Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng
Đau thắt lưng là một biểu hiện bệnh lý thường gặp trên lâm sàng [1]. Năm
2009 nghiên cứu của Allen R.Last, ước tính tại Mỹ chi phí hàng năm khoảng
90 tỷ đô la cho bệnh lý này [2], [3]. Theo Stephen Bevan nghiên cứu năm 2015
ở các nước trong liên minh châu Âu thấy tỷ lệ phổ biến và chi phí dành cho
nhóm bệnh lý này chiếm tỷ lệ cao; 85% dân số đau thắt lưng dưới 7 ngày, 15%
trong số đó phải được điều trị và nghỉ ngơi hơn 30 ngày; ở Thụy Điển gần 7%
chi phí y tế dành cho đau lưng và cổ [4].
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng luôn là một vấn đề thời sự vì đó
là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh lý đau thắt lưng. Bệnh
lý này là tình trạng dịch chuyển chỗ của nhân nhầy đĩa đệm vượt quá giới hạn
sinh lý của vòng xơ, gây nên sự chèn ép vào các thành phần lân cận (như tủy
sống, các rễ thần kinh ), biểu hiện chính là đau thắt lưng và các biểu hiện chèn
ép vùng các rễ thần kinh tương ứng chi phối [5]. Bệnh thường xuất hiện đau
sau một chấn thương có thể do sai tư thế trong sinh hoạt, mang vác vật nặng;
tuy nhiên tính chất thoát vị đĩa đệm thì thường đã có từ lâu chứng tỏ bệnh tiến
triển từ từ chưa có triệu chứng hoặc có khi có tình trạng rất nặng gây nên ép
tủy cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Năm 1996, chụp cộng hưởng từ lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam.
Sự ra đời của nó làm thay đổi phương thức chẩn đoán hình ảnh, lựa chọn
phương pháp điều trị và tiên lượng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
cùng. Mặc dù phương tiện này cho thấy hình ảnh rất tốt về rễ thần kinh tương
quan với đốt sống và đĩa đệm bị thoát vị, đặc điểm đĩa đệm,. nhưng lại không
cung cấp nhiều thông tin về chức năng rễ thần kinh bị tổn thương. Việc chẩn
đoán bệnh này dựa vào: thăm khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ vùng cột
sống thắt lưng cùng là không khó khăn với TVĐĐ CSTLC đơn tầng. Nhưng2
thực tế, TVĐĐ CSTLC thường đa tầng với nhiều hình thái, mức độ và có nhiều
tổn thương phối hợp làm tổn thương rễ thần kinh vì thế rất khó chẩn đoán xác
định rễ thần kinh bị ảnh hưởng.
Phương pháp chẩn đoán điện hỗ trợ cho cộng hưởng từ là có thể đánh giá
được tổn thương chức năng rễ thần kinh, vị trí bị tổn thương, diễn biến bệnh,.
[6]. Ở nước ngoài có nhiều nghiên cứu của các tác giả Haig AJ, Dillingham,
Kimura J, đã khẳng định vai trò của chẩn đoán điện với bệnh lý này. Tại Việt
Nam, chẩn đoán điện đã được các tác giả Phan Chúc Lâm, Nguyễn Văn Đăng,
Nguyễn Hữu Công, Lê Quang Cường, Nguyễn Văn Liệu, Phan Việt Nga,.
nghiên cứu về tổn thương cơ và tổn thương thần kinh ngoại biên từ lâu.
Thực tế, trên thế giới thường cần sự phối hợp giữa khám lâm sàng, chẩn
đoán chức năng và chẩn đoán hình ảnh để đánh giá chính xác vị trí tổn thương
rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm ở vùng này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa
thực hiện thường xuyên [7], [8], [9].
Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện: "Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng, cùng".
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chỉ số dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ ở
bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng.
