Luận án Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm

Điều trị khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân cho đến nay vẫn còn

nhiều khó khăn. Trước đây, các tổn thương này thường được ghép da, chuyển

vạt ngẫu nhiên tại chỗ hay sử dụng vạt chéo chân hoặc chờ tổ chức tự biểu mô

hóa để liền sẹo nên thời gian thường kéo dài. Đối với nhiều trường hợp, hiệu

quả điều trị không cao, di chứng nặng nề thậm chí phải cắt cụt chi. Việc phát

hiện các vạt có nguồn mạch nuôi độc lập với sức sống cao, kích thước không

phụ thuộc vào tỉ lệ dài/ rộng như vạt kinh điển, có thể lấy lân cận vùng tổn

thương dưới dạng cuống liền hoặc chuyển từ nơi khác đến dưới dạng tự do, đã

tạo ra chuyển biến lớn và ngày càng có nhiều thay đổi tích cực trong chuyên

ngành Chấn thương Chỉnh hình và Tạo hình. Khoảng hai chục năm nay, vạt

mạch xuyên đã được phát hiện và ứng dụng trên lâm sàng trong điều trị các

khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân [16], [21], [65], [71].

Gần đây, sự ra đời và ứng dụng vạt mạch xuyên, được cấp máu từ động

mạch chày trước, chày sau và động mạch mác trong điều trị các khuyết hổng

phần mềm vùng cẳng chân đã tạo ra một bước tiến quan trọng. Đây là vạt da

cân cuống liền, có những ưu điểm chính sau: tương đồng với nơi nhận cả về

màu sắc lẫn kết cấu do vạt được lấy ở lân cận vùng khuyết hổng phần mềm,

khi phẫu thuật vạt rất linh hoạt, bảo tồn được động mạch chính và hạn chế tổn

thương nơi cho vạt. Tuy nhiên, vạt này vẫn có một số nhược điểm: động

mạch cuống vạt có kích thước rất nhỏ, vị trí và hình thái động mạch không

hằng định, gây khó khăn cho việc lựa chọn động mạch xuyên phù hợp để làm

cuống vạt và trong quá trình phẫu tích [53], [59], [67] [72].

Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm Doppler,

chụp mạch số hóa xóa nền và cộng hưởng từ đang ngày càng được ứng dụng

rộng rãi trong khảo sát mạch máu, tuy nhiên với các mạch máu nhỏ như động

mạch xuyên vùng cẳng chân thì các phương pháp khảo sát này bộc lộ khá

nhiều hạn chế [48], [49], [51], [89].2

Chụp cắt lớp vi tính khảo sát mạch máu là phương pháp không xâm lấn

như chụp mạch số hóa xóa nền, cho hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn so với siêu

âm Doppler và chụp cộng hưởng từ. Sự cải tiến máy chụp từ 16 tới 256 dãy

đã kéo theo giảm liều thuốc cản quang cũng như liều xạ, mở rộng trường khảo

sát, khả năng dựng hình với độ phân giải cao hơn đã làm cho phương tiện

chẩn đoán hình ảnh này ngày càng bộc lộ nhiều ưu điểm trong khảo sát hệ

mạch xuyên và hỗ trợ lựa chọn cuống mạch xuyên cho vạt trước phẫu thuật.

Chụp cắt lớp vi tính 320 dãy là máy chụp tương đối hiện đại, có độ phân giải

không gian cao (dưới 0,5 mm), tốc độ chụp nhanh (0,35 giây cho một vòng

quay của bóng), trường khảo sát rộng (16 cm) và bề dày lát cắt mỏng

(0,5 mm), cho phép khảo sát ít xâm lấn các mạch máu di động (động mạch

vành), các mạch máu nhỏ (các động mạch ở bàn, ngón tay và bàn, ngón chân

hay mạch xuyên vùng cẳng chân) [4], [5], [59], [66].

