Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện

thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời

sống xã hội như văn hóa, giáo dục , đặc biệt là kinh tế.

Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con

người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thú

vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu

cầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày

càng nhanh.

Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam

cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngày

càng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khu

vực và thế giới. Vì thế, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện,

nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong

cả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau.

Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền

nhân đã khai hoang, mở cõi trên mãnh đất phù sa. Chính vùng đất đã sản sinh ra nét

văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng. Là vùng đất mà nhà

thơ Xuân Diệu đã từng ví như :

“Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”

Mũi Cà Mau_ nơi tận cùng của phương Nam luôn thao thức mời gọi những

bước chân lữ hành.

Là vùng sinh thái bán đảo, mũi Cà Mau là vùng ngập mặn vừa là thềm lục

địa nhô ra biển Đông. Đất rồng mở cõi! Được ngã mình trên bãi cát vàng ấy, để tận

hưởng những phút giây thần tiên, để thì thầm những câu chuyện kỳ thú thiên nhiên

về những ngày lễ hội mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là ngày hội “Ba3

khía” vào tháng tám hàng năm, lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trong những ngày

hội quan trọng của người Hoa ở Cà Mau.

Vẫn còn đó một thế giới động vật hoang dã và kỳ thú ở rừng U Minh. Vẫn

còn đó nguyên vẹn một Đầm Thị Tường tựa như một bảo tàng sống về nét cư trú

đặc trưng của lịch sử người Việt nơi này. Cà Mau hôm nay đã là một thành phố cuối

trời của Tổ quốc Việt Nam. Chưa phải là một thành phố giàu có. Nhưng chắc chắn

là một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố hiện hữu một

vườn chim tự nhiên với hàng vạn con cùng sống hài hòa với con người, cùng ca

vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm có.

Ngoài ra Cà Mau còn là nơi giao thoa các nền văn hóa, có nền văn hóa phong

phú của cả ba dân tộc anh em là Kinh, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn

hóa riêng cùng với phong tục tập quán của mình đã tạo nên cho tỉnh một nét văn

hóa đặc sắc so với các tỉnh khác trong khu vực.

Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất phong phú và

đa dạng, gồm nhiều đặc sản như: Mắm Lóc_ lẩu mắm (U Minh), Ba khía Rạch

Gốc_Sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển), Hàu tái mù tạt (Trần Văn Thời), Bánh Xèo (Cà

Mau) , đây cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách phương xa đến với

tỉnh. Đến với Cà Mau chúng ta còn bắt gặp những làng nghề truyền thống như: dệt

chiếu, dệt thảm, hay đan lát, hay hầm than , đây cũng là nét văn hóa thu hút du

khách và đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và học hỏi của du khách.

Và hiện nay Cà Mau cũng như các tỉnh trong khu vực đang trên đà hội nhập

vào nền kinh tế chung của cả nước, tỉnh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế

quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm

năng vốn có của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững, tỉnh đang từng

bước khẳng định mình, đang tận dụng cơ hội hiện có để bước vào hội nhập và cũng

không ngừng tổ chức, xúc tiến và luôn tạo điều kiện thuận lợi với những chính sách

ưu đãi nhằm kêu gọi sự đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây là một nơi rất có tiềm

năng và là một điểm hẹn hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai

pdf 93 trang chauphong 13560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau

Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
 1 
z 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG.. 
  
LUẬN VĂN 
Đánh giá thực trạng và định hướng 
phát triển du lịch tỉnh Cà Mau 
 2 
PHẦN MỞ ĐẦU 
     