2. Đánh giá sự phù hợp giữa chỉ số dẫn truyền thần kinh, điện cơ đồ và
hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng
MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3 1.1. Những đặc điểm cơ bản của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ............... 3 1.1.1. Cấu trúc xương của cột sống thắt lưng cùng .................................................... 3 1.1.2. Cấu trúc đĩa đệm, thần kinh, mạch máu và dây chằng của cột sống thắt lưng cùng ............................................................................................................................. 4 1.1.3. Đám rối thần kinh thắt lưng – cùng .................................................................. 6 1.1.4. Tương quan giải phẫu giữa đĩa đệm và rễ thần kinh thắt lưng cùng ................ 8 1.1.5. Cơ chế và sinh lý bệnh thoát vị đĩa đệm ........................................................... 9 1.1.6. Lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ....................................... 14 1.2. Những kỹ thuật chẩn đoán điện trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng. ................................................................................................................. 17 1.2.1. Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh ............................................................ 17 1.2.2. Phương pháp ghi điện cơ kim ......................................................................... 21 1.3. Những kỹ thuật chẩn hình ảnh trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng .................................................................................................................. 25 1.3.1. Kỹ thuật Xquang cột sống thắt lưng cùng ...................................................... 25 1.3.2. Kỹ thuật chụp bao rễ cản quang vùng thắt lưng ............................................. 25 1.3.3. Kỹ thuật chụp khoang ngoài màng cứng trước ống sống ............................... 26 1.3.4. Kỹ thuật chụp đĩa đệm cản quang ................................................................... 26 1.3.5. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng cùng .................................... 26 1.3.6. Kỹ thuật khảo sát cộng hưởng từ cột sống thắt lưng cùng .............................. 27 1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng. .............. 35 1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 35 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 38 CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 43 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 43 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 43 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ............................................................................ 43 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ........................................................................ 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 44 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 44 2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................................ 45 2.2.3. Liệt kê và định nghĩa các biến số .................................................................... 46 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 51 2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 72 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 72 CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 74 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 74 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ........ 74 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học ...................................................................................... 74 3.2. Đặc điểm lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ..................... 79 3.2.1. Hội chứng cột sống ......................................................................................... 79 3.2.2. Hội chứng rễ thần kinh ................................................................................... 81 3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ................... 89 3.3.1. Vị trí thoát vị đĩa đệm ..................................................................................... 