Tại Việt Nam, tới nay chưa có nghiên cứu sử dụng chụp cắt lớp vi tính

320 dãy để khảo sát mạch xuyên ở cẳng chân. Trên lâm sàng, đã có một số

nghiên cứu ứng dụng vạt mạch xuyên tại vùng này, tuy nhiên, số lượng

nghiên cứu còn ít, chưa có nghiên cứu tổng hợp về các vạt có nguồn nuôi là

mạch xuyên từ các động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác [57],

[58], [81].

Từ thực tiễn đó, nhằm khẳng định thêm về cơ sở giải phẫu, độ tin cậy

của vạt chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ―Nghiên cứu hình ảnh động

mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng

dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm” với mục tiêu:

1. Xác định số lượng, kích thước và sự phân bố của động mạch xuyên

nuôi da từ động mạch chày trước, chày sau, mác bằng chụp cắt lớp vi tính

320 dãy.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sử dụng vạt mạch xuyên để điều trị

khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân

pdf 168 trang chauphong 17/08/2022 13041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm

Luận án Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
 VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 
VŨ HỮU TRUNG 
NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH ĐỘNG MẠCH XUYÊN 
Ở VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 320 DÃY 
VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2021
VŨ HỮU TRUNG 
NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH ĐỘNG MẠCH XUYÊN 
Ở VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 320 DÃY 
VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM 
Chuyên ngành : Chấn thƣơng Chỉnh hình và Tạo hình 
Mã số : 62720129 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Lê Văn Đoàn 
2. PGS.TS. Lâm Khánh 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 
LỜI CẢM ƠN 
Trong suốt quá trình nghiên cứu này tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ, 
chỉ bảo tận tình từ các thủ trưởng, các thầy, các bạn đồng nghiệp, sự đồng 
thuận và giúp đỡ chân thành từ những bệnh nhân. Nếu không có sự ủng hộ 
này, tôi chắc chắn không thể hoàn thành cuốn luận án – dấu ấn quan trọng, cột 
mốc đầu tiên trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi. Qua những dòng 
này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới: 
Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện 
Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 đã luôn tạo mọi điều kiện cho tôi 
được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. 
Bộ môn Chấn thương Chỉnh hình, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược 
lâm sàng 108 đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về thời gian học tập và 
bệnh nhân nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới 
GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng- người đã luôn ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ tôi 
trong suốt quá trình học tập, thầy đã có những trao đổi, giảng dạy và truyền 
đạt về kinh nghiệm lâm sàng. Thầy cũng đã nghiêm khắc, thẳng thắn chỉ bảo 
cách thức để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, khoa học nhất. Thầy còn trang 
bị cho tôi kiến thức sâu sắc về nghiên cứu khoa học và những kinh nghiệm 