1. Lý do chọn đề tài 
Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện 
thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời 
sống xã hội như văn hóa, giáo dục, đặc biệt là kinh tế. 
Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con 
người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thú 
vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu 
cầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày 
càng nhanh. 
Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam 
cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngày 
càng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khu 
vực và thế giới. Vì thế, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện, 
nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong 
cả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau. 
Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền 
nhân đã khai hoang, mở cõi trên mãnh đất phù sa. Chính vùng đất đã sản sinh ra nét 
văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng. Là vùng đất mà nhà 
thơ Xuân Diệu đã từng ví như : 
“Tổ quốc tôi như một con tàu 
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” 
Mũi Cà Mau_ nơi tận cùng của phương Nam luôn thao thức mời gọi những 
bước chân lữ hành. 
Là vùng sinh thái bán đảo, mũi Cà Mau là vùng ngập mặn vừa là thềm lục 
địa nhô ra biển Đông. Đất rồng mở cõi! Được ngã mình trên bãi cát vàng ấy, để tận 
hưởng những phút giây thần tiên, để thì thầm những câu chuyện kỳ thú thiên nhiên 
về những ngày lễ hội mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là ngày hội “Ba 
 3 
khía” vào tháng tám hàng năm, lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trong những ngày 
hội quan trọng của người Hoa ở Cà Mau. 
Vẫn còn đó một thế giới động vật hoang dã và kỳ thú ở rừng U Minh. Vẫn 
còn đó nguyên vẹn một Đầm Thị Tường tựa như một bảo tàng sống về nét cư trú 
đặc trưng của lịch sử người Việt nơi này. Cà Mau hôm nay đã là một thành phố cuối 
trời của Tổ quốc Việt Nam. Chưa phải là một thành phố giàu có. Nhưng chắc chắn 
là một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố hiện hữu một 
vườn chim tự nhiên với hàng vạn con cùng sống hài hòa với con người, cùng ca 
vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm có. 
Ngoài ra Cà Mau còn là nơi giao thoa các nền văn hóa, có nền văn hóa phong 
phú của cả ba dân tộc anh em là Kinh, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn 
hóa riêng cùng với phong tục tập quán của mình đã tạo nên cho tỉnh một nét văn 
hóa đặc sắc so với các tỉnh khác trong khu vực. 
Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất phong phú và 
đa dạng, gồm nhiều đặc sản như: Mắm Lóc_ lẩu mắm (U Minh), Ba khía Rạch 
Gốc_Sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển), Hàu tái mù tạt (Trần Văn Thời), Bánh Xèo (Cà 
Mau), đây cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách phương xa đến với 
tỉnh. Đến với Cà Mau chúng ta còn bắt gặp những làng nghề truyền thống như: dệt 
chiếu, dệt thảm, hay đan lát, hay hầm than, đây cũng là nét văn hóa thu hút du 
khách và đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và học hỏi của du khách. 
Và hiện nay Cà Mau cũng như các tỉnh trong khu vực đang trên đà hội nhập 
vào nền kinh tế chung của cả nước, tỉnh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế 
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm 
năng vốn có của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững, tỉnh đang từng 
bước khẳng định mình, đang tận dụng cơ hội hiện có để bước vào hội nhập và cũng 
không ngừng tổ chức, xúc tiến và luôn tạo điều kiện thuận lợi với những chính sách 
ưu đãi nhằm kêu gọi sự đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây là một nơi rất có tiềm 
năng và là một điểm hẹn hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai. 
Vâng, thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho Cà Mau những điều kiện thuận lợi 
về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cộng với một nền văn hóa nghệ thuật 
phong phú, đa dạng và kinh tế trên đà phát triển, đây là nguồn tài nguyên, là thế 
 4 
mạnh cho Cà Mau để phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua vấn 
đề phát triển du lịch ở Cà Mau còn nhiều bỏ ngõ, hạn hẹp, sản phẩm du lịch còn khá 
đơn điệu, nhiều tiềm lực phát triển du lịch vẫn còn ngủ yên, các điểm du lịch chưa 