89 3.3.2. Số lượng tầng thoát vị đĩa đệm ....................................................................... 89 3.3.3. Thể thoát vị đĩa đệm trên hình ảnh cộng hưởng từ .............................................. 90 3.3.4. Mức độ thoát vị đĩa đệm trên hình ảnh cộng hưởng từ ................................... 91 3.4. Kết quả dẫn truyền thần kinh trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng ........................................................................................................................... 94 3.4.1. Khảo sát dẫn truyền vận động và cảm giác .................................................... 94 3.4.2. Khảo sát sóng F ............................................................................................... 96 3.4.3. Khảo sát phản xạ H ......................................................................................... 96 3.5. Sự phù hợp trong chẩn đoán giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và điện cơ kim ............................................................................................................................ 97 3.5.1. Sự phù hợp về chẩn đoán vị trí thoát vị đĩa đệm ............................................ 97 3.5.2. Sự phù hợp về kết quả các chỉ số đo dẫn truyền với kết quả chẩn đoán thoát vị đĩa đệm trên cộng hưởng từ ...................................................................................... 98 3.5.3. Sự phù hợp về kết quả các chỉ số đo dẫn truyền với mức độ hẹp ống sống trên cộng hưởng từ ......................................................................................................... 103 3.5.4. Sự phù hợp về đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ......... 108 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................ 118 BÀN LUẬN ............................................................................................................ 118 4.1. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng. ........................................................................ 118 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng. ....................................................................................... 118 4.1.2. Đặc điểm chỉ số dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ. ................................... 126 4.2. Sự phù hợp giữa chỉ số dẫn truyền thần kinh, điện cơ đồ và hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng. ..................................... 135 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 157 1. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng. ........................................................................... 157 2. Sự phù hợp giữa chỉ số dẫn truyền thần kinh, điện cơ đồ và hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng. ..................................... 158 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 161 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CSTLC Cột sống thắt lưng cùng. - CLVT Cắt lớp vi tính. - CHT Cộng hưởng từ. - CĐĐ Chẩn đoán điện. - DML Distal motor latency Thời gian tiềm vận động ngoại vi. - DSL Distal sensory latency Thời gian tiềm cảm giác ngoại vi. - Fibrillation Co giật sợi cơ. - MUAP Motor unit action potential Điện thế hoạt động của đơn vị vận động - MCV Motor conduction velocity Tốc độ dẫn truyền vận động - TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm. - SCV Sensory conduction velocity Tốc độ dẫn truyền cảm giác DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại tổn thương thần kinh. ............................................................... 13 Bảng 1.2: Đặc điểm lâm sàng theo rễ thần kinh bị tổn thương . ............................... 15 Bảng 1.3. Sự phân bố rễ thần kinh bởi nhóm cơ chính ............................................. 25 Bảng 2.1: Định nghĩa, phân loại và giá trị các biến số trong nghiên cứu. ................ 46 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại mức độ hẹp ống sống thắt lưng trên cộng hưởng từ ..... 56 Bảng 2.3: Các thông số bình thường ghi nhận được trong khảo sát dẫn truyền vận động, cảm giác, sóng F, phản xạ H ........................................................................... 