lâm sàng chuyên sâu để sau này tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 
trong chuyên môn và nghiên cứu khoa học. 
Lời cảm ơn trân trọng và đặc biệt sâu sắc tôi xin gửi tới PGS. TS. Lê 
Văn Đoàn và PGS.TS. Lâm Khánh - hai người thầy hướng dẫn tôi thực hiện 
nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hai thầy đã luôn quan tâm ủng hộ, 
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Nếu 
không có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy thì chắc chắn luận án 
không thể hoàn thành được. Các thầy đã thực sự trao cho tôi nguồn kiến thức 
lớn, những kinh nghiệm quý báu tạo nền tảng vững chắc về chuyên ngành cho 
tôi sau này có thể áp dụng thuận lợi trong nghiên cứu và điều trị lâm sàng. 
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn TS. Phan Trọng Hậu, TS.Nguyễn Năng 
Giỏi, TS. Nguyễn Việt Nam, TS. Nguyễn Viết Ngọc, TS. Nguyễn Lâm Bình, 
TS. Ngô Thái Hưng cùng toàn thể các cán bộ nhân viên viện Chấn thương 
Chỉnh hình và đặc biệt là tập thể khoa Phẫu thuật chi trên và Vi phẫu thuật 
(B1B) đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi 
có thể hoàn thành xong luận án này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Viện Nghiên 
cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung 
nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi 
tính 320 dãy, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành được luận án. 
 Tôi trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Gây mê 
Hồi sức, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 đã giúp đỡ tôi 
hoàn thành được luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả những bệnh nhân nghiên 
cứu, sự đồng thuận, ủng hộ và cống hiến của họ là yếu tố quan trọng nhất cho 
việc hoàn thành bản luận án này. 
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm sâu sắc nhất để biết ơn bố mẹ, vợ con, 
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành, động viên và luôn tạo mọi điều 
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành 
được luận án này. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Vũ Hữu Trung 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Tất cả số liệu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kì công 
trình nào. 
Nghiên cứu sinh 
Vũ Hữu Trung 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cảm ơn 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các từ viết tắt 
Danh mục bảng 
Danh mục hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................... 3 
1.1. Mạch máu nuôi da và phân loại các vạt da ................................................ 3 
1.1.1. Mạch máu nuôi da và mạch máu nuôi da vùng cẳng chân ................. 3 
1.1.2. Phân loại các vạt da ............................................................................. 7 
1.1.3. Vạt mạch xuyên................................................................................... 8 
1.2. Tình hình nghiên cứu giải phẫu vạt mạch xuyên ở cẳng chân ................. 11 
1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh xác định mạch vạt xuyên ............ 14 
1.3.1. Chụp mạch số hóa xóa nền ............................................................... 14 
1.3.2. Chụp cộng hưởng từ .......................................................................... 15 
