Luận án Nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum toxin qua nội soi trong điều trị rối loạn phát âm co thắt

Rối loạn phát âm co thắt (RLPACT) - Spasmodic dysphonia là một bệnh lý

đặc trưng bởi những cơn co thắt không chủ ý hoặc các rối loạn tư thế của cơ nội tại

thanh quản, gây ra giọng nói bất thường. Đây là một bệnh hiếm gặp, tỉ suất mắc bệnh

ước tính khoảng 1/100.000 dân, nữ giới thường mắc bệnh hơn nam giới. Bệnh không

nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là thủ phạm làm suy giảm chất lượng cuộc sống

của bệnh nhân, khiến họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong giao tiếp hàng ngày cũng

như trong công việc, có thể dẫn đến mất việc làm, rối loạn lo âu, trầm cảm [41]. Có

2 loại RLPACT: rối loạn thể khép và rối loạn thể mở; trong đó, rối loạn thể khép phổ

biến hơn, một số nghiên cứu cho thấy thể khép chiếm đến 98% bệnh nhân RLPACT

[94], [99]. Trong nghiên cứu bước đầu còn giới hạn về thời gian và cỡ mẫu nên chúng

tôi ưu tiên tập trung vào nghiên cứu RLPACT thể khép.

Cho đến nay, nền tảng của chẩn đoán RLPACT là hỏi bệnh sử và khám lâm

sàng với các câu hỏi kiểm tra thích hợp, kết hợp với phân tích âm và hình ảnh nội soi

thanh quản [109]. Các nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến vấn đề thường bỏ sót chẩn

đoán của các bác sĩ lâm sàng hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh lý rối loạn giọng do

nguyên nhân khác. Chính những khó khăn trong chẩn đoán làm tỉ suất phát hiện bệnh

thấp, cũng như thời gian phát hiện bệnh trễ [34].

Trước đây, RLPACT thường được điều trị bằng thuốc uống, luyện giọng hoặc

phẫu thuật chỉnh hình thanh quản nhưng không hiệu quả. Năm 1984, Blitzer và cộng

sự lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật tiêm botulinum toxin A (BTX-A) vào cơ nội tại thanh

quản trong điều trị RLPACT [26]. Kỹ thuật này đã được nghiên cứu ở nhiều nước với

nhiều loại hình nghiên cứu như nghiên cứu quan sát, can thiệp và cả nghiên cứu đối

chứng ngẫu nhiên. Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy BTX-A có hiệu quả và

an toàn trên bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt [25], [39]. Năm 2009 và 2018, Hội

Tai Mũi Họng và Phẫu Thuật Đầu Cổ Hoa Kỳ đưa ra các khuyến cáo sử dụng BTXA ưu tiên trong điều trị rối loạn phát âm co thắt và hiện nay được xem là phương pháp

điều trị chính trong các hướng dẫn của Mỹ cũng như của châu Âu [12], [91], [96].2

Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân không đáp ứng cũng như một tỉ lệ bệnh

nhân dễ bị tác dụng phụ với điều trị BTX-A. Lý do vì sao có sự không đáp ứng cũng

như tác dụng phụ được các tác giả cho rằng do sự không thống nhất về liều điều trị

cũng như những phương pháp tiếp cận cơ nội tại thanh quản khác nhau [109],[116].

Tại Việt Nam từ năm 2014, bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và

một vài bệnh viện đã bước đầu ứng dụng BTX điều trị những bệnh nhân RLPACT

thể khép [8]. Kỹ thuật thường được thực hiện bởi cả hai chuyên khoa Tai mũi họng

và Nội thần kinh. Phương pháp tiêm BTX vào cơ thanh quản đang sử dụng là tiêm

dưới hướng dẫn điện cơ đơn thuần hiện nay vẫn còn những hạn chế như không xác

định chính xác vị trí tiêm, không xác định được hình ảnh tình trạng co thắt thật sự của

cơ nội tại thanh quản tại thời điểm điều trị, không ước lượng được liều tiêm vào cơ

nội tại thanh quản. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp tiêm qua nội

soi thanh quản ống mềm đã giúp khắc phục được những hạn chế của phương pháp

tiêm đơn thuần trước đây, giúp việc điều trị trở nên an toàn và hiệu quả hơn, tránh

làm tổn thương các cấu trúc giải phẫu quan trọng của thanh quản, hạn chế tác dụng

phụ và tai biến sau tiêm [35].

