được hình thành từ lâu đời và 
phát triển theo sự phát triển của xã hội, của thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. 
Tuy nhiên khi Việt Nam được chia thành 3 vùng miền khác nhau thì hầu như những nét 
văn hóa trong kinh doanh đó cũng có sự khác biệt rất lớn. Văn hóa giao tiếp trong kinh 
doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể đem đến các cơ hội hoặc mất đi cơ 
hội và công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Để hoạt động kinh doanh 
của mỗi doanh nghiệp được ngày càng phát triển tốt hơn thì những người quản lý doanh 
nghiệp phải hiểu rõ, chi tiết trong văn hóa giao tiếp kinh doanh ở mỗi vùng miền của Việt 
Nam. Nắm bắt được những nhu cầu cần thiết như trên tiểu luận “ Văn Hóa Giao Tiếp 
Kinh Doanh Ba Miền Việt Nam” đã được nhóm thực hiện để cung cấp cho người đọc 
tìm hiểu được những nét khái quát, cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp kinh doanh của 
mỗi vùng miền của Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp có được nhận thức đúng 
đắn và rõ ràng hơn trong con đường phát triển sự nghiệp. 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
2 
 MỤC LỤC 
I/ VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH Ở VIỆT NAM 
1. Giao Tiếp là gì?. ........................................................................................................... 01 
1.1 Khái niệm về giao tiếp........................................................................................ 01 
1.2 Vai trò, chức năng giao tiếp ................................................................................02 
1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản ............................................................................ 02 
2. Giao tiếp trong kinh doanh là gì? ..................................................................................03 
2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 03 
2.2 Tầm quan trong trong giao tiếp kinh doanh .......................................................04 
2.3 Phương tiện trong giao tiếp kinh doanh..............................................................04 
2.4 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh .........................................................05 
2.5 Phương thức ứng xử trong giao tiếp kinh doanh.................................................08 
3. Đặc trưng về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam ...10 
II/ ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH BA MIỀN 
1/ Văn hóa giao tiếp kinh doanh miền Bắc ........................................................... ...........11 
2. Văn hóa giao tiếp kinh doanh miền Trung .....................................................................14 
3. Văn hóa giao tiếp kinh doanh miền Nam.......................................................................18 
III/ KẾT LUẬN........................................................................................... ....................23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
3 
I. VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH Ở VIỆT NAM 
1. Giao tiếp là gì ? 
1.1 Khái niệm giao tiếp 
Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn tại nhiều 
mối quan hệ. Đó là mối quan hệ dòng họ, huyết thống, quan hệ họ hàng, thôn xóm, quan 
hệ hành chính – công việc, quan hệ bạn bè Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít 
là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời (quan hệ huyết thống, họ hàng), 
còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng 
ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, 
liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp. 
Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã 
hội giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác, nhằm 
thỏa mãn những nhu cầu nhất định. 
Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt động chiến 
lược phối hợp, tự nhận biết mình và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên, 
giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác. 
1.2 Vai trò chức năng của giao tiếp 
 Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của 
mỗi con người. 
 Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe và tạo mối quan hệ tốt đẹp 
với những người xung quanh 
 Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có 
người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám 
đông. 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
4 
Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải 
những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự 
tử. 
Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm 
vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấy 
được hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở. 
Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con 
người: theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay 
góa vợ thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc 
Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất 
của con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợ 
của người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng 
 Giao tiếp tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện nhân cách 
Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếp 
nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách. 
 Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bản 
thân nhờ vào quá trình giao tiếp. Sự hoàn thiện này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời 
con người. 
 Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống 
Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con người khi 
có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ, sẽ 
có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sự 
nghiệp. 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
5 
Một xã hội được xây dựng trên nền tảng của mối giao tiếp chặt chẽ, tốt đẹp sẽ có 
những bước phát triển mạnh mẽ. Dễ dàng nhận thấy ở một xã hội kém phát triển, mối 
tương tác của các thành viên trong xã hội đó rất mờ nhạt, giao tiếp trong xã hội nhiều hạn 
chế, kinh tế thường rơi vào tình trạng manh mún, cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếu 
1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản 
a. Theo tính chất tiếp xúc 
Nếu phân loại theo tính chất tiếp xúc thì giao tiếp được chia thành 2 loại là giao 
tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. 
 + Giao tiếp trực tiếp: 
- Các bên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi lẫn nhau. 
- Các bên tham gia giao tiếp có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử 
chỉ, ánh mắt, nét mặt 
- Có thể nhanh chóng điều chỉnh quá trình giao tiếp kịp thời để đạt được mục đích. 
- Trong giao tiếp trực tiếp, các bên có thể dễ dàng đoán biết được ý kiến của người 
đối thoại. 