1.3.3. Siêu âm Doppler ................................................................................ 15 
1.3.4. Chụp cắt lớp vi tính ........................................................................... 18 
1.4. Ứng dụng vạt mạch xuyên tại vùng cẳng chân ......................................... 23 
1.4.1. Vạt mạch xuyên dạng tự do ............................................................... 23 
1.4.2. Vạt mạch xuyên cuống mạch liền ..................................................... 26 
1.5. Tình hình nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng vạt mạch xuyên 
vùng cẳng chân tại Việt Nam .......................................................................... 29 
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 31 
2.1. Chụp cắt lớp vi tính 320 dãy ................................................................... 31 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 31 
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 31 
2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá ............................................................................... 33 
2.1.4. Xử lý kết quả nghiên cứu .................................................................. 36 
2.2. Ứng dụng lâm sàng .................................................................................. 36 
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 36 
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 37 
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 50 
2.3.1. Nhập số liệu ....................................................................................... 50 
2.3.2. Xử lý số liệu ...................................................................................... 50 
2.3.3. Phân tích số liệu ................................................................................ 50 
2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 50 
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 52 
3.1. Hình ảnh động mạch xuyên nuôi da trên chụp cắt lớp vi tính 320 dãy ... 52 
3.1.1. Số lượng động mạch xuyên ............................................................... 52 
3.1.2. Vị trí động mạch xuyên ..................................................................... 56 
3.1.3. Kích thước của động mạch xuyên ..................................................... 61 
3.2. Ứng dụng vạt mạch xuyên trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng 
cẳng chân ......................................................................................................... 63 
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................ 63 
3.2.2. Đặc điểm tổn thương ......................................................................... 64 
3.2.3. Đặc điểm của vạt ............................................................................... 66 
3.2.4. Kết quả phẫu thuật ............................................................................ 70 
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 81 
4.1. Hình ảnh động mạch xuyên nuôi da trên CLVT 320 dãy ........................ 81 
4.1.1. Số lượng của động mạch xuyên ........................................................ 81 