Nội soi thanh quản ống mềm không chỉ là công cụ chẩn đoán RLPACT mà

còn giúp ích trong việc điều trị như là một phương tiện giúp xác định chính xác vị trí

tiêm và liều thuốc tiêm vào cơ nội tại thanh quản. Nội soi thanh quản ống mềm ưu

thế hơn là nội soi ống cứng vì thanh quản được đặt trong một tư thế tự nhiên hơn

trong suốt quá trình soi và tiêm BTX [35], [60]. Các kỹ thuật can thiệp trên thanh

quản qua nội soi ống mềm là ưu thế của chuyên khoa Tai mũi họng, như các kỹ thuật

nội soi bơm dây thanh (mỡ/Teflon. ) thường được thực hiện thuần thục bởi các bác

sĩ Tai mũi họng. Hơn thế nữa, một vấn đề thực tế là bệnh nhân RLPACT thường đến

khám với chuyên khoa Tai mũi họng nên việc triển khai ứng dụng phương pháp này

cho các bác sĩ Tai mũi họng là rất phù hợp và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều

trị, sự thuận tiện, rút ngắn thời gian chờ khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị cho

bệnh nhân RLPACT.3

Vì những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh

giá hiệu quả tiêm botulinum toxin qua nội soi trong điều trị rối loạn phát âm co

thắt” với mục tiêu nghiên cứu như sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân được chẩn đoán rối

loạn phát âm co thắt tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và

bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2017 đến tháng

12/2020.

2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm botulinum toxin qua nội soi trong điều

trị bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ

Chí Minh và bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2017

đến tháng 12/2020.

3. Đánh giá tính an toàn của botulinum toxin trong điều trị bệnh nhân rối loạn

phát âm co thắt tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh

viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2020

pdf 175 trang chauphong 17/08/2022 12240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum toxin qua nội soi trong điều trị rối loạn phát âm co thắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum toxin qua nội soi trong điều trị rối loạn phát âm co thắt