được đầu tư khai thác đúng mức để phục vụ du khách, chưa thực sự tương xứng với 
tiềm năng, gây lãng phí và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên. 
Để góp phần biến tiềm năng năng thành sức hút, thành nhũng sản phẩm du 
lịch đặc sắc, chất lượng cao cần có một giải pháp, một chính sách, bên cạnh đó cũng 
cần phân tích được ưu điểm và nhược điểm trong chính sách phát triển du lịch hiện 
nay của tỉnh. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng 
phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau”, để làm khóa luận tốt nghiệp. 
Do lượng kiến thức và kinh nghiệm có giới hạn, nên đề tài khóa luận tốt 
nghiệp này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong được quý Thầy cô, 
bạn bè đóng góp ý kiến quý báo của mình để đề tài này được hoàn thiện hơn. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du 
lịch tỉnh Cà Mau ”, bao gồm 3 chương cơ bản, có nội dung khá đầy đủ, phong phú, 
bao quát về cơ sở lý luận và tình hình thực tế hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau với 
bố cục cụ thể như sau: 
Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch. 
Chương II: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Cà 
Mau. 
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà 
Mau. 
3. Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu 
Đề tài “ Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh 
Cà Mau” chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa giới hành chính tỉnh Cà Mau và 
có kết hợp với một số sản phẩm du lịch khác trong vùng nhằm đưa ra những định 
hướng và giải pháp để sản phẩm du lịch Cà Mau ngày càng phát triển hơn. 
Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh không nằm ngoài mục 
đích đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng vốn có tỉnh, không ngừng chú trọng khai 
thác những điểm, loại hình du lịch mà tỉnh có lợi thế so sánh trong vùng Đồng Bằng 
 5 
Sông Cửu Long, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của dịch vụ du lịch, tăng tỷ trọng 
doanh thu du lịch trong cơ cấu GDP góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế, tạo công ăn việc làm nhằm cải thiện cuộc sống cho cư dân địa phương. 
Trong tương lai tỉnh đang tập trung phát triển các điểm du lịch có nhiều tiềm 
năng như Khu du lịch Vườn quốc gia Đất Mũi, bãi biển Khai Long, các cụm đảo, 
hòn như: Đá Bạc, Hòn Khoai, để thuận lợi cho tỉnh tìm các đối tác liên doanh, 
liên kết để thực hiện các dự án nâng cấp các khu du lịch nêu trên, đồng thời tiếp tục 
đầu tư hoàn thiện các công trình xây dựng khách sạn, nhà hàng, điện, viễn thông, 
cung cấp nước sạchCó sự hợp tác như thế thì chất lượng sản phẩm du lịch mới 
không ngừng được nâng cao, tạo cho tỉnh một sự phát triển du lịch một cách bền 
vững và lâu dài. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 
Thu thập thông tin từ các điểm du lịch, các tư liệu từ cơ quan ban ngành có 
liên quan, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó, thông tin từ các phương 
tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, ti vi), vận dụng những thông tin đã có, xử 
lý và vận dụng những thông tin cần thiết vào đề tài đang nghiên cứu để có được cái 
nhìn khái quát và rõ ràng vấn đề hơn. 
4.2. Phương pháp bản đồ 
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta 
có được một tầm nhìn bao quát hơn về sự phân bố các sản phẩm du lịch và là cơ sở 
để phân tích các qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch. 
4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 
Sử dụng phương pháp này thường đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập, 
xử lý thông tin, tư liệu do cần phải đi khảo sát thực tế, xin số liệu, chụp những hình 
ảnh minh họa cho đề tài nghiên cứu. 
4.4. Phương pháp so sánh 
So sánh tiềm năng, hiện trạng của sản phẩm và hoạt động du lịch trong quá 
khứ và hiện tại để thấy được những mặt mạnh nào cần phát huy và những điểm yếu 
nào cần phải khắc phục. 
 6 
4.5. Phương pháp phân tích xu thế 
Dựa vào qui luật hoạt động trong quá khứ, hiện tại để suy ra hướng phát triển 
về tương lai cho tỉnh Cà Mau. 
Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những dự báo về các chỉ tiêu phát 
triển và có thể được mô hình hóa bằng phương pháp toán học. 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU 
LỊCH 
     