4.1.2. Vị trí của mạch xuyên ....................................................................... 84 
4.1.3. Kích thước của mạch xuyên .............................................................. 86 
4.2. Vai trò khảo sát động mạch xuyên của chụp CLVT 320 dãy .................. 89 
4.2.1. Vai trò trong khảo sát sự phân bố ..................................................... 89 
4.2.2. Vai trò trong lựa chọn và định vị cuống mạch của vạt ..................... 90 
4.3. Kết quả phẫu thuật ................................................................................... 94 
4.3.1. Đặc điểm chung................................................................................. 94 
4.3.2. Đặc điểm tổn thương ......................................................................... 95 
4.3.3. Ứng dụng vạt mạch xuyên ................................................................ 96 
4.3.4. Ưu nhược điểm của vạt ................................................................... 105 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 
KIẾN NGHỊ 
DANH MỤC CÁC C NG TR NH C NG Ố KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
3D: 
(Three – Dimensional) 
3 bình diện 
1/3D: Một phần ba dưới 
1/3G: Một phần ba giữa 
1/3T: Một phần ba trên 
BN: Bệnh nhân 
CLVT: Cắt lớp vi tính 
CS: Cộng sự 
DSA: 
(Digital Subtraction Angiography) 
Chụp mạch số hóa xóa nền 
ĐM: Động mạch 
KHPM: Khuyết hổng phần mềm 
MIP: 
(Maximum Intensity Projection) 
Hình chiếu đậm độ tối đa 
MRI: 
(Magnetic Resonance Imaging) 
Cộng hưởng từ 
SBA: Số bệnh án 
TK: Thần kinh 
TM: Tĩnh mạch 
TNGT: Tai nạn giao thông 
TNLĐ: Tai nạn lao động 
TNSH: Tai nạn sinh hoạt 
TƯQĐ: Trung ương Quân đội 
VT: Vết thương 
VAC: 
(Vacuum Assisted Closure) 
Hút liên tục vết thương dưới áp lực âm 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 3.1. Số lượng động mạch xuyên trên cẳng chân ................................. 52 
Bảng 3.2. Số lượng động mạch xuyên trên từng khu vực cẳng chân ........... 53 
Bảng 3.3.  ... phẫu thuật 24 tháng, ổ gãy đã liền 
xương, hình dáng của cẳng chân không bị thay đổi, nơi cho và nhận vạt liền tốt, 
không loét, màu sắc tương đồng với da xung quanh. Tuy nhiên, vùng tạo hình 
bằng vạt cơ thon vi phẫu phồng to hơn vùng lân cận, bệnh nhân có yêu cầu chỉnh 
sửa làm mỏng vạt. 
Kết quả xa (sau mổ 24 tháng) 
(BN: Nguyễn Minh T., SBA: BH-20916/BV108) 
 Đối với BN này, do trước mổ còn phương tiện kết xương kim loại nên 
chúng tôi không chỉ định chụp CLVT 320 dãy khảo sát mạch xuyên vì 
phương tiện kim loại sẽ gây nhiễu ảnh (artifacts). Cũng chính vì trước khi đến 
điều trị tại cơ sở của chúng tôi, BN đã được phẫu thuật kết xương bằng nẹp 
vít tại tuyến y tế cơ sở, cho nên ngoài tổn thương phần mềm do tai nạn gây 
chấn thương, trong quá trình phẫu thuật đặt nẹp vít, phần mềm cẳng chân ở 
vùng này cũng đã bị lóc tách rộng để đặt nẹp, dẫn tới có khả năng ĐM xuyên 
ở lân cận bị sang chấn. Ngoài ra, sự lóc tách trên cũng có thể là lý do gây tổn 
thương đến hệ thống mạch máu dưới cân, dưới da và trong da. Chính vì vậy 
sự cấp máu cho vạt này đã không được đầy đủ, gây nên hoại tử ở đầu xa nhất 
của vạt là đỉnh vạt. Kinh nghiệm chúng tôi rút ra là trên tình trạng phần mềm 