Luận án Nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum toxin qua nội soi trong điều trị rối loạn phát âm co thắt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
* * * * * * * * 
NGUYỄN THÀNH TUẤN 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 
TIÊM BOTULINUM TOXIN QUA NỘI SOI 
TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÁT ÂM CO THẮT 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
* * * * * * * * 
NGUYỄN THÀNH TUẤN 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 
TIÊM BOTULINUM TOXIN QUA NỘI SOI 
TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÁT ÂM CO THẮT 
CHUYÊN NGÀNH: TAI MŨI HỌNG 
MÃ SỐ: 62720155 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. TRẦN PHAN CHUNG THỦY 
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG 
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2021 
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả 
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng 
được công bố ở bất kỳ nơi nào khác. 
 Tác giả luận án 
Nguyễn Thành Tuấn 
 ii 
MỤC LỤC 
Trang 
Lời cam đoan ....................................................................................................................... i 
Mục lục ................................................................................................................................ ii 
Danh mục các chữ viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt ................................. vi 
Danh mục các bảng ........................................................................................................ vii 
Danh mục các biểu đồ - sơ đồ ......................................................................................... ix 
Danh mục các hình ........................................................................................................... ix 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 
1.1. Tổng quan về rối loạn phát âm co thắt .................................................. 4 
1.1.1. Khái niệm về rối loạn giọng ................................................................................ 4 
1.1.2. Khái niệm về rối loạn phát âm co thắt ................................................................ 5 
1.1.3. Lịch sử và các nghiên cứu ban đầu về RLPACT .............................................. 5 
1.1.4. Nguyên nhân ......................................................................................................... 6 
1.1.5. Sinh lý bệnh ........................................................................................................... 6 
1.1.6. Phân loại .............................................................................................................. 11 
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý rối loạn 
phát âm co thắt .............................................................................................. 11 
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh lý rối loạn phát âm co thắt ...................................... 11 
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh lý rối loạn phát âm co thắt ............................... 12 
1.2.3. Chẩn đoán ............................................................................................................ 17 
1.3. Ứng dụng phương pháp tiêm botulinum toxin qua nội soi trong điều 
trị rối loạn phát âm co thắt........................................................................... 19 
1.3.1. Tổng quan về các phương pháp điều trị rối loạn phát âm co thắt .................. 19 
1.3.2. Botulinum toxin và ứng dụng trong điều trị RLPACT ................................... 23 
 iii 
1.3.3. Phương pháp tiêm botulinum toxin qua nội soi trong điều trị rối loạn phát âm 
co thắt ............................................................................................................................. 26 
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về kết quả và tính an toàn 
của botulinum toxin trong điều trị rối loạn phát âm co thắt .................... 33 
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 33 
1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................... 34 
1.5. Giới thiệu một số đặc điểm về cơ sở nghiên cứu – Bệnh viện Đại Học Y 
Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh ... 39 
 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 41 
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 41 
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 41 
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................... 41 
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................................. 42 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 42 
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................... 43 
2.5. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 44 
2.5.1. Biến số mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân RLPACT . 44 
2.5.2. Biến số đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm botulinum toxin qua nội soi 
trong điều trị RLPACT ................................................................................................. 47 
2.5.3. Biến số đánh giá tính an toàn của BTX trong điều trị RLPACT ................... 49 
2.6. Phương pháp, công cụ đo lường, thu thập số liệu ............................... 49 
2.7. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 50 
2.7.1. Trang thiết bị nghiên cứu ................................................................................... 50 
2.7.2. Thuốc nghiên cứu ............................................................................................... 52 
2.7.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .................................................................. 53 
2.7.4. Theo dõi đánh giá sau tiêm ................................................................................ 63 
2.7.5. Phương pháp đánh giá mức độ rối loạn phát âm và hiệu quả điều trị ........... 64 
 iv 
2.8. Sai số và cách khống chế sai số ............................................................. 71 
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .............................................. 72 
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 72 
 KẾT QUẢ ............................................................................................... 74 
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân RLPACT ................ 74 
3.1.1. Đặc điểm dân số học .......................................................................................... 74 
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ................................................................. 77 
3.2. Hiệu quả của phương pháp tiêm BTX qua nội soi trong điều trị 
RLPACT ........................................................................................................ 83 
3.2.1. Đặc điểm chung về điều trị của mẫu nghiên cứu ............................................ 83 
3.2.2. Liều điều trị BTX-A ........................................................................................... 85 
3.2.3. Kết quả sau tiêm BTX-A sau 1 tháng ............................................................... 86 
3.2.4. Kết quả sau tiêm BTX-A sau 2 tháng ............................................................... 89 
3.2.5. Kết quả sau tiêm BTX-A sau 6 tháng (hoặc trước lần tiêm tiếp theo) .......... 94 
3.2.6. Thời gian hiệu quả của điều trị BTX-A ............................................................ 97 
3.2.7. Hiệu quả chung của điều trị BTX-A ................................................................. 98 
3.3. Tính an toàn của BTX trong điều trị RLPACT .................................. 99 
3.3.1. Tỉ lệ tác dụng phụ, tai biến sau tiêm BTX-A ................................................... 99 
3.3.2. Tỉ lệ các loại tác dụng phụ sau tiêm BTX-A ................................................ 100 
3.3.3. Thời gian và mức độ các tác dụng phụ sau tiêm BTX-A ............................ 100 
3.3.4. Tỉ lệ các loại tác dụng phụ theo liều tiêm BTX-A ....................................... 102 
 BÀN LUẬN .......................................................................................... 106 
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu................................................. 106 
4.1.1. Đặc điểm dân số học ....................................................................................... 106 