+ Giao tiếp giaùn tiếp: 
- Là loại giao tiếp bị chi phối bởi yếu tố không gian. Do khó khăn về địa lý mà ta có 
thể sử dụng loại hình giao tiếp này để tiết kiệm chi phí. Ví dụ: Email, thư từ, điện 
tín. 
b. Phân loại theo quy cách của giao tiếp 
+ Giao tiếp chính thức: 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
6 
- Là giao tiếp mang tính chất công cụ theo chức trách quy định quy chế như hội 
họp, đàm pháncác vấn đề trong giao tiếp thường được thông tin trước vì vậy 
thông tin thường có độ chính xác cao. 
+ Giao tiếp không chính thức: 
- Là hình thức giao tiếp mang tính chất cá nhân, không câu nệ hình thức. Hình thức 
giao tiếp này giúp cho các đối tượng giao tiếp cởi mở, hiểu biết lẫn nhau. 
c. Phân loại theo vị thế 
- Vị thế thể hiện mối tương quan của các đối tượng trong giao tiếp. Vị thế của một 
người so người khác chi phối hành động của họ trong giao tiếp như cách ứng xử, lời 
nói, cử chỉ, thái độ. 
- Theo vị thế, giao tiếp được chia thành: Giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế cân bằng 
và giao tiếp ở thế yếu. 
d. Phân loại theo số lượng người tham gia 
- Giao tiếp giữa hai cá nhân. Ví dụ: Hai người giao tiếp với nhau. 
- Giao tiếp giữa hai nhóm với nhau. Ví dụ: Các thành viên trong hai công ty giao tiếp, 
đàm phán với nhau. 
- Giao tiếp giữa một cá nhân với một nhóm. Ví dụ: Thầy giáo và các sinh viên trong lớp 
học. 
- Giao tiếp giữa nhiều nhóm với nhau. Ví dụ: Hai, Ba hoặc boán nhóm trong một lớp học 
thảo luận qua lại lẫn nhau. 
2. Giao tiếp trong kinh doanh là gì? 
2.1 Khái niệm 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
7 
- Theo Thái Trí Dũng (2009): “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối 
quan hệ xã hội giữa người với người,hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa 
mãn những nhu cầu nhất định”. 
- Theo GS TS. Đoàn Thị Hồng Vân trong sách Giao tiếp trong kinh doanh (2006), 
“Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với 
nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau.” 
Kết luận: Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình và hoạt động thiết lập, chuyển tải, 
duy trì và phát triển mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh. 
2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh 
 Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu: giao tiếp có khả năng kết nối các cá nhân, 
giải quyết mâu thuẫn, giúp loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp 
lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp. 
 Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch: diễn giải không tốt có thể khiến người 
khác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi các thông tin và thông điệp. Nhưng giao tiếp 
tốt sẽ giúp hoàn thành công việc thậm chí là sửa chữa lại sai lầm. 
 Thúc đẩy quá trình kinh doanh: khi giao tiếp tốt, dịc ... khách, trọng nghĩa khinh tài, lanh lẹ, cần cù! 
Nhưng ở Sài Gòn, phong cách ấy thể hiện đậm nét, ở vài khía cạnh nào đó. 
 Phong cách nào phải do trời đất ban cho, nhưng thành hình do hoàn cảnh bắt buộc 
con người phải thích ứng, hội nhập, bằng không thì dễ bị đào thải. Thích ứng để tồn tại, 
vươn lên. Hoàn cảnh do sinh hoạt kinh tế, với quy luật riêng. 
 Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay còn gọi là tìm lượng thông tin, bởi vậy 
báo chí là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức 
liên quan đến công việc làm ăn hằng ngày của mình. Thiếu lượng thông tin, hóa ra lạc 
hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình luôn biến động từng giờ, từng phút. Và cũng 
vì ngành này liên quan đến ngành khác, người ta phải đọc báo để kiểm tra cho đầy đủ. 
Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai không đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm 
lược giùm. Giao thiệp với bạn hè, tìm bạn mới, trao đổi nhau số điện thoại, danh thiếp, ăn 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
23 
uống lặt vặt, ai trả tiền cũng được, người tuy khác ngành nghề nhưng biết đâu sẽ giúp đỡ 
mình chuyện gì đó. Làm quen với anh phu xích lô, cũng là một dịp huống gì với một 
thương gia. Người đang thất nghiệp cũng có thể giúp đỡ ta khi có dịp. 
Làm dịch vụ mua bán lớn nhỏ cần sự sòng phẳng. Làm ăn vui vẻ, bất chấp đối tác 
của mình có quá khứ như thế nào, miễn là giữ chữ tín. Ai gặp khó khăn, có thể thất tín, 
nhưng phải khiêm tốn xin lỗi. Giận hờn để làm lành, với một tiệc nhỏ rồi bỏ qua, nhưng 
theo luật giang hồ là “bất quá tam”, nghĩa là đến lần thứ ba thì không khoan dung được. 