đã bị sang chấn, và can thiệp lóc tách rộng trước đó, mặc dù trên đại thể quan 
sát thấy còn lành lặn, nhưng nên ưu tiên hơn về chỉ định vạt tự do trong 
những trường hợp này. 
Phụ lục 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN CHUYỂN VẠT 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 
TT Họ và tên Giới Tuổi Số bệnh án 
Ngày vào 
viện 
Ngày ra 
viện 
Ngày phẫu 
thuật 
1 Hoàng Bá Đ. Nam 62 BH-21194 8/9/2011 3/10/2011 22/9/2011 
2 Nguyễn Thị N. Nữ 41 DV-8333 23/8/2012 22/10/2012 10/9/2012 
3 Lại Như V. Nam 55 DV-12618 25/12/2012 10/01/2013 21/1/2013 
4 Nguyễn Tiến D. Nam 33 BH-3497 18/2/2013 29/3/2013 08/3/2013 
5 Bùi Văn T. Nam 48 DV-1752 2/3/2013 10/5/2013 15/4/2013 
6 Phạm Văn T. Nam 61 BH-7062 20/3/2013 3/5/2013 11/4/2013 
7 Đặng Hữu T. Nam 9 BH-6730 1/5/2013 31/5/2013 6/5/2013 
8 Bùi Đức H. Nam 68 BH-725 2/5/2013 28/5/2013 10/5/2013 
9 Trương Văn V. Nam 65 BH-11787 4/5/2013 20/5/2013 9/5/2013 
10 Lưu Văn H. Nam 47 DV-4134 7/5/2013 17/5/2013 9/5/2013 
11 Quách Tố L. Nam 58 BH-19016 4/7/2013 20/8/2013 10/7/2013 
12 Phạm Văn P. Nam 54 BH-6273 4/7/2013 22/8/2013 24/7/2013 
13 Phạm Văn Q. Nam 44 Q-26362 5/9/2013 26/9/2013 10/9/2013 
14 Hồ Văn H. Nam 41 DV-11472 21/11/2013 11/12/2013 27/11/2013 
15 Tạ Đình T. Nam 57 BH-36714 27/11/2013 22/1/2014 2/12/2013 
16 Vũ Thị L. Nữ 71 BH-40275 30/12/2013 27/1/2014 13/1/2014 
17 Vũ Văn T. Nam 45 DV-16037 24/6/2014 9/7/2014 26/6/2014 
18 Nguyễn Trọng Đ. Nam 56 BH-17703 27/6/2014 18/7/2014 04/7/2014 
19 Nguyễn Thị L. Nữ 36 DV-24631 1/9/2014 7/11/2014 3/10/2014 
20 Đoàn Văn L. Nam 46 BH-27449 24/9/2014 24/10/2014 16/10/2014 
21 Nguyễn Văn D. Nam 40 BH-27679 26/9/2014 15/10/2014 3/10/2014 
22 Liều Mạnh P. Nam 19 BH-29842 15/10/2014 11/11/2014 28/10/2014 
23 Trần Thị Đ. Nữ 54 BH1619 20/1/2015 02/02/2015 22/1/2015 
24 Nguyễn Trọng K. Nam 65 BH-4886 4/3/2015 24/3/2015 6/3/2015 
25 Ngô Xuân Th. Nam 44 BH-9427 15/4/2015 28/4/2015 20/4/2015 
26 Nguyễn Văn Đ. Nam 34 DV-10520 02/8/2015 10/09/2015 10/08/2015 
27 Hoàng Thị C. Nữ 67 BH-13924 11/11/2015 14/1/2016 27/11/2015 
28 Nguyễn Duy K. Nam 72 BH-17598 30/5/2016 1/7/2016 16/6/2016 
29 Phạm Văn H. Nam 32 Q-3000 15/7/2016 15/9/2016 29/7/2016 
30 Lê Thanh T. Nam 40 DV-7324 26/10/2016 28/11/2016 3/1/2016 
31 Ngô Thị N. Nữ 44 DV-7414 31/10/2016 23/11/2016 4/11/2016 
32 Nguyễn Thị Y. Nữ 39 DV-7603 8/11/2016 14/12/2016 21/11/2016 
33 Phạm Văn N. Nam 63 BH43984 21/11/2016 17/12/2016 24/11/2016 
34 Lưu Quốc D. Nam 53 BH-32263 18/7/2017 09/08/2017 25/7/2017 
35 Lý Hồng Đ. Nam 28 DV-542 02/2/2017 28/2/2017 10/2/2017 
36 Hoành Xuân T. Nam 58 BH-4442 9/2/2017 11/3/2017 21/2/2017 
37 Mai Văn S. Nam 57 BH-5229 14/2/2017 11/3/2017 21/2/2017 
38 Vũ Sông H. Nam 67 BH-5614 16/2/2017 21/3/2017 1/3/2017 
39 Nguyễn Quang Đ. Nam 8 BH-10725 17/3/2017 18/04/2017 29/3/2017 
40 Nguyễn Đình Đ. Nam 24 BH-11548 24/3/2017 11/4/2017 04/4/2017 
41 Mai Huy D. Nam 39 BH-13714 5/4/2017 13/5/2017 20/4/2017 
42 Nguyễn Cảnh N. Nam 56 BH-14439 11/4/2017 29/4/2017 18/4/2017 
43 Vũ Văn P. Nam 45 DV-2019 19/4/2017 17/5/2017 25/4/2017 
44 Vũ Thị K. Nữ 85 BH-28523 28/6/2017 28/7/2017 10/7/2017 
45 Đỗ Ngọc Q. Nam 60 BH-29049 3/7/2017 28/7/2017 13/7/2017 
46 Phạm Văn S. Nam 73 BH-48803 13/10/2017 16/11/2017 26/10/2017 
47 Nguyễn Văn M. Nam 75 BH-49317 17/10/2017 30/11/2017 26/10/2017 