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .............................................................. 109 
4.2. Hiệu quả của phương pháp tiêm BTX qua nội soi trong điều trị 
RLPACT ...................................................................................................... 119 
 v 
4.2.1. Đặc điểm chung về điều trị của mẫu nghiên cứu ......................................... 119 
4.2.2. Hiệu quả của điều trị BTX-A theo thang điểm các tiêu chí đánh giá ......... 124 
4.2.3. Thời gian hiệu quả của điều trị BTX-A ......................................................... 127 
4.2.4. Hiệu quả tổng hợp của điều trị BTX-A ......................................................... 128 
4.3. Tính an toàn của BTX trong điều trị RLPACT Error! Bookmark not 
defined. 
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 138 
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 139 
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 139 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Bảng chỉ số khuyết tật giọng nói (VHI) 
Phụ lục 2: Giấy phép lưu hành sản phẩm Dysport® 
Phụ lục 3: Phiếu theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh nhân 
Phụ lục 4: Bảng tự đánh giá về mức độ hài lòng với kết quả giọng nói sau 
tiêm botulinum toxin 
Phụ lục 5: Bệnh án nghiên cứu 
 vi 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT 
Chữ viết tắt Diễn giải 
BN Bệnh nhân 
MNG Màng nhẫn giáp 
NS Nội soi 
RLG Rối loạn giọng 
RLPACT Rối loạn phát âm co thắt 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 
ASHA American Speech Language 
Hearing Association 
Hiệp hội thính học âm ngữ 
Hoa Kỳ 
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể 
BTX Botulinum toxin Độc tố của vi khuẩn 
Clostridium botulinum 
BTX-A Botulinum toxin type A Độc tố nhóm A của vi khuẩn 
Clostrid ... of spasmodic 
dysphonia", Current opinion in otolaryngology & head and neck surgery. 24 (3), pp. 203-
207.. 
110. Wilson I. (2008), Using Praat and Moodle for teaching segmental and suprasegmental 
pronunciation, Proceedings of the 3rd international World CALL Conference: Using 
Technologies for Language Learning.. 
111. Wissel J. et al. (2003), EMG for identification of dystonic, tremulous and spastic 
muscles and techniques for guidance of injections in Handbook of Botulinum Toxin 
Treatment, (Moore NM, ed.) Blackwell Science, Oxford.. 
112. Woodson G. E. et al. (1991), "Use of flexible fiberoptic laryngoscopy to assess patients 
with spasmodic dysphonia", Journal of Voice. 5 (1), pp. 85-91.. 
113. Xiao J. et al. (2010), "Novel THAP1 sequence variants in primary dystonia", 
Neurology. 74 (3), pp. 229-238.. 
114. Young D. L. et al. (2014), "Relationship of laryngeal botulinum toxin dosage to patient 
age, vitality, and socioeconomic issues", Journal of Voice. 28 (5), pp. 614-617.. 
115. Young N. et al. (2007), "Management of supraglottic squeeze in adductor spasmodic 
dysphonia: a new technique", The Laryngoscope. 117 (11), pp. 2082-2084.. 
116. Zhao K. et al. (2020), "Factors Associated with Failure of Botulinum Toxin Injection 
in Adductor Spasmodic Dysphonia", Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, pp. 
0003489420928373.. 
 117. Zwirner P. et al. (1991), "Acoustic changes in spasmodic dysphonia after botulinum 
toxin injection", Journal of Voice. 5 (1), pp. 78-84.. 
118. Zwirner P. et al. (1992), "Effects of botulinum toxin therapy in patients with adductor 
spasmodic dysphonia: acoustic, aerodynamic, and videoendoscopic findings", The 
Laryngoscope. 102 (4), pp. 400-406.. 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: 
BẢNG CHỈ SỐ KHUYẾT TẬT GIỌNG NÓI (VHI) 
Họ và tên người bệnh: .................................................................................... 
Tuổi:...... Giới tính: Nam • Nữ • Nghề nghiệp:.................... 
Địa chỉ: .......................................................................................................... 
Ngày nhập viện: .......................... Ngày tiêm: ............................. 
Hướng dẫn: Đây là những câu tự đánh giá mà Anh/Chị sử dụng để mô tả giọng nói 
của mình và những ảnh hưởng của giọng nói đối với cuộc sống. Hãy khoanh tròn đáp 