Ham thích du lịch, nhất là đi chùa chiền, miếu mạo theo sự đồn đại của bạn bè. Tư 
tưởng đa thần, cái gì cũng theo, cũng tin, để cầu mong phước đức. Kinh tế thị trường quả 
là sự rủi may, cho nên giàu thì không dám khinh lờn thần thánh, nghèo thì khấn vái để 
được gặp may mắn. Nét tích cực nhất của người Sài Gòn là làm điều từ thiện, theo cảm 
tính, dễ thương người. Luôn giúp người khuyết tật, nạn nhân bão lụt, thiên tai, theo quan 
niệm “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Hiện nay, những phong cách trên của 
người Sài Gòn vẫn còn thể hiện khá rõ. Mặc dầu lúc giao thời với kinh tế thị trường, một 
số người trẻ tuổi có những biểu 
 Nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên khi bắt đầu ra mắt thị trường đã mời khách uống 
thử sản phẩm tại các trung tâm thành phố lớn. Người Sài Gòn uống thử rất nhiều, người 
Hà Nội uống ít hơn, người miền Trung gần như không uống. Một nhà văn hóa sau đó 
khái quát hóa rằng vì người miền Trung không bao giờ cho phép mình ăn uống “đầu 
đường xó chợ”. Người Bắc “bảo thủ” hơn, ngại thay đổi, thường làm theo truyền thống 
và thói quen. Họ nghĩ: “Ông tôi, bố tôi đều làm như vậy nên tôi cũng sẽ làm như vậy”. 
Người miền Nam năng động hơn cả. Nếu ra phố Sài Gòn, bạn thản nhiên khi thấy người 
bán hàng, nhân viên lễ tân cúi gập người chào thì ở Hà Nội, bạn không tin vào tai mình 
khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế 
bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói 
quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp. 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
24 
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, 
với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Mỗi vùng đất đều có những điều thú 
vị, mỗi nét, mỗi đặc trưng riêng kể cả trong văn hóa giao tiếp. Người Miền Nam cũng 
vậy, họ có những đặc trưng như: 
 Lòng Trung Thành 
Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người miền Nam đánh giá như một 
phẩm chất cao quý. 
Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những 
người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ 
với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp 
cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi 
lần đầu tiên. 
Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Họ luôn trông đợi tấm danh thiếp của 
mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh 
thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không 
bao giờ được nhét trong túi quần sau. 
 Sự hòa thuận 
Trong giao tiếp, người Miền Nam không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự 
thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho 
những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự 
hòa thuận. 
Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Miền Nam 
cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công 
chuyện kinh doanh. 
 Nghệ thuật chiêu đãi khách 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
25 
Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa 
tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất 
nhiều thức ăn và rượu, bia uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của 
mình. 
 Cƣơng vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội 
Người Miền Nam đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết định 
sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định của lãnh đạo là đại diện 
của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận và 
tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc 
chấp hành. 
 Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh 
Với người Miền Nam có thể nói, chơi ra chơi, làm ra làm nên việc đùa cợt không 
được chấp nhận khi thương lượng và rất nghiêm túc trong công việc. Đùa giỡn thường là 
sau khi đã hoàn thành công việc hoặc sau giờ làm việc. 
Không ngạc nhiên khi ở Sài Gòn bạn gặp một anh có vẻ quê quê, đi xe cà tàng, áo 
quần xuề xòa nhưng thực tế lại là một đại gia. Ở Hà Nội, thậm chí có những người đi ô 
tô, áo quần sành điệu có khi ví lại mỏng dính. Người Hà Nội thích ăn mặc có gu riêng, 
chứng tỏ bản thân hơn người khác trong khi dân Sài Gòn mặc sao gọn gàng là được. 
Người Sài Gòn rất bộc trực và không khách sáo như người Hà Nội. Họ ít khi hỏi về gia 
đình bạn hay bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe 
của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá bạn qua 
cách bạn sống với mọi người ra sao. 
 Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng 
người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Không ai phủ nhận các cô 
gái Hà Nội nói chuyện rất hay, tự tin, lưu loát. Người Sài Gòn nói không nặng như người 
miền Trung, không nói như hát như con gái Huế, và giọng cũng không thanh như dân Hà 
Nội. Họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Các cô gái nói giọng mềm mại, 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
26 
ngọt ngào, và cũng rất tự nhiên, vui vẻ. Người Huế hay dùng các từ đệm như “o, mô, ni, 
chừ, răng...”, người Sài Gòn hay dùng các từ đệm như “nghen, hen, hén, ta, ghê”. Hà Nội 
“buôn dưa lê” thì Sài Gòn là “tám”. Người Sài Gòn xưng “con” thay vì “cháu” như ở Hà 
Nội... 