48 Nguyễn Văn L. Nam 68 BH-32263 17/1/2018 10/2/2018 30/1/2018 
49 Nguyễn Thị B. Nữ 43 DV-967 7/3/2018 13/4/2018 30/3/2018 
50 Trần Xuân P. Nam 44 BH-12746 28/3/2018 5/5/2018 23/4/2018 
51 Nguyễn Thị Thanh B. Nữ 66 BH-14636 9/4/2018 9/5/2018 23/4/2018 
52 Bùi Thanh S. Nam 27 DV-1588 21/4/2018 23/5/2018 15/5/2018 
53 Lê Thiện T. Nam 71 BH-20916 15/5/2018 25/7/2018 5/6/2018 
54 Nguyễn Văn T. Nam 62 BH-27653 22/6/2018 11/7/2018 25/7/2018 
55 Nguyễn Minh T. Nữ 50 BH-38805 18/8/2018 22/8/2018 30/9/2018 
 BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 XÁC NHẬN 
 Nghiên cứu sinh Vũ Hữu Trung đã nghiên cứu về nội dung: “Nghiên 
cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi 
tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm” trên 55 
bệnh nhân trong danh sách tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 
 Bệnh viện đồng ý cho nghiên cứu sinh được sử dụng các số liệu có liên 
quan trong bệnh án để công bố trong công trình luận án. 
Hà nội, ngày tháng năm 
TL. GIÁM ĐỐC 
TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP 
 Phụ lục 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN CHỤP CLVT 320 DÃY DANH 
SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 
TT BN Chân Số BA Ngày vv 
1 Phạm Minh P. 
CT1-T 
BH-11148 06/5/2015 
CT1-P 
2 Nguyễn Văn Đ. 
CT2-T 
DV10520 02/8/2015 
CT2-P 
3 Bùi Hữu C. 
CT3-T 
BH-24676 25/8/2015 
CT3-P 
4 Thao Khăm L. 
CT4-T 
DV- 13122 21/10/2015 
CT4-P 
5 Nguyễn Công M. 
CT5-T 
BH-33289 06/11/2015 
CT5-P 
6 Hoàng Thị C. 
CT6-T 
BH-13924 11/11/2015 
CT6-P 
7 Nguyễn Khắc H. 
CT7-T 
BH-13613 05/5/2016 
CT7-P 
8 Nguyễn Duy K. 
CT8-T 
BH17598 30/5/2016 
CT8-P 
9 Lý Hồng Đ. 
CT9-T 
DV-542 02/2/2017 
CT9-P 
10 Hoàng Xuân Th. 
CT10-T 
BH-4442 09/2/2017 
CT10-P 
11 Mai Văn S. 
CT11-T 
BH5229 14/2/2017 
CT11-P 
12 Vũ Sông H. 
CT12-T 
BH5614 16/2/2017 
CT12-P 
13 Nguyễn Đình Đ. 
CT13-T 
BH-11548 24/3/2017 
CT13-P 
14 Nguyễn Cảnh N. 
CT14-T 
BH14439 14/4/2017 
CT14-P 
15 Vũ Thị K. CT15-T BH28523 28/6/2017 
 CT15-P 
16 Đỗ Ngọc Q. 
CT16-T 
BH-29049 03/7/2017 
CT16-P 
17 Lưu Quốc D. 
CT17-T 
BH32263 18/7/2017 
CT17-P 
18 Phạm Văn S. 
CT18-T 
BH-48803 13/10/2017 
CT18-P 
19 Nguyễn Văn M. 
CT19-T 
BH-49317 17/10/2017 
CT19-P 
20 Đỗ Bá V. 
CT20-T 
DV-6408 11/12/2017 
CT20-P 
21 Trần Xuân P. 
CT21-T 
BH17705 28/3/2018 
CT21-P 
22 Bùi Thanh S. 
CT22-T 
DV1588 21/4/2018 
CT22-P 
23 Lê Thiện T. BH-20916 15/5/2018 
CT23-P 
24 NguyễnVăn T. 
CT24-T 
BH27653 22/6/2018 
CT24-P 
Hà nội, ngày tháng năm 
TL. GIÁM ĐỐC 
 TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP 
Phụ lục 4: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
Số bệnh án: 
Số lưu trữ bệnh án: 
I. Hành chính: 
 Họ và tên bệnh nhân: Tuổi: Giới: Nam:  
Nữ: . 
 Địa chỉ: 
 Điện thoại: 
 Nghề nghiệp: 1. Công nhân viên ; 2. Buôn bán ; 3. Làm ruộng ; 
 4. Hết tuổi lao động ; 5. Nghề khác . 
 Dân tộc: 1. Kinh ; 2. Khác  
 Ngày vào viện : 
 Ngày phẫu thuật : 
 Ngày ra viện : 
II. Lý do vào viện: 
III. Tiền sử bản thân: 
IV. Các chỉ tiêu nghiên cứu 
4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu 
4.1.1. Các bệnh mạn tính kết hợp 
Tiểu đường  ; Tăng huyết áp ; Suy thận ; Khác  
4.1.2. Nguyên nhân tổn thương 