1.1. Các khái niệm cơ bản 
 7 
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch 
1.1.1.1. Khái niệm về sản phẩm 
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch 
Có rất nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch. 
 Theo định nghĩa của WTO thì “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp 
gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành tài nguyên tự nhiên, tài 
nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ 
cán bộ du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình. 
 Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm hai mặt 
chính: 
Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ 
của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch khởi sự du lịch, cung cấp cho 
du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. 
Xuất phát từ gốc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do 
du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. 
 Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, ủy viên đoàn chủ tịch 
hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp 
ứng cho nhu cầu du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí”. 
Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông 
như máy bay, xe lửa, tàu biểnvà các phương tiện vận chuyển truyền thống như 
lạc đà, xe ngựa 
Lưu trú liên quan đến các loại hình và cơ sở lưu trú. 
Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là 
một nghệ thuật tạo nên nét văn hóa ẩm thực cho các quốc gia và vùng. 
Sản phẩm du lịch đặc trưng là các tuyến du lịch. 
 Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn 
hơn: 
“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ 
sở khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách 
trong hoạt động du lịch”. 
 Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch 
 8 
1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch 
1.1.2.1. Sản phẩm tham quan 
Bao gồm các điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, thưởng 
ngoạn của du khách, đó là cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, các di tích lịch 
sử mang đậm nét văn hóa củ ... g, Cần Thơtrong việc chia sẽ nguồn lực, chia sẽ chi phí đào tạo 
Chú ý thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch từ cộng đồng Khơmer, 
Hoa 
Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để giúp đỡ địa phương trong việc đào tạo 
nguồn nhân lực. 
Tranh thủ mời gọi những hướng dẫn viên cho các tour dã ngoại là người dân 
trong tỉnh hiện có tâm huyết với nghề đang làm việc ở các thành phố lớn về gắn bó 
lâu dài với Cà Mau. 
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm nhiệm vị trí điều hành, lãnh 
đạo trong các cơ quan quản lý của ngành. Thực hiện bằng cách đưa nhân viên, cán 
bộ trẻ có năng lực trong cơ quan đi du học đào tạo nước ngoài. 
3.4.5. Giải pháp khắc phục tính mùa vụ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách 
Cà Mau có lợi thế nổi trội về phát triển du lịch biển, tuy nhiên loại hình du 
lịch này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và do vậy mang tình mùa vụ rất 
cao. Yếu tố này đã hạn chế thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách; ảnh 
hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du 
lịch. Để khắc phục những hạn chế này, song song với việc phát triển du lịch biển, 
Cà Mau cần khai thác các lợi thế khác về tài nguyên để phát triển các loại hình du 
lịch khác mà ít bị tác động bởi các yếu tố khí hậu. Theo hướng đó có thể đẩy mạnh 
khai thác các loại hình du lịch sau: 
 88 
Du lịch sinh thái – mạo hiểm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia 
Đất Mũi. 
Đầu tư tôn tạo, khôi phục các sân chim, các lễ hội của địa phương 
Phát triển du lịch công vụ: tổ chức các hội nghị, hội thảo: đăng ký tổ chức 
các sự kiện văn hóa – thể thao lớn của cả nước. 
Đẩy mạnh liên kết với các địa phương lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng, 
Kiên Giangtrong đó đáng chú ý là tỉnh Kiên Giang với đảo Phú Quốc đã được 
chính phủ đồng cho phép đầu tư xây dựng thành khu du lịch có tầm cỡ khu vực và 
quốc tế. Việc liên kết khai thác nguồn khách từ Phú Quốc đến khu du lịch Đất Mũi 
Cà Mau là hết sức thuận lợi, góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau phát triển. 
3.4.6. Giải pháp hướng đến việc khai thác tài nguyên du lịch 
Tài nguyên du lịch là linh hồn của khu du lịch, điểm du lịch. Vì vậy, phải tạo 
ra sản phẩm du lịch độc đáo, có chiều sâu, mang đậm sắc thái của Cà Mau, tránh sự 
trùng lấp với các tỉnh trong khu vực 
Khai thác các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập dành cho học 
sinh, sinh viên hay cho tất cả những ai muốn thư giản, giảm stress sau một ngày 
căng thẳng với công việc hay những bộn bề của cuộc sống đô thị náo nhiệt, ồn ào 
tại các sân chim ở các huyện và tại thành phố Cà Mau. Đây là tài nguyên du lịch 
không thể bỏ qua, điều đặc biệt Cà Mau là“vùng đất lành chim đậu”, vì ngay giữa 