63 Bảng 2.4: Bảng kiểm. ............................................................................................... 69 Bảng 3.1: Phân bố tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .................................................................................................................... 74 Bảng 3.2: Bệnh sử thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của đối tượng nghiên cứu . 75 Bảng 3.3: Triệu chứng đau khởi phát ....................................................................... 76 Bảng 3.4: Triệu chứng rối loạn cảm giác khởi phát .................................................. 78 Bảng 3.5: Vị trí đau cột sống thắt lưng cùng theo số lượng tầng đĩa đệm bị tổn thương .................................................................................................................................. 80 Bảng 3.6: Đặc điểm của hội chứng cột sống thắt lưng. ................................................. 81 Bảng 3.7: Điểm đau cạnh sống. ................................................................................ 81 Bảng 3.8: Các rối loạn cảm giác theo rễ thần kinh chi phối . ......................................... 82 Bảng 3.9: Phân độ sức cơ theo thang điểm MRC. .................................................... 83 Bảng 3.10: Đánh giá mức độ nặng lâm sàng ... chí Sinh lý học.: 12-17. 80. Võ Đôn, Hứa Tú Sơn, Nguyễn Mai Hòa, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Thị Lan Hương, Trần Thị Ánh, (2006), "Khảo sát hằng số dẫn truyền dây thần kinh ở 116 người trưởng thành.". Tạp chí Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh. 81. Lý Thị Kim Lài, Phạm Nguyễn Bảo Quốc, Lê Minh (2013), "Trị số dẫn truyền thần kinh tham chiếu thông dụng: Kết quả khảo sát trên 100 người trưởng thành tại phòng điện cơ ký Bệnh viện Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh.". Tạp chí Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh. 82. Nguyễn Văn Thông (2013), "Bệnh học thần kinh, giáo trình sau đại học". Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 320-331. 83. Mauricio, E. A., Dimberg, E. L., Rubin, D. I. (2014), "Utility of minimum F-wave latencies compared with F-estimates and absolute reference values in S1 radiculopathies: are they still needed?". Muscle Nerve. 49(6): 809-13. 84. Zheng C., Liang J. (2018), "F‑waves of peroneal and tibial nerves in the diferential diagnosis and follow‑up evaluation of L5 and S1 radiculopathies". European Spine Journal. 85. Fisher, M. A., Bajwa, R., Somashekar, K. N. (2007), "Lumbosarcral radiculopathties--the importance of EDX information other than needle electromyography". Electromyogr Clin Neurophysiol. 47(7-8): 377-84. 167 86. Fisher, M. A., Bajwa, R., Somashekar, K. N. (2008), "Routine electrodiagnosis and a multiparameter technique in lumbosacral radiculopathies". Acta Neurol Scand. 118(2): 99-105. 87. HC, Tong (2011), "Specificity of needle electromyography for lumbar radiculopathy in 55- to 79-yr-old subjects with low back pain and sciatica without stenosis". Am J Phys Med Rehabil. 90: 233-242. 88. Henry C. Tong, MD, MSPH (2012), "Incremental ability of needle electromyography to detect radiculopathy in patients with radiating low back pain using different diagnostic criteria". Arch Phys Med Rehabil. 93: 990-992. 89. Trần Trung (2007), "Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.", Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 90. Nguyễn Tuấn Dũng (2016), "Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1.5 Tesla của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện Bạch Mai.". Y học Việt Nam. 259: 41-49. 91. Paul M. Parizel, Johan W. M. Van Goethem, Luc Van den Hauwe, and Maurits Voormolen (2007), "Degenerative Disc Disease". Spinal Imaging: 127-132. 92. MD., David Dewitt (2013), "All about L5-S1 (Lumbosacral Joint)". Eur Spine J. 45(3): 280-310. 93. MD., Stephen Helper (2015), "Degenerative disc disease (DDD)". Henesky, London: 276-354. 94. B Taksande.,Jain., A (2008), "F wave: Clinical Importance". The Internet Journal of Neurology. 10(2). 95. Thakur, D., Paudel, B., Bajaj, B., & Jha (2010), "Nerve Conduction Study in Healthy Individuals: a Gender Based Study.". Health Renaissance. 8(3): 169-175. 