án để cho biết Anh/Chị có trải qua vấn đề tương tự hay không: 
0: không bao giờ 
1: gần như không bao giờ 
2: thỉnh thoảng 
3: gần như mọi khi 
4: luôn luôn 
 1 . Phần chức năng 
1. Giọng nói của tôi làm cho người ta khó nghe 0 1 2 3 4 
2. Trong một căn phòng có nhiều tiếng ồn, người 
khác rất khó nghe tôi nói 
0 
1 
2 
3 
4 
3. Gia đình tôi cũng khó khăn lắm mới nghe được 
tiếng của tôi khi tôi gọi họ trong nhà 
0 
1 
2 
3 
4 
4. Tôi ít sử dụng điện thoại hơn như tôi mong muốn 0 1 2 3 4 
5. Tôi ngại tiếp xúc với nhiều người vì giọng nói của 
mình 0 
1 
2 
3 
4 
6. Chính vì giọng nói của tôi có vấn đề, tôi ít khi nói 
chuyện với bạn bè, hàng xóm hoặc họ hàng 
0 
1 
2 
3 
4 
 7. Người ta thường hay yêu cầu tôi lặp lại lời nói khi tôi 
nói chuyện trực tiếp với họ 
0 
1 
2 
3 
4 
8. Việc phát âm khó khăn của tôi gây hạn chế trong 
cuộc sống cá nhân và giao tiếp xã hội 
0 
1 
2 
3 
4 
9. Tôi cảm thấy bị gạt ra khỏi các câu chuyện vì 
giọng nói của mình có vấn đề 
0 
1 
2 
3 
4 
10. Vấn đề giọng nói của tôi làm cho tôi bị giảm thu 
nhập 
0 
1 
2 
3 
4 
 2 . Phần thực thể 
11. Tôi bị hụt hơi khi đang nói 0 1 2 3 4 
12. Âm thanh từ giọng nói của tôi thay đổi liên tục 
suốt ngày 
0 
1 
2 
3 
4 
13. Người ta thường hỏi tôi: “Giọng nói của bạn bị làm 
sao vậy?” 
0 
1 
2 
3 
4 
14. Giọng nói của tôi thô và khô cứng 0 1 2 3 4 
15. Tôi cảm thấy như thể mình phải cố hết sức để nói ra 
tiếng 
0 
1 
2 
3 
4 
16. Tôi không thể đoán trước khi nào giọng nói của tôi 
trong trẻo rõ ràng 
0 
1 
2 
3 
4 
17. Tôi cố gắng thay đổi giọng nói để nghe rõ hơn 0 1 2 3 4 
18. Tôi mất rất nhiều công sức để nói chuyện được 
tốt 
0 
1 
2 
3 
4 
19. Vào buổi tối, giọng nói của tôi khó nghe hơn 0 1 2 3 4 
20. Tôi hay bị mất giọng giữa cuộc nói chuyện 0 1 2 3 4 
 3 . Phần cảm xúc 
21. Tôi thường căng thẳng khi nói chuyện với những 
người khác vì giọng nói của tôi 
0 
1 
2 
3 
4 
22. Dường như người ta khó chịu với giọng nói của tôi 
0 
1 
2 
3 
4 
23. Tôi cảm thấy người khác không thông cảm với 
giọng nói của tôi 
0 
1 
2 
3 
4 
24. Vấn đề giọng nói của tôi làm tôi buồn chán 0 1 2 3 4 
25. Tôi ít đi chơi vì giọng nói của mình có vấn đề 0 1 2 3 4 
26. Giọng nói làm bản thân tôi thấy như không bình 
thường 
0 
1 
2 
3 
4 
27. Tôi cảm thấy rất bực bội khi người ta bảo tôi 
phải lặp lại lời nói của mình 
0 
1 
2 
3 
4 
28. Tôi cảm thấy bối rối khi người ta yêu cầu tôi lặp lại 
lời nói 
0 
1 
2 
3 
4 
29. Giọng của mình làm tôi cảm thấy thiếu tự tin 0 1 2 3 4 
30. Tôi cảm thấy xấu hổ vì giọng nói có vấn đề của tôi 
0 
1 
2 
3 
4 
 Phụ lục 2: 
 Phụ lục 3: 
PHIẾU THEO DÕI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN 
Hiệu 
Quả 
100% 
90% 
80% 
70% 
60% 
50% 
40% 
30% 
20% 
10% 
 0 Ngày 
1 
Ngày 
2 
Ngày 
3 
Ngày
4 
Ngày 
5 
Ngày 
6 
Ngày 
7 
Ngày 
8 
Ngày 
9 
Ngày 
10 
Ngày 
11 
Ngày 
12 
Ngày 
13 
Ngày 
14 
Tuần 
4 
Tuần 
6 
Tuần 
8 
Tháng 
3 
Tháng 
4 
Tháng 
5 
Tháng 
6 
Tác 
dụng 
phụ 
Đau 
Sặc 
Khàn 
Giọng 
nói bị 
thoát 
hơi 
Nuốt 
vướng 
Khác
 Phụ lục 4: 
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI KẾT QUẢ GIỌNG 
NÓI SAU TIÊM BOTULINUM TOXIN 
Họ và tên người bệnh: .................................................................................... 
Tuổi:...... Giới tính: Nam • Nữ • Nghề nghiệp:........................ 
Địa chỉ: .......................................................................................................... 
Ngày nhập viện: .......................... Ngày tiêm: ............................. 
Hướng dẫn: Đây là những câu tự đánh giá mà Anh/Chị sử dụng để mô tả giọng nói 
của mình. Hãy khoanh tròn đáp án để biết Anh/Chị bị rối loạn giọng ở mức độ nào: 
Mức độ 
hài lòng 
Mô tả Chọn 
Cao Bệnh nhân cảm thấy bình thường hoặc đọc lưu loát, giọng 
nói không bị hụt hơi, không bị mệt 
Trung 
bình 
Giọng nói được cải thiện nhiều hơn trước tiêm, giọng nói 
còn ngắt quãng nhẹ, không bị hụt hơi nhưng chưa được 
bình thường 
Thấp Giọng nói chỉ cải thiện ít, giọng nói còn ngắt quãng, bị hụt 
hơi. 
Không Giọng nói còn ngắt quãng như trước khi tiêm 
Cám ơn Anh/Chị đã hoàn thành bảng câu hỏi này! 
 Phụ lục 5: 
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
I. HÀNH CHÍNH 
Họ và tên (viết tắt): ......................................................................................... 