lòng thành phố có một sân chim hiện hữu. 
Khai thác mạnh các loại hình du lịch biển kết hợp với loại hình nghiên cứu 
khoa học ở rừng ngập mặn Mũi Cà Mau (vừa được công nhận là Khu dự trữ sinh 
quyển thế giới) và rừng tràm U Minh Hạ. Đến đây bạn sẽ được đắm mình giữa thiên 
nhiên bạt ngàn, với vô vàn sản vật quý hiếm, khám phá vùng đất sông ngòi chằng 
chịt và bãi bồi Đất MũiLà nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam vừa thấy mặt trời 
mọc lên khi bình minh và lặn xuống khi hoàng hôn 
Khai thác các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển ở các cụm đảo Hòn 
Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi biển Khai Long, cồn Ông Trang, đầm Thị Tường 
Chú trọng khai thác phát triển du lịch ở các khu du di tích lịch sử cách mạng 
để qua đó giáo dục tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Ví dụ như thường 
 89 
xuyên tổ chức các tour về nguồn, tham quan đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh trên 
biển tại cửa Vàm Lũng. 
Khai thác nền văn hóa bản địa cũng như nếp sống của cư dân địa phương, 
văn hóa ẩm thực thôn quê độc đáo (phát triển các loại đặc sản Cà Mau như tôm sú, 
các loại khô, mắm ba khía, mật ongđể làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Cà 
Mau, đồng thời đây sẽ là những món quà lưu niệm mà du khách sẽ nhớ mãi khi đến 
Cà Mau), ví dụ như nên tổ chức các tour du lịch trãi nghiệm cuộc sống của các cư 
dân vùng biển hay người dân của các làng nghề truyền thống ở Cà Mau, bên cạnh 
đó lồng ghép vào tour những chương trình hội chợ ẩm thực, kết hợp với đàn ca tài 
tử Nam Bộnhư vậy mới tạo sự mới mẻ, độc đáo và thu hút khách du lịch. 
3.5. Các kiến nghị 
3.5.1. Đối với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch 
Đề nghị Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch xây dựng phương án đào tạo 
nguồn nhân lực riêng cho ngành du lịch của tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển du 
lịch. 
Sở thường xuyên theo dõi, nghiên cứu sở thích thị hiếu của khách du lịch để 
có kế hoạch cải tiến các sản phẩm du lịch phù hợp với chất lượng cao nhất. 
Cần tích cực đưa những sản phẩm du lịch của tỉnh mình lên trang web nhằm 
là phong phú hơn nội dung website du lịch của tỉnh, có như thế mới thu hút nhiều 
người truy cập để tìm hiểu thêm về thông tin hoạt động du lịch của tỉnh. 
Tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 
Tỉnh năm 2010 và định hướng đến năm 2020; phối hợp với các Sở: Kế hoạch và 
Đầu Tư, Tài Chính, Nội Vụ, Giao thông vận tải,Văn hóa thông tin, Khoa học công 
nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban 
ngành khác có liên quan xây dựng các chương trình liên ngành cùng tổ chức thực 
hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 và định hướng đến 
năm 2020. 
 90 
3.5.2. Đối với Tổng cục du lịch và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau 
Tổng cục du lịch cần tiếp tục có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đối với 
việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo và đào tạo 
nguồn nhân lực cho du lịch Cà Mau. 
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cần chỉ đạo các ban ngành chức năng cùng phối hợp 
với sở Ngoại Vụ Du Lịch để xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình 
phát triển sản phẩm du lịch để đảm bảo khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của 
địa phương. Chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt 
động phát triển du lịch đạt được các chỉ tiêu đề ra, đưa du lịch Cà Mau phát triển 
tương xứng với tiềm năng vốn có và nhanh chóng hội nhập với khu vực. 
3.5.3. Đối với Sở Ngoại Vụ - Du lịch 
Phối hợp với các sở: Kế Hoạch và Đầu Tư, Văn Hóa – Thông Tin, Nông 
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tài Nguyên – Môi Trườngcùng các ban ngành, 
quận huyện có liên quan trong việc lập, triển khai xây dựng và giám sát các dự án 
quy hoạch phát triển du lịch trong toàn tỉnh, trong việc quảng bá sản phẩm du lịch 
Cà Mau đến với du khách. Sở cần thiết kế logo riêng cho du lịch Cà Mau, cần quan 
tâm hơn nữa các hoạt động văn hóa – lễ hội ở các địa phương nhằm đa dạng hóa sản 
phẩm du lịch của tỉnh. 
3.5.4. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị trực thuộc Tỉnh 
Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị - nơi có nguồn tài nguyên du lịch đã được 
xác định trong các dự án có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng, tránh tình 
trạng lấn chiếm, mua bán trái phép 
Có biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi 
trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức 
cùa toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch. 
Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại 
các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phương đảm bảo theo đúng quy hoạch, 
bảo vệ tài nguyên môi tường du lịch, giữ gìn trật tự kỹ cương và từng bước đưa 
công tác quản lý du lịch vào nề nếp. 
 91 
PHẦN KẾT LUẬN 
     
Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam Tổ quốc”. Cà Mau 
là một tỉnh có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng: có biển, sông ngòi, rừng 
ngập mặn, những vườn cây ăn trái, có nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát 
triển du lịch, có Vườn quốc gia Rừng ngập mặn và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Đặc 
biệt điều quan trọng nhất là có vườn quốc gia Đất Mũi – Khu dự trữ sinh quyển thế 
giới, có khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều đặc trưng cho du lịch sông nước Đồng 
Bằng Sông Cửu Long, có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, ngoài ra còn có các 
giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer. 
Những thuận lợi trên nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ tạo cho du lịch Cà Mau những 
bản sắc riêng đặc biệt hấp dẫn và thu hút du khách. 
Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn và đạt 
được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về lượng và 
chất, số lượng du khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, các sản 
phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng hơn. 
Tuy nhiên hoạt động du lịch ở Cà Mau còn có nhiều khó khăn do: 
 92 
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của Cà Mau còn chưa 
phát triển mạnh mặc dù trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp tu sữa. 
Vì vậy, để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cần thiết phải có sự tiếp 
tục có sự cải thiện đáng kể điều kiện hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là các tuyến giao 
thông đường bộ nối với các điểm du lịch ở xa trung tâm hành chính và khu đô thị. 
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù được phát 
triển trong những năm gần đây nhưng chưa đồng bộ, chất lượng trang thiết bị cũng 
như trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ còn thấp chưa tương 
xứng với nhu cầu phát triển. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn 
chưa hợp lý, kém hiệu quả, nặng về kiến trúc, xem nhẹ yếu tố cảnh quan nhưng đây 
lại là yếu tố quan trọng. 
Đội ngũ cán bộ quản lý, cũng như nhân viên hoạt động trong nành du 
lịch còn yếu về nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như trình độ ngoại ngữ để đáp 
ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh. 
Mặc dù đã nhận thức được những tiềm năng du lịch, xác định được du 
lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng các ngành chức năng của tỉnh 
vẫn chưa có chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể trong chiến lược phát triển du 
lịch. 
Quản lý nhà nước về du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cơ 
quan quản lý nhà nước về du lịch chưa làm tốt vai trò tham mưu, các doanh nghiệp 
hoạt động du lịch còn yếu. 
Dòng khách du lịch đến Cà Mau trong thời gian qua có tăng lên 
nhưng còn chậm, đặc biệt là dòng du khách quốc tế. Trong tình hình phát triển 
chung của cả nước và xu thế hội nhập của khu vực, khả năng thu hút du khách của 
Cà Mau với vị trí là điểm liên kết với các thị trường du lịch Thành phố Hồ Chí 
Minh, Cần Thơ, Phú Quốclà cơ hội thuận lợi để phát triển. 
Trong thời gian tới, du lịch Cà Mau sẽ tô đậm thêm ấn tượng, thân thiện đối 
với du khách trong nước và bạn bè quốc tế bằng sự tích cực và sự nỗ lực hơn nữa 
trong công tác đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái của mình, góp 
phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Nhằm 
 93 
thúc đẩy cho du lịch Cà Mau không ngừng phát triển và hội nhập nhanh với du lịch 
trong khu vực, cả nước và quốc tế, không ngừng bảo vệ, tôn tạo, phát triển bền 
vững du lịch sinh thái – văn hóa đầy tiềm năng của vùng đất phương Nam. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_danh_gia_thuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_du_lic.pdf