96. Cho, S. C., Ferrante, M. A., Levin, K. H., Harmon, R. L., So, Y. T. (2010), "Utility of electrodiagnostic testing in evaluating patients with lumbosacral radiculopathy: An evidence-based review". Muscle Nerve. 42(2): 276-82. 97. Rayegani S M., Raeissadat S A (2019), "Correlation of electrodiagnostic and clinical findings in unilateral S1 radiculopathy". Acta Medica Iranica. 57(4): 229-234. 98. Nafissi, Shahriar (2012), "Electrophysiological evaluation in lumbosacral radiculopathy". Iranian Journal of Neurology. 11(2): 83-86. 99. Iizuka, Y., Iizuka, H., Tsutsumi, S., Nakagawa, Y., Nakajima, T., Sorimachi, Y., Ara, T., Nishinome, M., Seki, T., Shida, K., Takagishi, K. (2009), "Foot drop due to lumbar degenerative conditions: mechanism 168 and prognostic factors in herniated nucleus pulposus and lumbar spinal stenosis". J Neurosurg Spine. 10(3): 260-4. 100. Dillingham T., Annaswamy T. M., Plastaras C.T., (2020), "Evaluation of persons with suspected lumbosacral and cervical radiculopathy: Electrodiagnostic assessment and implications for treatment and outcomes (Part I)". Muscle Nerve: 1-24. 101. MD, John Jairo Forero.,MD, Fernando Ortiz-Corredor. (2013), "Changes in electromyographic results of patients with lumbar radiculopathy: a follow-up study". American Congress of Rehabilitation Medicine. 94: 1287-1292. 102. Spieker, A. J., Narayanaswami, P., Fleming, L., Keel, J. C., Muzin, S. C., Rutkove, S. B. (2013), "Electrical impedance myography in the diagnosis of radiculopathy". Muscle Nerve. 48(5): 800-5. 103. Altinkaya, N.,Cekinmez, M. (2016), "Lumbar multifidus muscle changes in unilateral lumbar disc herniation using magnetic resonance imaging". Skeletal Radiol. 45(1): 73-7. 104. Ozcan-Eksi, E. E., Yagci, I., Erkal, H., Demir-Deviren, S. (2016), "Paraspinal muscle denervation and balance impairment in lumbar spinal stenosis". Muscle Nerve. 53(3): 422-30. 105. Park M S., Moon S H., Kim T H., (2018), "Paraspinal Muscles of Patients with Lumbar Diseases". Journal of Neurological Surgery. 79(4): 323-328. 106. Haig, A. J. (2002), "Paraspinal denervation and the spinal degenerative cascade". Spine J. 2(5): 372-80. 107. Hyun, J. K., Lee, J. Y., Lee, S. J., Jeon, J. Y. (2007), "Asymmetric atrophy of multifidus muscle in patients with unilateral lumbosacral radiculopathy". Spine (Phila Pa 1976). 32(21): E598-602. 108. Chouteau, W. L., Annaswamy, T. M., Bierner, S. M., Elliott, A. C., Figueroa, I. (2010), "Interrater reliability of needle electromyographic findings in lumbar radiculopathy". Am J Phys Med Rehabil. 89(7): 561- 9. 109. Lauder, T. D., Dillingham, T. R., Andary, M., Kumar, S., Pezzin, L. E., Stephens, R. T., Shannon, S. (2000), "Effect of history and exam in predicting electrodiagnostic outcome among patients with suspected lumbosacral radiculopathy". Am J Phys Med Rehabil. 79(1): 60-8; quiz 75-6. 110. Coster, S., de Bruijn, S. F., Tavy, D. L. (2010), "Diagnostic value of history, physical examination and needle electromyography in diagnosing lumbosacral radiculopathy". J Neurol. 257(3): 332-7. 169 111. Reza Soltani, Z., Sajadi, S., & Tavana, B. (2014), "A comparison of magnetic resonance imaging with electrodiagnostic findings in the evaluation of clinical radiculopathy". 23(4): 916-921. 112. Domenico C., Pasquale C. (2018), "Discrepancy between clinical- neurophysiological-neuroimaging examinations in lumbar spine degenerative disease: To the neurosurgeon the choice". Interdisciplinary Neurosurgery. 14: 188-190. 113. Yaltirik K., Gudu B. O., Isik Y., et (2018), "Volumetric Muscle Measurements Indicate Significant Muscle Degeneration in Single- Level Disc Herniation Patients". World Neurosurg. 116,: 500-504. 114. Chiou S Y., Koutsos E., Georgiou P., (2018), "Association between spectral characteristics of paraspinal muscles and functional disability in patients with low back pain: a cohort study". BMJ Open. 8,: 1-7. 115. Ranger T. A., Cicuttini F. M., Jensen T. S., et (2019), "Paraspinal muscle cross-sectional area predicts low back disability but not pain intensity". Spine J. 19(5): 862-868. 116. Yousif S., Musa A., Ahmed A., et (2020), "Correlation between findings in physical examination, magnetic resonance imaging, and nerve conduction studies in lumbosacral radiculopathy caused by lumbar intervertebral disc herniation". Advances in Orthopedics,: 1-5. 