Tuổi: ......... Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: ............ 
Địa chỉ (Tỉnh/ Thành phố): .......................................................................... 
Số bệnh án:.................................... 
Ngày nhập viện:............ Ngày tiêm botulinum:........... Ngày ra viện:............. 
Cân nặng:............kg Chiều cao:...........m BMI: ........... 
II. TIỀN CĂN 
1. Có sử dụng thuốc liên quan bệnh không? Có Không 
2. Có sử dụng Aminoglycosides không? Có Không 
3. Có chấn thương vùng đầu cổ không? Có Không 
4. Có bị trào ngược dạ dày thực quản? Có Không 
5. Có bệnh lý thần kinh khác? Có Không 
6. Có người thân bị rối loạn giọng tương tự? Có Không 
III. BỆNH SỬ 
1. Triệu chứng bệnh: 
Giọng căng Giọng nói ngắt quãng Mất giọng 
Giọng run Giọng nói bị mất hơi Khàn giọng 
Khác ........................ 
2. Yếu tố làm tăng triệu chứng:........................ 
3. Yếu tố làm tăng triệu chứng: ........................ 
4. Thời gian mắc bệnh (tính từ ngày đầu đến khi được chẩn đoán): 
........................năm. 
5. Tính chất rối loạn giọng: 
 Rối loạn giọng liên tục Rối loạn giọng từng đợt 
6. Các triệu chứng kèm theo: 
Sốt Ho Đau họng 
Khó thở Nói hụt hơi Khác 
IV. KHÁM 
1. Sinh hiệu: ...................................................................................................... 
2. Khám tai mũi họng: Bình thường Bất thường 
Mô tả bất thường  
3. Khám các cơ quan khác: Bình thường Bất thường 
Mô tả bất thường  
4. Mức độ rối loạn giọng theo VHI trước tiêm: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
Điểm VHI:  
5. Mức độ cơn co thắt đánh giá qua nội soi thanh quản: 
Không co thắt Nhẹ 
Trung bình Nặng 
6. Mức độ rối loạn giọng trên phân tích âm: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
Giá trị: Jitter: Shimmer: HNR: 
V. ĐIỀU TRỊ 
1. Tiêm Botulinum 
2. Liều BTX-A: 
3. Số lần tiêm BTX-A: 
4. Luyện giọng kết hợp 
5. Tác dụng phụ, tai biến ngay sau tiêm: 
Không Sốc phản vệ Chảy máu 
Khó thở Khác  
 VI. TÁI KHÁM SAU TIÊM: 
A. Lần 1: 1 tháng sau tiêm 
1. Mức độ rối loạn giọng theo VHI: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
Điểm VHI:  
. 2. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về giọng nói sau điều trị: 
Hài lòng cao Hài lòng trung bình Không hài lòng 
3. Mức độ cơn co thắt đánh giá qua nội soi thanh quản: 
Không co thắt Nhẹ 
Trung bình Nặng 
4. Mức độ rối loạn giọng trên phân tích âm: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
Giá trị: Jitter: Shimmer: HNR: 
5. Thời điểm bắt đầu có hiệu quả: . 
6. Tác dụng phụ sau tiêm: . 
Đau Sặc Nuốt vướng 
Khàn giọng Giọng nói bị thoát hơi Khó thở 
Khác  
 7. Mức độ tác dụng phụ: 
Nhẹ Vừa Nặng 
 8. Thời điểm bắt đầu có tác dụng phụ: . 
9. Thời gian bị tác dụng phụ sau tiêm: . 
 10. Thời điểm hết tác dụng phụ: . 
B. Lần 2: 2 tháng sau tiêm 
1. Mức độ rối loạn giọng theo VHI: 
 Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
Giá trị: Jitter: Shimmer: HNR: 
. 2. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về giọng nói sau điều trị: 
Hài lòng cao Hài lòng trung bình Không hài lòng 
3. Mức độ cơn co thắt đánh giá qua nội soi thanh quản: 
Không co thắt Nhẹ 
Trung bình Nặng 
4. Mức độ rối loạn giọng trên phân tích âm: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
C. Lần 3: 6 tháng (hoặc trước lần tiêm tiếp theo) 
1. Mức độ rối loạn giọng theo VHI: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
. 2. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về giọng nói sau điều trị: 
Hài lòng cao Hài lòng trung bình Không hài lòng 
3. Mức độ cơn co thắt đánh giá qua nội soi thanh quản: 
Không co thắt Nhẹ 
Trung bình Nặng 
4. Mức độ rối loạn giọng trên phân tích âm: 
Không rối loạn giọng Rối loạn giọng nhẹ 
Rối loạn giọng trung bình Rối loạn giọng nặng 
5. Thời điểm hiệu quả tối đa (đỉnh):. 
6. Thời điểm hết hiệu quả:. 
7. Thời gian thuốc hiệu quả / lần tiêm: . 
8. Mức độ hiệu quả của lần tiêm: 
Cải thiện tốt Có cải thiện Không hiệu quả 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_danh_gia_hieu_qua_tiem_botulinum_toxin_qu.pdf
  • pdfNGUYỄN THÀNH TUẤN.pdf
  • docThông tin luận án đưa lên mạng_Nguyen Thanh Tuan.doc
  • pdfTOM TAT LUAN AN_NGUYEN THANH TUAN.pdf