- TNSH  ; TNLĐ ; TNGT ; Loét mạn tính , Di chứng phẫu thuật ; 
- Khác  
4.1.3. Đặc điểm nơi tổn thương 
- Kích thước khuyết hổng: 
+ Dài: 
+ Rộng: 
- Tính chất khuyết hổng: 
+ Lộ gân ; Lộ xương ; Lộ ổ gãy xương ; Lộ ổ kết xương ; Lộ KG 
+ Khác 
4.1.4. Vị trí tổn thương: 
- 1/3T cẳng chân  
- 1/3 G cẳng chân  
- 1/3 D cẳng chân  
4.2. Cận lâm sàng 
- Cấy khuẩn 
- Giải phẫu bệnh 
- XN thường qui: Bình thường ; Bất thường  
4.3. Phẫu thuật 
- Chẩn đoán trước mổ: 
- Phương pháp vô cảm: 
- Thời gian mổ: 
- Vị trí lấy vạt 
+ 1/3T cẳng chân  
+ 1/3 G cẳng chân  
+ 1/3 D cẳng chân  
- Kích thước vạt: 
+ Dài: 
+ Rộng: 
- Góc xoay vạt: 
- Đặc điểm ĐM cuống vạt 
- Nguyên ủy: ĐM chày trước ; ĐM chày sau ; ĐM mác  
- Vị trí : 
- Kích thước 
+ Chiều dài 
+ Đường kính 
- Nơi cho vạt: 
+ Ghép da dày ; Ghép da mỏng ; 
+ Khâu kỳ đầu ; + Khâu kỳ 2 ; 
4.3. Kết quả phẫu thuật: 
4.3.1 Kết quả gần 
- Sức sống của vạt 
+Vạt sống hoàn toàn  
+ Hoại tử 1 phần ; Xử trí: 
+ Hoại tử hoàn toàn ; Xử trí: 
- Liền vết mổ nơi nhận vạt: Kỳ đầu ; Kỳ 2 ; TG từ khi mổ - ra viện: 
- Nơi lấy vạt: Liền kỳ đầu ; Nhiễm khuẩn ; tụ máu  
4.3.2 Kết quả xa 
- Thẩm mĩ vạt 
+ Màu sắc: Tương đồng ; Không tương đồng  
+ Độ dày: Tương đồng ; Nhô cao  
- Biên độ vận động khớp 
+ Khớp cổ chân: Bình thường ; Hạn chế  (Gấp/duỗi:..) 
+ Khớp gối: Bình thường ; Hạn chế  (Gấp/duỗi:..) 
- Nơi cho vạt: Sẹo đẹp ; Sẹo loét ; Sẹo lồi  
- Mức độ hài lòng của BN: 
 Rất hài lòng ; Hài lòng ; Chấp nhận được ; Không hài lòng  
Phụ lục 5: PHIẾU NGHIÊN CỨU CHỤP CLVT 320 DÃY 
Số bệnh án: 
Số lưu trữ bệnh án: 
I. Hành chính: 
 Họ và tên bệnh nhân: Tuổi: Giới: Nam:  Nữ: . 
 Địa chỉ: 
 Điện thoại: 
 Nghề nghiệp: 1. Công nhân viên ; 2. Buôn bán ; 3. Làm ruộng ; 4. 
Hết tuổi lao động ; 5. Nghề khác . 
 Dân tộc: 1. Kinh ; 2. Khác  
 Ngày vào viện : 
 Ngày chụp CLVT 320 dãy : 
 Ngày ra viện : 
II. Lý do vào viện: 
III. Tiền sử bản thân: 
IV. Các chỉ tiêu nghiên cứu 
4.1 Chân bệnh: Chân phải  Chân trái  
- Chiều dài cẳng chân: 
- Số lượng ĐM xuyên: 
- ĐM xuyên từ ĐM chày trước 
+ Số lượng: 
+ Vị trí 
 Cách mắt cá ngoài: 
 Cách mắt cá trong: 
 Cách khe khớp gối: 
+ Kích thước 
 Đường kính: 
 Chiều dài: 
- ĐM xuyên từ ĐM chày sau 
+ Số lượng: 
+ Vị trí 
 Cách mắt cá ngoài: 
 Cách mắt cá trong: 
 Cách khe khớp gối: 
+ Kích thước 
 Đường kính: 
 Chiều dài: 
- ĐM xuyên từ ĐM mác 
+ Số lượng: 
+ Vị trí 
 Cách mắt cá ngoài: 
 Cách mắt cá trong: 
 Cách khe khớp gối: 
+ Kích thước 
 Đường kính: 
 Chiều dài: 
4.2 Chân lành: Chân phải  Chân trái  
- Chiều dài cẳng chân: 
- Số lượng ĐM xuyên: 
- ĐM xuyên từ ĐM chày trước 
+ Số lượng: 
+ Vị trí 
 Cách mắt cá ngoài: 
 Cách mắt cá trong: 
 Cách khe khớp gối: 
+ Kích thước 
 Đường kính: 
 Chiều dài: 
- ĐM xuyên từ ĐM chày sau 
+ Số lượng: 
+ Vị trí 
 Cách mắt cá ngoài: 
 Cách mắt cá trong: 
 Cách khe khớp gối: 
+ Kích thước 
 Đường kính: 
 Chiều dài: 
- ĐM xuyên từ ĐM mác 
+ Số lượng: 
+ Vị trí 
 Cách mắt cá ngoài: 
 Cách mắt cá trong: 
 Cách khe khớp gối: 
+ Kích thước 
 Đường kính: 
 Chiều dài: 
V. Biến chứng 
Không có  Có biến chứng  (Xử trí) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hinh_anh_dong_mach_xuyen_o_vung_cang_chan.pdf
  • docDong gop moi cua luan an.doc
  • pdfLuan an tom tat - Eng.pdf
  • pdfLuan an tom tat - Viet.pdf