170 PHỤ LỤC 1 1. PHÂN LOẠI SỨC CƠ CỦA HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU Y KHOA ANH (MRC). Độ Hoạt động co cơ 0 Không có co cơ 1 Có co cơ nhưng không cử động chi 2 Vận động chủ động không thắng trọng lực 3 Vận động chủ động thắng trọng lực 4 Vận động thắng trọng lực và kháng lực 5 Sức cơ bình thường 2. CHỈ SỐ SCHOBER. 2.1. Cách khám: - Bước 1: cho bệnh nhân đứng thẳng. - Bước 2: thầy thuốc xác định mỏm gai đốt sống S1 và đánh dấu lại (điểm P1). Từ điểm này đo lên trên 10 cm (đo lần 1) và đánh dấu tiếp điểm thứ 2 (P2), như vậy điểm P1 và P2 cách nhau 10 cm. - Bước 3: cho bệnh nhân cúi tối đa (trong phạm vi có thể, hai chân duỗi thẳng tại khớp gối). Thầy thuốc đo lại khoảng cách giữa hai điểm P1 và P2 lần thứ hai (ở tư thế cúi của bệnh nhân). Ví dụ: đo lần hai được 14 cm. 2.2. Cách ghi kết quả: - Số đo lần hai / số đo lần một. Trong ví dụ này chỉ số Schober là 14/10. 2.3. Đánh giá kết quả: - Người bình thường chỉ số Schober là 14/10 – 15/10. - Ở bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông < 14/10. 171 3. DẤU HIỆU LASÈGUE. 3.1. Cách khám: - Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, tư thế thoải mái. - Thầy thuốc dùng một tay của mình cầm cổ chân, tay còn lại đặt ở đầu gối bệnh nhân giữ cho chân thẳng và thao tác khám theo hai thì: + Thì 1: nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt giường (hướng tới 900), tới khi bệnh nhân kêu đau, căng dọc mặt sau chân thì dừng lại. Xác định góc giữa chân bệnh nhân và mặt giường. + Thì 2: giữ nguyên góc đó và gấp chân bệnh nhân lại tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân nữa. - Khám lần lượt hai chân của bệnh nhân. 3.2. Đánh giá kết quả: - Dấu hiệu Lasègue dương tính phải biểu hiện đồng thời 2 yếu tố: + Thì 1: bệnh nhân thấy đau khi chân chưa vuông góc với mặt giường. + Thì 2: khi gấp chân lại bệnh nhân thấy hết đau. 4. DẤU HIỆU VALLEIX. - Hệ thống các điểm Valleix: đây là những điểm mà dây thần kinh hông to đi qua. Những điểm này gồm: + Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển. + Điểm giữa nếp lằn mông. + Điểm giữa mặt sau đùi. + Điểm giữa nếp kheo chân. - Cách khám: Thầy thuốc dùng ngón tay ấn lên những điểm trên. Trường hợp dây thần kinh hông to bị tổn thương, thì bệnh nhân sẽ đau chói tại các điểm đó khi thăm khám. 172 5. DẤU HIỆU CHUÔNG BẤM. - Cách khám: + Bệnh nhân nằm hoặc đứng, tư thế thoải mái. + Thầy thuốc ấn trên các điểm đau cạnh sống. - Đánh giá kết quả: Dấu hiệu chuông bấm dương tính khi bệnh nhân có cảm giác đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to cùng bên xuống dưới cẳng chân. 173 6. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU (VAS - Visual Analog Scale). Thang điểm đánh giá mức độ đau là một công cụ đánh giá mức độ đau gồm mười một bậc: 0 - Không đau. 1 - Đau rất là nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng thấy đau nhẹ. 2 - Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh. 3 - Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, có thể thích ứng với nó. 4 - Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc. 5 - Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc. 6 - Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung. 7 - Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ. 8 - Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nổ lực rất nhiều. 9 - Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được. 10 - Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_chan_doan_dien_va_cong.pdf
- 01 - Bìa đầu Luận án tiến sĩ toàn văn - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- 02 - Bìa lót Luận án tiến sĩ toàn văn - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- 04 - Phụ lục 2 - Luận án tiến sĩ toàn văn - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- 05 - Phụ lục 3 - Luận án tiến sĩ toàn văn - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- 06 - Phụ lục 4 - Luận án tiến sĩ toàn văn - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- 07 - Phụ lục 5 - Luận án tiến sĩ toàn văn - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- Tóm tắt luận án tiếng Anh - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- Tóm tắt luận án tiếng Việt - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf
- 04 - Trích yếu luận án - NCS Nguyễn Tuấn Lượng.pdf