 TPHCM luôn là 1 thị trường mở và thông thoáng, chính vì vậy nó dễ dàng chấp 
nhận cái mới, dễ dàng tạo nhiều cơ hội cho các doanh nhân Bắc lập nghiệp nơi đây thành 
công. 
 Để chiếm lĩnh và thành công tại thị trường Bắc - Nam, có 2 mục tiêu chìa khoá. Ra 
Bắc thì "dịch vụ" là át chủ bài. Ở Bắc rất quen thuộc cảnh "kem đứng, cháo quát, phở xếp 
hàng", có thể nói doanh nghiệp nơi đây có 1 văn hoá dịch vụ phụng sự khách hàng còn 
yếu kém. Những trường hợp thành công của doanh nhân Nam ra Bắc có thể kể tới Phở 24 
của Lý Quý Trung, siêu thị Nguyễn Kim - Best Carings ... Vào Nam thì sự "mới lạ và 
khác biệt" là vũ khí do thị trường mang tính cạnh tranh rất cao nên nếu cần mới lạ và 
khác biệt. Cũng như người miền Nam đón nhận sản phẩm mới dễ dàng hơn, nhưng vì vậy 
mà sản phẩm cũng dễ dàng bị thải hồi nếu như nó không liên tục đổi mới. Ví dụ có thể kể 
đến lẩu nấm Ashima - một hình thức ẩm thực mới lạ - chính là 1 thương hiệu của doanh 
nhân miền Bắc. 
Đa số những trường hợp thành công của doanh nhân miền Bắc vô Nam là lập 
nghiệp, khởi sự doanh nghiệp mới. Còn đối với trường hợp thành công của doanh nhân 
miền Nam ra Bắc là khi đã có doanh nghiệp ổn định và vững vàng, tiếp tục Bắc tiến để 
chiếm lĩnh thị trường. Một lần nửa yếu tố môi trường lại thể hiện rất rõ. 
III. KẾT LUẬN 
 Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị... Sài Gòn đáng yêu thế với những con 
người hiếu khách, lanh lẹ, cần cù . Miền Bắc đó với một nền văn hóa Bắc bộ khép kín 
nhưng đến một lần không dễ quên. Còn Miền Trung nhọc nhằn sương gió với những con 
người siêng năng, cần cù, cẩn thận, ghét sự dối trá, cẩu thả,Tất cả tạo nên những nét 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
27 
đặc trưng giao tiếp riêng cho từng vùng và vô hình chung tạo nên tổng quan 1 nền tảng 
văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Việt Nam. 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh là những giá trị lớn, nó có sức thuyết phục cao 
nhưng cũng là bức tường thành kiên cố nếu không biết cách vượt qua. Đòi hòi người làm 
kinh doanh lại càng phải hiểu sâu về văn hóa khách hàng của mình. Trên mảnh đất hình 
chữ S này, có bao nhiều điều khác biệt, nhưng trong mỗi vùng miền, mỗi con người và 
trong chính những người sinh ra ở một miền, lớn lên ở một miền và cuộc đời tạo ra cơ 
duyên sống ở nhiều vùng miền khác, luôn có sự pha trộn văn hóa trong nếp sống , trong 
kinh doanh như sự chuyển động không ngừng của dòng chảy cuộc sống. Chính vì vậy 
việc tìm hiểu về văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Việt Nam cũng như văn hóa giao 
tiếp đặc trưng của từng vùng miền giúp ta biết để có thể thành công trên nhiều phân khúc 
thị trường ở mọi miền đất nước thì các doanh nghiệp cần phải chú ý đúng mức cho việc 
giao tiếp đối với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh 
Văn hóa giao tiếp kinh doanh là nghệ thuật tạo nên mối quan hệ hài hòa trong các 
khác biệt . Tùy vào thói quen, cách xưng hô, cư xử,  của từng vùng miền mà tạo nên 
những nét riêng cho giao tiếp của vùng miền. Nhà kinh doanh cần phải có sự linh hoạt và 
sự tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của vùng miền mà mình muốn tiếp cận để có cách ứng 
xử trong giao tiếp cho phù hợp cho từng đối tượng và từng khu vực khác nhau. 
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 
28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Đoàn Thị Hồng Vân, Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, Nhà xuất bản 
Thống kê, 2011. 
- Phan Thanh Lâm, Giáo trình Tâm lý giao tiếp trong kinh doanh, Ban XB Đại học 
Hoa Sen, 2008. 
- Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, Nhà xuất bản 
Thống kê, 2009. 
- Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. NXB Tp. HCM, 2006 
- www.kynang.edu.vn 
-
doanh.6830.html 
-  
-  

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_van_hoa_giao_tiep_trong_kinh_doanh_cua_3_mien_viet.pdf